Bạn có năng lực nhưng bạn không đủ tự tin? Nhất là khi đứng trước đám đông bạn đã tự nhủ không được run mà tim vẫn đập thình thịch và lời nói như bị ai “cướp” mất, bạn phải làm thế nào?

Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Khi phải trình bày trước đám đông về một đề tài hay chủ đề nào đó, mặc dù bạn thực sự có kiến thức chuyên môn rất sâu rộng về vấn đề này, những đến khi đối mặt với đám đông bạn lại không đủ tự tin và  những gì bạn có được lại không được bạn thể hiện ra hết. Hãy luyện tập với các kinh nghiệm mà Nhất Việt chia sẻ dưới đây:

Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.

Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.



Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.

Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.

Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chuyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ!

Sau khi đã luyện tập được những điều trên, thì hãy vận dụng các tuyệt chiêu dưới đây cho bài thuyết trình của mình:

1.Giới thiệu và tổng kết lại những ý chính của bạn

Trong cuộc sống đôi khi bạn vẫn phải va vấp bởi những lời phát biểu, giới thiệu, lời chúc mừng trong một tiệc cưới hay nhận lễ giải thưởng? Nhưng đấy mới chỉ là những điều đơn giản. Trong công việc bạn buộc phải có những báo cáo, những bài thuyết trình cho một dự án. Những bài nói này thường dài và mang nhiều thông tin vì vậy người nghe sẽ có lúc sao nhãng những lời bạn nói.

Hãy tổ chức các dữ liệu thành ý chính, việc này sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn dễ theo dõi hơn. Cần dẫn dắt họ hiểu theo ý của bạn. Nối những ý chính lại để cho người nghe thấy được sự logic, tiện theo dõi và hệ thống được những điều cần biết. Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải tổng kết nhấn mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà hùng biện họ gọi quy tắc này là: “Nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ những gì mà bạn đã nói”.

2. Thu hút khán giả bằng ánh mắt

Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập chung.

Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh làm bạn trông có vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong vài giây nhưng không được quá lâu vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và sợ hãi (làm người nghe lo lắng không phải là quy tắc nói trước công chúng).

Hãy nhìn bình thường như là khi bạn đang nói chuyện bình thường với một ai đó. Nếu bạn cảm thấy điều này khó làm thì hãy nghĩ rằng điều này hoàn toàn bình thường. Có một giải thích rằng ánh mắt là một dấu hiệu của sự xung đột. Ngày xưa ánh mắt là một cách để lấn át đối phương trong một chận chiến và đó là lí do tại sao đối phương bắt đầu ra đòn trong khi “hắn” nhìn bạn. Do vậy hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà không khiến họ sợ hãi.



3. Nói một cách tự nhiên

Tại sao một số người lại có khả năng thu hút của khán giả còn những ngườikhác thì không?

Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần phải “kích thích cảm xúc” của người nghe, làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được. Hỗ trợ cho sự tự nhiên đó bạn cần có một vài cử chỉ thích hợp, không quá nhiều như vung tay loạn xạ nhưng cũng đừng cứng nhắc nắm chặt tay lại hoặc để im trên bàn nhé.

Hãy nghĩ về điều này: Thông thường một người đọc 250 đến 300 từ mỗi phút và một người nói 100 đến 150 từ mỗi phút. Nếu bạn chỉ nói với giọng bình thường mà không có cử chỉ hay là sự thay đổi gì về giọng thì có lẽ bạn đang đọc một quyển sách chứ không phải là thuyết trình và quan tâm đến khán giả cũng như mọi thứ xung quanh. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang trình diễn: bạn cần nói 100 từ với những cử chỉ và động lực để thu hút sự chú ý của khán giả. Nếu bạn thuyết trình bằng powerpoint thì hãy làm cho bài nói của bạn hấp dẫn hơn bằng cách đưa thêm tình huống, ví dụ để mọi người cùng bàn luận thay cho việc đọc hết các thông tin trên máy chiếu.

4. Nên biết về nơi mà bạn sẽ thuyết trình

Viêc nói trước công chúng thì khá là stress do vậy bạn nên làm bất cứ điều gì để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn. Đó là lý do tại sao bạn cần phải biết về nơi mà bạn sẽ nói. Nếu có thể bạn hãy xem qua căn phòng đó trước để đề phòng bất trắc. Nếu không thể thì hãy đặt câu hỏi để biết thêm chút ít về nó. Căn phòng đó chứa được bao nhiêu người và bao nhiêu người tham dự. Điều này ảnh hưởng đến buổi thuyết trình của bạn đấy.

Nếu bạn nói trước 20 người trong căn phòng có thể chứa đến 100 người thì bạn cần phải lên kế hoạch trước. Nhiệt độ của căn phòng dường như là một chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt, ăn mặc phù hợp bạn sẽ không bị lạnh hay là toát mồ hôi. Đôi khi chỉ vì nóng quá hay lạnh quá làm người bạn mướt mồ hôi hay run run khiến người nghe lầm tưởng bạn chẳng hề tự tin vào bản thân và những lời bạn nói có nên tin được không.

