Tinh cầu này không cần thêm nhiều những người thành đạt nữa. Thật tuyệt vọng, nơi này đang cần thêm những người kiến tạo hoà bình, những người biết chữa lành, những người biết gìn giữ, những người biết yêu thương muôn loài.  (Dalai Lama)

Dương Minh Tuấn, một trong những bác sĩ trẻ, tác giả của quyển sách “Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những chuyện chưa kể”. Cuốn sách cho chúng ta biết rằng “cuộc đời  thật hữu hạn, mỗi chúng ta thật sự nhỏ bé và chênh vênh với những vấn vỡ của riêng mình” – tác giả Quỳnh Thy chia sẻ.  Cuốn sách này giúp chúng ta hiểu và học cách yêu thương mọi người nhiều hơn. Khi đó, dù cho bạn luôn gặp nỗi buồn thì ở đâu đó vẫn tồn tại rất nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Tản văn này gồm 4 phần :

Phần 1: Chuyện vu vơ vụn vặt

Phần 2: Chuyện ở nhà

Phần 3: Chuyện trên đời

Phần 4: Chuyện trong bệnh viện

------

Phần 1: Chuyện Vu Vơ Vụn Vặt

Những mẫu chuyện rất đỗi bình dị, đơn sơ được tác giả lòng vào hết sức nhẹ nhàng,  có một chút vui nhộn xen lẫn những pha hài hước không đỡ nổi của BS.Tuấn.

  • Túi bánh mì mẹ bảo ném cho con chó ăn đã mang chưa ?
  • Gâu ! Gâu !
  • Cái gì cơ ?
  • Con ăn hết bánh rồi ạ.

Một lần đi coi bói được phán rằng:

Đường chỉ tay của con cho thấy rằng con cực kỳ đẹp trai, vẻ đẹpkhông ai bì kịp, nhưng chính sự đẹp trai ấy khiến con gặp nhiều vất vả trong cuộc sống vì bị người đời ganh ghét.

…..

Tuy con đẹp trai nhưng may là con lùn quá và không thể cao hơn được nữa, tương lai là có đi giữa trăm người cũng không ai nhìn thấy con vì ai cũng cao hơn con, nên con hãy yên tâm.

( Trích “Chuyên vu vơ số 3”)

Buổi gặp mặt hẹn hò đầu tiên sau cả một quãng thời gian dài, tưởng như ngọn lửa tình yêu lại đang được nhóm lên thì nhận được tin của con bạn sau khi mình nhờ hỏi dò ấn tượng của em gái kia về mình, nó nhắn lại gọn lỏn:

“Anh ấy tuy béo nhưng phải công nhân là lùn thật.”

Ngọn lửa tình yêu tiếp tục tắt vô thời hạn. ( Trích “Chuyện vụn vặt số 9”)

Nhiều lúc tôi tự hỏi rằng, liệu có quá bất công cho những ai là bác sĩ, áp lực công việc quá nặng nề, đôi lúc còn không có thời gian chăm sóc bản thân, lại còn làm cái nghề đi ngược lại số phận, gòng mình chống lại quy luật “sinh – lão – bệnh –tử”. Họ phải bao nhiêu xuân xanh để học tập và nghiên cứu, trau dòi kiến tức cho bản thân. Liệu có quá bất công ? Nhưng không, chính vì luôn phải đối mặt với khó khăn nên họ luôn biết tạo cho mình những niềm vui, dù chỉ là những chuyện vu vơ, vụn vặt nhưng cũng vừa đủ để xua tan những mệt mỏi hằng ngày.

Phần 2: Chuyện ở nhà

Từ bé, bố mẹ anh không mua cho anh nhiều quần áo đẹp, điện thoại,… Hoặc là anh mặc đồ của bố, hoặc là dùng lại đồ của mẹ. Nhưng có hai thứ à bố mẹ anh dành cả tiền bạc và thời gian cho anh, đó là sách và những chuyến đi. Vì thế nên dù có đi đâu thì “Bố ơi ! Dù ở nơi đâu ! Con sẽ luôn nhớ đường trở về nhà”.

Những hồi ức hạnh phúc vẹn nguyên về ông, về bố,về mẹ, về gia đình, về những tình cảm chân thành dành cho những người mình yêu: “Bỗng như mình là một thằng bé, đi học về quàng nguyên khăn đỏ, chào bố mẹ rồi ngồi vào bàn ăn. Bữa đó mẹ quên mấu thịt kho tàu, mặt thằng bé buồn thiu. Nghĩ sao lại xoa đầu và thì thầm bảo nó: “Bữa cơm hôm nay không có thịt kho tàu nhưng có bố, có mẹ, có em, có cả ông bà ngoại qua ăn cùng kia. Đó là bữa cơm ngon nhất trần đời rồi đó thằng béo ! Còn đòi hỏi cái gì? Ăn đi !”.”. 

