Thông minh, tài giỏi, mạnh mẽ, tự tin tạo nên một con người hoàn hảo. Nhưng... “một” con người hoàn hảo thì đừng mơ đến thành công.
Chúng
ta không ai phủ nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ. Đặc biệt là ở cuộc sống
hiện đại nơi mà số lượng người “follow”, những con số khủng trong danh sách bạn
bè từ lúc nào đó đã chễm chệ được lên hàng ưu tiên cho việc quyết định có muốn
“làm bạn” với người A,B,C,... hay không.
Cuộc
sống bây giờ phức tạp lắm, và phức tạp ở đây cũng nên được hiểu theo nghĩa khác
bởi hai chữ “thật” và “ảo”. Nếu ảo là một thế giới rộng lớn ở bề mặt thì thế giới
thật lại là nơi nhỏ bé, tìm ẩn có chiều sâu. Đó là thế giới mà chúng ta thật sự
cần, nó mang lại cho chúng ta nhiều sự hỗ trợ, lòng tin và tình thương giúp
chúng ta đạt được những thứ to lớn mà mình mong muốn.
Không
ai trong chúng ta có thể hành động một mình. Chúng ta cần cái nhìn và lời
khuyên của một nhóm tin cậy. Thông qua quyển sách “Ai che lưng cho bạn” của
Keith Ferrazzi sẽ chỉ cho chúng ta cách thiết lập một “đội ngũ trong mơ” cho
riêng mình dù ở bất cứ ngành nghề nào.
Đây là quyển sách tập hợp những phương thức thay đổi hành vi thành công nhất trên thế giới – từ những diễn đàn hỗ trợ đồng đẳng dành cho các nhà doanh nghiệp và nhà quản lý chương trình 12 bước của Weight Watchers – nhằm mang đến cho mọi người một kế hoạch tự thân kiến tạo những mối quan hệ và cơ cấu hỗ trợ, giúp bạn vượt lên mức tốt để đạt tầm vĩ đại. Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thành công không phải là thành quả của sự thông minh mà đến từ sự cần cù và quá trình hỗ trợ rất đặc trưng. Quyển sách này khai phá bí mật của quá trình hỗ trợ đó.
Thành
công không xuất phát từ bản thân con người bạn, mà phụ thuộc rất nhiều vào thế
giới thật - những người bạn kết thân và những hoạt động bạn chia sẻ cùng họ. Bạn
cần kết nối với họ để xác định điểm mạnh, điểm yếu, và tạo sự ràng buộc phải
thay đổi. Phương pháp tiếp cận mới này, nếu được thực hiện với những chiến thuật
thực tiễn và đúng đắn, sẽ tác động tức thời lên hành động của bạn trong hiện tại
và suy nghĩ về tiềm năng trong tương lai.
Đọc xong quyển sách này bạn sẽ học được cách:
Tư duy đúng đắn giúp bạn xây dựng mối quan hệ cứu sinh sâu sắc và đáng tin cậy hơn.
Vượt qua những thói quen đang cản trở sự nghiệp của bạn, một lần và mãi mãi.
Vươn xa hơn, nhanh hơn bằng cách đặt ra những mục tiêu phù hợp.
Áp dụng hình thức “đấu tập” như một công cụ hiệu quả để đưa ra
quyết định phục vụ thành công cá nhân.
Thay thế những “nghị gật” xung quanh bạn bằng những người thật sự hiểu và quan tâm đến bạn -những người sẽ buộc bạn phải chịu trách nhiệm đạt mục tiêu đã đề ra.
Hạ thấp bức tường che chắn và để người khác giúp đỡ mình
Keith Ferrazzi đã hướng dẫn cách thực
hiện từng bước các nguyên tắc uy lực làm nền tảng cho sự trưởng thành và thay đổi
cá nhân.
Trước hết cần hiểu rõ bản thân mình là
ai và thuộc thế giới nào. Không ai hiểu rõ bản thân ta hơn chính mình. Dù đi
đâu làm bất cứ việc gì chúng ta cũng cần xác định rõ mục tiêu, hướng đến và đặc
biệt nên nhận ra được thế mạnh thế yếu. Người thông minh là người biết phát huy
thế mạnh của mình một cách toàn diện. Tích lũy kiến thức là quá trình không có
điểm dừng. Thế nhưng đôi lúc chúng ta lại đi lạc hay vướn chân bởi rào cản của
thế yếu.
