Văn phong của Csath Geza bí ẩn, giàu tình cảm, đầy nỗi bi ai, mang đượm phong vị của thi ca và âm nhạc, nên cuốn hút độc giả.

Csath Geza là nhà văn và nhà phê bình văn học Hungary. Ông là nhân vật hàng đầu trong việc khôi phục văn học hư cấu Hungary vào đầu thế kỷ 20, và cũng là một nhà phê bình âm nhạc xuất sắc, là một trong những người đầu tiên đánh giá cao tác phẩm của các nhà soạn nhạc Bela Bartok, Zoltan Kodaly và Igor Stravinsky.

Các tác phẩm đầu tiên của Csath xuất hiện vào năm 1906, và tư năm 1908 ông thường xuyên xuất bản các bài tiểu luận phê bình âm nhạc trong tạp chí Nyugat.

Csath Géza cũng thuộc lớp nhà văn nhà thơ “thế hệ phương Tây”, có những gắn bó với tờ tạp chí Nyugat, cùng lứa với Ady Endre (1977-1919), Krúdy Gyula (1878-1933), Kaffka Margit (1880-1918), Juhász Gyula (1883-1937), Kosztolányi Dezső (1885-1936), Babits Mihály (1883-1941)…, Họ đều đã trở thành những bậc thày của văn xuôi và thi ca hiện đại Hungary thế kỷ 20.

Dù nhận được bằng y khoa, chuyên ngành tâm thần học ở Budapest vào năm 1909, Csath Géza vẫn theo đuổi sự nghiệp viết lách. Những sáng tác của ông hòa quện chặt chẽ giữa chất thơ ca, âm nhạc và tâm thần.

sach csath geza Buổi vũ hội đêm hè: Tập truyện ngắn tâm linh của Csath Geza Csath Geza – nhà văn và nhà phê bình văn học Hungary.

Buổi vũ hội đêm hè là tập sách gồm 20 truyện ngắn được chọn lọc từ các tập truyện ngắn trong các thời kỳ sáng tác khác nhau của Csath Geza. Đây là những truyện ngắn thể hiện rõ nhất phong cách văn chương Csath Geza.

Trong những truyện ngắn chọn lọc này, tư chất thiên tài của Csath Geza được thể hiện rất rõ: cùng lúc ông vừa chịu ảnh hưởng của âm nhạc, thứ nghệ thuật siêu đẳng mà ông am hiểu, vừa ảnh hưởng chất lãng mạn của chủ nghĩa tượng trưng trong văn học mà ông yêu thích, vừa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Đác – uyn, như một thầy thuốc.

Những hình ảnh thường thấy nhất trong các truyện ngắn của Csath Geza là hình ảnh người mẹ, một người đàn bà mang dáng vẻ xinh đẹp, xanh xao của tuổi trẻ. Người mẹ đã mất từ những ngày Csath Geza.

Trong truyện ngắn Tôi đã gặp mẹ, Csath Geza kể về mẹ bằng một nỗi dịu dàng xa xôi, nhưng đồng thời cũng từ ấy mà gợi nên một bầu không khí của mất mát và bi thương. Tác phẩm êm dịu chảy trôi như một bài thơ, vừa giấu kín, vừa kìm nén lại như phô bày cái u uẩn của đứa con không thể nào nhớ nổi hơi ấm của mẹ. Hình ảnh người mẹ trong giấc mơ là nỗi hoài vọng hay sự tưởng tượng xa xôi trong tiềm thức đầy mất mát và đau buồn.

Cách viết luyến láy của Csath Geza, như một làn khói của hơi thở, chuyện gợi ra vừa như thực như mơ, như một bức tranh nhòe khói. Âm vọng tạo ra mang đậm chất tượng trưng kỳ ảo, chịu ảnh hưởng của dòng nghệ thuật siệu thực phương Tây cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Truyện ngắn Cái lò sưởi ngay từ khi mới ra mắt đã nhận được sự đón nhận rất lớn của độc giả Hungary. Người ta ngỡ ngàng vì một tài năng văn học, người đã sử dụng từ ngữ như một người họa sĩ vẽ tranh, bằng những nét vẽ phác họa rất nhanh, rất đẹp về một mối tâm tư của con người.