Cuối cùng đảm bảo rằng bạn có bài trình diễn và vật dụng cần thiết được chuẩn bị từ trước. Nếu bạn cần một chiếc phone, máy chiếu hay là đài đĩa thì hãy bảo họ chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt nhất là bạn nên kiểm tra chúng để được an toàn. Mặc dù đây chỉ là những yếu tố nhỏ nhưng nó lại có tác dụng thay đổi lớn tới kết quả thành công của bài thuyết trình hay không. Mọi thứ đều tốt nếu bạn có thể kiểm soát và chúng là lợi thế của bạn.

5. Đừng bận tâm về các lỗi nhỏ

Dù bạn chuẩn bị kỹ đến thế nào thì cũng vẫn có thể xảy ra lỗi. Đây là tình huống không thể tránh được, nhưng bạn cần phải vượt qua và kiểm soát chúng. Bạn cần phải nghiêm túc nếu bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy. Thường thì khán giả sẽ không quan tâm về những lỗi đó của bạn mà sự chú ý của họ là với tư cách một người thuyết trình bạn sẽ cho họ xem cái gì. Vậy hãy tự tin lên nhé.

6. Kinh nghiệm

Có rất nhiều loại diễn văn như là các chủ đề mà con người quan tâm. Phạm vi của diễn văn từ bình thường đến trang trọng, cho một khán giả đến hàng ngàn khán giả. Mỗi loại diễn văn thì đều khác nhau và đó là lí do tại sao lên kế hoạch để đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Công tác chuẩn bị này rất quan trọng. Hãy tập nói trước gương, trước gia đình (có thể nhờ những người bạn thân chỉ giáo thêm). Thực hành nhiều và tự tin cùng 5 bí quyết trên sẽ giúp bạn có được nghệ thuật nói trước công chúng.

 

Nguồn tổng hợp: nhatvietedu.vn

----

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: 
https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

1 Nắm chắc chủ đề phát biểu. Nếu bạn lo sợ mình quên mất điều gì đó hoặc nói sai thì cũng là bình thường. Cách tốt nhất để bạn chế ngự nỗi sợ này là chuẩn bị thật kỹ. Hãy tìm đọc các thông tin để hiểu rõ về chủ đề bạn sắp nói. Nếu có thời gian, bạn có thể tìm các tài liệu hoặc video trên mạng để hiểu sâu hơn. Khi chọn chủ đề phát biểu, bạn nên cố gắng chọn chủ đề mà bạn đã biết. Nếu không có nhiều thời gian, bạn hãy lên mạng tìm kiếm và đọc một vài nguồn tài liệu hiện ra đầu tiên. Nhớ đảm bảo đó là các nguồn đáng tin cậy. 2 Viết bài phát biểu để tạo sườn bài cho những điều bạn muốn trình bày. Bạn không cần phải đọc thuộc lòng chính xác từng từ một, nhưng việc viết ra những gì bạn sắp nói sẽ có ích. Đưa vào dàn ý phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân và chủ đề của bạn, tiếp đó viết ra các đoạn diễn đạt các ý chính và các ý hỗ trợ. Kết thúc bằng phần kết luận nhắc khán giả về những điểm chính trong bài phát biểu của bạn.[2] Bài phát biểu của bạn không cần phải hoàn hảo. Bạn có thể chỉnh sửa trong khi luyện tập. Cách khác: Một lựa chọn nhanh chóng và dễ dàng khác là lập dàn ý những điều bạn muốn nói. Viết ra các ý chính cần trình bày cũng như các dẫn chứng hoặc các ý hỗ trợ. Thậm chí bạn có thể sử dụng dàn ý này như giấy ghi nhớ trong khi phát biểu. 3 Chuẩn bị dàn ý hoặc thẻ ghi nhớ để làm hướng dẫn cho bài phát biểu. Một tờ giấy ghi chú cầm trong tay trong lúc phát biểu sẽ rất hữu ích nếu bạn quên mất ý sắp nói. Tuy nhiên, giấy ghi chú không nên quá dài vì rất dễ bị nhầm lẫn. Thay vào đó, bạn nên ghi các ý cơ bản của bài phát biểu trên dàn ý hoặc thẻ ghi nhớ. Như vậy, bạn có thể liếc nhanh xuống và tìm được ngay điểm quan trọng nhắc cho bạn điều gì cần nói. Một dàn ý cho bài phát biểu về đề tài tái chế có thể như sau: I. Hạn chế đổ rác vào bãi rác A. Giảm bớt lượng rác thải B. Rác chôn lấp tồn tại lâu hơn II. Tiết kiệm các nguồn tài nguyên A. Được sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới B. Giảm sử dụng các nguyên liệu thô III. Kêu gọi người tiêu dùng A. Có thể chọn các sản phẩm tái chế B. Các thương hiệu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng 4 Tập luyện trước khi phát biểu. Hẳn bạn đã từng nghe câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”, và thực tế đúng là như vậy. Có thể bạn không có bài phát biểu hoàn hảo, nhưng việc thực hành sẽ giúp bạn tự tin khi bước lên bục trước đám đông khán giả. Hãy bắt đầu bằng việc đọc lên thành tiếng. Khi cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể tập nói trước gương. Nếu phần thuyết trình của bạn có giới hạn thời gian, bạn cũng cần đặt thời hạn khi tập luyện. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh để tăng độ dài hoặc rút ngắn bài phát biểu. Đầu tiên, hãy lắng nghe giọng nói của bạn. Cảm nhận âm thanh phát ra khi bạn phát biểu và điều chỉnh nếu cần thiết. Khi đứng trước gương, bạn hãy tập ra điệu bộ hoặc diễn cảm trên nét mặt để biết như thế nào là phù hợp 5 Tự ghi lại hình ảnh để cải thiện phần trình bày của bạn. Dùng máy quay video hoặc điện thoại để quay lại hình ảnh bạn đang phát biểu. Hãy xem như chiếc điện thoại là khán giả, nhớ ra điệu bộ và biểu cảm trên nét mặt. Sau khi quay phim xong, bạn hãy xem lại đoạn phim và tìm những điểm mà bạn có thể làm tốt hơn. Thực hiện điều này nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy tự tin. Đừng lo về chất lượng của video hoặc người nào khác xem đoạn phim. Đừng quên là chỉ có mình bạn xem được video này. 6 Tập nói trước gia đình và bạn bè trước khi phát biểu trước công chúng. Chọn những người có thể cho bạn các nhận xét trung thực về những điểm cần cải thiện nhưng vẫn luôn ủng hộ bạn. Trình bày bài phát biểu trước người thân như trước khán giả. Hỏi mọi người xem họ thích điểm nào ở phần trình bày của bạn và những điểm nào bạn cần làm tốt hơn. Nếu quá lo lắng, ban đầu bạn chỉ nên thực hành trước một người, sau đó tăng số lượng người đóng vai khán giả.

