Quan hệ cộng sự là một lợi thế ưu việt trong kinh doanh cũng như đối với tất cả các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Về bộ “Ba chàng lính ngự lâm” nổi bật trong nền kinh tế tại “đất nước của những vũ công Samba”, doanh nhân giàu thứ hai thế giới, Warren Buffett đã chia sẻ:

“Bạn của tôi – bây giờ là cộng sự – Jorge Paulo và đội của ông là một trong những doanh nhân giỏi nhất trên thế giới. Ông là một người tuyệt vời và câu chuyện của ông sẽ là nguồn cảm hứng cho mọi người, cũng như với cả tôi.”

Những lời nhận xét có cánh này của ông đã khiến tôi phải tò mò về Jorge Paulo Lemann, Marcel Tells và Beto Sicupira. Họ là những người như thế nào? Họ đã đạt được thành tựu gì? Phong cách làm việc của họ có gì đặc biệt?

Cuốn sách Không Có Giấc Mơ Nào Là Quá Lớn (Dream Big) của Cristiane Correa đã thành công giải đáp các thắc mắc ấy của tôi. Đây là một cuốn tiểu sử của không chỉ một, mà là ba doanh nhân nổi bật của nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới, một công trình mà tác giả đã miệt mài theo đuổi suốt bốn năm chỉ để thuyết phục các nhân vật chính cho phép cô phỏng vấn. Đồng thời, đây cũng là một cuốn sách nên có và nên đọc của bất cứ ai trọng dụng nhân tài và coi con người cùng những giá trị con người đem lại là nền tảng vững chắc và lâu bền nhất của một doanh nghiệp. Không Có Giấc Mơ Nào Là Quá Lớn đã được xuất bản tại Brazil, Hoa Kì, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Cristiane Correa là một nhà báo và diễn giả chuyên ngành kinh doanh và quản lý. Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí của trường Cao đẳng Cásper Líbero, cô có bằng Thạc sỹ Xuất bản của Đại học Yale. Trước khi trở thành một nhà văn, Cristiane đã làm việc 12 năm trong tạp chí Exame – tạp chí kinh doanh đứng đầu Brazil. Ngoài Không Có Giấc Mơ Nào Là Quá Lớn, cô còn xuất bản một cuốn sách khác có tên Abilio vào năm 2015. Vào năm 2013, Cristiane được tạp chí Época bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất ở Brazil.

Mối liên hệ của tôi với câu chuyện phi thường này khởi nguồn từ những năm đầu của thập niên 1990 trong một lớp học của trường kinh doanh sau đại học thuộc Đại học Stanford. Tôi đang chủ trì buổi thảo luận tình huống trong một chương trình dành cho quản lý, về đề tài làm thế nào để giúp một công ty vĩ đại trường tồn. Ngồi ở hàng ghế đầu là một nhà quản lý khiêm nhường mặc quần chino và áo phông giản dị, không lấy gì làm nổi bật, ông nhiệt tình hưởng ứng khi tôi bắt đầu khua tay múa chân loạn xạ lúc nói đến Walmart và viện dẫn ví dụ về doanh nhân Sam Walton.

Nhà quản lý đó là Jorge Paulo Lemann của Ngân hàng Đầu tư Garantia. Ông cùng hai cộng sự là Marcel Herrmann Telles và Carlos Alberto Sicupira đã “tập hợp một nhóm những người cuồng tín trẻ tuổi và biến một đội môi giới nhỏ thành một trong những đại gia đầu tư vĩ đại nhất ở Mỹ Latin.”

 

Ba chàng lính ngự lâm

 

 

Jorge Paulo Lemann sinh ngày 26 tháng 8 năm 1939 tại thành phố Rio de Janeiro trong một gia đình khá giả. Từ mẫu giáo đến hết trung học phổ thông, ông theo học trường American School of Rio de Janeiro, một trong những trường tốt nhất thành phố. Ông thông thạo tiếng Anh từ sớm, bắt đầu chơi quần vợt ở tuổi lên bảy và luôn theo đuổi phong cách sống của tuyển thủ: không nhảy nhót, không rượu bia và không thức ăn nặng. Sau khi cha mất, ông trở nên thân thiết với người anh họ Alex Haegler và theo bước anh ghi danh vào một khóa kinh tế tại đại học Harvard – quyết định “đã thay đổi thế giới quan” của ông.