Cái lò sưởi hiện lên như một con người, mang nặng tâm tư của sự gắn bó, trong sự nỗ lực thấu hiểu với người học trò nghèo, là người thuê trọ, và là chủ của cái lò sưởi.

Kỹ thuật viết tưởng chừng rất đơn giản, khi tác giả dùng phép nhân hóa cái lò sưởi, truyện ngắn mang dấu vết của văn học phi lý, nhưng đọc đến đoạn cuối của truyện thì thấy Csath Geza quả thực cao tay. Cái nhuần nhuyễn của lý thuyết và xúc cảm được bộc lộ đầy đặn khiến câu chuyện tưởng phi lý lại hóa ra có lý, tưởng rằng ảo ảnh mà lại hiện diện chân thực.

Truyện ngắn của Csath Geza còn mang một nỗi ám ảnh về cái chết. Cái chết lẩn khuất, lơ lửng giữa những không gian, lơ lửng trên số phận của nhân vật. Từ Tôi đã gặp mẹ, Cái chết của chàng phù thủy, Cái lò sưởi đến Thuốc phiện, Cái chết của một người mẹ… đều chứa đựng dấu ấn của cái chết.

sach buoi vu hoi dem he Buổi vũ hội đêm hè: Tập truyện ngắn tâm linh của Csath Geza

Cái chết chính là một nhân vật xuyên suốt, một nhân vật đeo bám ngòi bút của Csath Geza, như một dạng chuẩn bị trước cho cuộc ra đi của mình. Csath Geza cũng chết khi còn rất trẻ, lúc 32 tuổi, như rất nhiều những nhân vật chết trẻ khác mà ông đã sáng tạo ra.

Văn phong của Csath Geza trong tập Buổi vũ hội đêm hè luôn bí ẩn, giàu tình cảm, đầy nỗi bi ai, mang đượm phong vị của thi ca và âm nhạc, vậy nên dễ cuốn hút độc giả.

Một nhà văn luôn bị dẫn dắt bởi trí tưởng tượng khôn cùng, một bác sĩ luôn đối diện với những ca bệnh tâm thần rối loạn, và một tâm hồn nhạy cảm bởi lòng si mê âm nhạc đã khiến Csath Geza rơi vào những cơn trầm cảm, buồn thảm giữa dòng đời và phải tìm đến thuốc phiện, để rồi sống trong cõi phù ảo đến nỗi phát điên, tự bắn vợ mình, rồi tự tử, nhưng tự tử không thành, bị bắt và rồi đi đến cõi chết khi dùng thuốc phiện quá liều lượng. Ông vừa 32 tuổi, mãi mãi trẻ.

Csath Geza là một tác giả nổi bật của văn chương Hungary, tuy nhiên ông lại chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. Tập truyện ngắn Buổi vũ hội đêm hè là tập sách đầu tiên của ông được dịch, qua bản chuyển ngữ của dịch giả Nguyễn Hồng Nhung, người đã từng dịch những tác phẩm rất nổi tiếng của Hungary ra tiếng Việt như Lời cỏ cây của Marai Sandor, Minh triết thiêng liêng của Hamvas Bela; Nếu tôi là người lớn của Yanikovszky Eva…

 

Nguồn: https://goo.gl/3SYFDg

-----

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tạilink: https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