1. Tự “thôi miên” rằng bạn đang rất hào hứng Một lời khuyên phổ biến mà bạn thường được nghe để giảm căng thẳng trước khi “lên sàn” là tự nhủ rằng “hãy giữ bình tĩnh nào”. Nhưng một nghiên cứu từ trường Harvard Business đã chứng minh lời khuyên ấy không có tác dụng giảm căng thẳng. Thay vào đó, nếu bạn tự “thôi miên” rằng mình đang phấn khích thì lại có hiệu quả. Nếu bạn tự “thôi miên” rằng mình đang phấn khích thì sẽ có hiệu quả hơn là tự nhủ “hãy bình tĩnh”. Trong nghiên cứu, người ta chia những người tham gia thành hai nhóm. Một nhóm nói “tôi đang phấn khích”, nhóm còn lại thì bảo “tôi đang lo lắng và sẽ cố giữ bình tĩnh”. Sau đó họ được yêu cầu đứng nói trước nhiều người. Kết quả, nhóm “tự thôi miên” rằng mình phấn khích có bài phát biểu tốt hơn. Không chỉ tự nhủ rằng mình rất hào hứng mà bạn còn nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. Hãy thể hiện bản thân đang tự tin bằng cách ưỡn thẳng lưng, hơi đưa vai ra sau và thỉnh thoảng mỉm cười. Không để tay chân lúng túng dù bạn đang cực kỳ lo lắng. Bằng vài động tác đó, bạn sẽ đánh lừa não bộ rằng mình đang hoàn toàn thoải mái và tự tin. 2. Rèn luyện giọng nói Bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng khi lên thuyết trình, bạn cảm thấy giọng rất run, bị khàn, hoặc không nói được to rõ như bạn muốn. Đó không phải vì bạn lo lắng mà do cổ họng bạn chưa sẵn sàng. Vì vậy, bạn cần tập nói trước khi thuyết trình để cổ họng quen với mức độ bạn muốn, đồng thời luyện cho chất giọng được thu hút. Nghiên cứu từ một công ty truyền thông ở Texas (Hoa Kỳ) cho thấy, giọng nói của một người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mọi người nhìn vào người đó. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm máy tính để phân tích giọng nói của người thuyết trình, sau đó thu thập phản hồi từ một nhóm gồm 10 chuyên gia và 1.000 người nghe. Chất lượng giọng nói của người thuyết trình chiếm 23% đánh giá của người nghe; nội dung thuyết trình chiếm 11%. Các yếu tố khác là niềm đam mê, kiến thức và vẻ ngoài của người phát biểu. 3. Hít thở sâu Hít thở sâu là một phương pháp thường được dùng để cải thiện các vấn đề của sức khỏe, và cả vấn đề căng thẳng Hít thở sâu là một phương pháp thường được dùng để cải thiện các vấn đề của sức khỏe, như điều trị các vấn đề về giấc ngủ, giúp hạ hỏa khi tức giận, tăng sức tập trung, tạo cảm giác thư giãn. Và cả vấn đề căng thẳng. Thực tế trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh toàn bộ những nguồn cơn gây ra căng thẳng. Vì thế, biện pháp thích hợp nhất là giảm thiểu chúng bằng một số phương pháp lành mạnh. Trong đó có một cách gọi là “phản ứng thư giãn” được phát triển bởi bác sĩ tim mạch Herbert Benson tại trường Y Harvard. Và hít thở sâu là một trong những kỹ thuật gợi lên phản ứng thư giãn ấy. Bạn có thể thực hiện phương pháp này ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí là vài giây ngay trước khi phát biểu. Hãy hít vào thật chậm và sâu để không khí tràn ngập phổi. Sau đó đếm 6 giây rồi từ từ thở ra cũng với 6 giây. Hãy lặp lại động tác này đến khi bạn cảm thấy đã đủ bình tĩnh. 4. Thử dùng ánh sáng mờ Đây là một thủ thuật nhỏ giúp bạn giảm căng thẳng bằng cách điều chỉnh