Phát triển bản thân là một hành trình trọn đời
Bạn đã bỏ lỡ hạn chót bao nhiêu lần vì không đủ kiên trì khi cần phải làm vậy?
Bạn đã nhận được điểm kém trong các bài kiểm tra bao nhiêu lần mà lẽ ra bạn có thể làm tốt hơn chỉ vì không chịu đào sâu nghiên cứu?
Bạn thường xuyên thất bại trong việc phát triển bản thân ra sao không phải vì không có thời gian để đọc những cuốn sách hữu ích, mà là vì bạn đã dành trọn thời gian và tiền bạc của mình vào thứ ít giá trị hơn?
Tất cả những thiếu sót đó là kết quả của nhân cách, không phải năng lực. Vậy chúng ta phải làm gì đây?
15 nguyên tắc vàng về phát triển bản thân cung cấp 15 bậc thang đưa bạn tới đỉnh cao của sự toàn vẹn. Hãy đọc, trải nghiệm và áp dụng những bài học của cuốn sách cho riêng bạn. Hãy làm điều đó ngay hôm nay và hy vọng rằng, bạn sẽ trở thành một người tuyệt vời hơn trong tương lai lúc nào không hay bởi phát triển bản thân là một hành trình trọn đời.
Nguyên tắc 1: Có chủ đích – Sự phát triển không tự nhiên diễn ra
Khẩu hiệu của Nike: Just do it!
Chúng ta nghe thấy tiếng thở dài gần như mỗi ngày: thở dài, thở dài, thở dài.
Tôi chỉ không thể có động lực để … (giảm cân, kiểm tra đường huyết, học tiếng Anh, …) Và chúng ta nghe thấy những tiếng thở dài tương tự từ các nhận viên y tế về tiểu đường, những người không thể khiến bệnh nhân cảu mình thực hiện đúng những nguyên tắc dành cho người mắc bệnh tiểu đường và sức khỏe của họ.
Sự thật là động lực sẽ không đột ngột xuất hiện. Động lực không phải là thứ mà ai đó có thể trao cho hoặc áp đặt vào bạn. Toàn bộ ý tưởng về động lực là một cạm bẫy. Hãy quên động lực đi và làm bất cứ điều gì bạn mong muốn.
Hãy tập thể dục, giảm cân, kiểm tra đường huyết,… Làm những việc đó mà không có động lực và sau đó đoán xem. Sau khi bạn bắt đầu làm những việc đó, động lực sẽ xuất hiện và giúp bạn có thể dễ dàng làm việc đó.
Động lực cũng giống như tình yêu và hạnh phúc. Nó là một sản phẩm phụ. KHi bạn tích cực tham gia vào một việc gì đó, nó xuất hiện và tác động tới bạn theo một cách không ngờ tới.
Nguyên tắc 2: Nhận thức – Bạn phải hiểu chính mình để phát triển bản thân
Nhà báo kiêm tác giả Thomas L.Friedma, người đoạt giải Pulitzer khuyên rằng:
Dù bạn định làm bất cứ việc gì, đi du lịch ở bất cứ đâu vào năm tới, học tập ở đâu, tham gia vào lực lượng lao động hay dành thời gian rảnh để suy ngẫm thì đừng chỉ lắng nghe lý trí. Hãy lắng nghe trái tim mình. Đó là người cố vấn nghề nghiệp tốt nhất. Hãy làm điều bạn thực sự thích làm và nếu chưa biết đó là gì, hãy cứ tìm kiếm, bởi nếu tìm ra, bạn sẽ mang lại một điều gì đó cho công việc của mình, giúp đảm bảo rằng công việc của bạn sẽ không bị thay thế bởi máy móc tự động hoặc thuê ngoài.
Nguyên tắc 3: Chiếc gương – Bạn phải nhìn thấy giá trị ở bản thân và bổ sung giá trị cho bản thân
Cho dù bạn phải chịu đựng bi kịch gì hoặc mắc những sai lầm nào, bạn cũng có thể học hỏi và phát triển. Bạn có thể trở thành người mà bạn có tiềm năng trở thành. Bạn chỉ cần tin vào a ra một lựa chọn tốt, thực hành một kỷ luật nhỏ, bạn đang tiến gần hơn một bước đến đích. Hãy tiếp tục tiến lên và tiếp tục tin tưởng.