“… Một điều khác tôi học được từ Harvard, và trở thành một phần con người tôi, là tầm quan trọng của việc chọn người. Ở trường Harvard, tôi đứng trên vai những người khổng lồ. Đâu đâu cũng là tài năng ưu tú. Nó đã tác động lớn đến cách tôi bắt đầu lựa chọn con người, vốn là một phần quan trọng trong sự nghiệp của mình… Harvard cũng dạy tôi tập trung vào cách để đạt được thành quả. Để hoàn thành công việc đúng hạn, tôi phải tạo ra một hệ thống đòi hỏi sự tập trung cao độ… Tôi luôn cố gắng và đơn giản hóa để giữ lại những điểm trọng yếu, điều này đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc kiến tạo những doanh nghiệp của chúng tôi. Hầu hết những công ty của chúng tôi – và người của chúng tôi – đều có năm mục tiêu. Thực hiện công việc một cách đơn giản luôn luôn tốt hơn thực hiện nó theo cách phức tạp.”

Marcel Herrmann Telles sinh ngày 23 tháng 2 năm 1950, có cha là phi công và mẹ là cựu thư ký đại sứ quán Mỹ. Ông theo học tại Colegio Santo Inacio và làm việc trong thị trường tài chính chỉ vì một lý do duy nhất là kiếm tiền. Ông là một người hướng ngoại, chăm chỉ và luôn mang về nhà cuốn sổ liên lạc với điểm tốt. Ông có sở thích làm thơ và vẽ tranh trong lúc rảnh rỗi.

Biểu hiện xuất sắc trên bàn giao dịch và khả năng ứng dụng kiến thức mới vào thực tiễn của Telles đã khiến Lemann để mắt đến ông. Lemann khen ngợi và bảo với Telles rằng ông có thể trở thành cộng sự. Đối với một chàng trai trẻ thuộc tầng lớp trung lưu, người chưa bao giờ nghĩ đến khả năng chuyển từ làm công sang làm chủ, củ cà rốt mà ông chủ đang treo trước mặt mới cám dỗ làm sao. (…) Chưa tròn hai năm sau khi gia nhập vào công ty môi giới, Marcel Telles đã giành được quyền mua 0,5% cổ phần.

Beto Sicupira sinh ngày 1 tháng 5 năm 1948. Cha ông là công chức tại ngân hàng Branco do Brasil và Ngân hàng Trung ương, mẹ ông làm nội trợ. Ông dự tính sẽ vào hải quân vì tình yêu biển cả và bộ môn săn cá, nhưng sau khi một người bạn đề nghị góp vốn cho việc kinh doanh xe cũ, ông say mê kinh doanh và bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về việc trở thành thương nhân. Ông nhanh chóng trở thành bạn bè với Lemann vì cùng chung sở thích. Họ cùng nhau đi săn cá, thảo luận việc kinh doanh và tạo dựng niềm tin lẫn nhau. Năm 1973, ông chấp nhận đề nghị đến Garantia làm việc từ Lemann.

                                                                  

Đế chế tam hùng

Garantia ban đầu là một công ty chứng khoán được Lemann cùng nhóm cộng sự mua lại với giá 800 ngàn đô la (do cựu Nghị sĩ Gentil tài trợ) vào năm 1971. Công ty gần như không có tài sản gì, nhưng “văn phòng lụp xụp không làm nản lòng những người trẻ tuổi, họ quan tâm đến tiềm năng của thị trường chứng khoán Rio, nơi ngày càng thu hút một lượng lớn đầu tư.” Hoạt động trong thị trường tài chính chưa bao giờ là một điều dễ dàng, do vậy Lemann cần một đội ngũ tinh anh và áp dụng “những nguyên tắc của chế độ nhân tài mà ông hằng tin tưởng vào thực tế.” Những người mà ông muốn chiêu mộ được gắn với cụm từ PSD (Poor – Nghèo, Smart – Giỏi, Deep Desire to Get Rich – Khát Vọng Làm Giàu) và những nhân viên linh hoạt, có tài buôn bán và ranh mãnh sẽ được ưu tiên hơn một tấm bằng tại trường đại học hay những kinh nghiệm quốc tế.

Mô hình Goldman Sách mà Lemann sao chép đã đảo lộn mọi thứ. Garantia trả lương thấp hơn mức trung bình của thị trường, nhưng tiền thưởng có thể cao gấp bốn, năm lần tiền lương, một khoản tiền khổng lồ tiềm năng vào thời đó. Dĩ nhiên, điều kiện là nhân viên phải đạt được mục tiêu đề ra. Đó là một nguyên tắc rõ ràng và đơn giản, áp dụng cho tất cả nhân viên văn phòng: làm tốt thì được thưởng.