không gian. Nếu được phép, bạn hãy thử tắt đèn hoặc chỉ mở ít đèn và bật máy chiếu. Khi đó, khán giả sẽ chú ý vào màn hình sáng thay vì bạn. Khi không còn là trung tâm của mọi ánh nhìn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Sử dụng ánh sáng mờ khi thuyết trình là một thủ thuật nhỏ giúp bạn giảm căng thẳng bằng cách điều chỉnh không gian Tuy phương pháp này không thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông, nhưng cũng phần nào giúp bạn giảm bớt nỗi lo lắng khi có nhiều người tập trung vào mình. 5. Tương tác mắt với những người có phản ứng tích cực Nhiều người thuyết trình thường tránh nhìn vào mắt của khán giả vì sẽ làm họ thêm căng thẳng. Điều này không sai nhưng nó không trị được tận gốc căn bệnh “sợ nói chuyện trước đám đông”. Để vượt qua nỗi sợ, bạn cần nhìn thẳng vào nó để tìm ra phương pháp khắc phục. Nếu tương tác mắt với khán giả làm bạn lo lắng thì hãy lựa chọn người khiến bạn thấy dễ chịu khi nhìn vào họ. Lisa Braithwaite, một nhà diễn thuyết đồng thời là huấn luyện viên kỹ năng thuyết trình, khuyên rằng thay vì tương tác mắt với những người đang tỏ vẻ buồn chán hoặc lạnh lùng, hãy tìm người đang có phản ứng tích cực với bài thuyết trình của bạn, ví dụ như cười hay gật đầu. Đó có thể là bạn bè, người thân, hoặc đồng nghiệp thân thiết đang ngồi bên dưới. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn, điều này hỗ trợ rất nhiều để bài nói trở nên suôn sẻ. Đồng thời, nếu có thể bạn hãy đến sớm để làm quen với khán giả, chẳng hạn như chào hỏi hoặc nói chuyện phiếm. Ngoài việc giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, điều này còn tạo điều kiện cho bạn nắm được bầu không khí trong phòng trước khi buổi thuyết trình bắt đầu. 6. Đừng cố gắng ghi nhớ chính xác từng từ Chỉ có bạn mới biết chính xác nội dung bạn đang nói là gì. Dù bạn có sai từ này, quên chữ kia thì khán giả ngồi bên dưới cũng sẽ không phát hiện ra đâu. Miễn là bạn nắm vững ý chính của bài nói và thể hiện nó bằng lối diễn đạt riêng mình. Chỉ có bạn mới biết chính xác nội dung bạn đang nói là gì, nên không cần học thuộc từng chữ để “trả bài” cho người nghe. Hãy luôn nhớ rằng bạn đang nói, không phải “trả bài”. Việc bạn buộc mình phải đọc chính xác từng từ trên giấy chỉ khiến bạn thêm lo lắng vì phải cố nhớ mọi thứ. Nếu lỡ nói sai hoặc thiếu thì đừng dừng lại, mà cứ tự nhiên lướt qua. 7. Nhớ lại những lần thành công trước Mỗi khi có buổi thuyết trình, nhiều người thường có thói quen tưởng tượng ra nhiều tình huống xấu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Những lúc như vậy, suy nghĩ tích cực sẽ là phương thuốc hiệu quả nhất. Hãy nghĩ đến những lần thuyết trình suôn sẻ trước đó, tưởng tượng ra lần này bạn sẽ thực hiện tốt như thế nào. Điều này sẽ giúp nâng cao sự tự tin trong bạn, giảm thiểu nỗi lo lắng không đáng có. Dale Carnegie – tác giả cuốn sách “Đắc Nhân Tâm” – từng nói “Hãy làm điều bạn sợ phải làm và làm đi làm lại… Đó là con đường chiến thắng nỗi sợ nhanh chóng và chắc chắn nhất từng được phát hiện ra”. Đọc 7 chỉ dẫn trên đây chưa đủ, đọc để đối phó cho bài thuyết trình sắp tới cũng vẫn chưa đủ, mà hãy đọc để rèn luyện chúng làm “vũ khí” trở thành một người diễn thuyết giỏi.

