Dưới đây là tuyển tập những quyển sách hay nên đọc một lần trong đời. Nội dung sách rất đa dạng từ sách kinh doanh, kỹ năng cho đến những quyển sách văn học kinh điển đã được bạn đọc yêu mến bình chọn.

1.       13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu

13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu là cuốn sách “chỉ dẫn” duy nhất chỉ ra những nguồn lực bạn phải có để thành công. Cuốn sách sẽ giúp bạn trở nên giàu có, làm giàu thêm cho cuộc sống của bạn trên tất cả các phương diện của cuộc sống chứ không chỉ về tài chính và vật chất. Mặc dù những thông điệp trong cuốn sách được viết ra từ rất lâu nhưng vẫn mang tính “thời đại”. Napoleon Hill đã bàn về những quan niệm như quản lý nhóm, dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, những công cụ hữu hình, trí tuệ tập thể và mục tiêu cần được viết ra trước khi hành động.

2. Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị

 Mọi người thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo đám đông, do vậy với những vấn đề quan trọng, chúng ta thường phải hỏi xin lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Điều này đương nhiên không có hại trong ngắn hạn. Thế nhưng về lâu về dài việc hỏi ý kiến những người xung quanh sẽ dẫn bạn đi theo lối mòn đã mở sẵn, một tư duy kém đổi mới mà nếu tự suy ngẫm, theo một hướng khác hơn, đột phá hơn, lập dị hơn, bạn sẽ mở ra một hướng giải quyết thông minh hơn và khôn ngoan hơn.

Trong cuốn sách Tư duy như một kẻ lập dị, Steve D.Levitt & Steph J.Dubner, đồng tác giả của hai cuốn sách vô cùng lý thú pha chút hóm hỉnh Kinh tế học hài hướcSiêu kinh tế học hài hước, sẽ một lần nữa dùng lối văn phong phá cách của mình để “mở khóa tư duy” của độc giả. Xin nhắc lại đây không phải là một cuốn sách hài hước, đơn giản chỉ là để giải trí, mà ngoài những yếu tố, những ví dụ vui nhộn, hai tác giả này còn muốn người đọc có được một thái độ tích cực hơn với những gì bất ngờ xảy đến, hãy luôn thoát khỏi lối mòn và trang bị cho mình những cách giải thích đơn giản nhất có thể.

3.   Chiến Binh Cầu Vồng

 Quyền được học hành là một trong những quyền cơ bản của con người. Thế nhưng vẫn có những hoàn cảnh khó khăn đến nỗi học hành chỉ có thể là ước mơ. Trong Chiến Binh Cầu Vồng, bạn sẽ bắt gặp những hoàn cảnh như thế của 10 đứa trẻ ham học tuy nghèo đói, 1 người cha nghèo khổ đánh cá gồng gánh hàng chục miệng ăn nhưng vấn quyết tâm cho con trai đi học, 1 thầy hiệu trưởng có tâm với nghề, 1 cô giáo đấu tranh giữ lại ngôi trường bé nhỏ xập xệ.

Nhưng sự thật đôi khi nghiệt ngã và diễn biến khó ngờ, dù đã rất nổ lực để đi học, thoát nghèo, để thực hiện ước mơ trở thành nhà toán học, nhưng Lintang vẫn không tránh khỏi số phận của cái nghèo. Thực tế cuộc sống ác nghiệt đến mức bóp tan tành và vùi dập giấc mơ của 1 đứa trẻ. Chấp nhận là chấp nhận thế nào?

4.   Người Giàu Có Nhất Thành Babylon

Trước mắt bạn, tương lai đang trải rộng con đường dẫn tới những miền đất xa xôi đầy hứa hẹn. Trên con đường đó, bạn háo hức, mong muốn thực hiện nhiều ước mơ, dự định, khát khao… của riêng mình.

Để những nguyện vọng của mình được thực hiện, ít nhất bạn phải thành công về mặt tiền bạc. Quyển sách này sẽ giúp bạn biết cách vận dụng những nguyên lý quan trọng để phát triển tài chính. Hãy để cuốn sách dẫn dắt bạn đi từ một hoàn cảnh khó khăn, tiêu biểu là một cái túi lép xẹp, đến một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, tiêu biểu là một túi tiền căng phồng, sung túc.

Khi nói đến tiền bạc, chúng ta thường đề cập đến quy luật trọng trường và nó luôn phổ quát và bất biến trong mọi trường hợp. Trải qua thời gian dài và phát triển, quy luật này đã được trải nghiệm và đúc rút thành những bí quyết không chỉ đảm bảo cho bạn một túi tiền đầy, mà còn giúp cho bạn có một cuộc sống cân bằng để có thể phát triển mỹ mãn hơn những tiềm năng của bản thân trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Bởi trên thực tế, không ai có thể phủ nhận rằng sự dồi dào về vật chất có thể làm cho đời sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh, sức mạnh tài chính là phương tiện chủ yếu để đo lường mức độ thành đạt của các doanh nhân.

Ngày nay, tiền bạc vẫn có những ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống con người, cũng giống như cách đây năm ngàn năm nó đã chi phối mạnh mẽ cuộc sống của cư dân vương quốc Babylon, thúc đẩy họ tìm hiểu và nắm bắt các quy luật tạo ra tiền, nhằm có được một cuộc sống sung túc và sang trọng bậc nhất.

Những trang sách này sẽ đưa chúng ta trở lại vương quốc Babylon cổ đại, cái nôi nuôi dưỡng những nguyên lý cơ bản về tài chính mà giờ đây con người hiện đại đã kế thừa và vận dụng trên toàn thế giới.

5.   Suối Nguồn

 

Trong lịch sử nhân loại, hiếm thấy ai phát biểu quan điểm này về con người. Ngày nay, quan điểm này hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, chính quan điểm này – dù tồn tại ở các cấp độ khác nhau của sự khao khát, ao ước, đam mê và hoang mang đau khổ – là quan điểm khởi đầu cuộc sống của những người ưu tú nhất của nhân loại. Đối với đa số họ, đây thậm chí không phải là một quan điểm rõ ràng mà chỉ là một cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt, nó được tạo thành từ những nỗi đau trần trụi và từ niềm hạnh phúc không thể diễn tả nổi. Nó là cảm giác về một kỳ vọng lớn, rằng cuộc sống của một người là quan trọng, rằng những thành tựu lớn lao có thể nằm trong khả năng, và rằng những điều vĩ đại còn nằm phía trước.

Bản chất của con người – và của bất cứ sinh vật nào – không phải là đầu hàng, hoặc phỉ nhổ và nguyền rủa sự tồn tại của mình; điều ấy thực ra đòi hỏi cả một quá trình suy đồi mà tốc độ của nó tuỳ thuộc mỗi người. Một vài người đầu hàng vào lần đầu tiên tiếp xúc với áp lực; một vài người mặc nhiên đầu hàng; một số khác đi xuống từ từ và cứ thế mất dần ngọn lửa mà chính họ cũng không hề nhận ra nó đã tàn lụi như thế nào. Sau đó, tất cả biến mất trong cái đầm lầy khổng lồ gồm những người già cỗi, những người rao giảng rằng trưởng thành bao hàm việc chối bỏ chính kiến, rằng sự ổn định bao hàm việc chối bỏ những giá trị riêng, và rằng sống thực tế có nghĩa là phải gạt bỏ sự tồn tại. Chỉ một số ít người kiên quyết không đầu hàng và tiếp tục tiến lên; họ biết rằng không thể phản bội ngọn lửa kia; họ học cách nuôi dưỡng nó, cho nó hình hài, mục đích và sự sống… Tóm lại, dù tương lai mỗi người khác nhau, ở vào thời điểm bắt đầu cuộc sống, nhân loại luôn tìm kiếm một hình ảnh cao cả về bản chất con người cũng như về cuộc sống.

Có rất ít cột chỉ đường trong cuộc tìm kiếm này. Suối nguồn là một trong những cột chỉ đường đó. Đây chính là một trong những lý do cơ bản nhất khiến cho Suối nguồn có sức hấp dẫn lâu dài; nó tái khẳng định tinh thần của tuổi trẻ, nó tuyên bố về chiến thắng của con người, nó chỉ ra người ta có thể làm được những gì.

6.   Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình

 

Bạn mong muốn đi tắt đón đầu? Bạn muốn vững bước đến thành công? Công thức để làm được điều này, theo lời bậc thầy về kết nối là Keith Ferrazzi, chính là phải biết làm quen với mọi người. Ferrazzi đã khám phá từ khi còn trẻ rằng điểm khác biệt của những người thành công rực rỡ chính là cách họ vận dụng quyền năng của những mối quan hệ – để mọi người cùng thắng.

Trong quyển sách Đừng bao giờ đi ăn một mình, Ferrazzi chỉ ra từng bước cách thức – và lý do – mà chính ông đã áp dụng để kết nối với hàng ngàn người là đồng nghiệp, bạn bè có tên trong số danh bạ, những người ông đã giúp đỡ và ngược lại cũng sẵn sàng giúp đỡ ông.

7.   Đi Tìm Lẽ Sống

 

 Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.

Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.

8.   Đọc Vị Bất Kỳ Ai 

Để chiếm được sự yêu mến của mọi người và chủ động trong mọi mối quan hệ, yếu tố quan trọng nhất là khả năng ĐỌC một ai đó. Chắc chắn bạn đã từng băn khoăn không biết người ngồi đối diện đang nghĩ gì? Họ có đang nói dối bạn không? Đối tác đang ngồi đối diện với bạn trên bàn đàm phán đang nghĩ gì và nói gì tiếp theo? ĐỌC người khác là một trong những công cụ quan trọng, có giá trị nhất, giúp ích cho bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Những nguyên tắc được chia sẻ trong cuốn sách này không đơn thuần là những lý thuyết hay mẹo vặt chỉ đúng trong một số trường hợp hoặc với những đối tượng nhất định. Các kết quả nghiên cứu trong cuốn sách này được đưa ra dựa trên phương pháp S.N.A.P – cách thức phân tích và tìm hiểu tính cách một cách bài bản trong phạm vi cho phép mà không làm mếch lòng đối tượng được phân tích. Phương pháp này dựa trên những phân tích về tâm lý, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên ngôn ngữ cử chỉ, trực giác hay võ đoán.

9.   Nhà Giả Kim 

Nội dung sách là những trải nghiệm trong chuyến phiêu du theo đuổi vận mệnh của mình đã giúp Santiago thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa nhất của hạnh phúc, hòa hợp với vũ trụ và con người. Tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho như một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông. Trong lần xuất bản đầu tiên tại Brazil vào năm 1988, sách chỉ bán được 900 bản. Nhưng, với số phận đặc biệt của cuốn sách dành cho toàn nhân loại, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Nhà giả kim đã làm rung động hàng triệu tâm hồn, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, và có thể làm thay đổi cuộc đời người đọc.

10.   Quốc Gia Khởi Nghiệp 

Ngày nay, Israel là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và có lĩnh vực công nghệ phát triển  không hề thua kém Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Quốc gia khởi nghiệp được xuất bản với hy vọng sẽ đem đến cho độc giả những bài học về khởi nghiệp của một quốc gia luôn có nền kinh tế phát triển sôi động, con người thì luôn hướng đến sự cách tân và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.

Quốc gia khởi nghiệp là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự.

11.   Bắt Trẻ Đồng Xanh 

 Bắt Trẻ Đồng Xanh là tiểu thuyết của nhà văn Mỹ J.D.Salinger. Tác phẩm kể lại câu chuyện của nhân vật chính, Holden Caulfield, trong những ngày cậu ở thành phố New York sau khi bị đuổi học khỏi trường dự bị đại học Pencey Prep.

Bắt Trẻ Đồng Xanh đã mượn suy nghĩ của một chàng trai trẻ để nhìn về cuộc sống một cách hài hước và thông minh. Ngôn từ đơn giản, đôi khi rất thô tục thể hiện con người nhân vật, cuốn sách đi vào lòng người bởi những triết lý giản đơn vẫn đang hiện hữu từng ngày trong cuộc sống. Và rồi sẽ đọng lại trong lòng người đọc một ý nghĩ tưởng như đã quên mất từ lâu: Mình là chính mình.

12.   Phi Lý Trí

 Ai cũng có khi “phi lý trí”.

Bạn sẵn sàng rút 2 nghìn đồng cho một người ăn mày nghèo khổ trên đường. Nhưng cũng chính bạn lại cò kè từng 2 nghìn bạc với bà đồng nát khi bán mớ báo cũ trong nhà.

Bạn sẵn sàng bỏ ra 10 triệu để chụp bộ ảnh cưới thật đẹp mà chỉ xem một vài lần rồi cất vào tủ. Nhưng chắc chắn bạn sẽ rất cân nhắc và suy tính cẩn thận khi quyết định mua một chiếc máy ảnh với giá 10 triệu trong khi bạn có thể dùng nó nhiều năm liền.

Bạn cảm thấy một món ăn ngon hơn khi có người khác bỗng khen rằng ngon đấy (cho dù có khi món ăn đó cũng không ngon đến vậy). Bạn cảm thấy mình nhỏ bé hơn, khúm núm hơn khi có dịp nói chuyện với một người nổi tiếng cho dù có khi anh ta cũng chẳng hơn gì bạn xét về cả hình thức lẫn trí tuệ. Vân vân và vân vân

Nhưng không chỉ bạn phi lý, tất cả chúng ta đều luôn phi lý. Và không chỉ trong chuyện tình cảm, mọi quyết định trong mọi lĩnh vực chúng ta đều phi lý. Và không chỉ một vài lần, chúng ta liên tục phi lý, phi lý có hệ thống, phi lý có thể dự đoán được.