Mô hình này đã biến Garantia thành một công ty khác biệt tại Brazil. Ở đây không có cấp bậc, chỉ có ba nhóm nhân viên. Một là nhóm người mới đến, tất cả đều nhận được tiền thưởng. Hai là nhóm cấp cao hơn, làm việc dựa vào hoa hồng (một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận công ty). Kết quả tất yếu là người giỏi lên như diều gặp gió, còn người yếu kém bị loại bỏ. Và ba, nhóm khó duy trì nhất, là nhóm cộng sự. Những người này được nhận cả cổ tức lẫn hoa hồng. Chỉ 40 nhân viên lên được đến cấp độ này trong lịch sử 30 năm hoạt động của Garantia. Cách duy nhất để chen chân vào đây là đem lại thành công rực rỡ cho ngân hàng.

 

 

Môi trường ở Garantia khắc nghiệt đến mức chỉ những người có khả năng tồn tại mới được nhận vào làm. Bài kiểm tra này bắt đầu ngay trong buổi phỏng vấn, điều mà các tổ chức lớn của Mỹ như ngân hàng Salomon Brothers vẫn thường áp dụng. Ví dụ như yêu cầu ứng viên mở cửa sổ đã bị khóa kín hay duy trì im lặng suốt buổi phỏng vấn.

Thông thường mỗi ứng viên tại Garantia phải trải qua ít nhất mười kì khảo sát trước khi được tuyển dụng. Những người phỏng vấn luôn bao gồm một số cộng sự cao cấp, kể cả Lemann. Thay vì hỏi về trình độ học vấn hay kinh nghiệm của ứng viên,, vốn đã thể hiện trong sơ yếu lí lịch, người phỏng vấn muốn biết liệu ứng viên có phù hợp với ngân hàng hay không. Ứng viên buộc phải có thái độ sốt sắng và ánh mắt hừng hực ý chí chiến đấu, không ai được miễn trừ khảo nghiệm.

Áp lực và việc theo đuổi thành tích đến tàn nhẫn cũng được kéo đến đỉnh điểm. Không có gì ngoại trừ đi sớm về muộn và làm việc thâu đêm. Ngày làm việc thường kéo dài từ 12 đến 14 tiếng và kéo dài sang cả cuối tuần. Các nhân viên sẵn sàng cống hiến toàn bộ sức lực cho ngân hàng và làm việc quần quật suốt ngày. Một cộng sự thừa nhận vì cường độ công việc dày đặc mà ông đã bỏ lỡ quãng thời gian chứng kiến các con mình trưởng thành. Garantia không có khái niệm “văn phòng kín”, toàn bộ nhân viên làm việc trong một văn phòng mở, ai cũng có thể thấy đồng nghiệp của mình đang làm gì. Do vậy nếu có người về sớm, những người còn lại sẽ chúc mừng bằng một tràng pháo tay, thái độ mỉa mai và câu hỏi kháy: “Cậu làm việc bán thời gian đấy à?”

Cuối thập niên 1970, Garantia có gần 200 nhân viên, hầu hết là nam giới trong độ tuổi 20 và một số ít phù hợp với tiêu chuẩn PSD. Mọi người đều ước mơ leo lên được đỉnh cao và làm hầu như tất cả mọi việc để đạt được mục tiêu. Việc trêu chọc đồng nghiệp trước mặt mọi người trong kỳ đánh giá giữa năm là chuyện thường ngày. Vì cấp bậc không được chú trọng, việc trao đổi vượt cấp và nói chuyện trực tiếp với sếp cũng là lệ thường. Đôi khi lòng nhiệt tình bừng cháy và cuộc tranh luận chuyển thành ẩu đả. Một lần nọ, một nhân viên giao dịch đổ một xô nước lên đầu đối thủ tại bàn giao dịch và đồng nghiệp phải can ngăn họ. Hơn mười người được phỏng vấn cho cuốn sách này đã dùng cụm từ “nồi áp suất” để mô tả một ngày ở ngân hàng.