Tuổi thơ của anh cũng như bao đứa trẻ khác, rồi khi lớn lên, bước vào độ tuổi “mới lớn” với những chính kiến và quan điểm của mình, đã không ít lần anh gân cổ lên cãi với bố mẹ, cũng có những lần đùng đùng đòi bỏ nhà ra đi. Nhưng thời gian đã khiến cho con người anh trưởng thành, điềm tĩnh hơn. Để ngay sau mỗi lần cãi nhau, anh luôn nói lời xin lỗi chứ không để cho sự im lặng tiếp tục kéo dài.

“Lời xin lỗi khi ấy đáng quý gấp triệu lần cái cách chúng ta im lặng rồi để mọi chuyện lập lờ qua đi.”

Mỗi lần cãi nhau với bố mẹ, anh luôn đặt mình ngay vào vị trí của bố mẹ. Anh không còn cái mong muốn bố mẹ lắng nghe mình nếu như bản thân không biết lắng nghe bố mẹ. Thời gian cho một đời người không dài nên anh luôn quý trọng từng giây từng phút bên gia đình, và khi ai đó “không còn” nữa thì chỉ còn lại một khoảng trống không thể lấp đầy.

Năm 22 tuổi, anh mất đi người bạn thân nhất sau một tai nạn. Năm 24 tuổi, bố anh ra đi sau một cơn nhồi máu cơ tim chưa một lời từ biệt. Thật đáng thương cho một chàng trai trẻ khi phải gánh trong tim qua nhiều nỗi đau trong quá khứ. Pablo Picasso từng nói: “Chúng ta không thể sáng tạo nếu thiếu đi sự cô đơn và buồn bã.” Anh biến những nỗi đau ấy thành bàn đạp chạy thật nhanh để bắt lấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm.

Nhưng bố ơi ! Những ngày đầu này con lại như đứa trẻ tập đi, chì là lần này vấp ngã rồi sẽ không có bố đỡ dậy mà dìu dắt. Nên trong suốt cả những năm tháng sau này, giữa những thời gian vững vàng và mạnh mẽ, thỉnh thoảng, chỉ là thỉnh thoảng thôi, và cũng không lâu đâu, cho con sau khi ngã được ngồi đó òa lên một lúc, và gọi bố bằng tất cả yêu thương con đã không thể sẻ chia trong suốt cuộc đời này.

Phần 3: Chuyện trên đời

Cuộc đời luôn có những kế hoạch đã được định sẵn: người vui, kẻ buồn, người an nhiên, người thổn thức. Vì vậy, mong muốn có thể sống một cuộc đời trọn vẹn, được tận hưởng từng giây từng phút của hiện tại này cũng đủ mãn nguyện rồi.

Nhưng cuộc sống đâu đơn giản đến như vậy, sẽ có những chuyện xảy ra bất ngờ mà ta chỉ biết đứng lặng nhìn những người mình yêu thương a đi trong sự bất lực. Vì vậy, nếu bạn yêu ai thì cứ việc nói ra, quan tâm ai thì hãy để cho họ thấy, dù họ có đáp trả hay xem việc bạn làm như một sự phiền nhiễu thì cũng đừng ngần ngại mà bày tỏ. Dù cho người đó có xem đó là phiền nhiễu thì nó cũng chính là tình yêu thương thực sự.

Cuộc đời chẳng có gì mà mãi mãi, nhưng ta luôn có thể tạo ra những khoảnh khắc mãi mãi trong cuộc đời khi còn bên nhau.

Những nhân vật vô cùng giản dị như vợ chồng người bán cháo lòng, bác bảo vệ nghiện rượu không thân thích, một vị khách xa lạ trên một chuyến bay xa. Lối viết nhẹ nhàng đôi khi tưng tửng đã vẽ lên một  bức tranh đời sống đô thị dù hối hả nhưng vẫn ngập tràn tình yêu thương.

Để nói về chữ duyên thì có nhiều chuyện để nói lắm. Những người bạn tình cờ gặp trên đường đời đều đúng là những người mà ta cần gặp và họ cũng sẽ đi đúng thời điểm mà họ cần. Chuyện gì đến cũng phải đến thôi…

Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận. Bản thân mình phải cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi trao yêu thương cho người khác bởi vì người ta không thể cho người khác điều họ không hề có.

Phần 4: Chuyện trong bệnh viện

“…Đó là sự bừng tỉnh khi thấy lại nhịp tim của bệnh nhân trên màn hình, sau ba mươi phút vật lộn cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặc biệt là bệnh nhân tuổi còn trẻ.

… Đó là khi đưa đứa bé đỏ hỏn người còn đầy nước ối cất lên tiếng khóc chào đời đầu tiên trong một ca rau tiền đạo còn dây rau thì cuốn cổ vài vòng mà nếu không tiên lượng được thì mất cả mẹ lẫn con.

… Đó là thời khắc cháu bé bị điếc bẩm sinh, sau mổ cấy điện cực ốc tai và luyện tập ngôn ngữ, đã cất lên tiếng nói đầu đời, dù chỉ là một âm thanh không thành nghĩa nhưng nó lại khiến cho tất cả gia đình và bác sĩ vỡ òa trong sung sướng.