Các doanh nhân lắm tiền nhiều của vẫn mua những bức họa chỉ đáng vài triệu với giá vài chục thậm chí vài trăm triệu chỉ để “có” nó. Những nhà đầu tư vẫn mua các cổ phiếu của những công ty “phọt phẹt” với cái giá cao ngất trời chỉ vì những người khác cũng đang làm thế, trong khi giá của nó chỉ vài tháng trước ở mức thấp không tin nổi thì chẳng ai đoái hoài.

Nhiều người bệnh đã cảm thấy đỡ mặc dù bác sỹ chỉ cho họ uống thuốc giả vờ hoặc phẫu thuật giả vờ để trấn an tâm lý. Con người nhìn chung vẫn phi lý trí một cách dễ đoán định như vậy.

Nhà kinh tế học hành vi của trường MIT đã chỉ ra điều đó trong cuốn sách mới của ông: Phi lý trí. Trong đó, Dan Ariely đã tiến hành nhiều khảo sát hành vi kỳ lạ để chứng minh cho các quan điểm của mình. Ông cho rằng sở dĩ chúng ta luôn phi lý trí bởi một số các tác động nhất định như: quy luật tương đối, quy tắc xã hội, sự hưng phấn…

Mỗi chương trong cuốn sách, tác giả dành để mô tả một tác động như thế bằng nhiều thí nghiệm khác nhau.

13.   Ông Già Và Biển Cả

Ông già và Biển cả là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.

Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.

14.   Đắc Nhân Tâm

 

 Đắc nhân tâm – How to win friends and Influence People của Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền. Riêng bản tiếng Anh của sách đã bán được hơn 15 triệu bản trên thế giới. Tác phẩm có sức lan toả vô cùng rộng lớn – dù bạn đi đến bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là quyển sách đầu tiên và hay nhất, có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.

Không còn nữa khái niệm giới hạn Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. Đắc nhân tâm và cái Tài trong mỗi người chúng ta. Đắc Nhân Tâm trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.

Đắc nhắn tâm là cuốn sách “Đầu tiên và hay nhất mọi thời đại về nghệ thuật giao tiếp và ứng xử”, đã từng mang đến thành công và hạnh phúc cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

15.   Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối 

Liệu những con đường ta qua thời tuổi trẻ có thực sự là đường vòng? Hay chỉ đơn giản là một đường thẳng, dẫn về phía nội tâm? Tuổi trẻ là một khối dồn nén. Nó có sức phá hoại đến nỗi, vào một thời điểm những tưởng đã quay lưng với cuộc đời, ta chợt nhìn lại và thấy vần vũ quanh mình những gương mặt, mối tình, những lần gặp gỡ, các cảm xúc chân thực và sống động như dao cứa.

Cuốn tiểu thuyết mỏng của Patrick Modiano, khôi nguyên giải Nobel văn chương 2014, được chia thành nhiều giọng kể: một cựu sinh viên trường mỏ, một thám tử chuyên nghiệp, nữ nhân vật chính và Roland-người tình. Từng người kể chuyện tiến vào những vùng của bóng râm. Câu chuyện mở ra bằng việc Jacqueline Delanque, tên thường gọi là Louki, biến mất khỏi cuộc hôn nhân, rong ruổi ở Paris và để lại sau lưng một tấm màn bí ẩn, thêu dệt xung quanh một nhóm bạn vốn là khách quen ở quán cà phê Le Condé.

16.   Thế Giới Phẳng

 Chúng ta đã quen với những tác phẩm kinh điển trong văn học, nghệ thuật nhưng Thế Giới Phẳng, theo tôi là một tác phẩm kinh điển về thế kỷ 21 trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và sự vận động của thế giới. Đây không phải là một cuốn sách lịch sử thế giới mà là một tác phẩm hoành tráng về thế giới trong thế kỷ 21, thế kỷ của bùng nổ công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa. Tác giả đã làm phẳng thế giới khi bỏ qua những rào cản về địa giới, văn hóa, tôn giáo… để nói về một thế giới với những vấn đề chung, những cơ hội và thách thức của các quốc gia, của toàn thế giới. Để từ đó từng quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân có thể nhìn thấy cơ hội và thách thức của riêng mình. Với nhiều năm làm nhà báo cho một trong những tờ báo lớn nhất thế giới New York Times, Thomas L. Friedman đã cho người đọc những sự kiện, những thông tin, những số liệu mà không dễ gì có được và không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Điều đó chỉ có thể đến từ những nhà báo kỳ cựu như Friedman, một nhà báo lớn với 3 giải thưởng Publizer. Cuốn sách tuy khá dày, hơn 700 trang, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến thế giới, quan tâm đến sự vận động của xã hội loài người trên hành tinh này thì cuốn sách như một dòng chảy đưa bạn qua nhiều góc nhìn khác nhau, qua nhiều vấn đề to lớn khác nhau của thế giới. Trong đó, nổi bật là xu hướng Toàn Cầu Hóa và vai trò địa chính trị của từng quốc gia trong sự bùng nổ không ngừng của thế giới về mọi mặt.

Đặt giả thuyết nếu chỉ còn đủ tiền để mua một cuốn sách để biết về thế giới này trong thời gian ngắn nhất thì tôi khuyên bạn hãy đọc Thế giới phẳng. Thomas Friedman là nhà báo tài năng bậc nhất mà tôi từng biết. Để viết một cuốn sách như thế này, không biết ông đã phải đi bao nhiêu nơi, gặp bao nhiều người, đọc bao nhiêu sách, nghiên cứu bao nhiêu thời gian. Mỗi trang sách của ông chứa đầy thông tin, vừa mở rộng tầm mắt, vừa đánh giá, lý luận. Đọc Thế giới phẳng, tôi đâm lo sợ, lo sợ rằng Thế giới này quá khác mình tưởng tượng, lo sợ thế giới thay đổi quá nhanh và bị làm phẳng quá nhanh, lo sợ những gì mình học ở trường đại học chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Đọc Thế giới phẳng để choáng ngợp và lo sợ. Một thầy giáo ở trường tôi đã dành hẳn một tiết học để nói về Thế giới phẳng, và nó quả là giáo trình tuyệt vời nhất cho bất kì ai muốn theo kịp với thế giới hiện đại.

17.   Hai số phận 

 Hai số phận là một cuốn tiểu thuyết được sáng tác vào năm 1979 bởi nhà văn người Anh Jeffrey Archer. Tựa đề gốc của sách là Kane and Abel – một phép chơi chữ dựa trên hai cái tên xuất hiện trong Kinh Thánh Cựu Ước là Cain và Abel.