Bên cạnh mô hình trọng dụng nhân tài này, mối quan hệ cộng sự gắn kết giữa Jorge Lemann, Marcel Tells và Beto Sicupira cũng là một nhân tố giúp Garantia trở nên hùng mạnh và thâu tóm thành công hãng bia Anheuser-Busch, Burger King và công ty thực phẩm Heinz. Mối quan hệ thân tình này được xây dựng dựa trên những giá trị chung. Mặc dù tính cách khác nhau nhưng cả ba người đều có những nhận xét giống nhau, đều đề cao tính đơn giản, quan tâm nhiều đến việc xây dựng một công ty trường tồn hơn là việc xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett thì khẳng định rằng mối quan hệ này được duy trì còn vì họ đã tránh được những cuộc chiến bản ngã – “một chiếc bẫy mà rất nhiều thương nhân sa vào”. Cả ba đều tôn trọng người điều hành việc kinh doanh và để người đó tự quản lý công việc.

“Bạn không thể cạnh tranh với cộng sự của chính mình. Bạn không thể buồn phiền vì việc ai là người lãnh công trong một thương vụ. Suy nghĩ “phải thắng” không bao giờ hiệu quả trong bất kì mối quan hệ nào – trong kinh doanh hay trong hôn nhân.” – Warren Buffett chia sẻ.

 

 

Đến giữa thập niên 1990, Garantia là tấm gương toàn diện nhất của một ngân hàng đầu tư Brazil. Nhân viên của họ là những người giỏi nhất và thành tích thì luôn ấn tượng đến mức tầm ảnh hưởng của họ đã lan rộng ra quốc tế. Báo Folha de S. Paulo đã mô tả ngân hàng này là “ra quyết định nhanh chóng, tàn nhẫn với kẻ thù, chiến đấu để tiêu diệt – một “kẻ sát nhân hàng loạt” thật sự.” Ngân hàng có một một thế hệ nhân viên mới với hai người lãnh đạo không chính thức là Prado và Hime trong khi ba nhân vật chủ chốt ngày càng xa rời hoạt động của ngân hàng.

Tuy nhiên, trong năm 1997, Garantia gặp phải những rắc rối lớn đến nỗi uy tín và hình ảnh ngân hàng dần xuống dốc và bị hủy hoại. Lemann dự định tiến hành chuyển giao quyền kiểm soát tổ chức cho thế hệ trẻ nhưng không một nhân viên nào ở Garantia muốn gánh vác trách nhiệm này. Cuối cùng, ông đành ngậm đắng nuốt cay để ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse First Boston mua lại ngân hàng vào tháng 6 năm 1998.

Lúc bấy giờ, nhiều báo cáo trên các báo và tạp chí đăng tải về thương vụ thâu tóm của Garantia cho rằng sự chuyển nhượng ngân hàng bắt nguồn từ những thay đổi mà Brazil đang trải qua – từ một nền kinh tế đóng sang nền kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh hơn, trong đó các tập đoàn nội địa không có đòn bẩy để cạnh tranh thị phần với các gã khổng lồ của thế giới. Tuy nhiên, Garantia đã không chết vì toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt. Garantia thua cuộc vì đã ngủ quên trên chiến thắng, vì các cộng sự chủ chốt đã lơi lỏng và để con tàu tự trèo chống ra khơi. Thế nhưng nhiều cộng sự mới, trẻ tuổi chỉ chăm chăm bơm phồng túi tiền thay vì giúp công ty trường tồn và duy trì những trụ cột trong nền văn hóa đã đưa Garantia trở thành ngân hàng đầu tư lớn nhất giai đoạn ấy. Năm tháng trôi qua, những nguyên tắc một thời dẫn dắt hiệu suất và tăng trưởng dần vụn vỡ. Garantia bị giết bởi chính Garantia.

Thế nhưng đó chưa phải là cái kết với bộ ba quyền lực này. Sau khi bán Garantia, Lemann đã suy nghĩ lại về vai trò hiện tại của mình với các cộng sự và bắt đầu làm việc với một nhịp độ mới. Những thương vụ thành công mới đã mở ra một cánh cửa khác, giúp họ phát huy thêm khả năng của mình.

 

10 bài học

 

 

Giống như các cuốn sách kể chuyện kinh doanh khác, Không Có Giấc Mơ Nào Quá Lớn cũng đem lại cho người đọc 10 bài học các doanh nhân nên nhớ để có thể tận dụng tối đa nguồn lực cũng như phát triển công ty của mình.

