Có một thời kỳ mà khi nhắc đến các thế hệ cha ông chúng ta vẫn còn lưu giữ biết bao kỷ niệm, những thế hệ mai sau cũng thường được nghe các câu chuyện về cuộc sống “thời bao cấp”. Đó là giai đoạn mà đất nước vừa giành được độc lập, với muôn vàn khó khăn và ở thời kỳ ấy con người chịu biết bao vất vả. Bài viết này sẽ tập hợp những tựa sách viết về thời bao cấp nổi bật dành cho những ai muốn có cái nhìn toàn diện hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước.

Thương Nhớ Thời Bao Cấp – Thành Phong & Hữu Khoa



Đây là cuốn sách viết về thời bao cấp tập hợp những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè tới những biển hiệu bán hàng, khúc đồng dao… quen thuộc trong thời kỳ bao cấp. Từ những thành ngữ, tục ngữ đó, họa sĩ Thành Phong và họa sĩ Còm (Hữu Khoa) vẽ lại những minh họa sống động, hóm hỉnh. Cuốn sách như một chuyến viễn du đưa độc giả trở lại thời bao cấp cuối thể kỷ 20. Ở thời kỳ ấy, tư duy phân phối bao cấp ăn sâu vào từng ngõ ngách nhỏ của đời sống người dân miền Bắc.

Sống Thời Bao Cấp – Ngô Minh



Thời bao cấp trong mỗi người lớn tuổi là một cảm xúc khác nhau, có người nhớ về như một giai đoạn lạc hậu và bảo thủ, người cho đó là thời của những ấu trĩ hồn nhiên, đáng trách nhưng không đáng giận. Qua tác phẩm này, nhà văn Ngô Minh đã làm “sống lại” thời bao cấp  – một giai đoạn phát triển của đất nước sau chiến tranh – với cái nhìn riêng, vừa buồn cười vừa cay đắng, vừa giận vừa thương, vừa muốn quên đi vừa không thể không nhớ.

 Chuyện Thời Bao Cấp – Nhiều tác giả   


 

Thời bao cấp, công nhân, viên chức hầu hết phải ăn cơm ở bếp tập thể. Những cặp vợ chồng, hoặc những đôi trai gái yêu nhau ở cách xa vài chục cây số thường chỉ đến được với nhau vào ngày chủ nhật, và đi bằng xe đạp. Bao nhiêu Chuyện thời bao cấp, đối với những người trong cuộc, bây giờ kể lại cho nhau nghe, vẫn cười ra nước mắt. Cực thì cực thật, nhưng đó là một thời không thể làm khác và nó đã để lại những dấu ấn khó quên, với nhiều kỷ niệm vui buồn về nhân tình thế thái. Thế hệ 8X, 9X,… ngày nay nên đọc để có thể hiểu được về thời kỳ gian khó mà thế hệ ông bà, cha mẹ đã trải qua. Từ đó, thấy được những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới, thêm quý trọng và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, nỗ lực phấn đấu lao động, học tập, góp phần dựng xây đất nước giàu mạnh, xứng đáng với thế hệ đi trước.

 Việt Nam Từ Thời Kỳ Bao Cấp Đến Thời Kỳ Đổi Mới – PGS.TS. Đức Vượng



Cuốn sách viết về thời bao cấp cho đến giai đoạn đổi mới này được biên soạn để khẳng định vị thế và uy tín của Đảng ta trên con đường lãnh đạo cách mạng và lãnh đạo đất nước trong thời kỳ hội nhập. Nội dung cuốn sách là kết quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc, tổng thể, xuyên suốt của tác giả về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh.

 Hà Nội Một Thời – John Ramsden


 Cuốn sách ảnh Hà Nội một thời tập hơp 110 bức ảnh về những khoảnh khắc, gương mặt đời thường của Hà Nội thời bao cấp với những điểm đặc trưng nhất tạo nên chất Hà thành: những ngõ phố, hàng cây cổ thụ, quán phở vỉa hè, tàu điện, chợ hoa Tết… Những bức ảnh này được tác giả John Ramsden chụp với góc hẹp nhưng lại mở ra một không gian vô tận của cảm xúc và trí tưởng tượng, mang đến cho người xem ấn tượng về một Hà Nội thanh bình, tĩnh lặng.

