7 tháng trước Lời chỉ trích đanh thép về giáo dục "Bánh xe số phận" của Hermann Hesse là một tác phẩm đặc sắc, phản ánh sâu sắc những áp lực xã hội và cuộc đấu tranh của cá nhân trong một hệ thống giáo dục khắc nghiệt. Câu chuyện xoay quanh Hans Giebenrath, một cậu bé thông minh và tài năng, nhưng bị cuốn vào những kỳ vọng và áp lực từ gia đình, trường học và xã hội.Từ một ngôi sao sáng trong học tập, Hans dần cảm thấy mình bị đè nén dưới "bánh xe" của những yêu cầu và tiêu chuẩn không thực tế. Những cảm xúc mới chớm đã vụt tắt, hố sâu tâm lý khi cậu nhận ra sắp sửa mất đi người bạn thân, những hy vọng đẹp đẽ đã đột ngột biến mất trước mắt cậu, Hans bỗng chốc trở thành một kẻ tầm thường."Rất nhiều nỗ lực, chăm chỉ và vất vả trong học tập, rất nhiều những niềm vui nhỏ bé đã được chia sẻ, rất nhiều tự hào, hoài bão và tương lai đầy hứa hẹn, tất cả đều vô ích, tất cả chỉ để giờ đây cậu trở thành một học sinh học nghề tầm thường, để bạn bè và người quen sau này sẽ cười vào mặt cậu!"Hesse sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh và cảm xúc. Ông khéo léo xây dựng tâm lý nhân vật, giúp người đọc cảm nhận được nỗi đau và sự mâu thuẫn mà Hans phải trải qua. Những chi tiết sinh động về cuộc sống học đường và xã hội tạo nên bối cảnh sống động, góp phần làm nổi bật thông điệp của tác phẩm.Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện về một cá nhân mà còn là lời chỉ trích mạnh mẽ về hệ thống giáo dục và xã hội, khi mà sự thành công bị đánh giá qua điểm số và thành tích, chính điều này có thể giết chết đam mê và ước mơ của người trẻ. Hesse thể hiện sự đau khổ mà những người trẻ tuổi phải chịu đựng khi bị áp lực từ kỳ vọng của người khác. "Bánh xe số phận" làm người đọc phải suy ngẫm về giá trị của tự do cá nhân và sự cần thiết của việc theo đuổi đam mê. Like Share Trả lời
7 tháng trước Bức tranh hiện thực đầy cay đắng Trưởng thành với tuổi thơ không mấy vui vẻ, hạnh phúc, Hermann Hesse luôn đau đáu trong lòng những ý nghĩa về nhân sinh cuộc đời. Những tác phẩm của ông luôn thể hiện được những ý nghĩ sâu xa chiêm nghiệm về cuộc sống. Trong số đó tác phẩm “Bánh xe số phận” như một cuốn hồi ký kể về những bất hạnh thời niên thiếu mà ông phải trải qua khi sinh ra được gắn mác "thiên tài".Nhân vật chính trong truyện là Hans Giebenrath, cậu là một đứa trẻ thông minh, có khả năng học tập hơn người và ngoại hình tao nhã thanh lịch. Thế nhưng ông trời chẳng cho ai cái gì hoàn hảo, Hans Giebenrath lại không có một tuổi thơ đúng nghĩa như bao đứa trẻ khác.Vùng đất Rừng đen nơi cậu sinh ra là một nơi mà hầu như mọi người chẳng ai có tài năng gì nổi bật. Tất cả họ đều sống một cuộc sống hết sức bình thường. Và rồi họ nhìn vào Hans, họ thấy được những thứ mà ở chính họ không có. Từ đấy, mọi người bắt đầu dành sự quan tâm đặc biệt cho cậu bé. Hans trở thành niềm hy vọng của cả trường, niềm tự hào của người cha và trở thành cái gai trong mắt những bạn bè đồng trang lứa.Ngay khi nhận ra tài năng thiên bẩm của cậu học trò nhỏ, nhà trường đã đào tạo cậu trở thành một học sinh ưu tú để tham dự kỳ thi Quốc gia cũng như có cơ hội được hưởng một nền giáo dục cao cấp hơn. Hiểu