  1. Luôn luôn – và trên hết – đầu tư vào con người
  2. Duy trì động lượng bằng một hoài bão lớn
  3. Tạo dựng một nền văn hóa trọng dụng nhân tài với đãi ngộ tương xứng
  4. Bạn có thể xuất khẩu một nền văn hóa vĩ đại đi muôn nơi
  5. Tập trung vào việc xây dựng một điều gì đó vĩ đại, thay vì chăm chăm “quản lý tiền”
  6. Tính đơn giản chứa đựng thiên đường và phép màu
  7. Cuồng tín cũng chẳng sao
  8. Kỷ luật và sự điềm tĩnh, không phải tốc độ, chính là chìa khóa thành công trong giai đoạn khủng hoảng tiềm năng
  9. Một hội đồng quản trị hùng mạnh và kỷ luật có thể trở thành tài sản chiến lược quyền lực
  10. Tìm kiếm những người thầy và cố vấn, rồi kết nối họ với nhau

 

 

Kết

Nhà cố vấn kinh doanh người Mỹ Jim Collins đã nhận xét Không Có Giấc Mơ Nào Là Quá Lớn “là một trong những câu chuyện mà người Brazil nên tự hào” và “sánh ngang với những câu chuyện về các doanh nhân lỗi lạc như Walt Disney, Henry Ford, Sam Walton, Akio Morita và Steve Jobs.”

Hơn hết thảy, câu chuyện vẫn chưa kết thúc. Dù họ đã đạt được thành quả lớn lao như thế nào, những người cuồng tín này chưa bao giờ ngừng đặt câu hỏi: Tiếp theo sẽ là gì?

 

 

Tác giả: Thu Trang – Bookademy.

---

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Xem thêm

Cuốn sách là 1 case thực tế về sự nghiệp của 3 nhà đầu tư - doanh nhân Brazil Lemann, Sicupira và Telles - bộ ba đã làm nên tự hào cho Brazil, bộ ba đã tạo nên nhiều bộ ba, nhiều triệu phú tài hoa khác. Vì là 1 case kinh doanh lại xuất hiện những cái tên Brazil khá khó nhớ, sách không viết theo mạch thời gian nên lúc đầu đọc dễ chán nhưng chính câu chuyện thần kì của bộ ba đã giữ chân độc giả lại.

 3 con người thuộc 3 thế hệ khác nhau nhưng được kết nối bởi 1 giá trị riêng nào đó mà trước hết chính là chế độ nhân tài - cốt lõi để xây dựng những công ty trường tồn, làm nên danh tiếng của Lemann nói riêng và bộ ba nói chúng. Chế độ này dựa trên thành tích chứ không phải thâm niên. "Thương trường quả là chiến trường dưới chế độ này" khi mà chỉ 20% xuất sắc được tưởng thưởng. 50% bình thường được giữ lại và 10% sẽ bị đào thải (không biết mình có nhớ chính xác các con số không vì lúc viết review này thì cuốn sách không nằm bên cạnh). Trong số những nhân viên được tưởng thưởng thì lại chia thành những chế độ khác nhau: hoa hồng, chia cổ tức và trở thành cộng sự, tham gia vào các dự án sau này của bộ ba. Chế độ nhân tài này được hỗ trợ bởi các quỹ học bổng phát triển nhân tài, hỗ trợ tài chính đầu tư vào chuyên môn và mặc dù không cam kết sẽ phải làm việc cho những công ty của chủ quỹ nhưng dường như tất cả những người được hỗ trợ đều nhận được cộng sự của bộ ba.

 Chế độ này thực sự hiệu quả cho sự phát triển trường tồn khi mà dù các công ty của các cộng sự chủ động "nuốt chửng" các công ty khác trên thị trường hay bị "nuốt chửng" bởi các con "mãnh hổ" đa quốc gia thì văn hóa công ty cũng đều lan rộng.

 Tuy nhiên, với cá nhân mình văn hóa này cũng chỉ thực sự hiệu quả với những nhà lãnh đạo tài ba như Lemann, Sicupira, Telles - những người giản dị với quần jeans, áo sơ mi đơn giản, vẫn đi máy bay hạng thượng gia dù trong tay sở hữu hàng triệu đô; những người không bị cám dỗ bởi đồng tiền và những người xuất chúng, tầm nhìn xa rộng, giăng lưới để đủ bắt những con cá lớn chứ không bừa bãi giăng câu diện rộng để bắt cả những con cá nhỏ chưa có khả năng tự sinh tồn. Và chế độ này cũng thực sự tỏa sáng có lẽ chỉ trong nền văn hóa Brazil khi người ta cảm thấy ra về sớm là bị phỉ báng, người ta giễu cợt trước những thành tích thê thảm của đồng nghiệp và rất nhiều trò đùa tai quái không phân biệt thứ bậc trong 1 văn phòng mở không có nhiều vách tường ngăn. Thử hỏi ở VN bao giờ người ta mới hăng say như thế?