… Đó là khi cứu sống được bé gái 4 tuổi, u não chèn ép đến mức biến dạng cả hai mắt, bố mẹ cháu đã gần như buông xuôi, cuối cùng sau hơn 8 giờ phẫu thuật, cháu đã được cứu sống và từ đó nhận luôn bác sĩ là cha đỡ đầu. Dù chỉ nhận 125.000 đồng thù lao cho ca mổ, nhưng tình ảm sau đó của gia đình và của cháu bé mới là điều vô giá và tạo nên vinh quang đi theo bác sĩ suốt đời nghề còn lại.

Vinh quang của ngành Y nằm trong sứ mệnh mang lại một cuộc sống tốt hơn cho xã hội, chứng minh cho xã hội thấy rằng vẫn còn một thế giới nhân văn… Vinh quang ấy không thể bị dập tắt bởi bất kỳ điều gì. Vinh quang ấy càng lớn,càng chứng tỏ con người còn tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn..”

(Nguồn: bacsinoitru.vn – Tác giả: DrBlack)

Năm thứ 3 đại học, đi phụ mổ ở Việt Đức,ca mổ đêm chưa bắt đầu được bao lâu thì bác sĩ mổ chính nhận được tin mẹ mất. Chú rất bình tĩnh, tiếp tục cùng mọi người trong kíp mổ hoàn thành sảu giờ. Mũi khâu cuối cùng vừa dứt, chú xin phép rồi thay đồ thật nhanh đi ra ngoài. Mình tình cờ nghe tiếng chú khóc nấc nghẹn ở cầu thang, rồi dáng chú vội biến mất cuối hành lang. Hai hôm sau, đã thấy chú ở viện, niềm nở với mọi người và tiếp tiệp những ca mổ còn dang dở.

Hôm lên viện tỉnh đón bố về, giữa dòng người đún chật kín từ cổng viện, sụt sùi, mình bình tâm vào gặp bác sĩ, nghe bác sĩ giải thích, rồi mới đến bên bố, hôn lên trán ông. Khi đưa bố về, mình cũng là người quyết định rút máy thở cho ông. Bác sĩ khi ấy chỉ đến bên cạnh và thì thầm vào tai mình: “Con bản lĩnh lắm ! Chú tự hào khi có những đồng nghiệp như con sau này.” Thực ra lúc ấy chân mình chỉ muốn ngã xuống được ngay”.

Là bác sĩ, họ không cho phép cảm xúc cá nhân xen vào công việc. Hằng ngày chứng kiến nỗi buồn của vô số các gia đình, nhưng còn nỗi buồn của họ thì chẳng mấy ai hiểu. Gia đình luôn phải đứng thứ hai, sau những ca trực. ca cấp cứu…

Bởi thế, nghề y đau chỉ có vinh quang và còn có vô số những áp lực vô hình. Rồi hàng loạt những câu chuyện về thái độ phục vụ của nhân viên y tế, những lần người nhà hành hung bác sĩ, điều dưỡng…

Chưa bao giờ một cái nghề được trọng vọng lại bị coi thường đến thế. Giờ đến mức ra đường ngồi uống trà đá mà tình cờ có ai hỏi mình làm gì cũng không dám ngẩng mặt lên nói em làm bác sĩ. Sợ nói ra người ta đập cho không kịp chạy.

Thân phận con người nhỏ bé lắm giữa vũ trụ này, nên hãy nương vào nhau mà sống…

(Chia sẻ của Dương Minh Tuấn)

Sự sống, cái chết, sinh ly tử biệt, cuộc đời là vậy, đau thương đâu bỏ qua một ai. Cách mà tác giả đối diện với chúng, đối diện với những sự thật tàn khóc phải chứng kiến hàng ngày ở bệnh viện, nơi được anh ví như “Quán Nỗi Buồn”. Thượng Đế ban tặng có loài người những cảm xúc, biết buồn, biết vui, có được sung sướng và cả những khổ đau. Vì thế ta chỉ biết nuôi một hi vọng, một niềm tin “một ngày nào đấy trong năm tháng sau này, khi điều gì đến rồi cũng phải đến” và hướng tới sự lạc quan, sống thật trọn vẹn, trân trọng từng phút giây ở hiện tại.

Cuộc đời nhiều nỗi buồn nhưng sớm hay muộn ta vẫn phải trải qua. Sau tất cả, bạn cần phải thật bình tĩnh và sáng suốt lựa chon thái độ đúng đắn. Một là sống tiếp một cuộc đời lạc quan, hai là mãi chôn mình dưới hố âu với vô vàn những nỗi buồn tâm tối. Dương Minh Tuấn giúp bạn đọc trưởng thành hơn, anh không cổ xúy cho lối sồng tiêu cực cũng như vẽ nên một ức tranh màu hồng. Hiện thực quá nghiệt ngã buộc chúng ta đôi lúc phải say. Say để biết mình còn sống. Say để biết đời công bằng những không có nghĩa là tất cả đều bằng nhau.