được trọng trách nặng nề đó, Hans lao vào học miệt mài như một cỗ máy. Niềm khao khát được những người xung quanh ngưỡng mộ đã trở thành động lực giúp đánh đổi những giờ dạo chơi bên khu rừng cùng niềm vui giản dị thời niên thiếu.Sở hữu tài năng thiên phú của thần đồng, tương lai của Hans dường như cũng đã được định đoạt sẵn. Không phải vô cơ mà cuộc đời của nhiều thiên tài như William James Sidis, Alan Turing, Brandenn Everett Bremmer đã bị vùi dập trước kỳ vọng của xã hội. Tưởng chừng như cuộc đời sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi sở những tài năng xuất chúng, thế nhưng đó lại là những khởi đầu của chuối bi kịch kéo dài. Chẳng ai muốn điều đó xảy ra nhưng chỉ cần tích cóp lại những tiêu chuẩn và kỳ vọng mà mọi người đặt ra cũng đủ để một cậu bé non nớt như Hans dần cạn kiệt và suy sụp về mặt tinh thần.Tưởng chừng như mọi thứ đã dần đi vào ngõ cụt, thế rồi sự xuất hiện của Hermann Heilner, chàng trai đa dầu đa cảm mang trong mình tư chất của một thi sĩ đã khiến Hans phải e sợ dè chừng. Quá khác biệt với những người mà cậu đã từng tiếp xúc, Hermann như một tia sáng lóe lên trong cuộc đời cậu. Gợi lên những cơn sóng mâu thuẫn và khát khao của tuổi trẻ mà cậu từ lâu đã bỏ quên.Một thế giới quá mới mẻ đến từ Hermann đã khiến Hans bắt đầu chán ghét những gì xảy ra trong cuộc sống của mình. Cậu bắt đầu cảm thấy chán ngán với việc học và ghét cay ghét đắng những gì được sắp đặt trước. Càng ngày Hans càng rời xa đỉnh cao mà cậu từng hướng tới và thôi bận tâm đến vị trí đứng đầu.Khi Hans không còn được như kỳ vọng, mọi người bắt đầu tỏ ra thất vọng về cậu bé. Chính điều đấy đã khiến cậu sợ hãi và bắt đầu thu mình lại. Và cứ thế, Hans lớn lên trong sự cô đơn và bệnh tật, chẳng biết từ khi nào, ý nghĩ về cái chết bắt đầu lóe lên và đeo bám Hans mỗi ngày. Cuộc sống của người bình thường bỗng chốc trở nên quá khó khăn đối với cậu. Ngay cả chính bản thân Hans cũng không thể nào chấp nhận được việc mình sẽ trở thành một người thợ học nghề. Cậu không thể ngừng tự vấn e sợ mọi người xung quanh sẽ nhìn mình với ánh mắt thế nào.Cứ thế, Hans Giebenrath, từ một thiếu niên xuất chúng giờ đây lại phải đấu tranh hàng ngày để giành lại sự sống. Cậu đã sống dưới cái bóng của sự kỳ vọng quá lâu, lâu đến nỗi cậu không thể tìm lại được đam mê từ thủa nhỏ. Sau cùng, Hans buộc phải tìm sự giải thoát cho chính bản thân mình.Dưới ngòi bút nhẹ nhàng sinh động của nhà văn Hermann Hesse đã tái hiện một bức tranh cuộc sống thơ mộng, đồng thời thể hiện được mâu thuẫn nội tâm của nhân vật cực kỳ tinh tế. Đối với nhiều chúng ta việc học tập để trở thành một con người xuất chúng là mục tiêu và nguyện vọng của biết bao người. Thế nhưng không ít người lại phải vật lộn với nó để có được những thứ mà người khác ngưỡng mộ. Liều rằng sau khi đáp ứng được những kỳ vọng của mọi người chúng ta có thấy vui hơn không? Cuộc vượt thoát của Hans Giebenrath khỏi bánh xe số phận, khỏi những áp lực mà người khác đặt lên vai mình buộc chúng ta phải nhìn nhận lại, rằng chúng ta có đang thực sự sống một cuộc đời tự do theo cách của mình, hay chúng ta chỉ đang tồn tại như những quân cờ do xã hội điều khiển? Like Share Trả lời