Nguyên tắc 4: Suy ngẫm – Học cách tạm dừng để sự phát triển có thể bắt kịp bạn
Những lời khuyên của Bob Buford trong cuốn sách The Second Half (Nửa sau cuộc đời) đưa ra những trải nghiệm về việc tạm dừng để sự phát triển bản thân có thể bắt kịp bạn:
Bạn sẽ không thể đi xa hơn nữa trong nửa sau cuộc đời mình mà không biết mục đích cuộc sống của bạn. Liệu mục đích cuộc sống của bạn có thể gói gọn trong một hay hai câu tuyên bố? Có một cách rất hay để bắt đầu xây dựng mục đích đó là sử dụng một số câu hỏi như: Đam mê của bạn là gì? Bạn đã đạt được những thành công nào? Bạn đã làm được gì vô cùng tốt? Bạn kết nối ra sao? Bạn thuộc về nơi nào? Những điều nên làm nào đã kéo bạn đi trong suốt nửa đầu cuộc đời? Những câu hỏi này và những câu hỏi tương tự khác sẽ dấn lối bạn để bạn trở thành người mà bản thân mong muốn; chúng sẽ giúp bạn khám phá những nhiệm vụ mà bạn sinh ra để thực hiện.
Nguyên tắc 5: Nhất quán – Động lực giúp bạn tiếp tục, kỷ luật giúp bạn phát triển
Trong cuốn sách Put your dream to the test (Trải nghiệm ước mơ) có viết rằng những lý do cho ước mơ của bạn càng thành thật bao nhiêu, tỷ lệ thành công của bạn càng cao bấy nhiêu. Nguyên tắc đó cũng đúng với sự phát triển. Càng có nhiều lý do để phát triển, bạn càng có nhiều khả năng thành công. Tất nhiên, trong một số trường hợp nhất định chỉ cần một lý do Tại sao thực sự hấp dẫn là đủ.
Nguyên tắc 6: Môi trường – Sự phát triển nở nộ trong những môi trường thuận lợi
Thay đổi bản thân nhưng không thay đổi môi trường, quá trình thay đổi sẽ diễn ra chậm chạp và khó khăn. Thay đổi môi trường của bạn chứ không phải thay đổi bản thân, quá trình phát triển sẽ diễn ra chậm chạp và ít phức tạp. Thay đổi môi trường của bạn và bản thân bạn , quá trình phát triển sẽ nhanh hơn và thành công hơn.
Nguyên tắc 7: Thiết kế - Để tối đa hóa sự phát triển, hãy đưa ra các chiến lược
“Nếu bạn không tự thiết kế bản kế hoạch cuộc đời mình, nhiều khả năng bạn sẽ rơi và kế hoạch của người khác. Và hãy đoán xem họ lập kế hoạch gì cho bạn? Chắc chắn là không nhiều đâu”_ Jim Rohn
Nếu bạn nỗ lực vì mục tiêu của mình, mục tiêu đó sẽ mang lại thành quả cho bạn. Nếu bạn nỗ lực vì kế hoạch của mình, kế hoạch đó sẽ mang lại thành quả cho bạn. Bất cứ điều gì tốt đẹp mà chúng ta xây dựng nên cuối cùng cũng sẽ giúp kiến tạo chúng ta.
Nguyên tắc 8: Nỗi đau – Quản lý tốt những trải nghiệm xấu sẽ dẫn đến sự phát triển tột bậc
Nhà thơ John Greenleaf Whittier có viết:
No longer forward or behind
I look in hope or fear;
But, grateful, take the good I find,
The best of now and here
Nếu có thể làm được điều đó, bạn không chỉ khiến cuộc sống của mình đáng sống hơn, bạn cũng khiến cho bài học cuộc sống trở nên dễ hiểu hơn.
Nguyên tắc 9: Chiếc thang – Sự phát triển của nhân cách quyết định mức độ phát triển cá nhân của bạn
Tính cách là một phẩm chất thể hiện nhiều đặc điểm quan trọng chẳng hạn như sự chính trực, sự can đảm, sự kiên trì, sự tin tưởng và sự thông thái. Không giống như những vân tay có sẵn từ lúc sinh ra và không thể thay đổi, tích cách là điều bạn tạo ra trong chính mình và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi.