1. Trò chuyện chậm rãi hơn Nói nhanh, hấp tấp mang đến cảm giác bạn là người thiếu tự tin và không nhận được sự tin tưởng của người khác. Thêm nữa, nói nhanh khiến bạn dễ mắc lỗi phát âm, nói lắp, nói sai và không có đủ thời gian suy nghĩ về lời nói của mình. Đây là điều bạn nên tránh để rèn luyện kỹ năng tự tin trong giao tiếp. Nói chậm rãi hơn trong giao tiếp, lời nói của bạn sẽ có sức thuyết phục hơn, truyền tải thông tin với ngữ điệu và có thời gian giãn cách giúp người nghe dễ dàng tiếp thu câu chuyện và cũng tin tưởng bạn hơn. 2. Ngắt nghỉ hợp lý khi nói Bên cạnh việc nói chậm hơn thì việc ngắt giọng phù hợp sẽ giúp người nghe chú ý đến những điểm quan trọng trong giao tiếp. Dừng ở những vấn đề khó, ứng dụng để khơi gợi sự liên tưởng của người đối diện sẽ giúp tăng khả năng tiếp thu và mang lại kết quả cao cho cuộc hội thoại, giao tiếp. Hơn nữa, ngắt nghỉ đúng lúc sẽ giúp bạn có thời gian phát triển thông tin cho cuộc đối thoại, từ đó làm gia tăng sự tự tin trong giao tiếp. 3. Giọng trầm hơn Phát thanh viên hay chính trị gia, người thường xuyên có những phát biểu trước đám đông đều có giọng nói trầm. Giọng nói trầm này đạt được sự tin tưởng cao hơn so với một giọng nói ở tông cao. Vì vậy, rèn luyện tiếng nói của mình với giọng trầm hơn thì bạn sẽ tự tin trong giao tiếp hơn. 4. Tập trung vào mục đích giao tiếp Tập trung vào mục đích giao tiếp với những người đối diện và giao lưu với đám đông. Bởi vì nếu bạn không nói vào đúng trọng tâm giao tiếp mà lan man, vòng vo thì người đối diện sẽ đánh giá bạn lo lắng, hồi hộp dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp. 5. Cải thiện phong thái, ngôn ngữ cơ thể Phong thái và cử chỉ cơ thể đóng vai trò quan trọng thể hiện sự tự tin trong giao tiếp. Giữ thẳng lưng và mắt nhìn thẳng không những giúp bạn nói to, rõ ràng hơn, mà còn làm tăng sự tin tưởng với người đối diện. Những ngôn ngữ cơ thể cởi mở như trao ánh mắt thân thiện, một nụ cười nhẹ nhàng hay cái bắt tay ấm áp làm xóa nhòa khoảng cách và làm gia tăng sự tự tin trong bất cứ cuộc nói chuyện nào. 6. Sử dụng tay khi giao tiếp Tay là ngôn ngữ cơ thể được sử dụng trong giao tiếp với vai trò làm tăng sức mạnh cho lời nói. Sử dụng dạng ngôn ngữ cơ thể này một cách linh hoạt trong những cuộc đối thoại, phát biểu bạn sẽ tự tin và quyền lực hơn. Rèn luyện sự kiểm soát tay phù hợp với những câu nói quan trọng nhất sẽ giúp bạn tự tin trong giao tiếp. 7. Tham gia thật nhiều cuộc giao tiếp Để học cách tự tin trong giao tiếp bạn nên tự rèn luyện tự nói chuyện trước gương, tham gia thật nhiều vào những cuộc nói chuyện thường ngày sẽ giúp bạn nâng cao được tự tin trong giao tiếp. Tìm kiếm cơ hội để giao tiếp với người khác, đó là người lạ hoặc một người quen đã lâu không gặp lại sẽ giúp bạn cải thiện nhanh nhất sự tự tin.

