Có rất ít cuốn sách mà khi đã đọc rồi tôi lại hi vọng là không có ai quanh mình cũng sẽ đọc…”Đón đầu xu hướng” là một cuốn sách như thế”, đây là lời bình của Giám đốc toàn cầu Chuyển hóa số & Tiếp thị tại VISA, ông Shiv Singh, về cuốn sách đặc biệt mà tôi “buộc lòng” giới thiệu cho các bạn dưới đây.

Nói “buộc lòng” là bởi đây là cuốn sách hấp dẫn và hữu ích đến nỗi tôi chỉ muốn giấu nó vào trong ngăn tủ và không hé răng cho ai biết mình đã đọc nó, rằng tôi chính là người có khả năng thiên bẩm để “đi đầu trào lưu”! Ấy vậy, chẳng phải tôi cũng đã rất biết ơn người đã chia sẻ cho tôi cuốn sách này trước đó sao? Vậy nên, sẽ thật tuyệt nếu tôi cũng có thể trở thành một người đem đến một điều hữu ích đủ để bạn có thể lưu giữ cả đời. 

Mở đầu cuốn sách, tác giá Rohit Bhargava kể cho chúng ta câu chuyện có thật vô cùng thú vị về một người thích sưu tầm chai lọ - 52.000 chiếc chai mini mà người đàn ông này sở hữu đã gợi mở điều gì cho chúng ta? Đó chính là nghệ thuật “sưu tầm” và “sàng lọc” – cũng chính là cách thức để giúp bạn tăng tốc đi đầu trước những trào lưu hấp dẫn nhất hành tinh.

Các bạn hẳn đều đã từng nghĩ về một trong những điều sau khi nhắc đến thứ gọi là “xu hướng”: chúng ta chỉ phát hiện được xu hướng khi những xu hướng đó đã xuất hiện một cách hiển nhiên; hoặc xu hướng chỉ được biết bởi những chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, hoặc xu hướng chỉ được phát hiện thông qua theo dõi bảng biểu về những big data thu thập được từ khách hàng,… Nếu bạn đã và đang nghĩ như vậy, thì xin chúc mừng, cuốn sách này được đo li đóng giày dành cho bạn.

Một điều tôi cần nhắc nhở bạn là cuốn sách sẽ không bảo bạn cách nhìn ra xu hướng hiện có để bạn áp dụng (dù rằng sẽ có cả tá điều hay ho về các xu hướng gần đây nhất mà tác giả sẽ giới thiệu cho bạn), mà nó dạy bạn cách để tìm ra xu hướng sắp tới từ hàng ngàn hàng vạn thông tin bạn tiếp nhận hàng ngày. Và chỉ có bạn mới là người quyết định liệu bản thân có thể nhận ra điều gì sẽ là “xu hướng” phục vụ cho lợi ích của bạn cũng như doanh nghiệp của mình trong tương lai.

 

1. 5 THÓI QUEN CHỦ CHỐT CỦA NHÀ "SÀNG TUYỂN XU HƯỚNG" 

Không để bạn chờ lâu, tôi sẽ lập tức giới thiệu những thói quen được tổng hợp trong cuốn sách để giúp bạn trở thành nhà tiên tri trong ngành nghề của mình. Nhưng đừng vội mừng, tôi sẽ chỉ đem đến 2 trong số 5 thói quen được giới thiệu, khơi gợi một cách ngắn gọn cho bạn ý niệm về phần này trong cuốn sách.

Thói quen mà tôi ấn tượng nhất đó là “Tò mò”. Dường như điều này có vẻ hiển nhiên, chúng ta gần như ai cũng có khiếu tò mò. Tuy nhiên, để trở thành nhà sàng lọc xu hướng, đừng chỉ tò mò khi nhà báo đặt những cái “tít” thật kêu hay về câu chuyện kì lạ nào đó, hãy tò mò về, chính xác là, TẤT CẢ MỌI THỨ. Liệu như vậy có quá sức không? Ai có thể tò mò tất cả mọi thứ chứ, tôi chỉ nên dành thời gian cho thứ tôi thích thôi! Thật phí thời gian để quan tâm ti tỉ thứ trên đời, tôi nên lo cho bản thân mình vẫn hơn chứ nhỉ? – đó là một loạt câu nói mà bạn đang nghĩ đến khi tôi đề cập đến “tất cả mọi thứ”. Nhưng lý do đơn giản lắm, nếu bạn muốn đón đầu xu hướng, đó chính là thói quen bạn cần rèn luyện để có được, nếu không, bạn cũng sẽ phát hiện ra những xu hướng đó, nhưng chỉ là người hưởng thụ nó một cách vô danh mà thôi.