Nguyên tắc 10: Dây chun – Sự phát triển ngừng lại khi bạn mất cảnh giác về khoảng cách giữa nơi bạn đang đứng và nơi bạn có thể đứng
Chúng ta đang già đi. Chúng ta sẽ không phải lúc nào cũng đạt được hiệu suất cao nhất. Nhưng tôi vẫn tiếp tục đọc, đặt câu hỏi, nói chuyện với những người thú vị, làm việc chăm chỉ và đón nhận những trải nghiệm mới cho đến khi nằm xuống. Quá nhiều người chỉ tồn tại chứ không phải sống! Rabbi Nachman từng nói: “Nếu ngày mai bạn không trở nên tốt hơn so với hôm nay thì bạn cần ngày mai để làm gì?”
I’m not where I’m supposed to be,
I’m not what I want to be,
But I’m not what I used to be.
I haven’t learned how to arrive;
I have just learned how to keep going.
Nguyên tắc 11: Đánh đổi – Bạn cần từ bỏ để trưởng thành
“Con người là một giống loài lý trí – ít nhất đó là những gì chúng ta tự nói về mình. Vậy tại sao chúng ta lại trở thành nô lệ của quá nhiều thói quen xấu? Đó là bởi vì nhu cầu của chúng ta về sự hài lòng trước mắt, thứ có thể biến chúng ta thành những thể sống thụ động, thiếu suy nghĩ nhất”_ Daren Hardy, The Compound Effect.
Nguyên tắc 12: Tò mò – Luôn đặt ra câu hỏi tại sao?
Tác giả Dorothy Parker cho hay: “Phương pháp chữa lành sự nhàm chán là sự tò mò. Không có cách nào chữa được sự tò mò”. Điều đó rất đúng. Khi bạn tò mò, cả thế giới mở ra trước mắt bạn và rất ít hạn chế về những gì bạn có thể học và cách bạn có thể phát triển.
Nguyên tắc 13: Làm gương – Rất khó để tiến bộ khi bạn chẳng có ai để học tập
Chuck Swindoll từng hùng hồn tuyên bố trong cuốn sách The Finishing Touch:
Chúng ta cần có nhau. Bạn cần ai đó và ai đó cần bạn. Chúng ta không phải là những hòn đảo biệt lập.
Để biến điều này trở thành công việc cả đời, chúng ta cần hỗ trợ và dựa dẫm vào nhau. Cho đi và nhận lại. Thú nhận và tha thứ. Tiếp cận và nắm lấy. Thả ra và dựa vào … Vì không ai trong chúng ta là một tổng thể, độc lập, tự mãn, siêu năng lực, nên chúng ta hãy từ bỏ việc tỏ vẻ là người như vậy. Cuộc sống đã đủ cô đơn ngay cả khi chúng ta không đóng vai trò ngớ ngẩn đó. Trò chơi đã kết thúc. Chúng ta hãy kết nối.
Nguyên tắc 14: Mở rộng – Phát triển luôn tăng cường khả năng của bạn
Not enjoyment and not sorrow is our destined and always;
But to live that each tomorrow finds us further than today.
Nguyên tắc 15: Đóng góp – Phát triển bản thân giúp bạn phát triển người khác
George Bernard Shaw, nhà văn đoạt giải Nobel văn chương năm 1925, hiểu rằng việc sử dụng tốt nhất cuộc sống của một người đó là phục vụ người khác:
Đây là niềm vui đích thực của cuộc sống, được sử dụng cho một mục đích được công nhận bởi chính mình như một người phi thường; là một động lực của tự nhiên thay vì một cơ thể đầy những phiền não ích kỷ và phàn nàn rằng thế giới sẽ không nỗ lực để làm cho bạn hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng cuộc sống của tôi thuộc về cộng đồng, và miễn là tôi sống, thì đặc ân của tôi là cống hiến bất cứ điều gì tôi có thể. Tôi muốn được sử dụng triệt để đến khi nằm xuống, vì tôi càng làm việc chăm chỉ, tôi càng sống có ý nghĩa. Tôi vui mừng tận hưởng cuộc sống. Cuộc sống với tôi không phải là một ngọn nến mong manh. Nó là một ngọn đuốc sáng mà tôi nắm giữ trong chốc lát và làm cho nó cháy sáng rực rỡ trước khi trao nó lại cho thế hệ tương lai.