Xem thêm

Văn phong của Csath Geza bí ẩn, giàu tình cảm, đầy nỗi bi ai, mang đượm phong vị của thi ca và âm nhạc, nên cuốn hút độc giả. Csath Geza là nhà văn và nhà phê bình văn học Hungary. Ông là nhân vật hàng đầu trong việc khôi phục văn học hư cấu Hungary vào đầu thế kỷ 20, và cũng là một nhà phê bình âm nhạc xuất sắc, là một trong những người đầu tiên đánh giá cao tác phẩm của các nhà soạn nhạc Bela Bartok, Zoltan Kodaly và Igor Stravinsky. Các tác phẩm đầu tiên của Csath xuất hiện vào năm 1906, và tư năm 1908 ông thường xuyên xuất bản các bài tiểu luận phê bình âm nhạc trong tạp chí Nyugat. Csath Géza cũng thuộc lớp nhà văn nhà thơ “thế hệ phương Tây”, có những gắn bó với tờ tạp chí Nyugat, cùng lứa với Ady Endre (1977-1919), Krúdy Gyula (1878-1933), Kaffka Margit (1880-1918), Juhász Gyula (1883-1937), Kosztolányi Dezső (1885-1936), Babits Mihály (1883-1941)..., Họ đều đã trở thành những bậc thày của văn xuôi và thi ca hiện đại Hungary thế kỷ 20. Dù nhận được bằng y khoa, chuyên ngành tâm thần học ở Budapest vào năm 1909, Csath Géza vẫn theo đuổi sự nghiệp viết lách. Những sáng tác của ông hòa quện chặt chẽ giữa chất thơ ca, âm nhạc và tâm thần. Csath Geza - nhà văn và nhà phê bình văn học Hungary. Buổi vũ hội đêm hè là tập sách gồm 20 truyện ngắn được chọn lọc từ các tập truyện ngắn trong các thời kỳ sáng tác khác nhau của Csath Geza. Đây là những truyện ngắn thể hiện rõ nhất phong cách văn chương Csath Geza Trong những truyện ngắn chọn lọc này, tư chất thiên tài của Csath Geza được thể hiện rất rõ: cùng lúc ông vừa chịu ảnh hưởng của âm nhạc, thứ nghệ thuật siêu đẳng mà ông am hiểu, vừa ảnh hưởng chất lãng mạn của chủ nghĩa tượng trưng trong văn học mà ông yêu thích, vừa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Đác - uyn, như một thầy thuốc. Những hình ảnh thường thấy nhất trong các truyện ngắn của Csath Geza là hình ảnh người mẹ, một người đàn bà mang dáng vẻ xinh đẹp, xanh xao của tuổi trẻ. Người mẹ đã mất từ những ngày Csath Geza. Trong truyện ngắn Tôi đã gặp mẹ, Csath Geza kể về mẹ bằng một nỗi dịu dàng xa xôi, nhưng đồng thời cũng từ ấy mà gợi nên một bầu không khí của mất mát và bi thương. Tác phẩm êm dịu chảy trôi nh�� một bài thơ, vừa giấu kín, vừa kìm nén lại như phô bày cái u uẩn của đứa con không thể nào nhớ nổi hơi ấm của mẹ. Hình ảnh người mẹ trong giấc mơ là nỗi hoài vọng hay sự tưởng tượng xa xôi trong tiềm thức đầy mất mát và đau buồn. Cách viết luyến láy của Csath Geza, như một làn khói của hơi thở, chuyện gợi ra vừa như thực như mơ, như một bức tranh nhòe khói. Âm vọng tạo ra mang đậm chất tượng trưng kỳ ảo, chịu ảnh hưởng của dòng nghệ thuật siệu thực phương Tây cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn Cái lò sưởi ngay từ khi mới ra mắt đã nhận được sự đón nhận rất lớn của độc giả Hungary. Người ta ngỡ ngàng vì một tài năng văn học, người đã sử dụng từ ngữ như một người họa sĩ vẽ tranh, bằng những nét vẽ phác họa rất nhanh, rất đẹp về một mối tâm tư của con người. Cái lò sưởi hiện lên như một con người, mang nặng tâm tư của sự gắn bó, trong sự nỗ lực thấu hiểu với người học trò nghèo, là người thuê trọ, và là chủ của cái lò sưởi. Kỹ thuật viết tưởng chừng rất đơn giản, khi tác giả dùng phép nhân hóa cái lò sưởi, truyện ngắn mang dấu vết của văn học phi lý, nhưng đọc đến đoạn cuối của truyện thì thấy Csath Geza quả thực cao tay. Cái nhuần nhuyễn của lý thuyết và xúc cảm được bộc lộ đầy đặn khiến câu chuyện tưởng phi lý lại hóa ra có lý, tưởng rằng ảo ảnh mà lại hiện diện chân thực. Truyện ngắn của Csath Geza còn mang một nỗi ám ảnh về cái chết. Cái chết lẩn khuất, lơ lửng giữa những không gian, lơ lửng trên số phận của nhân vật. Từ Tôi đã gặp mẹ, Cái chết của chàng phù thủy, Cái lò sưởi đến Thuốc phiện, Cái chết của một người mẹ... đều chứa đựng dấu ấn của cái chết. Cái chết chính là một nhân vật xuyên suốt, một nhân vật đeo bám ngòi bút của Csath Geza, như một dạng chuẩn bị trước cho cuộc ra đi của mình. Csath Geza cũng chết khi còn rất trẻ, lúc 32 tuổi, như rất nhiều những nhân vật chết trẻ khác mà ông đã sáng tạo ra. Văn phong của Csath Geza trong tập Buổi vũ hội đêm hè luôn bí ẩn, giàu tình cảm, đầy nỗi bi ai, mang đượm phong vị của thi ca và âm nhạc, vậy nên dễ cuốn hút độc giả. Một nhà văn luôn bị dẫn dắt bởi trí tưởng tượng khôn cùng, một bác sĩ luôn đối diện với những ca bệnh tâm thần rối loạn, và một tâm hồn nhạy cảm bởi lòng si mê âm nhạc đã khiến Csath Geza rơi vào những cơn trầm cảm, buồn thảm giữa dòng đời và phải tìm đến thuốc phiện, để rồi sống trong cõi phù ảo đến nỗi phát điên, tự bắn vợ mình, rồi tự tử, nhưng tự tử không thành, bị bắt và rồi đi đến cõi chết khi dùng thuốc phiện quá liều lượng. Ông vừa 32 tuổi, mãi mãi trẻ. Csath Geza là một tác giả nổi bật của văn chương Hungary, tuy nhiên ông lại chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. Tập truyện ngắn Buổi vũ hội đêm hè là tập sách đầu tiên của ông được dịch, qua bản chuyển ngữ của dịch giả Nguyễn Hồng Nhung, người đã từng dịch những tác phẩm rất nổi tiếng của Hungary ra tiếng Việt như Lời cỏ cây của Marai Sandor, Minh triết thiêng liêng của Hamvas Bela; Nếu tôi là người lớn của Yanikovszky Eva... Nguồn: Bài giới thiệu của Phong Linh trên Báo mới.