Chiều Chiều – Tô Hoài



Đây là cuốn sách viết về thời bao cấp của tác giả Tô Hoài với những câu chuyện kể ôn lại kỷ niệm của một con người đã kinh qua một giai đoạn lịch sử của đất nước nhiều gian khổ. Tô Hoài đưa chúng ta về một làng quê Bắc bộ với những câu chuyện từ “cải cách ruộng đất” rồi “sửa sai”, từ “thời bao cấp”, “làm hợp tác xã” đến “đổi mới sang kinh tế thị trường”… Cả một thời kỳ lịch sử đầy biến động hiện lên chân thực với bao số phận, bao cảm xúc buồn vui lẫn những điều oái ăm, ngang trái…. Đọc Chiều chiều, ta thấy Tô Hoài như chính lão Ngải kia – ngày ngày vẫn ngồi bên bụi tre lép, bên ấm nước chè vò, mắt nhìn xa xăm, nhớ chuyện cũ, người xưa mặc thế thái nhân tình đổi thay…

 Giấc mơ hóa rồng - Huỳnh Bửu Sơn



Giấc mơ hóa rồng là chặng đường 25 năm mà tác giả Huỳnh Bửu Sơn – chuyên gia kinh tế – với tư cách người cầm bút đã trải qua và ghi lại, chứa đựng những trải nghiệm sống động và biết bao trăn trở của một trí thức từ ngày đất nước đổi mới. Các bài viết của ông với ngôn từ duyên dáng nhưng lập luận chặt chẽ, văn phong bay bướm nhưng tính thuyết phục cao, trình bày những vấn đề gai góc bằng tất cả tâm tình, đã lôi cuốn một số lớn độc giả của các báo mà ông từng cộng tác như Tuổi Trẻ, Lao Động, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Giấc Mơ Hoá Rồng là tập hợp những trăn trở và mong ước không chỉ của tác giả mà còn là của bất cứ ai trông chờ vào những giải pháp đúng đắn nhằm đưa đất nước ra khỏi vòng xoáy của nghèo nàn lạc hậu, mà trong chừng mực cứ như đang nằm ngoài tầm với của chúng ta. Đó là những thách thức của chiến lược thời mở cửa, những giải pháp “khai thông huyệt đạo” để đi đến một tương lai thịnh vượng, cũng như đâu là những bước ngoặc trên con đường làm giàu, đưa nền kinh tế đất nước vượt vũ môn.

Nguồn: downloadsach.com

--------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: 

https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Tham gia Bookademy cộng đồng để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị,

đăng ký CTV tại link:  https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

 

 

Xem thêm

Họa sĩ Thành Phong nổi tiếng với cuốn sách tranh thành ngữ mới “Phê như con tê tê”. Năm năm sau cuốn sách gây chấn động làng xuất bản, Thành Phong cùng họa sĩ Còm lại cùng thực hiện cuốn sách tranh – thành ngữ về một chủ đề được nhiều người quan tâm: thời bao cấp. Hình ảnh về bà Ba béo được Thành Phong vẽ từ nội dung bài đồng dao quen thuộc. Cuốn “Thương nhớ thời bao cấp” là tập hợp những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè tới những biển hiệu bán hàng, khúc đồng dao… quen thuộc trong thời kỳ bao cấp. Từ những thành ngữ, tục ngữ đó, họa sĩ Thành Phong và họa sĩ Còm (Hữu Khoa) vẽ lại những minh họa sống động, hóm hỉnh, gần gũi mà đặc sắc. Cuốn sách như một chuyến viễn du đưa độc giả trở lại thời bao cấp cuối thế kỷ 20. Ở thời kỳ ấy, tư duy phân phối bao cấp ăn sâu vào từng ngõ ngách nhỏ của đời sống người dân miền Bắc. Hiển hiện trong những câu thành ngữ, tục ngữ tranh vẽ là một thời kỳ đầy khó khăn, với những nỗi lo lắng nhọc nhằn, sự thiếu thốn nhu yếu phẩm căn bản như cái khăn mặt, túi cá khô, một cuốn sổ gạo hay cục gạch xếp hàng. Nhưng xem tranh hai họa sĩ, vẫn thấy vượt hẳn lên cái nhìn lạc quan, điềm tĩnh, cùng thái độ phản biện hài hước, vui tươi. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – nói ông tin cả những người đã trải qua thời bao cấp lẫn thế hệ sinh sau Đổi mới khi đọc những sáng tác này sẽ nhận ra rằng cuốn sách này không chỉ để giải trí.