Kết
Áp dụng nguyên tắc đóng góp vào cuộc sống
Mong muốn cơ bản trong cuộc sống của bạn là gì: Là sự tự mãn hay tự phát triển? Những nỗ lực của bạn được thiết kế để khiến bạn cảm thấy tốt? Hay cảm thấy tốt nhất? Mục tiêu của bạn là thành công? Hay để đạt được ý nghĩa? Bạn đang cố gắng đạt được thành quả để có thể cảm thấy hạnh phúc? Bạn đang cố gắng đặt mình vào một vị trí có thể giúp đỡ những người khác giành chiến thắng?
Những sự khác biệt này có thể rất nhỏ nhưng lại thực sự tạo ra sự khác biệt. Cố gắng để cảm thấy thỏa mãn là một sự bồn chồn không dứt bởi bạn sẽ không bao giờ hài lòng tuyệt đối với sự tiến bộ của bạn. Cố gắng phát triển bản thân là một cuộc hành trình không hồi kết và sẽ luôn truyền cảm hứng cho bạn, bởi vì mọi tiến bộ đều là một chiến thắng; thế nhưng sẽ luôn có những thách thức mới để kích thích và truyền cảm hứng cho bạn.
Hãy chắc chắn rằng không ai sở hữu bạn. Lập ra danh sách những người quan trọng trong cuộc sống của bạn. Bây giờ hãy suy nghĩ về mối quan hệ và xác định xem là bạn là người cho đi hay nhận về chủ yếu hay ở mức trung bình.
Nếu bạn chủ yếu là người nhận về, thì bạn cần điều chỉnh để đối phương không có quyền kiểm soát bạn. Bạn làm điều đó bằng cách nào? Bằng cách nỗ lực để cho đi trong cuộc sống mà không màng nhận lại. Bạn có thể làm điều này khoog chỉ với gia đình và bạn bè của bạn, mà ngay cả với cấp trên của bạn. Nỗ lực làm nhiều hơn mức tổ chức trả tiền cho bạn để làm. Không chỉ những người bạn làm việc cho và làm việc cùng sẽ coi trọng bạn mà bạn cũng sẽ bổ sung giá trị cho họ. Và nếu bạn có cơ hội chuyển sang những điều lớn hơn và tốt đẹp hơn, bạn sẽ có thể làm vậy với suy nghĩ rằng bạn đã luôn cho đi hết sức.
Hãy đặt mọi người lên trước trong cuộc sống của bạn. Hãy viết ba đến bảy mục tiêu ước mơ hàng đầu của bạn. Bây giờ hãy ghi ra tên của những người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Hãy trung thực với chính mình. Ai là người đầu tiên? Mọi người? Hay mục tiêu và ước mơ của bạn?
Hãy quyết định đưa những người khác lên trước trong lịch trình của bạn. Đặt gia đình lên trước công việc. Đặt sự phát triển của mọi người tại nơi làm việc trước sự tiến bộ của bạn. Cam kết với nó, và sau đó mời những người khác trong cuộc sống của bạn quan sát để buộc bạn có trách nhiệm với việc đó. Và hãy nhớ, đôi khi những hạt giống mà bạn gieo trồng phải mất một thời gian dài để phát triển.
Nhưng bạn sẽ luôn thấy một vụ mùa bội thu.
Tác giả: Phương Anh - Bookademy
------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]
Đây là cuốn sách đầu tiên tôi đọc sau ba tháng và là bài đánh giá đầu tiên tôi viết sau hơn sáu tháng, vì vậy việc viết cuốn sách này vào lúc này có cảm giác hơi kỳ lạ. Tôi rất vui vì tôi đã đọc cuốn sách này. Nó đã được một trong những giáo sư yêu thích của tôi giới thiệu cho tôi và tôi sẽ vui vẻ giới thiệu nó cho những người khác. Trong số rất nhiều thông tin chi tiết/lời khuyên trong cuốn sách này: Tác giả, John Maxwell, khuyên bạn nên làm tình nguyện để có thêm 10% thời gian làm việc của mình, tức là 4 giờ tình nguyện ngoài một tuần làm việc 40 giờ. đứng đầu lớp thì bạn vào nhầm lớp rồi." Nếu bạn muốn ước tính thực tế về mọi thứ, Maxwell khuyên bạn nên nhân đôi ước tính ban đầu của mình. Ví dụ, nếu bạn cho rằng một dự án nào đó sẽ mất một tháng để hoàn thành, hãy lên kế hoạch thực hiện nó trong hai tháng. Câu nói yêu thích của tôi trong cuốn sách này: "Lãnh đạo giỏi là làm mọi người thất vọng ở mức độ mà họ có thể chịu đựng được."