Mình mua cuốn này lâu rồi, hồi đi hội sách lần nào đó không nhớ nữa. Giá gốc cuốn sách là 30K, giảm 50% còn có 15K thôi (mợ ơi sao sách ngày xưa rẻ thế không biết!!!!). Cuốn này hiện giờ đã được in lại với tên gọi Buổi vũ hội đêm hè (link trên tiki: https://tiki.vn/buoi-vu-hoi-dem-he-p5...), được xuất bản bởi NXB Lao Động chứ không phải NXB Thanh Niên như bản mình đọc, mặc dù dịch giả vẫn là Nguyễn Hồng Nhung. Bản in mới thì có bonus thêm phần "Phụ lục: Tôi dịch Csáth Géza" của dịch giả; phần này bản mình đọc không có. Csáth Géza là nhà văn nổi tiếng người Hungary mà giờ mình mới biết. Hồi mua cuốn này bị cụm từ "nhà văn tâm linh kỳ lạ nhất của Hungary" quyến rũ (bản thân mình thích đọc mấy cái tâm linh bí hiểm, mang màu sắc liêu trai chí dị lắm :D), với lại giảm giá khủng, nên là mua thôi ^^ Công nhận ông tác giả viết truyện kỳ lạ thật, đọc mấy truyện đầu thấy nó dị dị, mơ hồ ảo diệu sao á, muốn hiểu câu chuyện mà hiểu không nổi, thành ra đọc thấy khá nhức não. Nhưng được cái kể từ truyện thứ 7 (trên tổng số 20 truyện ngắn) trở đi thì tự dưng thấy hay ra, các truyện càng về sau càng hay, bớt nhức não hơn mà lại còn thú vị hơn nữa :D Nên là cho cuốn này 4 sao ^^ Những truyện mình thấy hay nhất và thích nhất là""Cái lò sưởi", "Những câu chuyện kết thúc không hậu", "Câu chuyện về ba nàng con gái", "Câu chuyện của bình minh", "Cổ tích thành Pest", "Cổ tích về những tính xấu của con người" và "Kẻ giết mẹ". Còn truyện mình thấy khó hiểu nhất nhưng cũng tràn đầy chất thơ và chất điện ảnh nhất là "Buổi dạ hội đêm hè". Trên báo mạng mình thấy có bài viết này khá hay, giới thiệu về văn phong của Csáth Géza cùng tập truyện ngắn Buổi vũ hội đêm hè. Nếu ai quan tâm có thể đọc qua bài viết để hiểu thêm về tác giả và tác phẩm: https://news.zing.vn/buoi-vu-hoi-dem-... Riêng mình thì mình thấy tác giả miêu tả về phụ nữ, đặc biệt là nét đẹp hình thể của họ, khá là hấp dẫn và sensual đó :D P.S.: Bản này mình đọc thấy lỗi biên tập (và/hoặc dịch thuật) hơi bị nhiều... Nhiều câu đọc vô không có đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc thiếu thiếu cái gì đó, kỳ lắm... Không biết bản in lại có bị vậy không...