Những lúc như vậy bạn thật sự cần đến sự hỗ trợ của người đỡ đầu giúp bạn đi đúng con đường ban đầu và dĩ nhiên để đi được chúng ta cần bạn đồng hành là những chiếc phao cứu sinh. Ở đây mối quan hệ đỡ đầu như giữa người thầy và người thợ. Người đỡ đầu hào phóng chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết cho người học viên xứng đáng và đầy hăm hở. Còn mối quan hệ cứu sinh xảy ra giữa những người ngang hàng nhau, đồng đẳng, giữa những cá nhân song hành về mặt trí tuệ, những người bạn tâm tình.
Thẳng thắn mà nói dù chỉ đọc vài trang
đầu của quyển sách nhưng nó đã tác động khá lớn đến lòng tự tôn của tôi. Tôi
trước giờ là đứa tự cao, luôn đòi hỏi mọi thứ phải đạt đến mức hoàn hảo nhưng sự
hoàn hảo đó chỉ thực sự hoàn hảo khi chính bản thân tôi làm ra mà không cần sự
trợ giúp nào. Tôi đã coi thường những thành công đạt được nhờ sự giúp đỡ của
người này người kia mà không phải là một cá nhân đã được gọi tên. Tôi không phục.
Nhưng giờ đây tôi đã bị thuyết phục và
phải tự ngẫm lại mình khi đọc được những lời thế này:
Khái niệm kêu gọi sự giúp đỡ của người khác sẽ không làm thay đổi bản
thân bạn. Thực tế nó kêu gọi sự giúp đỡ và lời khuyên của người khác để giúp bạn
trở thành người mình mong ước. Hình thức giúp đỡ và phản hồi đồng đẳng này thường
là chiếc chìa khóa ít được nhắc tới đằng sau thành công của rất nhiều người đã
đạt tuyệt đỉnh mà tôi gặp gỡ hằng ngày.
Phải, tất cả những gì chúng ta cần đơn
giản là ba người, chỉ ba người để giúp ta thay đổi cuộc sống theo hướng tốt
hơn. Nhưng chắc chắn không phải ba người mà bạn mới nghĩ đến đâu.
Đầu tiên, thứ chúng ta cần chính là kiến
tạo nền tảng cho mối quan hệ cứu sinh. Để có được nó, thay đổi tư duy là thứ cần
thiết nhất lúc này. Tư duy cũng cần nơi để thực hiện, nơi đó phải là một không
gian đủ an toàn. Thực vậy, chúng ta không thể nói hết những lời tận sâu thẳm
trong lòng giữa nơi đất đá gập ghềnh-nơi đang đe dọa các mối quan hệ. Hãy mở
toang tiềm năng cá nhân và thiết lập một nơi an toàn nhất để ta được thoải mái,
tự do thử nghiệm những ý tưởng mới dù là những ý tưởng chán òm. Tận sâu thẳm,
chúng ta cảm thấy an toàn, và vì thế chúng ta chấp nhận rủi ro mặc sức cản đảm
thể hiện, bày tỏ những gì mình cần. Các mối quan hệ sẽ như cũ hoặc tốt nhất là
nên được củng cố thêm.
Từ đó chúng ta dễ dàng bộc lộ các lối
tư duy cần thiết
Quảng đại
Quảng đại là khi bạn dám chậm lại một
nhịp để mở lòng giúp đỡ những người xung quanh mình cảm thấy hài lòng với những
gì họ đạt được hay đơn giản là quý những tác động họ đang tạo ra. Vẹn toàn và thành công là cảm nhận mà
tác giả có được sau khi làm được điều này. Còn bạn, bạn có bỏ hết sự tranh đấu,
ích kỷ để quảng đại?
Bởi nhiều người phạm sai lầm khi nhìn cuộc đời qua ống kính khan hiếm, một trò chơi thắng thua, thay vì nhìn đời qua lăng kính thừa thãi, một cơ hội để chiếc bánh nở to hơn. Chúng ta có thể lấy đi bao nhiêu phần chúng ta muốn, người khác cũng thế - nhiều hơn rất nhiều so với nếu chúng ta nỗ lực đơn độc.
Một
trong những cách tối ưu nhất để xây dựng mối quan hệ sâu sắc với người mà bạn
đánh giá cao kiến thức và niềm tin chính là cho phép họ giúp đỡ bạn. Đây hoàn
toàn không phải hạ thấp bản thân, hay bản thân vô dụng. Bạn biết đấy, muốn ai
đó được phép bước vào cuộc đời chỉ khi bạn mở lòng dẫn dắt họ vào.
Người ta luôn thích cảm nhận được giá trị của lời khuyên của mình, rằng
người ta đang góp phần làm thay đổi nhau, rằng người ta được cần đến và được
trân trọng.