 Sách còn nhấn mạnh đến tinh thần thể thao của những doanh nhân khi mà cả bộ ba đều đam mê trò săn cá dưới nước và Lemann trước khi ở vị trí hiện tại ông cũng từng theo đuổi con đường tuyển thủ quần vợt chuyên nghiệp. Không có sức khỏe khó có thể trụ vững chốn thương trường, công ty đầu tư đầu tiên của bộ ba suy thoái cũng trong những ngày Lemann đều phải chữa trị bệnh của mình.

 1 vài chi tiết nhỏ nhở của cuốn sách: thông điệp đọc nhiều sách đến từ những người thành công; hay những người giỏi phải chăng đều bắt đầu từ Havard hoặc đã từng có mối liên hệ vs ngôi trường của những thiên tài này. Tuy nhiên có 1 chi tiết thú vị là Lemann cũng từng là người học đối phó ở Havard, ông phát hiện đề thi không thay đổi theo từng năm và ông đã lên thư viện "cày" đề cũ để theo đuổi ước mơ ra trường sớm của mình. Và những thiên tài của chúng ta đều bắt đầu với những công việc bình thường của sinh viên mới ra trường như thực tập, thực tập rất nhiều, học hỏi và rồi tự xây dựng cơ nghiệp. Bởi vậy không có ước mơ nào là quá lớn

0 điểm

Cuốn sách "Không có giấc mơ nào là quá lớn" tập trung vào hành trình của những cá nhân đã vượt qua khó khăn để đạt được thành công. Cristiane Correa không chỉ kể về những câu chuyện thành công mà còn đưa ra những bài học quý giá từ những thất bại, thử thách mà họ đã trải qua. Cuốn sách được chia thành nhiều chương, mỗi chương là một câu chuyện độc lập nhưng đều có chung một thông điệp: giấc mơ lớn luôn xứng đáng để theo đuổi.

Nội dung chính

Hành trình theo đuổi giấc mơ: Cuốn sách khám phá những bước đi đầu tiên của các nhân vật, từ những ý tưởng ban đầu đến khi họ bắt tay vào hiện thực hóa giấc mơ. Cristiane Correa khắc họa chân thực những lo lắng, sợ hãi và cả những giây phút đầy hy vọng.

Thất bại và bài học: Những câu chuyện không chỉ tập trung vào thành công mà còn nhấn mạnh sự quan trọng của thất bại. Tác giả chỉ ra rằng thất bại là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành và học hỏi.

Sự kiên trì và quyết tâm: Cuốn sách thường xuyên nhắc đến tầm quan trọng của việc không bỏ cuộc. Những nhân vật trong sách đã phải đối mặt với nhiều thử thách nhưng vẫn giữ vững tinh thần và quyết tâm.

Trích dẫn ấn tượng

Một trong những trích dẫn nổi bật trong cuốn sách là:

"Giấc mơ không phải là những gì bạn thấy trong giấc ngủ; giấc mơ là những gì không bao giờ để bạn yên."

Câu nói này thể hiện rõ ràng rằng ước mơ thực sự là động lực thúc đẩy con người hành động và không ngừng phấn đấu.

Garantia ban đầu là một công ty chứng khoán được Lemann cùng nhóm cộng sự mua lại với giá 800 ngàn đô la (do cựu Nghị sĩ Gentil tài trợ) vào năm 1971. Công ty gần như không có tài sản gì, nhưng “văn phòng lụp xụp không làm nản lòng những người trẻ tuổi, họ quan tâm đến tiềm năng của thị trường chứng khoán Rio, nơi ngày càng thu hút một lượng lớn đầu tư.” Hoạt động trong thị trường tài chính chưa bao giờ là điều dễ dàng, do đó Lemann cần một đội ngũ tài năng và áp dụng “những nguyên tắc của chế độ nhân tài mà ông luôn tin tưởng vào thực tế.” Những người mà ông muốn thu hút được gắn với cụm từ PSD (Nghèo - Sáng dạ, Tham vọng làm giàu - Khát vọng trở nên giàu có) và những nhân viên linh hoạt, có kỹ năng kinh doanh và ranh mãnh sẽ được ưu tiên hơn so với những người có bằng cấp đại học hoặc kinh nghiệm quốc tế.