Dương Minh Tuấn và “Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những chuyện chưa kể” giúp bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn về cuộc đời này. Tác phẩm với những nỗi buồn nhưng không quá ủy mị vì nó được ôm lấy bằng niềm yêu thương. Mang đến niềm vui và một cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống này. Giữa cuộc đời “buồn ơi là buồn này,biết sống vui cũng là một cách yêu thương rất đỗi chân thành.”

 

Tác giả: Anh Thi - Bookademy

------------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

Xem thêm

Tác giả rất hài hước, dí dỏm và tình cảm nữa. Đằng sau những câu văn làm mình bật cười, có cả những câu làm mình rơi nước mắt "con chưa bao giờ nghĩ thời điểm trở về chỉ để hàn gắn từng nỗi cô đơn ngày xưa lại đến với mình sớm như vậy trong cuộc đời. Một bức tranh ghép hình vốn đẹp và hạnh phúc sẽ luôn khiến người ta nhức nhối, khó chịu khi ngắm nhìn nếu chợt một mảnh ghép ở đâu đó mất đi, cảm giác luôn thấy thiếu một thứ mình biết chắc là gì nhưng không biết là gì, không bao giờ còn biết."

"Con đừng mong gặp bố thêm nữa."...

Rất đáng đọc cho mọi người, sẽ rất đáng đọc hơn nếu bạn từng mất đi ai đó quan trọng trong cuộc đời. Bởi vì đã trải qua mất mát, bạn tỉ mẩn hơn sắp xếp những mảnh ghép đẹp đẽ của quá khứ xếp lại, để khi nhìn vào dù phải bật khóc vì đã không còn như xưa thì vẫn có thể mỉm cười vì mình đã từng có, đã từng được chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp. Bạn trân trọng hiện tại hơn vì bạn không còn quá nhiều thứ để mất đi nữa, bạn tìm trong hiện tại những điều an yên, nhỏ nhoi nhưng ấm áp. Bạn sống chậm hơn, yêu thương nhiều hơn, bởi vì bạn biết bạn ngày hôm qua sẽ không bao giờ trở lại, bạn không muốn tiếp tục là những tháng ngày hối hận và tiếc nối...

Một quyển sách văn học Việt Nam gây ấn tượng với mình từ bìa sách. Phải nói bìa sách siêu đẹp và chất giấy siêu xịn. Mua mà cảm thấy đáng đồng tiền bát gạo kinh khủng.

Giọng văn xuyên suốt cuốn sách rất hài hước nhưng giàu chiêm nghiệm và sự từng trải. Có thể những điều tác giả viết bạn thấy rất quen nhưng qua những lời văn của anh thì lại khiến mình phải suy nghĩ nhiều hơn. Cuốn sách là những câu chuyện ngắn, mình thấy dễ đọc bởi quyển này viết giống như cuốn nhật ký – những điều nhỏ bé, bình thường nhưng lại cảm thấy bình yên đến lạ. Mình thích nhất là những mẩu chuyện viết về gia đình, mình đọc rưng rung và cảm động. Đôi khi thể loại tản văn này cần tình cảm yêu thương thực sự để viết nên chứ không phải những thứ hoa mỹ.

Điểm nhấn là mình học được rất nhiều bài học, tác giả có đưa ra quan điểm cũng như suy nghĩ của bản thân về điều ấy. Mình thấy sâu sắc và không hề bị sáo rỗng chút nào.

Thực sự đây là một cuốn rất phù hợp với một ngày bình thường bạn muốn đọc những gì nhẹ nhàng. Cuốn sách sẽ giúp bạn yêu đời hơn. Đúng như tên gọi vì mình đã chọn đọc cuốn sách này – cái tên ấn tượng bởi cái độc và lạ. Những điều tác giả kể đôi lúc mình cũng phải trầm trồ lên thật là tinh tế bởi những chi tiết hay những điều khiến bạn vui vẻ, lạc quan, yêu đời lại đến từ những điều mà ta bỏ qua, chẳng để ý tới.

Cuốn sách này sẽ khiến bạn cười, ấm áp trong lòng đấy! Hãy đọc nó nhé!

Khi con người ta từng trải qua đủ nhiều đớn đau, mất mát người ta thường có 2 xu hướng: Một là tiếp tục chìm sâu vào đau khổ; hai là tự sắp xếp lại! À, thì ra: Giữa cuộc đời buồn ơi là buồn này, biết sống vui cũng là một cách yêu thương rất đỗi chân thành!

Dựa vào những cảm nhận của riêng mình khi đọc Lạc Quan gặp Niềm Vui ở quán Nỗi Buồn, tôi tự tô lên cho cuốn sách này những mảng màu yêu thích:

Màu cam: là những đoạn văn bé xíu rất vu vơ vụn vặt đời thường như viết nhật ký bằng giọng điệu gây cười duyên dáng, giống như ly nước cam giải khát giữa ngày hè! Từ chuyện mặc cả mua dứa, giải thoát bạn khỏi người bán hàng ghê gớm, tính ham ăn, béo, lùn, những mẩu chuyện nhỏ với mẹ. Ngay cả những chuyện đời xấu xí, qua tác giả cũng nhuốm màu hài hước nhưng không hề có cảm giác tiêu cực, phán xét!