Đọc tạp chí nhiều ngành và thường xuyên đặt câu hỏi cho những chủ đề không quen thuộc chính là phương pháp để biến “tò mò” thành thói quen mà Rohit Bhargava đã tốt bụng chỉ ra cho chúng ta. Ngoài ra, ông còn giới thiệu rất nhiều trang blog hay sách báo để giúp người đọc hiểu thêm hay thực hành thói quen này mà thậm chí đến tận hôm nay, sau khi đã đọc cuốn sách được 2 năm, tôi vẫn còn thường xuyên ghé thăm những trang tin đó.

Bạn chẳng bao giờ học được gì bằng cách chỉ nghe mình nói” , hãy nghe người khác nói, tò mò việc họ đang làm và lý do họ làm điều ấy, cả một thể giới mới sẽ mở ra trước mắt bạn.

“Nghĩ kĩ” là một thói quen khác mà Rohit đặc biệt nhấn mạnh trong số 5 thói quen được nhắc đến. Suy nghĩ kĩ là dành thời gian suy nghĩ thấu đáo về một quan điểm và chia sẻ quan điểm đó một cách cân nhắc.

Có một sự thật thú vị là tác giả nhận ra chất lượng những “bình luận” ngày càng giảm chất lượng trong 10 năm trở lại đây. Nếu trước đây đó là những cuộc thảo luận lành mạnh với những câu trả lời có luận điểm được tìm hiểu cẩn thận thì ngày nay nó biến thành một mớ hỗn độn những lời bình luận thô thiển và thiếu tinh tế. Bạn hẳn cũng dễ dàng nhận ra sự thật này sau vài phút lướt chuột trên trang MXH Facebook của mình.

Nhưng “nghĩ kĩ” để làm gì? Đối với một nhà “sàng lọc xu hướng”, nghĩ kĩ sẽ giúp bạn nâng tầm thông tin thô mà bạn tiếp nhận được, và chính là con đường hiệu quả nhất giúp bạn tìm ra một “xu hướng” mà theo tác giả gọi là “xu hướng phi hiển nhiên”. Chữ “phi hiển nhiên” nhấn mạnh rằng bạn chính là người tìm ra xu hướng đó khi mà đa số người khác chưa nhận ra sự tồn tại của chúng.

Để biết rõ hơn về 3 thói quen còn lại mà tôi cho rằng là quan trọng nhất của nhà sàng tuyển xu hướng, hãy đọc ngay cuốn sách này nhé!

 

2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ SÀNG LỌC XU HƯỚNG

Những thói quen trên sẽ giúp ích bạn rất nhiều nhưng nó không phải là phương pháp để bạn tìm ra các xu hướng một cách chính xác nhất. Rohit đã, thật may mắn, chỉ cho chúng ta cách thức mà chính ông đã và đang thực hành, giúp ông thành công trong công việc tư vấn phát triển cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới để bắt kịp và đi trước thời đại.

Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là hiểu hiện tại”, câu nói được tác giả trích dẫn từ John Naisbitt -nhà tương lai học và tác giả cuốn Megatrend (siêu xu hướng)- đã giải thích một cách hợp lý cho phương pháp “Đống cỏ khô” mà Rohit Bhargava đưa ra trong cuốn sách của mình.

Thu thập – Tổng hợp – Đặt tên – Nâng tầm – Chứng minh” chính là 5 bước trong phương pháp có cái tên kì thú này. Nhưng đừng tưởng rằng Rohit đã cho chúng ta phương pháp thì bạn và tôi có thể trở thành những nhà tiên tri ngay lập tức. Tất cả những bước trong quá trình này thậm chí kèo dài nhiều ngày, nhiều tháng và tốn cả bạn kha khá công sức và cả…giấy mực. Nhưng đến khi kết quả hiện ra trước mắt bạn, mọi thứ bạn tiêu tốn chẳng đáng là bao. Bạn cũng đừng bao giờ bỏ cuộc giữa chừng, một xu hướng có thể đã âm ỷ từ lâu và bất chợt bạn sẽ tìm lại được điều gì đó khi lật giở lại trang hồ sơ bạn đã chăm chỉ lưu trữ từ nhiều tháng trước.

