“Chúng ta không thể buộc người khác thay đổi. Chúng ta có thể gây ảnh hưởng lên họ, nhưng chúng ta không thể ép buộc họ. Người duy nhất mà chúng ta nắm quyền kiểm soát chính là bản thân mình.”
Bạn sẽ làm gì khi có mâu thuẫn giữa bạn và người khác nổ ra?
Né tránh, phớt lờ? Hay trực tiếp giải quyết triệt để?
Điều kiện khách quan có cho phép bạn lựa chọn phương thức ứng phó đó không?
Bạn có đủ khả năng và công cụ để sử dụng phương thức đó?
Mâu thuẫn giống như một quả bom nổ chậm, bùng phát một cách bất ngờ sau khi năng lượng bên trong đã đủ mạnh. Trong một cuộc trò chuyện, khi hai bên bất đồng quan điểm và không để tìm tiếng nói chung, mâu thuẫn sẽ xảy ra như một điều có thể dự báo trước. Dù mâu thuẫn xảy ra bất ngờ hay được báo trước, việc xử lý lại không hề dễ dàng.
Trong cuốn sách “Đừng để mâu thuẫn nhỏ gây hậu quả lớn”, tiến sĩ Mike Bechtle - tác giả của cuốn sách - đã chỉ ra các sắc thái khác nhau của mâu thuẫn bằng những hình ảnh ẩn dụ và so sánh độc đáo. Ông cho rằng, khi có mâu thuẫn cũng giống như khi có một con voi trong phòng. Con voi thì to mà căn phòng thì có giới hạn. Những người có tính cách và suy nghĩ khác nhau sẽ phản ứng khác nhau khi nhìn thấy con voi. Ông chỉ ra rằng chúng ta thường có xu hướng tránh né nó, bởi lẽ cuộc trò chuyện sẽ trở nên u ám nếu như chúng ta cứ nói về mâu thuẫn. Nhưng khi con voi cứ lớn dần và trở nên hôi hám, chúng ta cũng ngó lơ, coi như vô hình sao? Chúng ta hoàn toàn đủ khả năng để xử lý con voi đó, vấn đề nằm ở việc liệu chúng ta có đủ sẵn sàng, đủ công cụ phù hợp để giải quyết con voi đó không.
Để giao tiếp hiệu quả, ông đã chỉ ra rằng mỗi chúng ta cần rèn luyện những yếu tố sau:
- Góc nhìn: Khi chúng ta bất đồng quan điểm, chúng ta không nên phân biệt đúng sai vì chúng ta chỉ đơn giản là có góc nhìn khác nhau. Thay vì phân tranh đúng sai, tại sao chúng ta không đứng ở vị trí của nhau để nhìn nhận vấn đề?
- Niềm tin: Chúng ta không dễ dàng trao đi niềm tin, và chỉ dám trao khi đối phương chứng minh bản thân đủ tin cậy với chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không nên vì lý do này mà đối xử lạnh nhạt, hời hợt với người xung quanh. Chỉ cần chúng ta đối xử chân thành, ắt sẽ gây dựng được niềm tin với đối phương, cũng khiến cho đối phương trở nên tin cậy trong mắt chúng ta.
- Tự chủ: Chúng ta không thể điều khiển hay sửa đổi bất cứ ai, cũng không thể làm vừa lòng mọi người. Cách giao tiếp hiệu quả chính là “ở bên bàn cờ” của chính mình, điều khiển chính hành động và lời nói của mình.
- Cảm xúc: Cảm xúc là gia vị không thể thiếu để có những cuộc trò chuyện đáng nhớ. Chúng ta có thể điều khiển cảm xúc, ngược lại cũng có thể chịu sự chi phối của cảm xúc. Chìa khóa cho sự giao tiếp hiệu quả là đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, lựa chọn giải tỏa hay kìm nén chúng tùy vào hoàn cảnh.
- Thời gian: Sự giao tiếp chỉ thật sự hiệu quả khi đôi bên cùng hiểu nhau. Vậy nên, hãy dành thời gian “hâm nhừ” mối quan hệ, đi vào trọng điểm khi trò chuyện, tránh làm mất thời gian của đôi bên. Điều này sẽ tạo nên những cuộc đối thoại và mối quan hệ lành mạnh.
- Tôn trọng: Quan trọng nhất trong một cuộc trò chuyện chính là sự tôn trọng giữa các bên. Chúng ta luôn được dạy về cách tôn trọng đối phương trong giao tiếp, nhưng một khi bị những cảm xúc tiêu cực chi phối, chúng ta dường như quên hết những quy tắc giao tiếp đó. Vì vậy, chúng ta nên nhận thức rõ về giá trị của bản thân cũng như của đối phương, tránh gây ra những đổ vỡ không đáng có.
Nhìn chung, những phương thức giao tiếp hiệu quả không phải là đề tài quá mới mẻ với các độc giả. Tuy nhiên, lấy mâu thuẫn làm chủ đề lớn để nói về các phương thức và kỹ năng giao tiếp hiệu quả, xử lý mâu thuẫn lại là nội dung chưa từng thấy. Với lối hành văn hiện đại, kiến thức chuyên ngành được giải thích dễ hiểu, “Đừng để mâu thuẫn nhỏ gây hậu quả lớn” là một thành công của tác giả, cũng là cuốn sách hướng dẫn súc tích cho người đọc.
Review chi tiết bởi: Trang Pahm - Vô đây không đọc sách thì tính làm gì?
Ảnh: Quỳnh Trang
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về tác giả. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy. Truy cập bài viết gốc tại link "Đừng Để Mâu Thuẫn Nhỏ Gây Hậu Quả Lớn": Khi Giải Quyết Mâu Thuẫn Là Chuyện Nhỏ
Do vậy, những cuốn sách hay cần phải cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích, những tình huống thực tế, cụ thể giúp người đọc phát triển, ứng dụng trong cuộc sống. Từ những tình huống đó sẽ giúp con người có phong cách sống lạc quan, thành công, hạnh phúc hơn và kiên cường đấu tranh với những chông gai trong cuộc sống thường ngày. Một cuốn sách hay phải khiến cho người đọc hiểu được về nó, cảm nhận tác giả muốn viết gì, khiến người đọc tò mò về những phần sau xem tình huống gì có thể xảy ra. Chắc chắn một cuốn sách như thế sẽ giúp người đọc có thể nghiên cứu về những ý tưởng mà cuốn sách truyền đạt.