Mô hình của Goldman Sachs mà Lemann sao chép đã làm thay đổi mọi thứ. Garantia trả lương thấp hơn mức trung bình của thị trường, nhưng tiền thưởng có thể cao gấp bốn, năm lần tiền lương, một khoản tiền thưởng khổng lồ vào thời điểm đó. Tất nhiên, điều kiện là nhân viên phải đạt được mục tiêu đề ra. Đó là một nguyên tắc rõ ràng và đơn giản, áp dụng cho tất cả nhân viên văn phòng: làm tốt sẽ được thưởng.

Cấu trúc này đã biến Garantia thành một công ty khác biệt ở Brazil. Không có hệ thống cấp bậc, chỉ ba nhóm nhân viên tồn tại. Một là nhóm mới, tất cả đều nhận được thưởng. Hai là nhóm cấp cao, dựa vào hoa hồng. Kết quả, người giỏi tiến bộ, người kém bị loại. Cuối cùng, nhóm cộng sự, ít nhất và khó duy trì. Họ nhận cổ tức và hoa hồng. Chỉ 40 nhân viên đạt cấp này trong 30 năm. Điều duy nhất làm được là đạt thành công cho ngân hàng.

Môi trường ở Garantia cực kỳ khắc nghiệt, chỉ có người tồn tại mới được nhận. Bài kiểm tra bắt đầu từ phỏng vấn, một thói quen của các tổ chức Mỹ như Salomon Brothers. Ví dụ, yêu cầu ứng viên giữ im lặng.

Thường, ứng viên Garantia trải qua ít nhất mười cuộc khảo sát. Phỏng vấn bao gồm cả cộng sự cao cấp, thậm chí cả Lemann. Thay vì hỏi về học vấn hay kinh nghiệm, họ muốn biết ứng viên có phù hợp không. Ứng viên cần thái độ sốt sắng và ý chí chiến đấu.

Áp lực và việc theo đuổi thành tích cực kỳ tàn nhẫn. Không có gì ngoài làm thêm và thâu đêm. Ngày làm việc kéo dài 12-14 tiếng và cả cuối tuần. Nhân viên cống hiến toàn bộ và làm việc không ngừng. Garantia không có văn phòng kín, mọi người nhìn thấy đồng nghiệp. Nếu ai đó về sớm, sẽ nhận được tràng pháo tay và câu hỏi mỉa mai.

Cuối những năm 1970, Garantia có gần 200 nhân viên, hầu hết là nam giới, mọi người mơ ước thăng tiến. Việc trêu chọc đồng nghiệp là điều thường. Không có cấp bậc, trao đổi và tranh luận tự do. Một lần, một nhân viên giao dịch đổ nước lên đầu đối thủ và phải can ngăn. Hơn mười người nói “nồi áp suất” để miêu tả một ngày ở Garantia.

Bên cạnh mô hình này, mối quan hệ giữa Jorge Lemann, Marcel Tells và Beto Sicupira giúp Garantia trở nên hùng mạnh. Quan hệ này dựa trên giá trị chung, không quan trọng danh tiếng. Warren Buffett khẳng định mối quan hệ này tránh được cuộc chiến.

“Không thể so sánh với đồng đội của mình. Không thể lo lắng ai là người chiến thắng trong thương vụ. Suy nghĩ 'phải thắng' chẳng bao giờ hữu ích, trong kinh doanh hay hôn nhân.” – Warren Buffett chia sẻ.

Vào giữa những năm 1990, Garantia là tấm gương toàn diện nhất của ngân hàng đầu tư Brazil. Nhân viên của họ xuất sắc và thành tích của họ được tôn vinh. Sức ảnh hưởng của họ đã vượt ra nước ngoài. Báo Folha de S. Paulo đã gọi họ là “kẻ giết người hàng loạt thực sự.”

Tuy nhiên, vào năm 1997, Garantia gặp rắc rối. Uy tín của họ giảm dần. Lemann muốn chuyển giao quyền lực cho thế hệ mới nhưng không có ai muốn. Ông bán cho ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse First Boston vào năm 1998.

Có nhiều báo cáo nói về sự thay đổi ở Brazil khi Garantia bán. Garantia không chết vì toàn cầu hóa. Họ thua vì lơi lỏng và để con tàu tự trèo chống ra khơi. Các cộng sự mới chỉ quan tâm đến tiền. Garantia thất bại bởi chính mình.

Nhưng câu chuyện không kết thúc ở đó. Sau khi bán Garantia, Lemann thay đổi. Những thương vụ mới mở ra cơ hội mới.

“Không có giấc mơ nào quá lớn” sẽ cho chúng ta thấy một bức chân dung chi tiết đằng sau hậu trường về sự trỗi dậy của 3 doanh nhân người Brazil. Bắt đầu từ sự ra đời của Banco Garantia từ những năm 1970 cho đến nay.