Bước “Đặt tên” là bước tôi cho là bước lý thú vô cùng. Thật tuyệt khi bạn chưa có con mà lại được đặt tên cho một thứ gì đó phải không? Những cụm từ như “Năng suất ám ảnh” (Obsessive Productivity), “Bản in quý giá” (Precious Print),…là những cái tên được dùng cho rất nhiều xu hướng thú vị trong các năm trước. Và bạn cũng có thể là “cha đẻ” của một xu hướng nếu bạn áp dụng hiệu quả phương pháp mà Rohit Bhargava đưa ra.

Một phần cực lý thú khác mà tôi cho rằng sẽ có tác dụng ngay trước mắt dành cho người đọc cuốn sách này chính là Bản báo cáo xu hướng phi hiển nhiên, được tác giả chọn lọc, chỉnh sửa qua từng năm tái bản. Năm 2015 tôi có cơ hội đọc cuốn sách và tất cả những  khái niệm “Ngôi sao hàng ngày”, “sự nhân từ mang tên thương hiệu”, “bán lẻ ngược”, “nghiên được thiết kế”,... đến giờ vẫn hằn sâu trong trí nhớ và giúp tôi rất nhiều trong công việc. Để biết những xu hướng mới nhất cho năm 2017, bạn chỉ cần ra cửa hàng và tậu ngay cho mình cuốn sách này thôi!

 

3. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG XU HƯỚNG

Tưởng hết mà lại chưa hết, Rohit đã mang thêm cho bạn đọc một đặc ân, đó chính là cách ông vận dụng để áp dụng những xu hướng mình đã tìm được. Quả là cuốn sách trọn gói có một không hai dành cho chúng ta.

Làm thế nào để áp dụng xu hướng cho việc kinh doanh? Làm thế nào để lập xu hướng bản đồ hành trình khách hàng? Xu hướng kể chuyện nên dùng ra sao? Làm thế nào để áp dụng xu hướng về chiến lược kinh doanh? Xu hướng về văn hóa doanh nghiệp sẽ phù hợp chứ?... Tất cả những thắc mắc ấy sẽ đều được giải quyết một cách cực hiệu quả thông qua các buổi “hội thảo”tổ chức theo cách của Rohit Bhargava.

Theo lời tác giả, “Hội thảo là khoảng thời gian xác định, nơi một cá nhân hay một nhóm người có thể tập trung thảo luận một khái niệm cụ thể và nảy sinh các ý tưởng hay để sử dụng khái niệm đó một cách hiệu quả”. Tại đây, những yếu tố cần thiết là phải có một nhà tổ chức hội thảo không thiên vị, một cuộc nói chuyện khuyến khích chia sẻ chứ không phê bình, hội thảo cũng cần được chuẩn bị một cách chuyên nghiệp và luôn luôn có sự nhắc lại và tóm tắt các nội dung trong suốt quá trình diễn ra buổi gặp. Những kinh nghiệm vừa rồi chính là chìa khóa vàng giúp mọi công ty và nhóm nhân viên có thể cùng nhau vận dụng một cách hiệu quả nhất những xu hướng mới tìm ra, là tiền đề để tổ chức thành công 4 hội thảo về xu hướng mới nhất được Rohit giới thiệu hết sức chi tiết và đầy gợi mở trong cuốn sách quý giá này.

Một trong những loại “hội thảo” đặc biệt ấn tượng với tôi là “Hội thảo xu hướng lập bản đồ hành trình khách hàng”. Hội thảo này đặc biệt nhấn mạnh vào những thay đổi nhỏ có thể áp dụng ngay lập tức nhằm tác động đến cách bạn bán hàng và mang lại trải nghiệm cho khách hàng.

Theo Rohit, Hội thảo dạng này nên được cấu trúc dưới dạng 3 mô hình phổ biến sau đây.

Đầu tiên là mô hình “Ngày trong cuộc sống”” – mô hình này tập trung vào việc thực hiện phương pháp từng bước một để tiếp cận khách hàng tại các điểm khác nhau trong ngày của họ. Sau đó ta có thể tận dụng các “xu hướng” để tác động đến một ngày của khách hàng, việc này khiến hành trình khách hàng biệt như thế nào và điều đó có ý nghĩa ra sao đối với việc cách thương hiệu tương tác với khách hàng trong những khoảnh khắc đó.