Cuốn sách là một câu chuyện kể về hai người có số phận khác nhau. Họ không có điểm gì giống nhau cả ngoại trừ việc sinh ra vào cùng một thời điểm (18/04/1906) và có một lòng quyết tâm để đạt được thành công trong cuộc sống. William Lowell Kane là một người mạnh mẽ và giàu có trong khi đó Abel Rosnovski (tên ban đầu là Wladek Koskiewicz) là một người gốc Ba Lan phải đấu tranh từ lúc sinh ra và lớn lên cùng với những người nghèo khổ, cuối cùng di cư đến Hoa Kỳ. Cuộc đời của hai con người này đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố để cuối cùng nhận ra sự tồn tại của nhau.

18.   Tỷ Phú Bán Giày 

Tỷ Phú Bán Giày, cuốn sách bán chạy nhất trên trang Amazon.com, xếp thứ 1 trong các sách về Dịch vụ khách hàng; xếp thứ 5 trong các sách về Marketing và Bán hàng; và xếp thứ 7 trong các sách về Quản lý. Cuốn sách là một câu chuyện về một doanh nghiệp thành công, trong đó, Tony Hseih chia sẻ những bài học kinh doanh khác nhau mà ông đã học được trong cuộc đời, từ một quầy bán nước chanh và cửa hàng bán pizza cho tới LinkExchange, Zappos.

Với Tỷ Phú Bán Giày, người đọc sẽ nhận được cảm hứng, nhiệt tình và cả một chút điên rồ cho những ý tưởng kinh doanh mà nghe qua tưởng như rất liều mạng. Nhưng với Zappos, Tony Hsieh đã tạo dựng được một thương hiệu về “văn hóa công ty” – chìa khóa thành công để theo đuổi một môi trường làm việc năng động và những dịch vụ xuất sắc.

19.   Khuyến Học

Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới đựơc in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.

Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… Khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.

Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học “từ chương” và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên “thực tế”. Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là “làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản” trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.

20.   Hãy Chăm Sóc Mẹ

Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Hàn Quốc Kyung-sook Shin mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Mẹ bị lạc khi chuẩn bị bước lên tàu điện ngầm cùng bố ở ga Seoul. Hai ông bà dự định lên đây thăm cậu con cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm người lạc thay cho cả gia đình. “Ngoại hình: Tóc ngắn đã muối tiêu, xương gò má cao, khi đi lạc đang mặc áo sơ mi xanh da trời, áo khoác trắng, váy xếp nếp màu be”. Trong tiềm thức của mình, Chi-hon vẫn nghĩ mẹ là người thường“bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang nhìn thẳng xuống từ trên cao”. Trong khi đó, những người qua đường đáp lại thông báo tìm người lạc của cô bằng miêu tả về một “một bà già cứ lững thững bước đi, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn”. Liệu đó có phải là người mẹ mà cả gia đình cô đang cất công tìm kiếm?

Một ngày, một tuần rồi gần một tháng chầm chậm trôi qua. Người chồng và những đứa con hiện đều đã phương trưởng cả không chỉ lo sốt vó mà còn day dứt tâm can vì cảm giác tội lỗi, và rối bời “trong nỗi hoảng loạn như thể tất cả mọi người đều bị tổn thương ở vùng não”. Họ cũng lấy làm băn khoăn tại sao mẹ không biết hỏi đường về nhà cậu con cả cho đến khi phát hiện ra hai sự thật rằng mẹ không biết chữ và mẹ bệnh ung thư vú khiến đầu óc không được minh mẫn như thường.

Từ đây, những hy vọng tìm lại mẹ càng trở nên mong manh hơn…

21.   Cô Gái Trên Tàu 

Đúng với câu giới thiệu, suốt cả bộ truyện, chỉ để trả lời cho câu hỏi: “Ta có thể chắc mình hiểu một người đến bao nhiêu?”, bản thân người đọc cũng loanh quanh trong mê cung tâm lý phức tạp, để trả lời cho chính câu hỏi đó, liệu mình hiểu nhân vật đến mức nào? Những thứ tưởng như chẳng có gì, nhưng điều tưởng như đã chắc chắn, những nỗi đau mà ngỡ không thể nào sâu sắc thêm, những điều mà chính bản thân đã đoan chắc, lại không phải phải là sự thật.

“Ta có thể hiểu nhân vật được đến đâu?”, ta biết gì về nhân vật chính – Rachel? Một người phụ nữ nghiện rượu, chìm trong hơi men và tuyệt vọng; một người phụ nữ bị chồng bỏ, bị sa thải, và ngày ngày vẫn lên chuyến tàu vờ như mình vẫn còn đi làm. Thế là hết, chẳng còn gì nữa, ta còn mơ hồ cảm thấy khó chịu với Rachel, với sự yếu đuối của cô, với sự điên dại của cô, và cả…. nỗi đau của cô. Dù lý trí bảo ta đây là một vấn đề tâm lý trầm trọng, rằng Rachel không muốn thế, nhưng vẫn không ngăn được sự khó chịu, bứt rứt với người phụ nữ này.

Nhưng có thật là hết chăng? Những con chữ thì thầm vào tai ta lời ngược lại, rằng chưa, chưa hết. Rằng những đớn đau đó, chưa hết, nó chỉ bị một lớp màn mờ mờ trong hơi rượu, trong dối trá, phủ lên.

Trượt dài theo những con chữ, trượt theo nỗi tuyệt vọng của từng nhân vật, dường như mình đã quên mất rằng đây là một tác phẩm trinh thám, rằng mình đã thôi tò mò về hung thủ, tựa như việc ngồi trên một chuyến tàu, mà đã thôi ngẫm nghĩ về đích đến, chỉ thích thú với cảnh sắc xung quanh. Và khi, mình nghĩ mình đã ngắm nghía chán chê rồi, thì tàu dừng, và mình bàng hoàng nhận ra cảnh vật ấy, đã thay đổi, hay chính xác hơn, là mình đã thay đổi.

Và khi đã đến đích, tâm trạng vẫn hơi… bàng hoàng, câu hỏi tưởng như đã được trả lời, vẫn đang treo lơ lửng ở đấy, tựa như…. vĩnh viễn không có lời giải đáp.

Liệu bạn có thể hiểu một người, đến bao nhiêu?

22.   Đúng Việc 

Đúng Việc là con đường cho mọi đổi thay có tính cách mạng. Đúng Việc đề cập đến những vấn đề căn cơ và nền tảng nhất của con người, đó là: làm người (đạo nhân), làm mình (đạo sống), làm dân (đạo dân) và làm nghề (đạo nghề) bằng văn phong dí dỏm, súc tích và có tính hệ thống cao. Từ đó, sách đưa ra phương pháp luận để mỗi người tự thấu hiểu bản thân, tự tìm ra đường đời của mình, hình thành đạo nhân, đạo sống và đạo nghề của riêng mình. Hay nói cách khác, Đúng Việc là một phương pháp luận để góp sức cho mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở trên hành trình tự tìm ra “đích đến” và “con đường” cho sự đổi thay có tính cách mạng của riêng mình.

