Đa phần các bác sĩ danh tiếng có khuynh hướng tự kiềm chế chuẩn đoán bệnh cho những người mà họ chưa bao giờ gặp hoặc khám cho. Thật không may, sự thận trọng này không thường xuyên được bảo đảm với những người không có chuyên môn. Khi chúng ta cứ đưa ra những chuẩn đoán không có căn cứ cho người khác, chúng ta có thể làm tổn hại một cách nghiêm trọng đến những ai thật sự có vấn đề về tâm lí. Nhưng đối với những nhân vật hư cấu thì sao? Liệu chúng ta có thể gán cho những nhân vật siêu thực này các chứng bệnh tâm lí, ví dụ như trong tác phẩm Alice ở Xứ Sở Thần tiên của Lewis Carroll? Gần như là không thể để câu chuyện không mang một màu sắc điên loạn
Dường như những miêu tả của Carroll là trực tiếp dựa trên các liệu pháp trị liệu tâm lí vào thế kỉ thứ 19 ở Anh. Và theo như những gì mà Franziska Kohlt đã viết trên trang The Conversation, nhiều trường hợp trong số đó có liên quan đến “điều kiện làm việc cực kỳ tệ hại”. Trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp, “số lượng người ở những nơi được gọi là “bệnh viện tâm thần bần cùng” dành cho tầng lớp lao động tăng vọt.” Chú của Carroll, Robert Wilfred Skeffington Lutwidge, sắp trở thành thành viên của Ủy ban Cố vấn Lunacy, nơi chịu trách nhiệm giám sát các tổ chức như vậy, và công việc của ông ấy đòi hỏi “hiểu biết sâu sắc về sự điên loạn trong Alice.”
Nhưng chúng ta cũng nên thận trọng. Tương tự những ám chỉ và giả thuyết về ma túy trong Alice, một số chẩn đoán thiếu chuyên môn cho các nhân vật trong Alice có thể có chút gượng gạo. Chúng ta có thật sự phát hiện những Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lí (PTSD) hay Hội chứng Tourette? Rối loạn loâu (Anxiety Disorder) hay bệnh ái kỷ? Những tình trạng này vẫn chưa được phân loại trong Carroll’s day mặc dù những triệu chứng của họ không có gì mới. Và quả thực là những chuyên gia đã kỳ vọng câu chuyện ngụ ngôn đầy phi lý này của ông sẽ cung cấp thêm những mô tả về tâm lí học dị thường. Một nhà tâm thần học người Anh đã không chỉ chẩn đoán Alice mà còn đặt tên một căn bệnh tâm lí dựa vào cô.
Vào năm 1955, bác sĩ John Todd đã nghĩ ra cụm từ Alice in Wonderland Syndrome (AIWS) (Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên) để miêu tả trường hợp hiếm có mà theo những gì các nhà nghiên cứu đã viết trên Tạp chí Khoa học Thần kinh Nhi khoa (Journal of Pediatric Neurosciences) là “kích cỡ của các bộ phận cơ thể và kích cỡ của những đối tượng bên ngoài được nhận thức một cách sai lệch.” Trong số những căn bệnh khác, Hội chứng Alice ở Xứ Sở Thần tiên có thể liên quan đến bệnh đau nửa đầu, căn bệnh được cho là chính Carroll đã mắc phải.
Chúng ta có lý do để cho rằng Mad Hatter bị ngộ độc thủy ngân nhưng liệu có chứng bệnh nào khác hợp lí hiện hữu trong tác phẩm nữa không? Holly Barker, nghiên cứu sinh về thần kinh học lâm sàng tại trường Đại học King’s College London, sử dụng trình độ chuyên môn của mình để nhận dạng và miêu tả chi tiết hai trường hợp khác mà cô cho là rõ rệt trong Alice.
Rối loạn giải thể nhân cách (Depersonalization):
Barker viết rằng: “Ở một vài chỗ trong truyện, Alice tự vấn về chính nhân dạng của mình và cảm thấy “khác lạ” từ lúc cô tỉnh dậy lần đầu tiên.” Từ việc xem xét những miêu tả này với Hội chứng rối loạn giải thể nhân cách (DPD), Barker miêu tả tình trạng của bệnh và những vị trí của nó trong não bộ.
Hội chứng này gồm có các triệu chứng đa dạng khác nhau, bao gồm cảm giác không thuộc về chính cơ thể của mình; thiếu khả năng làm chủ suy nghĩ và ký ức, quá trình này bắt đầu mà không dễ dàng nhận thức được và cùng với đó là trạng thái thờ ơ, vô cảm. Các bệnh nhân thường trả lời rằng họ cảm thấy dường như mình không có thật trong thực tại, giống như họ đang mơ hoặc đang xem một bộ phim nào đó. Những triệu chứng này xảy ra khi bệnh nhân không có triệu chứng rối loạn tâm thần và người bệnh thường nhận thức được tình trạng của họ là phi lý. Bệnh rối loạn nhân cách giải thể thường là do chứng đau nửa đầu hay bệnh động kinh và đôi khi những người khỏe mạnh vẫn có thể tạm thời mắc phải vì ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng, mệt mỏi hay sử dụng ma túy.