Đi tìm nguyên nhân khiến bạn thiếu tự tin khi thuyết trình Việc chưa thật sự tự tin khi thuyết trình trước công chúng, sự căng thẳng đến mức quên hết tất cả những gì chuẩn bị như nội dung, kỹ năng thuyết trình chỉ vì những áp lực là chuyện rất bình thường. Tại sao bạn lại gặp những khó khăn như thế? Để rõ hơn, chúng ta hãy tham khảo 5 nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông sau đây: 1. Do di truyền từ người thân Chứng bệnh “run khi đứng trước đám đông” này cũng có thể là do di truyền từ người thân của bạn. Bạn chỉ cần ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục… giúp não bộ ổn định và lấy lại sự tự tin. 2. Sự mất cân bằng về serotonin trong não khiến bạn sợ hãy và ngại giao tiếp Bạn chỉ cần điều trị tâm lý bằng cách tập nói trước gương, tập trò chuyện với vài người trước khi thuyết trình trước đám đông. Ngoài ra bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ tâm lý để họ giúp bạn thoát khỏi chứng bị run khi đứng trước đám đông nhé! 3. Do tác động của môi trường Một số người có khả năng thích nghi kém nên khi đến sống hay làm việc tại một môi trường mới thì có thể mắc chứng “run khi đứng trước đám đông” này. Bạn có thể uống thuốc chống lo âu, trầm cảm… 4. Sự thiếu tự tin khi đứng trước đám đông, căng thẳng quá mức khiến bạn “bị run khi đứng trước đám đông” Có thể do bạn chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, tự ti về ngoại hình của mình, sợ thất bại, sợ bị chỉ trích, sợ người khác xem thường mình, sợ thua kém… Chính những nỗi sợ trên đã làm bạn rất căng thẳng nên bạn thiếu hẳn sự tự tin trong kỹ năng thuyết trình. Xem thêm: Làm sao để tự tin? 5. Chưa quen với áp lực Ví dụ bạn sợ bị thầy cô gọi lên trả bài, lúc đó có bao ánh mắt đổ dồn về phía mình… Trong những tình huống như thế bạn hãy biến bị động thành chủ động, hãy học bài thật kỹ và chủ động xung phong lên trả bài xem sao. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước thì chắc chắn phần trình bày của bạn sẽ trôi trải, nó là động lực để bạn tiếp tục phát huy và dần dần bạn sẽ không còn cảm thấy run sợ khi đứng trước đám đông nữa, bạn sẽ thấy điều này là hết sức bình thường vì bạn đã quen rồi. Hãy áp dụng các kỹ năng thuyết trình sau để khắc phục chứng run sợ trước đám đông! 1/ Tận dụng mọi cơ hội. Kỹ năng nói là một trong nhiều kỹ năng sống nhờ rèn luyện mà thành. Để nói chuyện được tự tin hơn, bạn cần thường xuyên tận dụng mọi cơ hội khi giao tiếp, chủ động khơi gợi chủ đề và nói ra quan điểm của bạn. Dần dần tích tiểu thành đại, kinh nghiệm từ những buổi nói chuyện đó sẽ giúp bạn có một bộ sưu tập phong phú, giúp bạn tăng cường khả năng tự tin hơn. (lời khuyên hữu ích để học hỏi là bạn nên giao tiếp với những người thành đạt, nhiều kinh nghiệm hơn mình từ đồng nghiệp hay cả Sếp của bạn). 2/ Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng. Đối với nhiều người, việc đứng trước đám đông (hay thậm chí chỉ vài người thân quen) dù chỉ nói vài lời ngắn gọn cũng có thể gây cảm giác lo lắng và run sợ không khác gì việc đứng nói với một bài đã soạn sẵn. Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, tập dượt kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy bạn nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông. 3/ Thả lỏng cơ thể. Không có người nghe nào đánh giá bạn là người tự tin khi thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn căng cứng với những cử chỉ, động tác giống hệt như … Robot. Để giải quyết điều này, trước khi bước ra trình bày, bạn hãy hít thở sâu buông lỏng cơ thể (dùng phương pháp thở Yoga). Các cử chỉ hành động phải dứt khoát, hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất, giao tiếp với mọi người bằng mắt và thường xuyên mỉm cười. 4/ Chuẩn bị tâm lý trước những tình huống bất ngờ. Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện bạn sẽ rơi vào những tình huống “khó đỡ” không lường trước được. cho dù tình huống đó là gì thì trước bưổi trình bày bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để giữ được bình tĩnh, hãy đặt ra một vài cách để xử lý và giải quyết những tình huống đó. 5/ Đừng sợ người nghe “ăn thịt” bạn. Bạn nên hiểu rằng, mọi người đang ngồi nghe bạn nói chứ không phải đang rình rập để tân công “ăn thịt” bạn. Thực ra họ muốn lắng nghe những lời hướng dẫn của bạn để phục vụ cho nhu cầu của họ, bạn là người họ cần và tin tưởng. Vì thế, dù trong lòng bạn có thấy lo sợ đến đâu thì bạn cũng nên làm ngược lại, cố thể hiện một phong thái tự tin trước đám đông để chiếm được cảm tình ban đầu của người nghe. Dưới đây là một số bí quyết thuyết trình hiệu quả: Đứng về phía người nghe: Hãy coi người nghe như bạn bè, như vậy sẽ bớt căng thẳng hơn. Hãy đam mê: Càng say mê với các ý tưởng, nội dung mình trình bày, bạn càng có sức mạnh và dễ dàng đưa cảm xúc vào bài nói của mình, khi đó cảm giác lo lắng hay run sợ trước đám đông sẽ cháy rụi dưới ngọn lửa đam mê của bạn. Thể hiện sự hưng phấn: Tập trung vào những vấn đề quan trọng, ước muốn truyền đạt, chia sẻ đến người nghe sẽ giúp bạn bớt nghĩ về bản thân, và đây là cách hữu hiệu đẩy lùi nỗi sợ. Hãy nhớ: Bạn là người nắm rõ vấn đề trình bày hơn người nghe, vì vậy họ mới cần bạn hướng dẫn và ngồi nghe bạn. Bạn hãy tin điêu đó để không còn cảm giác lo lắng sợ hãi nữa. 6/ Đừng sợ làm trò cười Bạn thường run sợ trước đám đông bởi vì bạn luôn nghĩ rằng mình có thể sẽ phạm một lỗi nào đó chẳng hạn như nói vấp, lặp lại, quên chữ này sót chữ kia ..v..v… Tuy nhiên, người nghe luôn thông cảm, không bao giờ họ đòi hỏi bạn hoàn hảo. Điều họ muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó như thế nào cho tốt, cho hay. 7/ Chuẩn bị nội dung thuyết trình thật kỹ lưỡng Sợ mắc lỗi khi thuyết trình là nỗi sợ dễ vượt qua nhất bởi vì bạn hoàn toàn nắm thế chủ động trong việc chuẩn bị nội dung. Chuẩn bị thật kỹ: Nên đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, chuẩn bị cần thiết cho nội dung bài trình bày. Nên chọn lựa và xử dụng ngôn từ, sửa nội dung bài trình bày cho đến khi bạn thấy nó hay và hữu ích cho người nghe. Tập thật nhiều cho “nhuyễn”: Hãy tập luyện nhiều lần những gì mình sẽ nói cho đến khi nào bạn cảm thấy tự tin, có thể tập trước gương hoặc dùng máy điện thoại ghi âm lại, hoặc thử đứng nói trước nhóm bạn bè. 8/ Tập trung vào bài thuyết trình của mình Bạn thường mất tự tin, hoảng loạn và mất tập trung khi bạn quên một chữ hay một dòng nào đó trong lúc trình bày. Đừng lo lắng, bạn phải nhớ rằng: người nghe chưa bao giờ được biết nội dung bài trình bày của bạn. Người nghe làm sao biết được bạn định Nói cái gì, chữ gì và ý gì ? Do đó bạn cứ yên tâm, đừng sợ rằng mình sẽ nói thiếu câu này hoặc ý kia. Sau đây là những quy tắc thuyết trình hiệu quả sẽ giúp bạn thành công khi đứng trước đám đông. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông quan trọng nhất là bạn phải biết mình nói gì. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Tập hít thở sâu trước khi nói. Khi mới bắt đầu, hãy nói một cách chậm rãi và giữ giọng đừng lớn quá, từ từ rồi hãy tăng âm lượng. Uống nhiều nước sẽ giúp giữ bình tĩnh tốt hơn. Trước khi phát biểu nhớ nhấp vài ngụm nước lọc để cổ họng không bị khô gây ra giọng rè. Nếu là thuyết trình mất nhiều thời gian, nhớ ăn uống đầy đủ. Cái bụng đói sẽ làm bạn càng run rẩy hơn đấy. Đảm bảo là trong cổ họng không có cái gì bất thường trước khi bạn phát biểu ( Đờm chẳng hạn... ). Nếu không, sẽ rất phản cảm nếu như đang nói mà bạn lại tằng hắng trước mọi người. Mỉm cười khi bắt đầu. Nụ cười sẽ là sức mạnh giúp bạn tự tin hơn. Khi bắt đầu phát biểu, hãy nói vào câu mào đầu để lấy bình tĩnh, ví dụ như “Chào các bạn, tôi là...”,“Chào các bạn, tôi nhận được câu hỏi...tôi thấy đây là một câu hỏi rất thú vị...” Hãy xem khán giả như là bạn bè của bạn. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc trong khi nói. Tập nói lớn để chắc chắn rằng người ở cách xa bạn nhất cũng nghe được bạn nói. Nghe được giọng mình dõng dạc cũng sẽ làm bạn bớt run hơn nhiều. Bạn có thể tập điều chỉnh âm lượng từ từ, hàng ngày.