Khi đọc Tô Hoài, dù một tác phẩm in lại, nếu đọc kỹ, chúng ta vẫn thu hoạch được những kiến thức mới và hiểu được thời tiết văn nghệ. Điều lý thú khác khi đọc Chiều Chiều là những bí ẩn kia do bản thân Tô Hoài kể ra sau 50 năm. Từ những hồ sơ, người đọc biết những gian nan một thời của Đồ Phồn, Trinh Đường, Phan Kế An... và thêm một số chuyện khác. đọc Chiều Chiều của Tô Hoài mới biết thêm nhiều oan khuất không ngờ tới. Và biết thêm về đời sống văn chương của một thời chưa xa vắng. Về những oan khiên đè nặng lên cuộc đời những Đặng Đình Hưng, Trần Đức Thảo, Trần Huyền Trân, và những gian nan của Nguyễn Bính (tr. 228).Đọc Tô Hoài sẽ bắt gặp nhiều nét bình thường trong đời sống hàng ngày, bên cạnh những ký họa về Hoàng Trung Thông hay Phùng Quán. Có thể nói, Chiều Chiều là con sông dài, qua bao nhiêu ghềnh thác vẫn tiếp tục xuôi dòng hồi ức 80 năm của Tô Hoài mà vẫn chưa hò hẹn ngày xuống đồng bằng hay đổ ra biển cả. Vậy Chiều Chiều đã mang lại cho người đọc những cảm thụ gì mới? So với những tự truyện trước, Chiều Chiều nặng phần phê phán những gì mà tác giả đã trải qua; ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp. Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ những năm 1955-1970, về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường lớp chính trị, về đời sống Hà Nội từ những ngày tiếp thu qua những đợt sơ tán, đặc biệt là những ngày nhà văn Tô Hoài, trưởng khu phố (1965-1972) phải đi mai phục “bắt gái điếm” (tr. 294) và “những người giặt xi líp thuê cho gái điếm” (tr. 288)... Hà Nội thanh lịch của Tô Hoài trong các hồi ký trước, đến Chiều Chiều bỗng sực mùi hiện thực mà lần đầu tiên, Tô Hoài đã dành cho “việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ” (tr. 300). Ngôn ngữ này sẽ làm ngạc nhiên nhiều độc giả vì lạ lẫm ở hành văn Tô Hoài, một tác giả duy mỹ, có cả một chủ trương về chữ nghĩa, mà từ 1959 anh đã gọi là “chủ nghĩa tiếng nói”. Chữ ỉa đái không chứng minh, mà cũng không phản biện, “chủ nghĩa tiếng nói” của Tô Hoài; theo tôi, nó chỉ chứng tỏ cụ Tô... bực mình; cụ bất bình về chính sách vệ sinh thời đó, mà phải phớt tỉnh, cho đến Chiều Chiều thì nó bật ra. Sự đời, rồi đến tình người, cụ bực nhiều chuyện lắm; thậm chí cụ gắt gỏng ngay với con sông Tô lịch “tuyệt vời nhất châu Á” (!) (tr. 267) mà một đời cụ chắt chiu trong trí tưởng: cái tên Tô Hoài còn có nghĩa là hoài vọng sông Tô.

Cuốn hồi kí là những câu chuyện đầy kỉ niệm của tác giả . Đó là những năm tháng Tô Hoài đi thực tế ở Thái Ninh – Thái Bình. Những năm tháng Tô Hoài trực tiếp sinh hoạt với người dân, tham gia sản xuất, tham gia cải cách. Thời gian ấy là thời gian rất quý giá bởi tác giả được hòa vào dòng chảy của cuộc sống, được tận mắt chứng kiến những thăng trầm đang diễn ra, tất cả trở thành những chất liệu phong phú trong các câu chuyện mà ông ghi lại. 

