Tác phẩm vừa có nét hào hùng như một thiên sử thi viết về thời chiến, vừa có nét lãng mạn của tiểu thuyết tình yêu, nhưng điều khiến độc giả nhiều thế hệ tâm đắc nhất chính là tinh thần lạc quan đầy tin tưởng, là sức sống quật cường vượt lên nghịch cảnh của mỗi con người. Cho đến hôm nay, khi đã trải qua hàng thế kỷ, câu nói của Scarlett vẫn sống mãi trong tấm trí chúng ta như một liều doping lên dây cót tinh thần “Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới”.
Khi nhắc đến những tác phẩm kinh điển của văn học thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến cuốn tiểu thuyết lừng danh của nữ văn hào người Mỹ Margaret Mitchell – “Cuốn theo chiều gió”. Cuốn sách từng dành được giải thưởng Pulitzer cao quý về văn học và chuyển thể thành bộ phim xuất sắc bất hủ với thời gian. “Cuốn theo chiều gió” kể về cuộc đời nổi trôi nhiều biến cố của Scarlett O’hara – một cô nàng xinh đẹp và cá tính, mạnh mẽ và nổi loạn.
Bối cảnh cuốn sách được viết tại Georgia và Atlanta miền Nam nước Mỹ, trong thời kì chiến tranh loạn lạc và giai đoạn khủng hoảng sau tái thiết. Hiện lên giữa phông nền đổ nát của cuộc nội chiến đầy khốc liệt, vậy nên điều đầu tiên khiến chúng ta ám ảnh chính là những mất mát, tang thương mà bom đạn chiến tranh để lại. Giữa hiện thực tàn khốc ấy, động lực sống của con người như ngọn đuốc cháy bùng lên mạnh mẽ và Scarlett O’hara là minh chứng cho điều đó. Nhưng sự tàn phá nặng nề của cuộc nội chiến kia không phải là tất cả, vậy điều gì đã làm nên sức hút của “Cuốn theo chiều gió”? Có lẽ đó là những câu chuyện, những sự việc, xoay quanh mối tình trái ngang giữa hai kẻ ngông cuồng nhưng không kém phần cá tính, Rhett và Scarlett.
Scarlett sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có, nhưng ở cô không hề tồn tại vẻ dịu dàng, đài các của một thiên kim đại tiểu thư. Scarlett hệt như cây xương rồng, mạnh mẽ và gai góc. Cô sống bằng tất cả bản năng của một con người, dường như cô sinh ra là để đạp đổ hoàn toàn những định kiến và luật lệ trong xã hội. Có đôi lúc, tính tình nổi loạn và ích kỉ của Scarlett khiến người ta chán ghét cô, nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là những tính cách rất bản năng, rất đời, rất thật và ai cũng phải công nhận rằng nhà văn Margaret Mitchell đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Scarlett.
Sẽ rất bình thường nếu như Scarlett sống ở thời đại của chúng ta, nhưng sự tài tình của nữ văn hào người Mỹ chính là cách đặt nhân vật của mình vào một xã hội nhầm thời. Bà đã đẩy cô gái ngông cuồng ấy vào thời điểm loạn lạc của chiến tranh. Để từ đấy, những tính cách tưởng chừng đáng trách, đáng phê bình của Scarlett lại trở thành điểm sáng cho toàn câu chuyện. Trước đây Scarlett thưc sự chỉ là cô gái lỗ mãng, ích kỉ và thực dụng. Chỉ vì không có được tình cảm của Ashley mà cô ôm lòng thù hận với chính người chị hết mực yêu thương mình, là Melanie – cô gái dịu dàng nhân hậu. Cô sẵn sàng yêu đương, thậm chí là kết hôn với những người đàn ông khác chỉ để trả thù tình và thoả mãn những nhu cầu vụ lợi của bản thân. Cô cau có bực bội khi phải làm y tá chăm sóc cho những binh lính bị thương trong cuộc nội chiến.
Nhưng đó chỉ là Scarlett trong quá khứ, khi chiến tranh bùng nổ, nó như một phép thử để Scarlett được lột xác trưởng thành. Lúc này, tình yêu với mảnh đất Tara đã vượt lên cả tình yêu nam nữ. Dòng máu Ireland chảy trong người Scarlett, tình yêu đất nước của người Ireland bùng cháy trong huyết quản. “Bởi vì đó là vật duy nhất trên đời mãi tồn tại và bất cứ một người nào có được giọt máu Ireland trong huyết quản thì mảnh đất mà họ sống trên đó cũng giống như một bà mẹ hiền”. Scarlett vẫn cặp kè quyến rũ đàn ông, nhưng không phải vì mục đích trả thù tình hay thoả mãn tích ích kỉ cá nhân. Cô phải làm mọi cách để cứu lấy gia đình mình, để bao bọc cho những người dân ở mảnh đất Tara yêu quý.