Thứ hai là mô hình “Khách hàng của tương lai”- những thảo luận trong hội thảo này tập trung vào việc so sánh hành trình hiện tại của khách hàng với cách hành trình đó có thể diễn ra dựa trên xu hướng bạn đã phát hiện ra. Mục đích để tìm ra cách tiếp cận và tác động dến những khách hàng này tốt nhất.

Cuối cùng là mô hình “Người áp dụng sớm” – hội thảo này được xây dựng trên cơ sở chú ý đặc biệt và áp dụng các bài học từ những khách hàng đầu tiên và quan sát họ trong bối cảnh xu hướng để tạo ra mô hình phù hợp.

Quả thật thú vị phải không các bạn? Nhưng tôi đoán rằng 3 loại hội thảo còn lại sẽ đem đến cho bạn nhiều bất ngờ hơn nữa, hãy chắc rằng mình không bỏ lỡ nhé!

Kết lại, “Đón đầu xu hướng” đã, đang và sẽ là cuốn sách gối đầu giường của vô số chuyên gia công nghệ và tiếp thị cũng như những nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giời. Nhờ có những chia sẽ hữu ích từ Rohit Bhargave mà “đón đầu xu hướng” trở thành điều có thể thực hiện được với bất cứ cá nhân và tổ chức nào. Thật là một sự thiếu sót lớn lao nếu bạn chưa được đọc nó ngay hôm nay để thậm chí thay đổi vận mệnh của chính mình. Rohit nói rằng “tương lai thuộc về những ai có thể học cách sử dụng khả năng quan sát để nhìn ra mối liên hệ giữa các ngành công nghiệp, ý tưởng, hành vi và tổng hợp lại thành một hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh ta”, và tôi tin rằng tương lai đó cũng đang nằm trong tay bạn.

Như Pablo Picasso đã nói, hãy học thuộc các quy tắc giống như một người chuyên nghiệp để có thể phá vỡ những nguyên tắc đó như một người nghệ sĩ, một ngày nào đó, khi hiểu rõ cách nắm bắt các xu hướng phi hiển nhiển này, tôi hi vọng rằng bạn sẽ không chỉ có thể tận dụng mà thậm chí còn đánh đổ chùng bằng một kiểu xu hướng khác do chính bạn tạo ra.

Dù sao thì, nếu ai đó đọc cuốn sách này sau bài viết của tôi, hãy để lại lời bình cũng như chia sẻ suy nghĩ của bạn nhé! Biết đâu, bạn và tôi sẽ có thể những câu chuyện lý thú để lưu trữ trong “hồ sơ xu hướng” của riêng mình.

Tác giả: Kim Dung - Bookademy

-----------------------------------------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy. Gửi CV (Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

                                                                          