Từ những chuyện tham gia hoạt động các đoàn thể: “Tôi được giấy gọi đi học trường Nguyễn Ái Quốc khóa 1961” [24. 116]. Sau đó “Ở trường về, tôi lại được bầu vào ban chấp hành đảng bộ, lại tiếp tục như đã làm hai năm trước khi đi học. Đã sát nhập Đảng đoàn Văn hóa và Văn nghệ. Về Đảng bộ, đã thành lập Đảng bộ Văn hóa Văn nghệ. Bí thư Hà Huy Giáp, chịu trách nhiệm chung, phó bí thư tôi nắm khu vực các hội văn học nghệ thuật” [24. 184], đến những chuyện đời thường ở khu phố - những chuyện đời thường, nhỏ nhặt, rối rắm như “mớ bòng bong” [24. 204]: chuyện có một ông lão ở nhà ba tầng “người nhỏ thó, mặt và râu nhợt nhạt, áo sơ mi trong áo vét tử tế nhưng đã cũ. Cụ ra vỉa hè, ngồi xuống vén ống quần. (…). – Trong sổ hộ khẩu tên cụ là Vi Văn Định” [24. 219, 220]; chuyện không được nuôi chó ở khu phố vì sợ chó bị dại; rồi chuyện mẹ con nhà một chị lên xin trước cái tem phiếu để đem bán lấy tiền đong gạo cho con; chuyện đứa trẻ con chết dưới hồ; chuyện mở lớp học chữ quốc ngữ, khi khai mạc thì: “Bỗng “choang” một tiếng, vỡ cái bóng điện tối om. Nhớp nháp trên trán, tôi sờ thấy ươn ướt, nhưng ngửi không tanh, không phải chảy máu.(…). Tôi cúi nhặt được nửa quả mò ném vào mặt tôi. Quả mò đã chín nát nhoe nhoét, trơ cái hạt cứng. Trán tôi sưng bằng quả ổi” [24. 26]; rồi cả chuyện có gia đình cố tình trốn không cho con đi lính; chuyện cái nhà vệ sinh ở khu phố v.v. Mọi chuyện thường nhật của cuộc sống đi vào hồi ký của Tô Hoài không chỉ để người đọc rò hơn về một thời đã sống đã trải của nhà văn của lịch sử, mà còn góp phần khẳng định nét đặc sắc trong hồi ký của Tô Hoài.

Nếu như thời bao cấp là tên một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy trước năm 1975. Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20 làm cho nền kinh tế tụt hậu, suy giảm, kém phát triển. Nhưng “Thướng nhớ thời bao cấp” đã cho chúng ta một cái nhìn mới lạ, ngộ nghĩnh về thời bao cấp này qua các câu ca dao tục ngữ, câu ca vần vè đi kèm với hình minh họa. Hình ảnh trong sách mang tính biếm họa cao, vui nhộn, hài hước, nói về nếp sống ăn sâu vào người bắt trong thời bao cấp. Cuốn sách đã lưu giữ lại chút gì đó về thời bao cấp, một thời bi tráng của dân tộc, để truyền lại cho con cháu mai sau tìm hiểu đôi chút về ông bà khi xưa chứ không phải chỉ biết đến qua sách vở và vài câu khái niệm đơn giản, khái quát. Hình thức cuốn sách được trình bày vui nhộn và thiết kế hợp lí với những trang gấp lại ẩn nội dung bên trong. Thích nhất là những chiếc tem thời xưa được tặng kèm với sách. Các tác giả đã trình bày những câu thành ngữ, ca dao có chọn lọc và khá khoa học, gồm cả chú thích bên dưới, chứng tỏ tập sách không chỉ để mua vui mà còn có giá trị nghiên cứu. Người xem có thể tra đc nguồn gốc của một số thành ngữ còn dùng đến ngày nay. Đây có thể được xem là văn học dân gian thời hiện đại.