23.   Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ 

Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ đưa chúng ta đến khía cạnh nổi trội của vật lý lý thuyết, ở đó sự thất thường còn lạ lùng hơn hư cấu, để giảng giải – bằng ngôn ngữ bình thường – những nguyên tắc điều khiển vũ trụ của chúng ta. Cũng giống như số đông trong cộng đồng những nhà vật lý lý thuyết. Stephen Hawking đang tìm kiếm để khám phá cái cốt lõi của khoa học – Thuyết vạn vật nằm trong tâm của vũ trụ.

Ông đưa chúng ta đến biên giới hoang dã của khoa học, nơi mà lý thuyết siêu dây và mạng có thể nắm giữ manh mối cho điều bí ẩn. Và ông để chúng ta lại đằng sau hậu trường của một trong những cuộc phiêu lưu trí tuệ hấp dẫn nhất của ông khi ông tìm cách kết nối Thuyết tương đối tổng quát của Einstein với ý tưởng về những lịch sử đa dạng của Feynman vào trong một thuyết thống nhất hoàn chỉnh, một thuyết sẽ giải thích mọi thứ xảy ra trong vũ trụ.

24.   Bố Già

Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống Mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhập nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chính hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố già được tác giả dày công khắc họa đã trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc.

Từ một kẻ nhập cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiềng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí. Nhân vật trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lí rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử.

Với kết cấu hoàn hảo, cốt truyện không thiếu những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí kình địch đến nghẹt thở, Bố già xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của Mario Puzo.

25.   Rừng Na Uy 

Cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại, Rừng Na Uy, bài hát năm nào của Beatles, đã được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào và u sầu của Haruki Murakami. Bước vào cõi sống của Rừng Na Uy, qua sự sớm cô đơn như định mệnh của những người trẻ tuổi, qua mối tình tay ba vừa quấn quýt xác thân vừa u mặc sầu bi của Naoko-Toru-Midori, người ta cảm thấy ngỡ ngàng trước tình yêu như là nơi trú ngụ duy nhất của người đàn ông và người đàn bà trên thế gian này, và khám phá ra một nỗi buồn mênh mang, trống vắng rất Nhật Bản của thời hiện đại. Trong nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh đã cài đặt nơi những người mới lớn, trong sự tuyệt vọng của những tâm hồn trong sáng sẵn sàng hy sinh thân mình để khỏi thoả hiệp với cuộc sống thế gian. Và tình yêu đã là nơi trú ngụ duy nhất. tình yêu và sự giải phóng của xác thân bao bọc lấy nó, làm cho người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau với tất cả những gì có thể trước cuộc đời ngắn ngủi và quý giá. Với ý nghĩa đó, mối tình tay ba Naoko-Toru-Midori đã lay động hàng chục triệu độc giả trên toàn thề giới trong một tác phẩm được coi là tuyệt bút của Murakami.

26.   Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

 Lẽ Phải Của Phi Lý Trí sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức bản thân trong công việc và trong gia đình – và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Tại sao những khoản tiền thưởng lớn lại có thể khiến các CEO làm việc kém hiệu quả hơn? Làm cách nào mà những định hướng rối rắm lại hữu ích đối với chúng ta? Tại sao việc trả thù lại quan trọng? Tại sao có một sự khác biệt rất lớn giữa điều mà chúng ta nghĩ là sẽ khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ thực sự khiến chúng ta hạnh phúc? Và rất nhiều phát hiện thú vị khác…

27.   Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu

Mọi chuyện ở một trại tâm thần đầy quy tắc dường như đảo lộn khi McMurphy xuất hiện. Bất trị như một chú ngựa hoang, hắn vào viện để trốn án lao động khổ sai và không hề có ý định cứu thế. Nhưng trong những ngày ở đó, cái phần tốt đẹp yêu tự do, thích tung hoành của hắn đã làm nên một cuộc cách mạng, tạo ra mối liên kết giữa những thân xác yếu ớt, những trí não bị tổn thương, nhắc họ nhớ về cá tính, về chính mình hoặc về những kẻ đã-từng-là-mình. Sự nổi loạn đó thách thức trật tự đạo đức giả mà Liên hợp áp đặt.. Cuộc chiến bất cân sức bắt đầu. Và rồi đúng như cuộc đời, kẻ yếu đã không thể thắng. McMurphy đã chết dữ dội như cách hắn sống, nhưng Liên hợp không giết được hắn, cũng không thể bắt hắn sống theo cách nó đặt ra…

Được tạo nên từ những trang văn vừa sảng khoái vừa bi thương, Bay trên tổ chim cúc cu đã chạm tới những câu hỏi phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, sự tỉnh táo và điên loạn… Một best seller, một kiệt tác văn chương có mặt trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi, làm chỗ dựa cho một trong ba bộ phim duy nhất trong lịch sử giải Oscar từng chiến thắng ở toàn bộ các đề cử quan trọng nhất, Bay trên tổ chim cúc cu có sức mạnh của một tác phẩm không thể bị lãng quên.

Nguồn: downloadsach.com

--------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: 

https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị,

đăng ký CTV tại link:  https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

 

 

 

Xem thêm

Trong một cuộc khảo sát của thư viện Quốc hội Mĩ năm 1991, các độc giả được hỏi về cuốn sách nào đã tạo nên thay đổi thực sự trong cuộc đời của họ. Cuốn "Đi tìm lẽ sống" của Viktor Frankl nằm ở trong top 10 của danh sách này. Đánh giá cuốn sách này là một công việc khó khăn. Các ghi chép, thuyết trình của Frankl nghiễm nhiên luôn được coi là những tài liệu quý giá mà bất kì sinh viên tâm lý học nào cũng nên đọc. Bản tái bản của cuốn sách còn có thêm lời tựa súc tích của Harold Kushner và những chỉnh sửa sau này của tác giả. Nhưng quan trọng nhất đó là nội dung chính của cuốn sách từ năm 1946 thì vẫn còn nguyên vẹn. Trong cuộc diệt chủng Do Thái của Đức Quốc Xã, Frankl đã bị giam cầm 3 năm ở các trại tập trung Auschwitz và Dachau. Một trong những khía cạnh căn bản trong cuốn sách của Frankl là vấn đề của sự sinh tồn. Mặc dù ông đã chứng kiến, và trực tiếp trải nghiệm nhiều điều kinh hoàng và dã man, cuốn sách Đi Tìm Lẽ Sống không tập trung nhiều chi tiết vào những điều Frankl đã trải qua mà nhấn mạnh nhiều hơn về việc thời gian sống dưới chế độ của Phát xít Đức đã cho ông thấy khả năng sinh tồn và chịu đựng phi thường của con người trong những điều kiện khắc nghiệt nhất như thế nào. Là nguồn cảm hứng cho độc giả trên khắp thế giới trong gần một thế kỉ qua, "Đi tìm lẽ sống" là một cuốn sách mà tất cả chúng ta có lẽ đều nên đọc một lần trên con đường đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời của mình.

Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế. Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa. Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.

Ra đời năm 1962, “Bay trên tổ chim cúc cu” là một kiệt tác của Ken Kesey nói riêng và của nền văn học Mỹ thế kỷ XX nói chung. Những năm tháng làm việc tại khu điều trị tâm thần thuộc một bệnh viện tại California và đồng thời tình nguyện tham gia làm vật thí nghiệm trong chương trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc kích thích lên người đã đem lại cho ông cái nhìn cận cảnh và sâu sắc về cuộc sống của những con người khổ sở gán mắc “tâm thần” bị giam cầm trong những trại thương điên cả về thể xác và tinh thần. “Bay trên tổ chim cúc cu” (nguyên văn tiếng Anh là “One flew over the cuckoo’s nest”) được lấy cảm hứng từ khoảng thời gian đó của nhà văn và để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc và suy nghĩ về tự do – trói buộc; về thiện – ác; về cái bình thường – bất thường;… 

      Cuộc sống tẻ nhạt, vô vị nhưng “an toàn” của những bệnh nhân trong một trại tâm thần bị khuấy động và thay đổi nhanh chóng nhờ sự xuất hiện của tên tội phạm Randle Patrick McMurphy giả điên âm mưu trốn lao động khổ sai. Trong suốt khoảng thời gian sống ở đó, hắn đã vô tình giúp những con người yếu đuối đó được sống trở lại và tìm thấy phần người tưởng như đã chết trong họ. McMurphy là linh hồn của tác phẩm, được tái hiện qua lời kể của lão Bromden – thủ lĩnh người da đỏ giả câm giả điếc. Xuyên suốt câu chuyện ta bắt gặp đầu tiên Bromden – tù trưởng bị coi là câm điếc từ ngày đầu tới trại nên tiếp tục sống như kẻ câm điếc suốt ngày lê lết cái chổi lau sàn, bị đối xử thô bạo bởi bọn hộ lý; Billy Bibbit nói lắp sợ sệt trước những lời nói của mụ y tá trưởng Ratched; Harding, Scanlon, Cheswick, Sefelt,... Họ lần lượt được sống lại qua các cuộc cá cược, bài bạc và các cuộc tranh đấu quyền lực ngầm giữa McMurphy và mụ y tá trưởng Ratched. Hắn vui chơi, nói chuyện liên hồi, hát hò, đùa giỡn, phá bĩnh, mưu mô và có cả đội ngũ bệnh nhân tâm thần ủng hộ đằng sau nhưng phía sau mụ Ratched là cả một thế lực Liên hợp to lớn liệu McMurphy chống đỡ được. McMurphy luôn là người cầm đầu của mọi trò vui, là người mang lại tiếng cười giòn tan, chân thành cho những con người đã từng quên mình có quyền được sống – tiếng cười mà lâu lắm họ mới nghe lại được, tiếng cười hào sảng, ngông nghênh, tiếng cười chỉ đơn giản là cười. Hắn sống, chiến đấu và chết đi là một kẻ anh hùng thực thụ. Song có ai hay hắn có những câu chuyện, nỗi lòng, những quá khứ xấu xí và đẹp đẽ riêng; hắn có cả cuộc sống dài phía trước để lo toan; hắn có nỗi đau thể xác, sự yếu đuối, mệt mỏi riêng nấp sâu trong đôi mắt giả vờ nháy loạn và nụ cười nhạt nhẽo, ngặt nghèo. Hắn có thể chạy trốn, tự mình thoát khỏi trại tâm thần với cô người yêu Candy của mình nhưng không, hắn chọn ở lại, kiên cường đấu tranh cho anh em trong trại mặc cho có những khi bị họ ngờ vực về tấm lòng của mình. Bằng bản tính yêu tự do, phóng khoáng và sự “điên loạn” trong cá tính mạnh mẽ của mình, McMurphy quyết tâm đi đến chặng cuối cùng của trò chơi để cứu rỗi những tâm hồn non nớt, những con người rất đỗi bình thường nhưng bị yếu đuối hóa trong môi trường trại tâm thần – nơi mà họ coi là chỗ trú ẩn an toàn, bảo vệ họ khỏi thế giới xô bồ, đáng sợ ngoài kia. Và cuối cùng, họ được giải thoát còn McMurphy phải trả giá thay cho họ bằng những đợt sốc điện trong phòng Đột tử LSD, cùng lần mổ thùy não chính thức chấm dứt cuộc sống tung hoành của hắn. Hắn trở thành người thực vật. Bromden không thể để danh tiếng, cuộc đời hào hùng của anh bạn Mack bị đem là ví dụ cho sự thất bại thảm hại của những kẻ dám chống lại Liên hợp nên đã tự tay mình cho Mack ra đi vào đêm trăng sáng nhạt đó. Có lẽ đó cũng là điều mà McMurphy mong muốn, sống, chiến đấu, chết đi như một người anh hùng. Điều cuối cùng hắn làm khi hãy còn tỉnh táo là quyết định chấm dứt cuộc đời mình, hắn không thể để sự yếu đuối, mệt mỏi về thể xác làm hắn gục ngã, hắn không cho phép mình trở nên ủ rũ, trở thành nạn nhân của mụ y tá trưởng. Hắn làm mọi thứ theo quyền hành của mình, tất cả đều do hắn lựa chọn. Ta ước ao được sống một lần như Mack, sống vì mình, sống cho mình, sống để được sống, được làm chủ số phận mình. 

