Một con chó bị giết lúc nửa đêm. Ai đã giết con chó?
Tại sao lại giết nó? Quyển sách “Bí ẩn về con chó lúc nửa đêm” của Mark Haddon
đã mở đầu bằng những câu hỏi bủa vây như vậy. Khi tất cả đáp án được phô bày, một
câu hỏi lớn hơn hiện ra: “Cảm xúc của con người là gì và nó có thể phức tạp đến
đâu?”
Bảy phút sau nửa đêm, một con chó bị giết chết bởi cái
bồ cào đâm ngang họng. Tên chú chó là Wellington. Christopher John Francis là
người đầu tiên phát hiện thấy cái xác. Cậu bé quyết định lần theo manh mối để tìm
ra tên hung thủ.
Hãy khoan vội bắt đầu tìm hiểu về câu chuyện này, chúng
ta hãy làm quen với Christopher – nhân vật xưng “tôi” trước nhé.
Christopher là một cậu bé rất đặc biệt
Tính theo thời điểm trong truyện thì cậu hiện đang “15 tuổi 3
tháng 2 ngày”. Christopher vô cùng thông minh, cậu thuộc hết tất cả các số
nguyên tố cho tới 7057, biết tên tất cả các nước cùng thủ đô của chúng và giết
thời giờ bằng cách giải phương trình bậc hai không cần giấy bút. A, vậy ra cậu
bé này là một thần đồng.
Nhưng không, Christopher đặc biệt vì cậu bị mắc chứng “Khủng hoảng Hành
Vị”.
Đây
là một số chứng Khủng hoảng Hành vi của tôi
A.
Không nói chuyện với người khác trong một thời gian dài.
B.
Không ăn hoặc không uống bất cứ cái gì trong một thời gian dài.
C.
Không thích bị người khác chạm vào người.
D.
La hét khi tôi tức tối hay bối rối.
E.
Không thích ở trong một nơi quá chật cùng với người khác.
Christopher sống với bố, mẹ cậu đã qua đời cách đây 2 năm vì căn bệnh đau tim. Cậu không có một người bạn nào “là người”. Chú chuột Tobby là người bạn thân thiết nhất và những con vật xung quanh đều là bạn của cậu. Chú chó Wellington của bà Shears cũng là bạn của cậu ấy.
Cuộc điều tra bắt đầu
Đầu tiên, cậu đến hỏi tất cả những người trong khu
phố: bao gồm bà Shears, ông Thompson và bà Alexandar.
“Ông
(bà) có biết ai giết Wellington không?”
Câu trả lời luôn là “không”. Christopher không bỏ cuộc.
Cậu đã tưởng tượng một Chuỗi lập luận trong
đầu mình như thế này:
“1.
Tại sao bạn giết một con chó?
a)
Vì bạn ghét chó.
b)
Vì bạn điên.
c)
Vì bạn muốn làm bà Shears đau khổ.
2.Tôi
không biết ai ghét Wellington, vì thế nếu là (a) thì có thể là một người lạ.
3.
Tôi không biết ai điên, vì thế nếu là (b) thì cũng có thể là một người lạ.
4.
Hầu hết các vụ án mạng đều do một kẻ có biết nạn nhân gây ra. Thật vậy, rất có
thể bạn bị giết chết vì một người trong chính gia đình bạn vào ngày Giáng sinh.
Đây là thực tế. Do đó Wellington rất có thể bị giết chết vì một người biết nó.
5.
Nếu là (c ) thì tôi chỉ biết một người không thích bà Shears, và đó là ông
Shears, người biết Wellington rất rõ.
Cha của Christopher đã vô cùng tức giận khi biết con
trai đang điều tra vụ án quái quỷ này và yêu cầu cậu phải dừng việc phá án này
ngay lập tức.
Nhưng điều cả Christopher lẫn độc giả không ngờ được rằng, cuộc điều tra không chỉ tìm ra được hung thủ mà còn phát hiện một bí ẩn khủng khiếp hơn rất nhiều.
“Cha giết Wellington, Christopher ạ."
Cha đã thú nhận mọi tội lỗi. Hóa ra hung thủ mà cậu đang tìm kiếm lại chính là Cha của mình.
Bí mật được vạch trần
Bí mật khủng khiếp mà cậu phát hiện ra chính là:
Mẹ - cậu - vẫn - còn - sống.
Từng lớp bí mật như những con Domino, lớp này được
phát hiện lại đổ ngã lớp khác.
Hóa ra mẹ của cậu không chết, bà ta đã bỏ đi cùng tình nhân của mình – ông Shears. Khác với Cha, người luôn kiên nhẫn và yêu thương cậu, người mẹ quá mệt mỏi khi phải chăm sóc một đứa trẻ mắc chứng “Khủng hoảng hành vi”. Cậu luôn là nguyên nhân chính dẫn đến cãi vả của họ. Mẹ không thể chịu nổi cuộc sống này nữa. Qúa tức giận người vợ phụ bạc, Cha đã nói dối là Mẹ cậu đã chết và giấu hết mọi lá thư bà gửi. Trong nỗi cô đơn, ông có bà Shears an ủi và hi vọng có thể cùng cô tạo thành một gia đình. Nhưng khi hiện thực trái ngang, mọi uất hận trong 2 năm vỡ òa và khiến ông giết chết con chó.