Nhìn tiêu đề “Giấc mơ hoá rồng”, người đọc có thể lầm tưởng quyển sách này viết về các chính sách, các ý tưởng của tác giả trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Thực ra thì không hoàn toàn là vậy. Về nội dung, quyển sách này là bản tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế Việt Nam giữa thời gian nước ta thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, xoá bỏ chế độ bao cấp và xay dựng nền kinh tế thị trường, tác giả viết ra những đề xuất và chính sách của chính phủ nước ta 25 năm qua, tuy vậy việc kêu gọi thông qua những ý tưởng này vẫn còn là điều đáng quan tâm. Ngoài những bài viết viết về kinh tế, còn có các bài đề cập đến các vấn đề liên quan và có quan hệ mật thiết là nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, truyền thông, hệ thống ngân hàng, và cả chính trị nữa. Trong các bài viết còn có đưa ra nhiều giả thiết, lý thuyết khách quan và chủ quan về kinh tế mà có lẽ với những người muốn tìm hiểu về kinh tế học thì cũng đáng chú ý. Nhìn chung, quyển sách được thiết kế khá đẹp, có bìa cứng, sử dụng màu đỏ là màu truyền thống của người Việt ta. Tác giả Huỳnh Bửu Sơn đã viết một cuốn sách bằng những kinh nghiệm 25 năm làm việc với nền kinh tế Việt Nam cùng với những trăn trở mà mình không thực hiện được, Huỳnh Bửu Sơn đã viết ra những suy tư đó để thế hệ nối tiếp đọc được và có những định hướng thực hiện. Ngoài ra thì cũng đọc và học được rất nhiều điều về kiến thức kinh tế Việt Nam trải qua theo thời gian và sự phấn đấu để cải thiện các chế độ. Qua đó người đọc sẽ hiểu rõ hơn về thực tế nền kinh tế Việt Nam mà không khô khan như các giáo trình. Đọc quyển sách này, chúng ta có thể ôn lại những bài học đã đạt được trong hai thập kỷ, đây là một việc hệ trọng để chuyển giao đất nước cho các thế hệ con người mới và trẻ tuổi; tránh cái bẫy đi thụt lùi bởi vì cuộc sống càng tiến bộ thì con người càng trở nên thích hưởng thụ hơn.

Có những khoảnh khắc, chẳng bao giờ gặp lại. Có những nỗi nhớ, cứ giục ta phải lội ngược kiếm tìm. Có những vòng xe, tưởng chừng đã là hoài niệm. Để nhớ một thời, xa lắm, ngày xưa. Có những điều gắng nhớ, rồi lại quên. Cũng có những điều muốn quên, sao lại nhớ. Nhớ rồi quên, quên rồi nhớ. Làm cho ta phải mải miết kiếm tìm!!! Điều “muốn quên nhưng lại nhớ, muốn nhớ rồi lại quên” ở đây các bạn biết là gì không? Đó chính là Thời Bao Cấp mà ông bà ta đã trải qua. Thời Bao Cấp diễn ra từ năm 1957 ở miền bắt, tới 4/1975 thì triển khai toàn quốc. Sau 4/1989 mới thực sự kết thúc. THỜI BAO CẤP là “THỜI TEM PHIẾU ĐẶT GẠCH XẾP HÀNG” là thời mà ông bà cha mẹ chúng ta muốn mua gì cũng cần phải có tem phiếu. Những chiếc tem phiếu đã được chia theo chế độ, theo đầu người… đặc biệt khi có tem phiếu rồi không phải mua lúc nào cũng được mà phải theo từng ngày và phải xếp hàng từ sáng sớm mới mong mua được. THỜI BAO CẤP là thời cơm không đủ no gia đình nào cũng phải ăn cơm độn bo bo, cơm độn khoai sắn rồi dưa xào tóp mỡ… THỜI BAO CẤP là thời áo không đủ mặc, muốn có vải cũng phải có tem phiếu chứ không phải có tiềm là mua được. THỜI BAO CẤP là thời gắn liền với chiếc xe Vĩnh Cửu mà cán bộ và nhân dân ta đã làm phương tiện để di chuyển. THỜI BAO CẤP là thời gắn liền với chiếc đài cát sét rè rè, khi có địch tấn công lại vang lên “máy bay Mĩ tấn công…” THỜI BAO CẤP là thời gắn liền với bình toong, bát đũa tráng men, đôi dép tổ ong… THỜI BAO CẤP là thời kỳ khó khăn gian khổ của ông cha ta. CHUYỆN THỜI BAO CẤP – là cuốn sách tái hiện rõ nét nhất về THỜI BAO CẤP, những câu chuyện cười ra nước mắt mà thế hệ trẻ chúng ta cần một lần biết được để hiểu được cuội nguồn, để biết ông cha ta đã trải qua thời kỳ khó khăn giữ lại đất nước để chúng ta có được ngày hôm nay; để chúng ta biết được phải làm gì để xứng đáng với những gì ông cha ta để lại… P/s : review vội em không nói hết được ý nghĩa của cuốn sách. Nhưng em tin là những ai muốn tìm hiểu về lịch sử thì cuốn sách sẽ rất hay.