Ai nấy
đều hiểu rõ để có sự khắn khít hơn trong mối quan hệ không gì tốt hơn ngoài việc
chia sẻ đam mê. Đã là đam mê chẳng ai lại để nó bị động hoài một chỗ. Vì vậy,
người dễ dàng được giúp đỡ nhất là người mang khao khát thành công. Hãy nhớ, có
cho có nhận và chắc chắn sẽ lặp lại.
Chấp
nhận tổn thương
Đừng làm kẻ nhát – Hãy can đảm làm người chịu tổn thương
Vậy chấp nhận tổn thương là gì? Đó là sự can đảm thể hiện suy nghĩ
bên trong của bạn, cho dù là khuyết điểm, với một người khác.
Chính vậy mà Keith đã đề cập ngay từ đầu về
khái niệm không gian an toàn. Nơi dựng nên các mối quan hệ gần gũi đi lên từ những
sự chân thực tổn thương.
Nếu bạn
từng đọc qua Ngày xưa có một con bò, ắc hẳn vẫn nhớ Camilo Cruz đã nhắc đến mối
nguy hiểm của sự sợ hãi. Và ở Ai che lưng cho bạn một lần nữa đã nhắc đến sự đe
dọa này - nỗi sợ hãi hay sợ tổn thương sẽ
trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng chạy theo chúng ta, chạy theo trí tưởng tượng
biến hóa khôn lường giữa các mối quan hệ vốn dĩ không phức tạp như ta tưởng.
Nhưng chính Keith đã nhận ra rằng: “Nói về nỗi sợ hãi và làm cho bản thân bị
tổn thương, một cách đơn giản đã làm thay đổi tôi”.
Dài nhưng là sự diễn đạt logic, rõ ràng từng yếu tố đều giúp ta làm nên mối quan hệ trong mơ. Dù không thể ghi nhớ hết một lần thì ít nhất bạn cũng nên 1 lần nắm rõ tám điểm sau đây để làm được trong mơ ấy:
Kiến tạo môi trường chân thực quanh bạn
Tạm ngừng thành kiến
Truyền đạt điều tích cực
Chia sẻ niềm đam mê
Trao đổi về mục tiêu và ước mơ của bạn
Khám phá quá khứ
Điều gì làm bạn mất ngủ?
Bạn lo gì trong tương lai?
Thẳng thắn
Thẳng thắn là khả năng thực hiện những phê bình tích cực, quan tâm và có mục đích – đối nghịch lại với những trận chiến ồn ào, xoi mói hay thậm chí đơn giản là quay lưng lại và không thèm nhắc đến vấn đề.
Thực
sự, khi nhận được những lời góp ý thẳng thắn từ ai, bạn hãy vui. Dù nó có là lời
khó nghe hay làm bạn buồn đi nữa thì hãy trân trọng và cảm ơn họ. Bởi đó chính
là sự thể hiện của việc người ta đủ quan tâm đến bạn đến mức muốn bạn hoàn thiện
hơn. Việc thiếu thẳng thắn và oán giận đưa đến sự oán giận và tấn công thụ động.
Vậy tại
sao chúng ta không muốn lắng nghe sự thật? Vì nó làm chúng ta đau đớn!
Tiến sĩ Mart Goulston nói: một phần lý do vì sao chúng ta không muốn lắng nghe sự thật là vì chúng ta sợ rằng nó sẽ ảnh hưởng lan truyền đến toàn bộ cuộc đời ta. Như thể nếu tôi sai vì một điều, tôi có thể sai về toàn bộ mọi thứ! Thực tế, mỗi người đều có một số điều sai và một số điều đúng. Mỗi người đều giỏi về một số mặt,và không giỏi lắm về một số mặt khác. Một khi chúng ta thừa nhận rằng những điểm yếu sẽ không phủ nhận những điểm tốt của mình, chúng ta có thể phân loại các chỉ trích và không để nó xâm chiếm toàn bộ con người mình.
Thẳng
thắn đòi hỏi phải tham gia vào những cuộc tranh luận thực sự, căng thẳng, và thể
hiện sự quan tâm. Cũng như để người khác có thể sẵn lòng nói lên sự thật với bạn,
bạn cần thể hiện chân thật sự cần thiết khi tìm đến họ. Bởi mọi người thậm chí
bạn bè chí cốt của bạn sẽ không dám nói lên một sự thật phũ phàng nào đó, họ sợ
làm hỏng mối quan hệ hay nói cách khác họ sợ nhận rủi ro khi nói ra điều khiến
bạn đau đớn và chính họ cũng không thoải mái. Hãy nhớ mọi điều đều do bản thân
bạn, từ chính trách nhiệm của bạn.