Màu lông chuột ấm áp là những câu chuyện xoay quanh gia đình! Ai từng trải qua cảm giác mất đi người thân yêu mới càng trân trọng hơn những giây phút xum vầy trong quá khứ, trân trọng những bữa ăn không có thịt kho nhưng có ông ngoại, có ba, có mẹ, có em! Cảm giác chông chênh, hụt hẫng, mất mát khi cha đột ngột qua đời là cảm giác tôi cũng đã từng trải qua nên phần nào thấu hiểu “con tự dối lòng mình bằng vô vàn những an ủi hư vô để đến khi nhìn lại thực tại rồi chỉ thấy bơ vơ hiu quạnh. Nên trong suốt những năm tháng sau này, giữa những thời gian vững vàng và mạnh mẽ, thỉnh thoảng, chỉ là thỉnh thoảng thôi và cũng không lâu đâu, cho con sau khi ngã được ngồi đó khóc òa lên một lúc và gọi bố bằng tất cả yêu thương con đã không thể chia sẻ trong suốt cuộc đời này”, cảm giác nhói lòng khi thấy “người phụ nữ của tôi bắt đầu xuất hiện những dấu vết của tuổi già”.

Chuyện trên đời là mảng màu loang khi thì trầm ấm, khi nảy lên xanh hy vọng, rồi có lúc khoác lên màu hoài cổ nhưng đa phần là chuyện buồn – buồn thật sự. Nhân sinh vô thường – cuộc đời này chẳng có gì là mãi mãi nhưng ta luôn có thể tạo ra những khoảnh khắc mãi mãi trong cuộc đời khi còn ở bên nhau.

Tôi tô màu xanh lên Chuyện trong bệnh viện, rất đời rất thật và rất con người nó cho tôi hy vọng rằng vẫn còn rất nhiều rất nhiều bác sỹ có tâm với nghề, trung thành với lời thề Hippocrate. Vinh quang của ngành Y nằm trong sứ mệnh mang lại một cuộc sống tốt hơn cho xã hội, chứng minh cho xã hội thấy rằng vẫn còn một thế giới nhân văn … Vinh quang ấy không thể bị dập tắt bởi bất kỳ điều gì. Vinh quang ấy càng lớn, càng chứng tỏ con người còn tin tưởng vào những điều tốt đẹp.

Cảm ơn tác giả Dương Minh Tuấn, cảm ơn Lạc Quan gặp Niềm Vui ở quán Nỗi Buồn

Quyển sách được bắt đầu bởi những mẩu chuyện vụn vặt nhưng rất hài hước.Cám ơn cô bạn tôi đã giới thiệu tôi cuốn sách này - Cuốn sách mà ban đầu tôi đã nghĩ rằng nó là một series chuyện hài hước khi đọc vài câu chuyện đầu của sách.

Nhưng bắt đầu đọc đến chương thứ 2,3,4 những câu chuyện về gia đình, cuộc sống, công việc của tác giả đã khiến tôi bật khóc, thậm chí sau đó tôi chỉ dám dành một chút thời gian mỗi ngày để đọc nó, và chuyển sang đọc 1 cuốn sách khác (thay vì đọc 30' - 1h đồng hồ như trước), vì tôi sợ nó khiến tôi mang tâm trạng suy nghĩ nguyên ngày.Những câu chuyện tương đối ngắn, có truyện chỉ vẻn vẹn 1 trang giấy. Những nhân vật được mô tả trong truyện vô cùng bình dị, có thể là vợ chồng người bán cháo, gã bảo vệ không thân thích hay một vị khách xa lạ trong chuyến bay.. Cho dù người ta có đau chết đi sống lại khi người thân yêu vì bệnh tật rời mình mà đi, thì vẫn phải cố gắng lạc quan và bước tiếp.Trong cuộc sống này có rất nhiều mảnh đời khác nhau, mỗi người có một nỗi buồn riêng, trải qua những nghịch cảnh của số phận khác nhau họ đang ở đó chiến đấu với bệnh tật và trên tất cả đang cố gắng giành lại sự sống từ tay số phận. Mỗi lần đọc cuốn sách như lại tiếp thêm cho tôi sức mạnh về sự lạc quan và niềm tin vào cuộc sống khi bản thân mất phương hướng, gục ngã. Cảm ơn cuốn sách đã giúp tôi nhận ra rằng bản thân cần phải lạc quan hơn nữa và đem sự lạc quan của mình đến mọi người và luôn trao đi tình yêu thương của mình bởi đó là cách khiến cho bạn trở nên vui vẻ và hạnh phúc.