Sinh ra và lớn lên trong thời ký đất nước đã bước vào giai đoạn mới, tất cả những gì tôi nghe được về Thời bao cấp chỉ gói gọn trong lời kể của ông bà, của bố mẹ. Tôi nghe kể về một thời kì nghèo, kinh tế ngưng trệ, khó khăn lam lũ,… và “Thương nhớ thời bao cấp” đã cho tôi nhìn thấy thời kì đó qua một góc nhìn khá mới lạ. Qua những câu ca dao tục ngữ, những câu nói vần điệu,… Hình ảnh cuộc sống Thời bao cấp hiện lên qua những câu ca câu vè và ảnh minh họa trong tác phẩm có phần dí dỏm, khiến người đọc hình dung ra được âm thanh và những hình ảnh, tuy không rõ nét, nhưng lại gắn liền với những câu ca dao tục ngữ kia. “Thương nhớ thời bao cấp” không nói nhiều lắm về hoàn cảnh xã hội thời đó, chủ yếu chỉ sưu tầm những câu ca câu vè ngày xưa, nhưng lại khiến cho những người đọc đã từng sống ở Thời bao cấp như nhớ về cả quãng thời gian cơ cực nhưng cũng có vui vẻ ấy của mình. Còn đối với những người đọc trẻ tuổi như tôi, đọc những điều trên tôi cảm giác được hiểu thêm chút nữa về giai đoạn bao cấp ấy. Phải cảm ơn tác giả vì đã giúp ta lưu giữ phần nào những ký ức của một thời kỳ xưa cũ, để nó không chiềm vào quên lãng và để “Thương nhớ thời bao cấp” như một chiếc rương chứa đựng những ký ức tinh thần của một thời đã qua.

Trải qua một thời tuổi trẻ đầy biến động, thân phận gắn liền với một giai đoạn đặc biệt của lịch sử nhưng tác giả luôn giữ sự thanh liêm của người trí thức độc lập trong nhận thức, mạnh dạn nói đúng những điều mình nghĩ, viết đúng những điều còn băn khoăn chỉ nhằm đóng góp hiểu biết khiêm tốn của mình cho sự phát triển của đất nước, cho một xã hội hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn hôm nay. Chiều nay em có bận không?. A!Thì ra là vậy! Nhìn tiêu đề “giấc mơ hoá rồng” , người đọc có thể lầm tưởng quyển sách này viết về các chính sách, các ý tưởng của tác giả trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Thực ra thì không hoàn toàn là vậy. Về nội dung, quyển sách này là bản tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế Việt Nam giữa thời gian nước ta thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, xoá bỏ chế độ bao cấp và xay dựng nền kinh tế thị trường, tác giả viết ra những đề xuất và chính sách của chính phủ nước ta 25 năm qua, tuy vậy việc kêu gọi thống qua những ý tưởng này vẫn còn là điều đáng quan tâm. Ngoài những bài viết viết về kinh tế, còn có các bài đề cập đến các vấn đề liên quan và có quan hệ mật thiết là nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, truyền thông, hệ thống ngân hàng, và cả chính trị nữa. Trong các bài viết còn có đưa ra nhiều giả thiết, lý thuyết khách quan và chủ quan về kinh tế mà có lẽ với những người muốn tìm hiểu về kinh tế học thì cũng đáng chú ý. Nhìn chung, quyển sách được thiết kế khá đẹp, có bìa cứng, sử dụng màu đỏ là màu truyền thống của người Việt ta. Đọc quyển sách này, chúng ta có thể ôn lại những bài học đã đạt được trong hai thập kỷ, đây là một việc hệ trọng để chuyển giao đất nước cho các thế hệ con người mới và trẻ tuổi; tránh cái bẫy đi thụt lùi bởi vì cuộc sống càng tiến bộ thì con người càng trở nên thích hưởng thụ hơn.