Csáth Géza, tên thật là Brenner József, sinh ngày 13 tháng hai năm 1887, trong một gia đình khá giả, mẹ ông mất sớm, cha là luật sư. Quê hương ông Szabadka, nằm giữa trung tâm kinh tế và văn hóa phát triển nhất thời bấy giờ của vùng Délvidék- Hungary (vùng đất này nay thuộc Rumani). Cha ông, một người sùng bái âm nhạc, muốn con trai mình trở thành nghệ sỹ vĩ cầm. Bản thân Csáth Géza chơi vĩ cầm rất giỏi, nhưng ban đầu, chàng trai trẻ có rất nhiều năng khiếu nghệ thuật này muốn trở thành họa sĩ. Vì những khát vọng sáng tác, Csáth Géza không có đủ thời gian để trau dồi tay nghề, bởi vậy cuối cùng ông cũng chỉ trở thành một họa sỹ trung bình. Ông bắt đầu sáng tác rất sớm. Năm mười bốn tuổi, ông đã viết phê bình âm nhạc cho tờ báo Tin tức Bácska. Năm 1904, người anh họ của ông, nhà văn Hungary nổi tiếng Kosztolányi Dezsõ, đã giới thiệu ông, như một họa sỹ riêng của tờ báo, với Batits Mihály, một trong những nhân vật hàng đầu của nền văn học Hungary. Những năm học cấp ba tại thành phố quê hương, ông được tiếp xúc với một môi trường tri thức đầy thuận lợi, từ môi trường này, sau này đã sản sinh ra rất nhiều các nhà văn Hungary nổi tiếng khác. Với khát vọng sáng tác văn học mãnh liệt, ông lên thủ đô Budapest. Truyện ngắn Cái lò sưởi, ông gửi cho nhà văn Brody Sándor, được đăng trên tờ Jövendõ, đã được Brody Sándor nồng nhiệt khen ngợi và cổ vũ. Từ đây ông bắt đầu chính thức sáng tác văn học. Sau 1904, tốt nghiệp xong cấp ba, ông thi vào viện Hàn lâm âm nhạc, nhưng không đỗ. Ông thi vào và theo học tại trường đại học Y khoa Budapest. Từ 1906 truyện ngắn của Csáth Géza lần lượt đăng trên tạp chí Nhật ký Budapest, và nhiều tờ báo khác. Bên cạnh đó Csáth Géza còn viết nhiều bài phê bình âm nhạc về Bartok Béla và Kodály Zoltán, hai nhạc sĩ bậc thày của âm nhạc Hungary. Sau này, ông viết vở nhạc kịch duy nhất của mình : Janika (1911), và vở kịch Nhà Horváth (1912) Năm 1908, tập truyện ngắn đầu tiên của ông, có nhan đề : Khu vườn của lão phù thủy ra đời Năm 1909, Csáth Géza tốt nghiệp trường đại học Y khoa Budapest, và làm việc trong khoa thần kinh học tại Klinika (Bệnh viện thực tập của trường đại học). Dưới tác động của nghề nghiệp, một bác sĩ thần kinh, Csáth Géza đã viết một trong những tác phẩm giá trị nhất của ông : Nhật ký của một người đàn bà mắc bệnh thần kinh (1913) dựa trên nhật ký của chính mình. Trong tác phẩm nổi tiếng này, Csáth Géza vẽ chân dung một con bệnh, mắc bệnh hoang tưởng đa nghi, văn phong của ông trong tác phẩm này ảnh hưởng trường phái miêu tả hiện thực tự nhiên chủ nghĩa, cộng với những phân tích phân tâm học sâu sắc. Tác phẩm này cùng truyện ngắn nổi tiếng ”Thuốc phiện” đã được dựng thành phim, và đoạt bốn giải thưởng trong liên hoan phim Hungary lần thứ 38 năm 2007 tại Budapest. Như nhà văn đã tiên đoán trước số phận của mình, trong truyện ngắn nổi tiếng „Thuốc phiện” năm 1910, Csáth Géza lần đầu tiên đến với thuốc phiện, và cho đến tận lúc mất, ông không bao giờ thoát khỏi bàn tay của nàng tiên nâu. Năm 1911, tập truyện ngắn ”Giấc mộng ban chiều” ra đời, trong đó, có những truyện ngắn, người ta cho rằng nhà văn đã viết dưới tác dụng của thuốc phiện. Từ năm 1910 trở đi, Csáth Géza trở thành bác sĩ tại nhiều khu dưỡng bệnh. Trong những năm này các tác phẩm chính của ông lần lượt ra đời. Năm 1913 ông lấy vợ, họ có một con gái. Từ 1914-1917 Csáth Géza, phục vụ trong quân đội, nhưng vì ông thường xuyên dùng thuốc phiện, không làm chủ được sự tỉnh táo của bản thân, nên 1917 ông giải ngũ. Vì tác dụng của thuốc phiện, Csáth lần lượt rơi vào các cuộc khủng hoảng, cuối cùng ông rơi vào bệnh viện thần kinh. Từ đây, ông trốn về nhà, bắn chết vợ, thử tự tử nhưng không chết. Tháng 11 năm 1919, ông bị bắt, nhưng sau đó đã chết vì dùng thuốc phiện quá liều lượng. Tuyển tập truyện ngắn của Csáth Géza lần đầu tiên được xuất bản tại Việt nam, gồm 20 truyện ngắn, chọn lọc trong các tập truyện ngắn, trong các thời kỳ sáng tác khác nhau của Csáth Géza