      Có những thứ trong tác phẩm làm tôi băn khoăn mãi. Rất nhiều trong số những bệnh nhân ở trại tâm thần đó vào trại là do họ tự nguyện đăng kí. Hóa ra những người bình thường đó đã cố tạo ra cho mình vỏ bọc bằng cách gán cho mình mác kẻ điên – những kẻ bất thường. Bromden đã tự nhận “hơi bê tha, dĩ nhiên, nhưng lặn ngụp, trấn mình trong đó, lại cảm thấy an toàn.” Lão tù trưởng sống mấy chục năm trong trại tâm thần bị coi như kẻ câm điếc, và quyết sống trong lớp sương mù an toàn đó bằng cách giữ im lặng với cả thế giới suốt ngần ấy thời gian. Lão to lớn và khỏe mạnh nhưng chấp nhận cúi đầu nhìn xuống sàn nhà, nghe trộm nhìn lén một quãng đời dài của mình để yên phận chỉ vì sợ. Billy – một anh chàng bình thường, mắc tật nói lắp, e ngại thế giới đáng sợ ngoài kia nên quyết chôn vùi tuổi xuân của mình trong chốn giam cầm ác độc. Billy nghĩ thế giới ngoài kia còn đáng sợ hơn nhiều trại tâm thần, chấp nhận sự trêu chọc, khinh thường, miệt thị của mụ y tá trưởng và cách lăng mạ nghiệt ngã của bà. Họ sẵn sàng che giấu con người thật của mình và để người khác áp đặt, bắt ép lối sống cho mình, cho đến khi họ gặp được tia sáng lý tưởng của đời mình là McMurphy. Con người ta nhìn chung là như vậy, ta sợ cái mới lạ, sợ cái ta không biết nên thu mình và tự để mình bị trói buộc, đè nén, lấy cớ biện minh rằng nó an toàn và khôn ngoan hơn. Ta nên sống tung hoành, tự do, sống không hối tiếc vì suy cho cùng không có gì đau khổ hơn là sự giam cầm về tinh thần. Vậy lỗi là ở con người những người bình thường muốn hóa bất thường đó hay ở Liên hợp bởi các biện pháp trị liệu tàn bạo, đau đớn, hành hạ thể xác, ăn mòn tinh thần nhằm biến họ thành những thứ nhu mì, hèn nhát, dễ bề cai trị? Ken Kesey dẫn người đọc ngay khi vào câu chuyện với cái nhìn dè chừng, căm ghét mụ y tá trưởng nhưng đến cuối ta nhận ra mọi chuyện không hẳn như vậy. Bà chỉ là một mắt xích nhỏ trong cả bộ máy Liên hợp to lớn, trong một xã hội bất công, dã man và cố gắng tìm mọi cách hành hạ con người bằng cách mài mòn suy nghĩ, lý tưởng sống của họ. Lại có những lý lẽ rằng con người tự nhận mình sống một cuộc sống như vậy, Liên hợp chỉ cho họ trả cái giá đắt của mình. Cả con người và xã hội đều được phản ánh lấp lánh và sâu sắc trong kiệt tác của Ken Kesey, để lại bao suy ngẫm cho độc giả và cả những bài học nhân văn ý nghĩa. 

     Con người thay đổi con người, tác động, ảnh hưởng tích cực lên nhau, vì nhau mà yếu đuối đi, thảm hại đi, song cũng có lúc vì nhau mà mạnh mẽ, cao đẹp và to lớn, anh hùng lạ kì. Mất đi tự do, bị kìm kẹp trong cuộc sống vô nghĩa, luẩn quẩn, tăm tối toàn những đám sương mù dày đặc là điều tồi tệ mà xã hội dành cho con người song con người hãy cứ đấu tranh, cứ sống và vùng vẫy cho đến khi tìm thấy ánh sáng, tự do. Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng cả nhưng ta luôn có những sự lựa chọn để sống một cuộc sống mình mong muốn. Có những sự ngang trái, mập mờ giữa cái thiện và cái ác; giữa cái bình thường và bất thường; giữa cái chật chội và tự do;… Có những con người đấu tranh mạnh mẽ mà bên trong mềm yếu, nặng trĩu tổn thương. Có những con người cười đùa vui vẻ mà bên trong lòng nặng như đá, đầy ắp suy tư. Có những con người đẹp đẽ ngời ngời chợt bay đến, để lại bao điều kì diệu không toan tính mà vụt bay đi để lòng ta bao luyến tiếc. McMurphy là một biểu tượng đẹp đẽ về tình yêu tự do, đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để giải thoát cho mình và bạn bè. McMurphy chết đi nhưng chắc chắn hắn còn sống mãi trong lòng những người ở lại, hắn đã giúp những người ở lại tự cởi trói cho mình và truyền cảm hứng cho họ sống một cuộc sống hào sảng của riêng mình.

Nhan đề của cuốn sách khiến nhiều người hoang mang không biết nó nói về điều gì. Nhìn chiếc xe bus bay trên không trung khiến tôi cảm thấy mình sẽ bước vào một thế giới lạ lùng… 

Quả đúng như vậy, thế giới của những người điên cam chịu. Họ nhận thức rất rõ về cuộc sống của mình và những thứ diễn ra xung quanh. Nhưng những luật lệ áp đặt của mụ y tá trưởng đã biến họ thành những cỗ máy vô tri, vùi dập tinh thần họ nhưng cách khôn ngoan đến nỗi chính họ cũng không nhận ra điều đó. Thậm chí có người đang từ bình thường bỗng giả câm giả điếc trong suốt những năm tháng sống ở bệnh viện tâm thần.

Mọi chuyện có lẽ sẽ vẫn còn tiếp diễn một cách đều đặn, và quy củ, và tẻ nhạt theo những luật lệ được áp đặt. Cho đến khi McMurphy xuất hiện. Hắn như một chú ngựa hoang bất trị đã làm đảo lộn cuộc sống thường ngày ở bệnh viện tâm thần. Đã trở thành người đứng đầu một cuộc cách mạng chống lại mụ y tá trưởng và Liên hợp.

Sự nổi loạn của McMurphy đã thức tỉnh những bệnh nhân ở đó. Những bệnh nhân dưới sự dẫn dắt và nổi loạn của McMurphy đã thách thức trật tự đạo đức giả mà mụ y tá trường và các hộ lý đã áp đặt lên họ. Dù là trong tác phẩm văn học nhưng nó không thi vị mà hiện thực như chính cuộc đời. Một cuộc chiến không cân sức đã diễn ra và kẻ yếu không thể thắng. Sau tất cả những nỗ lực và cố gắng. Sau những sảng khoái và bi thương. Chạm đến tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất bình thường, tỉnh táo và điên loạn… Sau tất cả, McMurphy đã chết một cách dữ dội như cách hắn từng sống…

Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu là một kiệt tác văn chương, nằm trong danh sách những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỉ 20. Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu trong điện ảnh là một siêu phẩm kinh điển, chiến thắng ở tất cả các đề cử quan trọng nhất của giải Oscar. Sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết này tôi chỉ muốn nói: Thượng đế đã ban cho chúng ta một cuộc sống, vậy thì hãy sống ít nhất một lần như McMurphy.