Cuốn sách có cái tên dài dằng dặc này là tuyển tập những tản văn nho nhỏ về cuộc sống của Dương Minh Tuấn, một bác sĩ trẻ đa tài, hiện đang công tác tại bệnh viện Vạn Hạnh thành phố Hồ Chí Minh. Những câu chuyện anh kể trong quyển sách không hề xa lạ, nó là những điều thân thương và gần gũi vô cùng mà chúng ta có thể gặp ở bất cứ đâu, trong gia đình mình, hàng xóm, ở nơi làm việc hay bất cứ góc nhỏ nào ở Sài Gòn. Những mẩu chuyện qua góc nhìn và giọng kể nhẹ nhàng của chàng trai Hà Nội có những lúc hài hước và tràn ngập tình yêu thương, nhưng cũng có những lúc khiến chúng ta phải trầm ngâm suy nghĩ như để khẳng định lại một điều:” Hoá ra để có thể sống đầy lạc quan và mang niềm lạc quan ấy đến cho mọi người, bản thân chúng ta cũng như bao người buồn khác trên cuộc đời này, từng trải qua đủ nhiều đau đớn, mất mát”.

“Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trên đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận. Bản thân mình phải thấy vui vẻ, hạnh phúc khi trao yêu thương cho người khác bởi vì người ta không thể cho người khác điều họ không hề có.”

“Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn” đưa tôi đi từ cung bậc cảm xúc này đến cũng bậc cảm xúc khác. Là nụ cười khi đọc những câu chuyện vu vơ vụn vặt

“    – Túi bánh mì mẹ bảo ném cho con chó ăn đã mang chưa?

Gâu! Gâu!Cái gì cơ?Con ăn hết bánh rồi ạ.”

Là lắng đọng khi đọc về gia đình, về mâm cơm của mẹ, điếu thuốc lá của bố, cái xe cub của ông ngoại, căn gác xếp nhỏ, những người bạn thuở thơ ấu. Hay là nghẹn ngào khi đọc về những người thương yêu đã cách chúng ta cả khoảng trời. Nhưng ở cung bậc cảm xúc nào đi chăng nữa cũng đều chất chứa những yêu thương.

Dương Minh Tuấn làm ở bệnh viện, nơi chứng kiến nhiều niềm đau nỗi buổn nhất, nơi được anh ví như “Quán nỗi buồn”, nhưng ở quán nỗi buồn ấy, chàng bác sĩ với trái tim đa cảm vẫn gặp được những niềm vui cho riêng mình là những bệnh nhân không cam chịu số phận, những bác sĩ với trái tim như mẹ hiền, những tình cảm gia đình chan chứa.

“Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những chuyện chưa kể” được viết bằng một trái tim ấm áp với tất cả tình yêu thương. Gấp cuốn sách lại, trái tim tôi rung rinh vì chứa đựng quá nhiều cảm xúc, buồn bã có, đau thương cũng có, nhưng suy cho cùng điều nhận được lớn nhất chính là tình yêu và sự lạc quan về cuộc sống này. Tất cả đau thương, hạnh phúc, vui sướng, đau khổ… đều là những gia vị không thể thiếu khi thêm vào món ăn cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy sống với thật nhiều yêu thương, đừng bao giờ ngần ngại trao đi yêu thương bởi “Đời bao giờ cũng chỉ là khoảng khắc ta hiện đang sống”. Yêu ai thương ai hãy cứ nói, quan tâm ai hãy cứ thể hiện cho họ thấy, dù họ có đáp lại hay không, dù họ cảm động hay chỉ nhìn mình như một sự phiền phức, thì cũng đừng ngại bày tỏ yêu thương khi còn có thể. Thế gian này chẳng có gì là bất tử, nhưng chúng ta luôn có thể tạo cho mình những khoảng khắc mãi mãi nhớ về dù sau này không còn bên nhau nữa.

“À thì ra: Giữa cuộc đời buồn ơi là buồn này, biết sống vui cũng là một cách yêu thương rất đỗi chân thành.”

Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn là một tác phẩm đầu tay của tác giả Dương Minh Tuấn. Một cuốn sách đã tập hợp rất nhiều những kỷ niệm khó quên được của tác giả khi còn đang lăn lộn với nghề. Cuốn sách Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn này sẽ giúp cho các bạn độc giả trẻ có một cái nhìn cởi mở hơn, tích cực hơn và có trách nhiệm hơn về cuộc sống của mình.

Tác giả Dương Minh Tuấn xuất thân là một bác sĩ. Từ lúc chập chững anh còn là một sinh viên y khoa chân ướt chân ráo với những suy nghĩ ngây ngô cho đến khi trở thành một bác sĩ luôn có tâm với nghề nhưng trong lòng bắt đầu mang nặng biết bao nhiêu nỗi niềm chất chứa. Anh đã được cộng đồng rất yêu thích bởi những bài tản văn giàu ý nghĩa, sâu sắc và không phô trương. Đơn thuần chỉ kể về chuyện con người, chuyện cuộc đời, câu chuyện những bệnh nhân mình đã từng chăm sóc.

Giống như tựa đề của cuốn sách, những cảm xúc bên trong nội dung cuốn sách Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn luôn được tác giả Dương Minh Tuấn thể hiện và duy trì một mạch rất cân bằng. Buồn đau không nên trốn tránh làm gì. Các bạn đọc sẽ được thấy, được cảm nhận những cảm xúc đầy u tối như muốn kéo tụt xuống một hố thật sâu. Đó là khoảnh khắc giây phút mà người thân đã ra đi đột ngột.