7 tháng trước Tác phẩm dành cho những tâm hồn đang bối rối Hermann Hesse đã viết "Bánh xe số phận" như một tấm gương để chúng ta nhìn vào chính mình. Tác phẩm khắc họa một hành trình nội tâm đầy xáo trộn của nhân vật chính, người luôn tìm kiếm ý nghĩa trong những biến cố tưởng chừng như ngẫu nhiên. Tác giả không đưa ra câu trả lời, thay vào đó, ông đặt ra hàng loạt câu hỏi về tự do, trách nhiệm, và ý nghĩa của cuộc sống. Đây là một cuốn sách lý tưởng cho những ai đang cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng, bởi nó gợi mở rằng đôi khi, chính việc chấp nhận vòng xoay bất tận của cuộc đời lại mang đến sự tự do thực sự. Văn phong của Hesse mạnh mẽ và tinh tế, để lại những suy ngẫm sâu sắc ngay cả sau khi gấp lại trang cuối cùng. Like Share Trả lời
7 tháng trước Một hành trình khám phá bản ngã Hermann Hesse, trong "Bánh xe số phận", đã mang đến một câu chuyện đậm chất triết lý về hành trình khám phá bản thân. Nhân vật chính trong tác phẩm không chỉ đối mặt với những sự kiện đời thường mà còn trải qua những thử thách tinh thần sâu sắc, đưa người đọc đến với câu hỏi lớn về ý nghĩa của sự tồn tại. Hình ảnh bánh xe, biểu tượng của luân hồi và sự thay đổi, được sử dụng tài tình để minh họa cách con người bị cuốn vào vòng xoay của cuộc đời. Ngôn ngữ của Hesse vừa giàu cảm xúc vừa sắc bén, làm nổi bật sự mâu thuẫn nội tâm mà chúng ta đều từng trải qua. Đây là một cuốn sách không chỉ để đọc mà còn để cảm nhận, lý tưởng cho những ai tìm kiếm chiều sâu triết học trong văn học. Like Share Trả lời
7 tháng trước Nơi các nhân vật không ngừng kiếm tìm chính mình Bánh xe số phận là một biểu tượng đầy ý nghĩa trong văn chương của Hermann Hesse, nơi mà các nhân vật không ngừng tìm kiếm bản chất thật sự của chính họ giữa vòng quay bất tận của cuộc đời. Với sự am hiểu sâu rộng về triết học và tôn giáo, Hesse đã biến câu chuyện thành một bức tranh toàn cảnh về sự giằng co giữa cái vô thường và niềm tin vào sự tồn tại có mục đích. Văn phong của ông tinh tế, mỗi chi tiết đều được chăm chút kỹ lưỡng, tạo nên một không gian đọc sâu sắc, mời gọi người đọc cùng bước vào hành trình khám phá những câu hỏi triết lý vĩnh hằng. Like Share Trả lời
7 tháng trước Một kiệt tác văn học Tác phẩm "Bánh xe số phận" của Hermann Hesse là một kiệt tác văn học mang đậm màu sắc triết học và tâm lý. Hesse đã thành công trong việc xây dựng nhân vật đa chiều và những tình huống thử thách sự bền bỉ của ý chí con người. Những vấn đề như sự đấu tranh giữa khát vọng cá nhân và định mệnh được thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc. Bằng lối viết trầm lắng, giàu hình ảnh, Hesse mở ra cánh cửa để độc giả khám phá hành trình tìm kiếm chính mình, lật giở từng mảnh ghép của số phận một cách đầy chiêm nghiệm. Like Share Trả lời
7 tháng trước Một cuộc hành trình kiếm tìm sự thật "Bánh xe số phận" của Hermann Hesse không chỉ là một câu chuyện, mà là một cuộc hành trình tìm kiếm sự thật và ý nghĩa trong cuộc sống. Tác phẩm này nổi bật với sự kết hợp giữa triết học Đông - Tây, khi Hesse dẫn dắt người đọc qua những cuộc đấu tranh nội tâm phức tạp của nhân vật chính. Những lớp nghĩa ẩn sau mỗi trang sách khiến người đọc phải suy ngẫm về bản chất của số phận và sự tự do cá nhân. Đây là một cuốn sách không chỉ hấp dẫn với cốt truyện, mà còn để lại dấu ấn sâu sắc với tư tưởng triết lý độc đáo. Like Share Trả lời