1. Nắm bắt mọi cơ hội. Nói là một trong những kỹ năng mà chúng ta phải rèn luyện mới có thể thành công. Để có thể nói một cách tự tin, bạn phải biết nắm bắt mọi cơ hội trong giao tiếp. Chủ động khơi gợi chủ đề và nêu ra những quan điểm của bạn. Mọi thứ chúng ta học hỏi và phát triển từ từ. Từ bé đến lớn, tích tiểu thành đại. Từ những buổi nói chuyện sẽ giúp cho bạn tăng cường khả năng nói chuyện hơn. (Hãy giao tiếp với những người thành đạt, từ đồng nghiệp hay cả Sếp của bạn). 2. Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng. Có rất nhiều người, khi đứng trước đám đông ( thậm chí bạn bè và người thân) thường có cảm giác lo lắng và run sợ. Vì vậy, bạn nên đầu tư thời gian và công sức cho bài trình bày của mình, đây là cách giúp bạn giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông. 3. Thư giãn và thả lỏng cơ thể. Tự tin trước đám đông không phải là việc bạn đứng im một chỗ rồi nói. Cơ thể của bạn thì căng cứng, động tác như robot…Vì thế, bạn nên thoải mái cơ thể, hít thở sâu, thả lỏng cơ thể. Các cử chỉ của bản thân phải dứt khoát. Giao tiếp với mọi người bằng mắt và mỉm cười thường xuyên. 4. Luôn chủ động tâm lý trước tình huống bất ngờ. Có rất nhiều trường hợp, bạn sẽ rơi vào những tình huống khó, mà không lường trước được. Dù tình huống có như thế nào bạn cũng cần phải chuẩn bị tâm lý cho bản thân để giữ bình tĩnh. Đặt ra một vài cách để xử lý và có thể giải quyết tình huống đó. 5. Đừng sợ người nghe “ăn thịt” bạn. Bạn hãy biết rằng, mọi người đang nghe bạn nói không phải là đang rình bạn để tấn công và “ăn thịt” bạn. Mọi người đang muốn lắng nghe những lời hướng dẫn của bạn, để phục vụ cho nhu cầu của họ. - Mọi người cần và tin tưởng bạn. Vì vậy, khi bạn cảm thấy lo sợ thì hãy cố gắng làm ngược lại. Hãy thể hiện một phong thái tự tin, để có thể chiếm được cảm tình với người nghe. Khi bạn thuyết trình: Hãy đứng về phía của người nghe, hãy coi người nghe là bạn bè của mình, như thế sẽ giúp bạn bớt căng thẳng. Hãy đam mê, khi càng say mê nội dung và ý tưởng của bạn khi trình bày, bạn càng có sức mạnh và dễ đưa cảm xúc vào bài thuyết trình của mình. Khi đó, bạn sẽ không còn run sợ trước đám đông. Hãy thể hiện sự hưng phấn, tập trung vào vấn đề quan trọng mà bạn muốn truyền đạt. Chia sẻ đến với người nghe sẽ giúp bạn bớt nghĩ về bản thân, nó sẽ giúp bạn đẩy lùi nỗi sợ. Bạn luôn nhớ rằng, bạn là người nắm rõ nhất vấn đề mình đang trình bày. Vì vậy họ mới ngồi nghe bạn. Hãy tin điều đó, bạn sẽ không còn cảm giác sợ hãi nữa. 6. Sợ bị làm trò cười. Có rất nhiều người sợ khi đứng trước đám đông, đơn giản vì bạn sợ mình sẽ gặp một lỗi nào đó như nói vấp, quyên chữ…vv. Tuy nhiên, người nghe họ sẽ luôn thông cảm cho bạn, không bao giờ đòi hỏi hạn hoàn hảo. Điều mà người nghe muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó như thế nào. 7. Sợ bài trình bày không hấp dẫn người nghe. Đây là nỗi sợ mà chúng ta dễ dàng vượt qua nhất. Bởi vì bạn là người chủ động trong việc chuẩn bị nội dung. Hãy dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu để chuẩn bị cho nội dung bài thuyết trình.Hãy luyện tập thật nhiều, những gì mình sẽ nói đến khi bạn cảm thấy tự tin, và có thể đứng trước gương hoặc nói trước bạn bè. 8. Người nghe chưa bao giờ biết bài trình bày của bạn. Bạn thường sẽ hoảng loạn và mất tập trung, khi bạn quên một vài chữ hay một vài dòng nào đó trong lúc trình bày. Gặp trường hợp này bạn đừng quá lo lắng. bởi vì người nghe chưa bao giờ biết được nội dung bài trình bày của bạn. “Thực trạng thất nghiệp hiện nay” của đa số các bạn sinh viên tốt nghiệp nhưng vì thiếu những kỹ năng mềm, những kỹ năng thiết yếu, sự va vấp và sự trưởng thành của các bạn mà nhà tuyển dụng chưa nhìn thấy được những điều đó từ trong con người các bạn. Vậy phải làm sao? Dù tốt nghiệp với bằng Loại Giỏi, hay bằng Xuất sắc nhưng thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng mềm thì nhà tuyển dụng cũng sẽ từ chối bạn thôi. Môi trường doanh nghiệp không đòi hỏi bạn phải giỏi về mặt lý thuyết nhưng đòi hỏi bạn phải linh hoạt, năng động tương tác với mọi người, giao dịch với các đối tác của họ, tất cả đều đòi hỏi một tư duy nhanh nhạy, một cách xử lý khéo léo.