Một tiếng thở dài cất lên khi không thể giúp cho bệnh nhân chiến thắng để thoát khỏi thần chết. Nghề bác sĩ thường là như vậy. Niềm vui nỗi buồn mong manh như một sợi chỉ, học cách suy nghĩ tích cực hơn quan trọng như việc trẻ con mới bắt đầu bi bô tập nói.

Tác giả Dương Minh Tuấn không tiếp cận vấn đề một cách quá xa xôi. Anh thường tập trung nhiều hơn vào những cảm xúc giản dị và bình thường trong cuộc sống. Bởi vậy xuyên suốt bốn phần của cuốn sách Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn, tác giả đã viết rất nhiều và cụ thể chi tiết về tình cảm của gia đình, phản chiếu về một giấc mơ đầy xa xôi, mong ước có một mâm cơm ấm cúng đầy đủ tất cả các thành viên.

Một chàng trai đã gánh trong tim quá nhiều những vết đau thương ở trong quá khứ. Khi vẫn còn xuân xanh bạn mất thân mất. Hai năm sau đó người cha thân yêu cũng ra đi không một lời từ biệt. Danh họa Pablo Picasso đã từng nói rằng: “Chúng ta không thể nào sáng tạo được nếu như thiếu đi sự buồn bã và cô đơn”.

Tác giả Dương Minh Tuấn đã có đủ cho mình những nỗi buồn đầy thăm thẳm. Nhưng anh luôn biết biến nó trở thành một bàn đạp lao để về phía trước, bắt kị lấy những tia sáng hy vọng ở nơi cuối con đường hầm qua cuốn sách Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn này.

Người đọc sẽ vẫn chiêm nghiệm vô vàn những điều tích cực được đan cài tỷ mẩn trong lời kể đau thương tưởng chừng như muốn chết đi sống lại trong thế giới của tác giả Dương Minh Tuấn. Bên cạnh đó những nhân vật trong cuốn sách Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn được mô tả vô cùng bình dị và chân thực.

Đó chính là một cặp vợ chồng người bán cháo lòng, một gã bảo vệ lúc nào cũng nghiện rượu không có một ai thân thích hay đơn thuần chỉ là một vị khách vô cùng xa lạ trên một chuyến bay xa. Với một lối viết đầy nhẹ nhàng và tinh tế nhưng đôi khi lại có một chút nhịp nhàng, tưng tửng đã phác lên bức tranh đời sống đô thị xô bồ tấp nập nhưng vẫn ngập tràn đầy tình yêu thương.

Qua cuốn sách Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn, tác giả Dương Minh Tuấn muốn cùng các bạn đọc học được cách trưởng thành hơn. Có thể một lời xin lỗi đúng lúc thực sự sẽ đáng quý hơn gấp triệu lần so với sự im lặng để rồi mọi thứ lập lờ cứ mãi trôi qua đi. Tuổi trẻ không có buồn bã đau đớn và bâng khuâng thì sao có thể gọi là tuổi trẻ. Nếu như không hết khả năng của mình thì sau này hối hận cũng đã quá muộn màng nhưng ở đó luôn luôn phải nhận ra được điểm khởi đầu và đích đến cuối cùng.

Tác giả Dương Minh Tuấn đã không cổ xúy cho lối sống tiêu cực này cũng không không tô hồng nó một cách quá đáng. Hãy can thiệp vào khi cảm thấy bản thân giao mầm ươm bình yên và thôi thúc để lấp đi những khoảng trống ở trong lòng.

Những mối nhân duyên thường luôn luôn đều có những giá trị của nó, không nên quá đau buồn và tiếc thương khi tất cả dần dần đã khép lại. Đôi khi những hiện thực đầy nghiệt ngã buộc chúng ta có những lúc phải say. Say để có thể biết mình còn sống, say để biết cuộc đời này rất công bằng nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ bằng nhau.

Nhân sinh thì có nhiều chuyện nhưng chọn cái để viết thì không phải dễ dàng chút nào. Tác giả Dương Minh Tuấn và cuốn sách Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn sẽ cho các bạn độc giả cảm thấy vui vẻ và thoải mái tích cực hơn sau khi những trang sách khép lại.

Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn là tác phẩm ôm lấy những nỗi buồn bằng những niềm yêu thương sâu sắc đã mang đến một sự vui vẻ và cái nhìn lạc quan hơn cho cuộc đời này.


Những mẩu chuyện qua góc nhìn và giọng kể nhẹ có những lúc hài hước và tràn ngập tình yêu thương, nhưng cũng có những lúc khiến chúng ta phải trầm ngâm suy nghĩ như để khẳng định lại một điều: “Hoá ra để có thể sống đầy lạc quan và mang niềm lạc quan ấy đến cho mọi người, bản thân chúng ta cũng như bao người buồn khác trên cuộc đời này, từng trải qua đủ nhiều đau đớn, mất mát”.

“Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận. Bản thân mình phải cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi trao yêu thương cho người khác bởi vì người ta không thể cho người khác điều họ không thể có.”

Cứ tưởng mạch văn sẽ tiếp tục như thế, khiến người đọc cười suốt, nhưng càng về sau người ta sẽ càng bị dẫn dắt bởi những câu chuyện sâu lắng, nhân văn hơn. Những nỗi buồn, hồi tưởng, chia ly, hối hận dằn vặt bắt đầu xuất hiện…tuy nhiên, sự lạc quan xuyên suốt thì không thay đổi.

Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những chuyện chưa kể được viết bằng một trái tim ấm áp với tất cả tình yêu thương. Gấp cuốn sách lại, trái tim tôi rung rinh vì chứa đựng quá nhiều cảm xúc, buồn bã có, đau thương cũng có, nhưng suy cho cùng điều nhận được lớn nhất chính là tình yêu và sự lạc quan về cuộc sống này. Tất cả đau thương, hạnh phúc, vui sướng, đau khổ… đều là những gia vị không thể thiếu khi thêm vào món ăn cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy sống với thật nhiều yêu thương, đừng bao giờ ngần ngại trao đi yêu thương bởi “Đời bao giờ cũng chỉ là khoảng khắc ta hiện đang sống”.

Yêu ai thương ai hãy cứ nói, quan tâm ai hãy cứ thể hiện cho họ thấy, dù họ có đáp lại hay không, dù họ cảm động hay chỉ nhìn mình như một sự phiền phức, thì cũng đừng ngại bày tỏ yêu thương khi còn có thể.  Thế gian này chẳng có gì là bất tử, nhưng chúng ta luôn có thể tạo cho mình những khoảng khắc mãi mãi nhớ về dù sau này không còn bên nhau nữa.

Bằng góc nhìn tích cực, thông điệp của cuốn sách có thể là, mỗi ngày dù vô tình hay hữu ý, ta đều sẽ phải gặp/đến những quán nỗi buồn của mình hoặc của người này người khác. Cuốn sách giúp chúng ta hiểu và học cách yêu thương mọi người nhiều hơn. Khi đó, dù cho bạn luôn gặp nỗi buồn thì ở đâu đó vẫn tồn tại rất nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Những mẩu chuyện qua góc nhìn và giọng kể nhẹ có những lúc hài hước và tràn ngập tình yêu thương, nhưng cũng có những lúc khiến chúng ta phải trầm ngâm suy nghĩ như để khẳng định lại một điều: “Hoá ra để có thể sống đầy lạc quan và mang niềm lạc quan ấy đến cho mọi người, bản thân chúng ta cũng như bao người buồn khác trên cuộc đời này, từng trải qua đủ nhiều đau đớn, mất mát”.

“Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận. Bản thân mình phải cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi trao yêu thương cho người khác bởi vì người ta không thể cho người khác điều họ không thể có.”

Cứ tưởng mạch văn sẽ tiếp tục như thế, khiến người đọc cười suốt, nhưng càng về sau người ta sẽ càng bị dẫn dắt bởi những câu chuyện sâu lắng, nhân văn hơn. Những nỗi buồn, hồi tưởng, chia ly, hối hận dằn vặt bắt đầu xuất hiện…tuy nhiên, sự lạc quan xuyên suốt thì không thay đổi.

Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những chuyện chưa kể được viết bằng một trái tim ấm áp với tất cả tình yêu thương. Gấp cuốn sách lại, trái tim tôi rung rinh vì chứa đựng quá nhiều cảm xúc, buồn bã có, đau thương cũng có, nhưng suy cho cùng điều nhận được lớn nhất chính là tình yêu và sự lạc quan về cuộc sống này. Tất cả đau thương, hạnh phúc, vui sướng, đau khổ… đều là những gia vị không thể thiếu khi thêm vào món ăn cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy sống với thật nhiều yêu thương, đừng bao giờ ngần ngại trao đi yêu thương bởi “Đời bao giờ cũng chỉ là khoảng khắc ta hiện đang sống”.

Yêu ai thương ai hãy cứ nói, quan tâm ai hãy cứ thể hiện cho họ thấy, dù họ có đáp lại hay không, dù họ cảm động hay chỉ nhìn mình như một sự phiền phức, thì cũng đừng ngại bày tỏ yêu thương khi còn có thể.  Thế gian này chẳng có gì là bất tử, nhưng chúng ta luôn có thể tạo cho mình những khoảng khắc mãi mãi nhớ về dù sau này không còn bên nhau nữa.

Bằng góc nhìn tích cực, thông điệp của cuốn sách có thể là, mỗi ngày dù vô tình hay hữu ý, ta đều sẽ phải gặp/đến những quán nỗi buồn của mình hoặc của người này người khác. Cuốn sách giúp chúng ta hiểu và học cách yêu thương mọi người nhiều hơn. Khi đó, dù cho bạn luôn gặp nỗi buồn thì ở đâu đó vẫn tồn tại rất nhiều niềm vui và hạnh phúc.