Thường là kết quả của việc bị lạm dụng thời thơ ấu và chấn thương tâm lí, tình trạng này đóng vai trò như một dạng cơ chế phòng vệ (defense mechanism), cho phép một cá nhân né tránh những sự việc bất lợi trong cuộc sống.” Có thể tác phẩm của Carroll bao gồm cả Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lí, bởi có 51% những bệnh nhân Rối loạn giải thể nhân cách có cùng những biểu hiện trên.
Hội chứng “mù mặt” (Prosopagnosia):
Tình trạng này đặc trưng với “khả năng không thể nhận diện khuôn mặt.” Mặc dù có thể do yếu tố di truyền, hội chứng “mù mặt” cũng có thể là do đột quỵ hay chấn thương đầu. Như vậy thì, nhân vật được cho rằng bị ảnh hưởng bởi hội chứng này không ai khác ngoài Humpty-Dumpty, người đã bảo Alice “Nếu có lần sau, ta sẽ coi như là chưa bao giờ gặp cô.”
“Khuôn mặt cô cũng giống như mọi người, cũng có hai mắt (ông ta lấy ngón tay cái vẽ trong không khí vị trí của đôi mắt), cái mũi ở giữa mặt và cái miệng ở dưới mũi. Luôn luôn như thế. Bây giờ giả dụ hai mắt cô lại nằm cùng một phía hay cái miệng lại nằm trên trán thì có thể lại giúp ích được ít nhiều đấy.”
“Miêu tả chính xác” này về hội chứng “mù mặt” cho ta thấy những người mắc bệnh này phản ứng với những đặc điểm cụ thể để phân biệt, nhận dạng người khác như thế nào bởi vì họ không có khả năng phân biệt những thành viên trong gia đình và bạn bè với những người hoàn toàn xa lạ.
Những học giả biết rằng tác phẩm của Carroll có chứa một vài khái niệm toán học trừu tượng và dường như là phi lý, chẳng hạn như số ảo (imaginary numbers) và hình học xạ ảnh (projective geometry). Tài liệu đã được công bố của những nhà nghiên cứu như Kohit và Barker chỉ ra rằng Alice ở Xứ Sở Thần tiên có thể chứa đựng một nhận thức phức tạp vào thế kỉ thứ 19 về bệnh tâm lí và các rối loạn thần kinh. Tuy cách mà cuộc khảo sát được thực hiện có đôi chút ngớ ngẩn nhưng có thể công bố là nhờ vào nghiên cứu và quan sát nghiêm túc.
Hãy tìm đọc bài báo hoàn chỉnh của Barker để biết thêm về những tình trạng cô đã chẩn đoán ở trên.
Nguồn: http://bookaholic.vn/
-----
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]
Có đứa trẻ nào lại từ chối một cơ hội tuyệt vời như vậy? Còn đối với người lớn, “Alice ở xứ sở diệu kì” luôn là cuốn sách mang lại nhiều tranh cãi. Khi ra đời vào khoảng giữa thế kỉ thứ mười chín, câu chuyện về Alice được đón nhận một cách đơn thuần như câu chuyện dành cho thiếu nhi. Rất nhiều năm sau, “Alice ở xứ sở diệu kì” bắt đầu gợi cho người lớn những suy nghĩ sâu xa hơn về từng chi tiết trong câu chuyện. Nếu đặt tác phẩm vào khoảng thời gian ra đời của câu chuyện, từng nhân vật, chi tiết trong “Alice ở xứ sở diệu kì” đều mang ám chỉ một cách mạnh mẽ. Liệu Alice đã đi vào “Wonderland” (xứ sở diệu kì) hay cô bé đã đi lạc vào “Underland” (xứ sở đen tối)? Đặt câu hỏi như vậy vì dường như câu chuyện chỉ ra quá rõ ràng những tiêu cực của xã hội. Người ta thư thả hưởng thụ cuộc sống êm đềm như cách Alice rơi qua chiếc hang, và đột ngột đối mặt với hiện thực như cách cô bé đột ngột rơi xuống đất. Có những cánh cửa khiến người ta phải “bé lại” hoặc “to ra” mới có thể đi qua, có những cuộc thi vô nghĩa và phi lí đến cùng cực, có những tay bợm nhậu trong dáng vẻ cao quý, có những thứ quyền thế vô lí như Nữ hoàng Cơ, có những người bị khinh rẻ như quân bài, và có những kẻ đi lạc như Alice.