Xem thêm

Người làm công việc sàng lọc có nền tảng học vấn khác nhau. Có người học hội họa và thiết kế. Có người học lịch sử hoặc nhân chủng học. Có người qua đào tạo bài bản và có bằng cấp nhưng có người chỉ là do đam mê như Herbert và Dorothy Vogel. Dù cho nền tảng học vấn là gì đi nữa thì họ đều có những thói quen giống nhau giúp họ trở thành bậc thầy trong việc thêm ý nghĩa vào những vật được sưu tập. Công việc sàng lọc không đòi hỏi bạn phải là chuyên gia hay nhà nghiên cứu hay học giả gì cả. Học được năm thói quen này sẽ giúp bạn phát huy sức mạnh của sàng lọc để giúp bạn khám phá các ý tưởng hay hơn và sử dụng các ý tưởng đó để phát triển óc quan sát sắc sảo hơn về hiện tại đang thay đổi nhanh chóng. TÒ MÒ – luôn muốn biết tại sao và luôn tìm cách tìm hiểu thêm về thế giới và cải thiện kiến thức của bạn bằng cách tìm hiểu thông tin và đặt câu hỏi. QUAN SÁT – học cách nhìn ra các chi tiết nhỏ trong các câu chuyện và hoạt động mà người khác có thể bỏ qua hoặc không thấy quan trọng. THAY ĐỔI LIÊN TỤC – chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác mà không vấn vương gì, hình thành định kiến sâu hoặc phân tích trên mức cần thiết từng ý tưởng ở hiện tại. NGHĨ KỸ – dành đủ thời gian để phát triển một quan điểm có ý nghĩa và kiên nhẫn xem xét các quan điểm thay thế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về một ý tưởng. TINH TẾ – tìm những cách đẹp đẽ để mô tả các ý tưởng giúp tổng hợp các khái niệm rời rạc theo một cách đơn giản và dễ hiểu. Trong 5 năm qua, tôi đã chia sẻ và dạy những thói quen này tại các hội thảo và lớp học dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp và sinh viên đại học. Tôi đã học được một điều đơn giản từ trải nghiệm này: tất cả chúng ta đều có khả năng tự nhiên học những kỹ năng này. Cái khó là bạn học cách áp dụng những kỹ năng này như thế nào. Để biết rõ hơn, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng kỹ năng một và một vài cách dễ áp dụng để học cách sử dụng những kỹ năng này. Làm thế nào để tò mò Bjarni Herjulfsson lẽ ra đã là một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất trong thời của ông.Thay vào đó, cuộc đời ông đã trở thành một câu chuyện cảnh báo về mối nguy hại của việc thiếu trí tò mò. Năm 986, ông giong buồm từ Na Uy cùng một đoàn thủy thủ đi tìm Greenland. Bị gió mạnh thổi trệch khỏi đường đi, con thuyền của ông trở thành con thuyền châu Âu đầu tiên trong lịch sử nhìn thấy Bắc Mỹ. Mặc cho thủy thủ đoàn van xin dừng lại, Herjulfsson từ chối và lái thuyền trở về đường đi đã định và cuối cùng đã tìm ra Greenland. Nhiều năm sau, ông kể lại câu chuyện này cho một người bạn tên là Leif Erikson. Anh bạn này nghe rất thích, bèn mua lại thuyền của Herjulfsson và tự mình ra biển. Như nhiều người trong số chúng ta đã học ở trường tiểu học, Leif Erikson giờ được nhiều người nhớ tới là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ–gần 500 năm trước Christopher Columbus. Câu chuyện của Herjulfsson minh họa cho một trong những sự thật thú vị nhất về trí tò mò (hay thiếu trí tò mò): tò mò là một điều kiện tiên quyết dẫn đến khám phá. Có trí tò mò hơn nghĩa là đặt ra câu hỏi tại sao mọi việc lại xảy ra như vậy và xử lý các tình huống hay chủ đề không quen thuộc với một thái độ ngạc nhiên, ngưỡng mộ. Là con người ai sinh ra cũng có tính tò mò. Thách thức là bạn phải liên tục tìm cách khám phá trí tò mò của mình mà không để cho nó phân tán tư tưởng mình. Khi đầu bếp và nhà tiên phong ẩm thực nổi tiếng Ferran Adrià được hỏi là ông thích ăn gì trong bữa sáng, câu trả lời của ông rất đơn giản: “Tôi thích mỗi ngày ăn một loại hoa quả khác nhau”. Hãy tưởng tượng bạn có thể thực hiện được ý tưởng đó không. Một trong những đặc điểm của tò mò là lúc nào cũng muốn biết về mọi thứ để có kiến thức rộng lớn hơn về thế giới, kể cả nếu kiến thức đó chưa hẳn là đã có tác dụng ngay lập tức.

Sách Đón đầu xu hướng của tác giả Rohit Bhargava. Đây là một trong những cuốn sách hiếm hoi mang lại hiểu biết vừa hữu dụng vừa giúp soi sáng đường đi cho doanh nghiệp. Đọc rất thú vị. Đón đầu xu hướng là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất đi đến thành công. Nhưng làm thế nào để nhận biết và phát triển một xu hướng. Bạn phải nhận định rõ ràng sự khác biệt giữa dự đoán xu hướng và đoán mò xu hướng. Điều khác biệt rõ ràng nhất chính để xác định đâu là xu hướng lớn sắp đến chính là sự quan sát nhu cầu hiện tại và sàng lọc trong quá trình phát triển để đón đầu. Một xu hướng lớn là một quan sát đã qua sàng lọc độc đáo về hiện tại đang thay đổi nhanh chóng. Các xu hướng lớn không bao giờ là những dự đoán về thế giới trong hai mươi năm tới. Những dự đoán đó hầu hết là đoán mò hoặc tư duy duy ý chí. Bạn nghĩ là năm 1997 có bao nhiêu nhà dự đoán xu hướng đã dự đoán về sự ra đời của cái gì đó giống như Twitter? Chính xác là không có ai cả. Nhưng nếu bạn nhận định dựa trên nhu cầu hiện tại và thay đổi trong tương lai gần thì bạn đã đón đầu được xu hướng. Và xu hướng đó chính là dự báo mạnh mẽ nhất và khả thi nhất mà bạn quyết định sẽ theo đuổi. Do đó đón đầu xu hướng không có nghĩa là xu hướng vô dụng. Những xu hướng mạnh mẽ nhất đưa ra dự báo về tương lai ngắn hạn dựa trên việc quan sát hiện tại. Và biết được tương lai ngắn hạn như thế nào có ý nghĩa nhiều hơn bạn tưởng đấy. Cuốn sách Đón đầu xu hướng chỉ bao gồm ba phần rất đơn giản nhưng mang đến cho bạn những cái nhìn và kỹ năng phát hiện xu hướng. Đôi khi đó chính là bước nhảy vọt cho sự nghiệp, cuộc sống của bạn.