Nhưng Christopher không hiểu hết mọi chuyện, chứng bệnh kì lạ làm cậu khó khăn trong việc nắm bắt cảm xúc và hành vi của chính mình và mọi người, cậu chỉ
cảm thấy sợ hãi Cha của mình. Ông đã giết con chó, đã nói dối mẹ đã chết và
không cho cậu gặp lại mẹ. Cậu bé đau đớn, sợ hãi.
"Cha đã giết Wellington. Nghĩa là ông có thể giết tôi, vì tôi không thể tin ông, dù cho ông đã nói: "Tin cha đi," vì ông đã nói dối về một chuyện tày đình."
Dù Cha đã cố gắng giải thích, làm mọi việc để trấn an nhưng cậu bé không thể nào bình tĩnh lại. Cuối cùng, Christopher bỏ trốn và đi tìm Mẹ theo địa chỉ cậu nhớ trong thư. Suốt một hành trình khó khăn, cậu cũng tìm được nhà Mẹ nhưng ông Shears lại không thích cậu bé. Cuối cùng Mẹ cùng cậu trở về quê cũ, làm lành lại với Cha.
Bài học về sự đồng cảm
Ẩn sau một câu chuyện có vẻ khó hiểu, đậm mùi trinh thám và khoa học lại là một quyển sách đầy tính nhân văn. Câu chuyện miêu tả đầy đủ và rõ nét suy nghĩ, cảm xúc của một đứa trẻ bị “Khủng hoảng Hành vi”. Christopher có thể hiểu hết những kiến thức toán và khoa học nhưng cậu lại không thể hiểu được cảm xúc của con người. Cả thế giới gọi cậu là “kẻ điên khùng”, họ khinh sợ và xa lánh cậu bé. Những đứa bé như Christopher cần nhiều hơn sự quan tâm, bao dung của những người xung quanh để giúp họ hòa nhập với cộng đồng.
Câu chuyện còn cho ta thấy những khó khăn của bậc
cha mẹ khi có những đứa con “đặc biệt”. Họ cũng mệt mỏi và kiệt sức vì phải
chăm sóc những đứa trẻ ấy.
"Đôi
khi cha nói: “Christopher à, nếu con không ngoan cha thề là cha sẽ đánh cho con
tối tăm mặt mũi.”, hay Mẹ nói: “Chúa ơi, Christopher, mẹ rất muốn bỏ con vào
nhà thương điên,” hay Mẹ nói: “Con đang đưa mẹ xuống mồ sớm đấy.” "
Nhưng dù khó khăn cực khổ, những bậc phụ huynh đó vẫn quyết làm mọi thứ để yêu thương và bảo vệ đứa con của mình. Chúng ta không khỏi xúc động trước những giọt nước mắt của Cha Christopher khi cậu bé không chịu quay về nhà với ông, không chịu nói chuyện với ông.
Đặc biệt kết cấu chương sách được đánh số theo các số nguyên tố. Xen kẽ các chương cốt truyện chính là các chương nói về những kiến thức mà Christopher có được. Đó điều là những kiến thức khoa học rất hay và bổ ích. Cảm giác như ta ghép những trang sách của quyển sách toán và sách văn học với nhau.
Kết luận
Câu chuyện mở đầu như một quyển sách “trinh thám”, dần trở thành một quyển sách “khoa học” và kết thúc là một quyển sách “văn học”. Khi đọc sách, cảm xúc của bạn được dẫn từ tò mò, kinh sợ rồi đến ngạc nhiên và cuối cùng là một nỗi buồn man mác.
Tác giả: Ng Ngọc Trâm - Bookademy
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.come/bookademy.vn
Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những quyển sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3
Cuốn tiểu thuyết "Bí ẩn về con chó lúc nửa đêm" của Mark Haddon là một câu chuyện hấp dẫn, cảm động và đôi khi gây nản lòng.
Ngay từ đầu, tôi bị thu hút bởi tiền đề độc đáo của câu chuyện: một cậu bé mắc chứng tự kỷ điều tra cái chết của một con chó. Christopher, người kể chuyện của chúng ta, là một nhân vật phức tạp và thú vị. Anh ấy là một thiên tài toán học, nhưng anh ấy cũng có những khó khăn trong việc hiểu và giao tiếp với những người khác.
Haddon đã làm một công việc tuyệt vời trong việc thể hiện thế giới của Christopher theo cách mà chúng ta có thể hiểu được. Anh ấy sử dụng một giọng kể chuyện khách quan và khô khan, giống như cách Christopher nhìn thấy thế giới. Điều này khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và hấp dẫn, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về những gì chứng tự kỷ có thể như thế nào.
Cuốn sách cũng là một câu chuyện cảm động về tình yêu và gia đình. Christopher có mối quan hệ phức tạp với cha mình, và anh ấy đang cố gắng tìm hiểu về mẹ mình, người đã bỏ đi khi anh ấy còn nhỏ. Chuyến đi của anh ấy để tìm ra kẻ giết người của con chó đã giúp anh ấy hiểu rõ hơn về bản thân và những người xung quanh.
Tôi nghĩ cuốn sách này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ ai quan tâm đến chứng tự kỷ hoặc đơn giản là muốn đọc một câu chuyện hấp dẫn và cảm động.