Tuy nhiên, ở đây tác giả không bắt bạn phải thẳng thắn với tất cả mọi người, bạn chỉ nên bắt đầu thử với một số người bạn tin tưởng trong một môi trường không gặp bất lợi. Và khi đã thuận lợi hãy đưa thẳng thắn lên một tầm mức mới bằng cách:
Tìm những người mình tôn trọng
Tạo cơ hội
Thể hiện rõ ràng mỗi phản hồi đều là một món quà
Thừa nhận khuyết điểm
Nói cho người kia biết kế hoạch hành động dựa trên lời khuyên của họ
Đừng nói với họ những gì bạn muốn nghe
Đặt câu hỏi cụ thể
Chấp nhận hay bỏ qua – nhưng chọn hướng an toàn
Trả ơn
Trách nhiệm
Đơn
giản hãy nghĩ đến trách nhiệm của bạn cho một lời hứa. Hứa với bản thân, hứa với
ai khác. Hứa để đảm bảo một việc chắc chắn được xảy ra, tất nhiên theo chiều hướng
tốt. Nhưng hứa làm và sẽ quyết tâm theo đuổi đến cùng để hoàn thiện là hai chuyện
khác nhau, tất cả dựa vào tính trách nhiệm.
Nhận
lấy hậu quả không tốt từ bất cứ việc gì tự bản thân chúng ta làm, ít nhiều đều
khiến chúng ta buồn bã, mất mát, hơn hết là chùn bước. Vậy sẽ như thế nào nếu mọi
thứ được mang theo tính trách nhiệm cao hơn? Bạn sẽ làm gì để tìm ra những cách
mới và tốt hơn để buộc bản thân có trách nhiệm. Trách nhiệm cần được đảm bảo
mang theo sát bên tất cả các công việc, dù việc nhỏ hay việc lớn. Để nó trở
thành một đức tính sẽ không bao giờ là thừa.
Chúng ta làm tất cả các điều này vẫn để hướng đến mục tiêu cuối cùng chính là xây dựng đội ngũ trong mơ. Có chín bước chúng ta cần ghi nhớ
Diễn
đạt tầm nhìn
Tìm
mối quan hệ cứu sinh
Luyện
tập nghệ thuật ăn tối chậm
Mở
rộng chiến lược đặt mục tiêu
Thiết
lập bánh xe thành công cá nhân
Học
cách đánh nhau!
Chẩn
đoán điểm yếu
Cam
kết cải thiện
Làm giả đến khi đạt thật – và giữ chặt nó
Sẽ rất
mông lung và khó hiểu nếu để bạn tự mình ngẫm những câu ngắn gọn như thế. Nhưng
đây là một thách thức cho chính bạn. Hãy thử xem bao nhiêu người trong chúng ta
thực sự cần đội ngũ trong mơ này, và trong đó sẽ có bao nhiêu người đủ quyết
tâm tìm tòi đến cùng để giữ chặt tính trách nhiệm cho mong muốn ban đầu đã lựa
chọn.
Đọc
và hiểu là việc dễ dàng, nhưng để thứ bạn hiểu được thực hiện sẽ là bước chính
yếu quyết định sự hiệu quả sau cùng. Những phương pháp, cách thức lý thuyết cần
được đưa vào thực tế thực hiện một cách nghiêm túc, có kỹ luật.
Vì Keith là người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, nên các mấu chốt ông đưa ra luôn thiên về môi trường này, các ví dụ đời thực mà ông từng trải, hay từng chứng kiến được ông liên tiếp kể đến, làm minh chứng cho những điều ông nêu ra. Nên dẫu có chút nghi ngờ điều gì, bạn vẫn nên thử một lần tin và một lần thử ứng dụng.
Kết
Sau cùng, nếu bạn chỉ nhớ một điều trong quyển
sách này thì hy vọng bạn sẽ nhớ rằng chấp nhận tổn thương (một đặc điểm tư duy
bị mang theo tiếng xấu) có quyền năng rất lớn. Đừng cố trở thành một người
không phải là mình, và cũng đừng bao giờ lo lắng người khác nghĩ gì về mình.
Hãy tự tin thoát khỏi vương quốc đơn độc và dám là chính mình trong mọi hoàn cảnh
một cách thông minh nhất. Mối quan hệ và cộng đồng luôn là thứ quan trọng đối với
tất cả chúng ta như Robert F. Kennedy từng nói:
Chẳng
mấy ai đủ vĩ đại để bẻ cong lịch sử; nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể
làm thay đổi một phần sự kiện, và tổng thể của những hành động này sẽ quyết định
nên lịch sử của thế hệ hiện tại.
Cuộc sống sẽ luôn luôn và mãi mãi là hành trình đền đáp.
Tác giả: Kỳ Duyên - Bookademy
-------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]