Cuốn sách được chia thành ba phần đơn giản: Hầu hết các quyết định trong cuộc đời chúng ta diễn ra trong ngắn hạn, dù cách bạn đưa ra các quyết định ấy có khác nhau thế nào, Anh không nói nhầm chứ ?. Bạn quyết định khởi nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn, Anh không nói nhầm chứ ?. Bạn chọn người kết hôn chóng vánh.Bạn thay đổi công việc từ vị trí này sang vị trí khác, tất cả đều rất nhanh chóng. Không được làm như vậy.. Đón Đầu Xu Hướng Phần I nói về các phương pháp sàng lọc xu hướng của tôi mà trước đây tôi chỉ chia sẻ tại các cuộc hội thảo kín hoặc với sinh viên trên lớp, Bầu trời thật đẹp phải không anh ?. Bạn sẽ được biết về những huyền thoại dự báo xu hướng vĩ đại nhất, năm thói quen lớn của các nhà sàng lọc xu hướng và phương pháp sàng lọc xu hướng từng bước một của tôi mà tôi gọi là phương pháp Đống cỏ khô. Tôi không muốn điều đó xảy ra ngay lúc này!. Tại sao sàng lọc xu hướng lại quan trọng? Các quyết định dài hạn bắt nguồn từ ngắn hạn, do đó việc hiểu được thế giới đang thay đổi như thế nào trong thời gian thực có giá trị hơn nhiều so với việc tìm cách đoán xem điều gì sẽ xảy ra trên thế giới trong 20 năm tới. Đừng hiểu sai vấn đề!. Một xu hướng lớn là một quan sát đã qua sàng lọc độc đáo về hiện tại đang thay đổi nhanh chóng. Tại không không chứ?.Phần II là ấn bản năm 2015 của Báo cáo Xu hướng phi hiển nhiên, nói về 15 ý tưởng mới sẽ định hình kinh doanh trong năm tiếp theo, Tránh ra, mọi người tránh ra. Mỗi xu hướng có các câu chuyện và nghiên cứu đi kèm cũng như các ý tưởng để áp dụng xu hướng đó cho việc kinh doanh hay sự nghiệp của bạn. Thật không thể tưởng tượng được chuyện đó lại có thể xảy ra ngay lúc này.. Các xu hướng lớn không bao giờ là những dự đoán về thế giới trong hai mươi năm tới, hãy nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn.. Những dự đoán đó hầu hết là đoán mò hoặc tư duy duy ý chí, hãy nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn.. Bạn nghĩ là năm 1997 có bao nhiêu nhà dự đoán xu hướng đã dự đoán về sự ra đời của cái gì đó giống như Twitter? Chính xác là không có ai cả. Được vậy thì hay quá!. Trong phần này, tôi cũng thảo luận về tầm quan trọng của phản xu hướng (Chương 15) và làm thế nào để sử dụng “tư duy giao lộ” để nhìn ra quy luật giữa các ngành công nghiệp và các câu chuyện. Bạn có thể đọc cuốn sách này theo trình tự xuất bản hoặc bạn có thể nhảy cóc từ xu hướng sang kỹ thuật và ngược lại. Ra là vậy.Tuy nhiên điều này không có nghĩa là xu hướng vô dụng, Phải như thế chứ!. Những xu hướng mạnh mẽ nhất đưa ra dự báo về tương lai ngắn hạn dựa trên việc quan sát hiện tại, Phải như thế chứ!. Và biết được tương lai ngắn hạn như thế nào có ý nghĩa nhiều hơn bạn tưởng đấy. Vinh hạnh khi gặp anh. Phần III là những lời khuyên để làm cho các xu hướng trở nên dễ áp dụng, bao gồm cả hướng dẫn từng bước một dành cho các loại hội thảo khác nhau.