Lại một lần nữa, hình ảnh một kẻ điên cuồng to lớn và có mái tóc đỏ hung được khắc hoạ vào cuốn Bay trên tổ chim cúc cu. Đây là lần thứ hai tôi gặp hình ảnh mái tóc đỏ ấy, lần đầu tiên ở tác phẩm Suối Nguồn. Những kẻ điên dị biệt ấy luôn là những kẻ bị vùi dập bởi xã hội thích sự rập khuôn. Bay trên tổ chim cúc cu là câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là McMurphy. Kẻ điên với mái tóc đỏ hung trở thành toán trưởng của cả viện tâm thần và làm đảo lộn mọi trật tự, quy tắc cứng ngắc của bệnh viện. Hắn ta được gửi đến viện vì hắn muốn trốn trại cải tạo. Và những ngày ở viện, hắn sống với tất cả sự chân thực, như chính con người hắn. Đó là một điều kỳ lạ với tất cả những bệnh nhân đang điều trị tại đây. Bởi vì họ bị lắp ráp như những cái máy, không cười, không khóc, không nói và chỉ làm đúng việc khi chuông đồng hồ reo. McMurphy đến, như một con ngựa hoang phá tan cả thảo nguyên. Vô tình tính cách của hắn cũng đã tác động đến những cỗ máy biết thở kia để họ được trở về là chính mình, là những con người có cảm xúc riêng biệt. Sự nổi loạn của McMurphy thách thức trật đạo đức giả của Liên hợp áp đặt.

Cuốn tiểu thuyết chỉ mô phỏng một không gian nhỏ là một trại tâm thần nhưng nó cũng đủ chi tiết để ta liên tưởng đến thế giới thực sự cũng hoạt động như một nhà thương điên. Những con người được tạo ra để trở thành những cỗ máy di động phục vụ cho lợi ích của chính phủ.

Bà y tá trưởng là một con chốt thí trung thành của Liên hợp. Bà ta sống quy tắc như một cái máy và không bao giờ có cảm xúc gì bộc lộ trên khuôn mặt. Chính bà ta mới là kẻ tâm thần duy nhất trong viện. Những kẻ hộ lý tay chân của bà ta cũng chỉ làm việc như những cái máy có phần côn đồ chút đỉnh và chẳng có mục đích gì. Còn đám tâm thần kia chẳng hề tâm thần chút nào, đứa nào cũng chỉ vì từ nhỏ xã hội đã coi chúng là tâm thần, là bệnh hoạn khi chúng mang những biểu hiện khác thường. Khi chúng ít nói và tập trung cao độ vào những việc mà người lớn cho là vớ vẩn thì họ liền vội vàng kết cho chúng cái mác là tâm thần, trầm cảm, tự kỉ. Để rồi chúng nghĩ mình là như vậy thật, chúng nghĩ mình không thể hoà nhập với cộng đồng, chúng vào nhà thương điên và sống trong một khuôn khổ vớ vẩn được đặt ra.

Ông Thủ lĩnh Bromden là người kể chuyện trong tác phẩm này vì thế chúng ta có thể thấy rõ được những suy nghĩ của một kẻ điên Kinh niên. Sẽ hơi khó khăn để chạy theo những dòng suy nghĩ của ông ta khi ông bị đưa vào sốc điện, hay cảnh phun mù mà ông kể. Ông là một kẻ giả câm điếc nhưng đến cuối ông ta đã dám mở mồm nói ra đồng nghĩa với việc sống thật với chính bản thân. Ông có một câu mà tôi phải gọi là tâm đắc nhất trong cuốn sách này: “Ai bước sai chân thì… gì nhỉ? Chẳng qua là nghe nhịp trống riêng.” Mỗi chúng ta là những cá thể riêng biệt, trong đám mười người có một người không giống chín người còn lại không có nghĩa là họ sai mà do họ có những suy nghĩ riêng và chúng ta nên bao dung sự khác biệt ấy chứ không phải vùi dập chúng như cách Liên hiệp đã làm với tất cả và với McMurphy: kẻ nào bước sai, chân lòi ra khỏi hàng thì phải đập què chân chúng.

McMurphy, kẻ yếu như thường lệ, luôn là kẻ thua trong cuộc chiến như bao nhiêu kẻ thua cuộc trong thế giới này. Nhưng thắng thua không quan trọng, quan trọng là trong quá trình chiến đấu hắn đã cố gắng hết sức và khi chết đi hắn đã chết một cách vinh quang cùng với chiến lợi phẩm của mình là giúp những kẻ yếu hèn kia dám thoát ra khỏi vỏ bọc để trở thành con người thật của mình.

Sau khi đọc hết cuốn sách, tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi: “Vậy ai mới chính là kẻ điên trong cái nhà thương này?” “Trong khuôn khổ liệu có thể tự do?” Bởi vì tôi thấy rằng chẳng có một kẻ bệnh nhân nào điên loạn như tôi nghĩ. Họ giống như những con người bình thường nhưng khi được đưa vào đây họ càng trở nên mất kiểm soát hơn vì họ bị tước mất quyền làm người. Đây là một cuốn sách có mặt trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi, vẫn luôn giữ được vị thế trong lòng người đọc qua cả thế kỷ. Bộ phim được dựng trên cốt truyện cũng là bộ phim chuyển thể xuất sắc hiếm có đạt được toàn bộ các đề cử quan trọng nhất trong giải Oscar. Hãy đọc cả sách và xem cả phim để thấy được hoàn bộ sự tuyệt hảo của tác phẩm văn chương Bay trên tổ chim cúc cu.

Lý do tại sao tên cuốn sách được đặt là Người giàu có nhất thành Babylon. Phải chăng Babylon là thành phố giàu có nhất trên thế giới. Đúng như vậy, đây được xem là thành phố thịnh vượng, có nhiều thành lũy rộng và dài nhất. Nhưng trọng tâm mà cuốn sách được đặt tên là do chính những con người nơi đây –  với xuất phát điểm nghèo khó nhưng nhờ sự ham học hỏi, niềm khát khao chinh phục sự giàu có và tựu chung lại là niềm hạnh phúc về sự dư dả tài chính đã giúp họ trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới. Và chính sự thành công từ họ đã trở thành niềm cảm hứng giúp Clason viết lên Người giàu có nhất thành Babylon, biến câu chuyện ngụ ngôn hài hước thành bài học và định hướng tài chính đầy mới mẻ. Câu chuyện bắt nguồn từ các nhân vật Bansir, một người đóng cỗ xe và Kobbi, một nhạc sĩ. Hai người đều có tài năng trong nghề nghiệp của mình nhưng lại loay hoay trong chính ước mơ chinh phục sự giàu có còn đang dang dở. Họ nhận ra rằng để có được sự giàu có trước tiên chúng ta phải học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Và rồi họ ra ngoài để tìm lời khuyên của người bạn thời thơ ấu Arkad, người mà ngược lại đã phát triển rất giàu có và tích lũy được nhiều tài sản. Một trong những thông điệp mà Người giàu có nhất thành Babylon gửi đến độc giả dù bạn đang làm công ăn lương hay chủ doanh nghiệp bạn nên làm việc để trả công cho chính mình, tuyệt đối không trở thành nô lệ cho công việc và làm việc chỉ đủ để kiếm sống.  Dù ít hay nhiều bạn nên dành ít nhất số tiền bạn có được để tiết kiệm và qua thời gian số tiền sẽ được nhân lên và tiền sẽ trở thành nô lệ của bạn. Chẳng bao lâu sau bạn sẽ trở nên giàu có.