Người ta thường nói “Không ai đánh thuế ước mơ cả, nên hãy cứ mơ đi” hay “Nếu đã mất công ước mơ thì hãy ước mơ cho lớn”, nhưng ai sẽ trả tiền nuôi ta khi ta mải miết chạy theo những ước mơ ấy. Mọi người động viên nhau giữ ước mơ như giữ một thứ thuốc an thần, giết chết nỗi đau hiện thực và nuôi dưỡng niềm hạnh phúc tâm tưởng.

Trong những giấc mơ, bạn có thể vươn tay chạm đến cả mặt trăng, nhưng ở trái đất, xin thưa bạn vẫn là một kẻ khờ ôm mộng viển vông.

Cristiane Correa chẳng tâng bốc và cũng chẳng xùng bài Ước mơ như bao người. Thay vì nói  “Hãy mơ đi”, bà khuyên  “Hãy thực hiện ước mơ đi” vì “Không có giấc mơ nào là quá lớn” cả.

“Cuối tháng 5 năm 2008, chiếc điện thoại BlackBerry của vị doanh nhân Brazil Jorge Paulo Lemann reo liên hồi khi ông đang chu du trên sa mạc Gobi. Ông đang nghỉ mát ở châu Á cùng vợ ông, Susanna, và một vài người bạn cựu tổng thống Brazil Fernando Henrique Cardoso và phu nhân, bà Ruth.”

Đế chế Garantia và Giấc mơ của 3 chàng lính ngự lâm 

Nhà quản lý Jorge Paulo Lemann của Ngân hàng Đầu tư Garantia. Ông cùng hai cộng sự là Marcel Herrmann Telles và Carlos Alberto Sicupira đã “tập hợp một nhóm những người cuồng tín trẻ tuổi và biến một đội môi giới nhỏ thành một trong những đại gia đầu tư vĩ đại nhất ở Mỹ Latin.”

Một cách chưa từng có, Jorge Paulo Lemann, Marcel Telles và Beto Sicupira đã mua được Anheuser-Busch, Burger King và Heinz – 3 thương hiệu tượng trưng cho đất nước Mỹ. Barack Obama thậm chí từng tuyên bố rằng sẽ là một “nỗi ô nhục” nếu Anheuser-Busch bị một công ty nước ngoài mua lại.

Sau thương vụ đình đám này, công ty sáp nhập đã trở thành 1 trong 4 tập đoàn tiêu dùng lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau những gã khổng lồ như: Proter & Gamble, Coca – Cola và Nestle.

Chỉ trong 40 năm, bộ ba người Brazil này đã xây dựng đế chế lớn nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản Brazil.

Với phương pháp quản trị họ theo đuổi: luôn luôn và trên hết – đầu tư vào con người, dựa trên nền tảng trọng dụng nhân tài, đơn giản mọi việc và liên tục cắt giảm chi phí.

Họ theo đuổi một nền văn hóa hiệu quả đến mức tàn nhẫn – nơi mà không còn chỗ cho kết quả tầm thường. Mặt khác, những người vượt qua và đạt kết quả tuyệt vời sẽ có cơ hội để trở thành đối tác của công ty và làm nên tài sản khổng lồ.

“Không có giấc mơ nào quá lớn” sẽ cho chúng ta thấy một bức chân dung chi tiết đằng sau hậu trường về sự trỗi dậy của 3 doanh nhân người Brazil này. Bắt đầu từ sự ra đời của Banco Garantia từ những năm 1970 cho đến nay. Qua cuốn sách chúng ta giống như đang đi vào cuộc hành trình của vị CeO của Grantia, quyết liệt, chính trực, dũng cảm và đầy thông minh. Đây là cuốn sách viết về kinh doanh nhiều hơn tài chính, theo quan điểm của mình thì những nhân vật của truyện này giống như 3 Chàng lính ngự lâm họ có xuất phát điểm khác nhau, nhưng cùng giấc mơ và khao khát để làm nên những điều không tưởng.

“Bạn của tôi – bây giờ là cộng sự – Jorge Paulo và đội của ông là một trong những doanh nhân giỏi nhất trên thế giới. Ông là một người tuyệt vời và câu chuyện của ông sẽ là nguồn cảm hứng cho mọi người, cũng như với cả tôi”

– Warren Buffett –

Cuốn sách này được Warren Buffett giới thiệu tại Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway năm 2014.