Scarlett chính là lúa mạch đen, kiên cường mạnh mẽ. Khi cô trở về Tara, nơi đây không còn là mảnh đất xa hoa giàu có, tất cả những gì còn sót lại chỉ là khung cảnh chết chóc hoang tàn. Đây cũng là lúc Scarlett dấn thân vào mối quan hệ với những người đàn ông khác với mục đích tìm sự giúp đỡ và bao bọc. Trong số đó có Rhett Butler – một trong số rất nhiều gã trai mê mệt vì nàng. Nếu như ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ, Rhett đã nhận ra Scarlett chính là tình yêu đích thực của đời mình. Nhưng Scarlett thì không, ban đầu cô rơi vào mối tình tay ba với Ashley và Melanie, còn sau này cô lại đem tình cảm đi ban phát cho những gã đàn ông đổi lại là những tính toan vụ lợi. Cho đến phút cuối cùng, khi nhận ra Rhett mới chính là người cô đang tìm kiếm, nhưng đáng tiếc lòng kiên nhẫn nơi người đàn ông ấy đã cạn kiệt rồi.
Cả Scarlett và Rhett có một điểm giống nhau, họ đều quá đề cao lòng kiêu hãnh và tự trọng. Có lẽ đó cũng là lý do khiến câu chuyện tình yêu chưa kịp bắt đầu đã đi vào hồi kết. Rhett là gã đàn ông có bề ngoài bất cần phóng khoáng, nhưng anh ta lại sở hữu trái tim ấm nóng chân thành. Anh yêu Scarlett bằng tình yêu cháy bỏng, vừa mãnh liệt khát khao chiếm hữu nhưng ẩn khuất trong đáy mắt gã đàn ông si tình ấy là nỗi thất vọng thậm chí là bất lực không nói nên lời. Anh ta từng ghì chặt lấy Scarlett và rít lên trong tuyệt vọng: “Ừ đi, nói ừ đi đồ khốn!” Nhưng cuối cùng Rhett cay đắng nhận ra anh chỉ là người đi bên lề đáng thương, thừa thãi. Tình yêu và sự quan tâm che chở từ anh, không thể làm lu mờ hình bóng Ashley trong tim Scarlett. Lòng tự trọng bắt buộc anh dừng lại, còn cái tôi của Scarlett lại quá ngông cuồng, lòng kiêu hãnh không cho phép cô níu kéo. Và đó chính là quyết định sai lầm khiến cô ân hận mãi về sau. Khi Melanie đột ngột qua đời, cũng là lúc Scarlett nhận ra niềm ân hận trong cô đã nhân lên gấp bội, thứ tình cảm giữa cô và Ashley hoàn toàn không phải tình yêu, chằng qua chỉ là chút ảo tưởng mơ hồ huyễn hoặc.
Cuốn tiểu thuyết khép lại bằng hình ảnh Scarlett đứng giữa thềm Tara ngập nắng và câu nói đầy quyết tâm tin tưởng: “Sau tất cả ngày mai là một ngày mới”. Lúc này Scarlett không còn là cô tiểu thư ngang bướng và nông nổi, cô thực sự đã lột xác trở thành người phụ nữ mạnh mẽ, trưởng thành. Cô gạt nước nước mắt để vùng lên dũng cảm, như cô từng tuyên bố: “Phụ nữ có thể làm được bất cứ điều gì mà không cần tới đàn ông, trừ chuyện đẻ con”. Nhưng có lẽ Scarlett đã nhận ra rằng, câu nói của mình chỉ đúng nhưng chưa đủ. Cô có thể mạnh mẽ và độc lập để làm bất cứ điều gì mà không cần tới đàn ông, nhưng để tìm được một người yêu thương cô hơn cả bản thân mình, ngoài Rhett Butler có lẽ không một ai có thể thay anh làm điều đó.
Không giống với những câu chuyện tình truyền thống thường có phần kết rõ ràng viên mãn làm hài lòng độc giả, ở đây nhà văn Margaret đã xây dựng phần kết mở để người đọc tự do liên tưởng theo suy nghĩ chủ quan. Nhưng đây lại là phần kết được đánh giá rất cao vì tính logic, hợp lý với nội dung cốt truyện, cùng với đó là thông điệp đầy tin tưởng lạc quan vào cuộc sống. Câu chuyện kết thúc dường như để mở ra một sự khởi đầu, khi Scarlett đứng trước thềm Tara với quyết tâm đầy ăm ắp. Cuối cùng cô đã tìm ra ánh sáng cho cuộc đời mình, và ai trong chúng ta cũng tin rằng, với tính cách mạnh mẽ và quyết liệt, rồi Scarlett sẽ chạy thật nhanh đi tìm Rhett và đáp lại tình cảm của anh bằng thứ tình yêu chín chắn của một người phụ nữ trưởng thành.
Nguồn sưu tầm: https://goo.gl/8qsA9D
------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]
Lấy bối cảnh là nước Mỹ thời Nội Chiến và giai đoạn hồi phục sau đó, nên tất nhiên, bên cạnh chiến tranh, yếu tố phân biệt chủng tộc và chính trị là nguyên nhân chính dẫn tới các sự kiện trong truyện.
Đầu tiên là chiến tranh. Nhân vật chính là một cô gái, nên ta sẽ được quan sát những tác động của chiển tranh lên những người ở hậu phương. Khác với những người tham chiến phải dồn hết tâm trí vào những trận đánh, nơi số phận của họ được định đoạt trong chớp mắt. Thì những người ở lại, ngoài việc lo lắng cho người thân ở chiến trận, họ còn phải đối mặt với sự bất lực vì không thể tự định đoạt cuộc sống của mình.