9 tháng trước Cuốn sách khiến mình đọc đi đọc lại nhiều lần “Bánh xe số phận” là một cuốn tiểu thuyết dạng vừa, có dung lượng không quá dài nhưng mang đậm màu sắc và phong cách sáng tác của Hermann Hesse. Câu chuyện kể về nhân vật chính là cậu bé tên Hans sinh ra và lớn lên ở một vùng đất nhỏ bé và quanh cậu là toàn bộ người đặt niềm hi vọng vào cậu. Hans luôn được xem là “thiên tài” và niềm kì vọng lớn lao ở nơi này. Có lẽ bởi vậy cậu rơi vào vòng xoáy cuộc đời với đầy rẫy những nổi đau đơn, tổn thương trượt dài đến bi kịch. Chẳng có đứa trẻ nào là thiên tài lại lớn lên một cách bình thường được cả, thậm chí chúng sẽ đánh đổi cả tuổi thơ của mình để đạt được mọi kì vong được đặt trên vai cậu.Với mình, câu chuyện của Hans có cả vẻ đẹp lẫn nỗi buồn. Ban đầu khi thấy cuốn sách này được viết từ tác giả mang đậm tư tưởng triết học hiện sinh và tôn giáo bản thân mình khá lo lắng vì không chắc có thể đọc được hết cuốn này. Sau khi đọc xong lại một mạch bị cuốn vào những trang văn rất đẹp này. Việc đầu tiên mình nghĩ đến sau khi đọc sách chính là tìm nơi nào đó để câu cá, để hiểu hết được cái thư thái hít thở khí trời, dưới ánh nắng bàng bạc say sưa và đắm mình trong sự tĩnh lặng, hiểu được cái sở thích mãnh liệt duy nhất của Hans. Phải công nhận rằng tác giả đã mô tả mọi thứ rất tinh tế và chi tiết.Mình biết được rằng, những đứa trẻ giống Hans không từng cảm thấy hạnh phúc bằng các thành tích học tập. Chúng dần dần không lí giải nổi cố gắng để đứng đầu thì đến cuối cùng để làm gì? Chỉ biết đó là điều bản thân bắt buộc phải làm. Điều đó làm mình luôn thương Hans và thương cả những đứa trẻ quanh mình nữa. Bản thân mình cũng học Sư phạm, mình hiểu được sự bất lực bên trong Hans. Ai cũng thế, gia đình nhà trường hay xã hội đều tưởng rằng việc làm hàng ngày là trang bị kiến thức, bổ sung lấp đầy khoảng trống tri thức bao la trong khi sự thật là đang rút rỗng hết tâm hồn cảm xúc của một đứa trẻ. Với mình EQ và IQ nên được đặt song hành nhau, đôi khi là hãy nên tôn trọng chỉ số cảm xúc của một người ở mức cao nhất. Nếu sống mà chẳng thiết tha yêu ghét giận hờn có khác gì một chiếc máy đâu.Có nhiều khía cạnh cuốn sách đề cập đến nữa bao gồm cả tình bạn, tình yêu, đan xen một chút tôn giáo. Mặc dù ông là người viết nhiều về tôn giáo, nhưng đây lại chủ yếu viết về bi kịch mẫu thuẫn của Hans là chính, một cuộc lăn nghiến của bánh xe cuộc đời lên cuộc đời một con người.Với mình cuốn sách này hoàn toàn có thể đọc lại nhiều lần. Vì mỗi một trải nghiệm của đời sống sẽ lại cho ra được một nhận thức khác bên trong “Bánh xe số phận”. Like Share Trả lời
9 tháng trước Tác phẩm kinh điển “Bánh xe số phận” kể về đời sống của một thiếu niên thiên tài đã phải chật vật như thế nào khi phải sống dưới sức ép của một xã hội biến thiên tài thành gỗ mục, đề tài này cũng được nhiều nhà văn lớn khác nói đến, nó cũng là điều dễ hiểu vì nếu không thì thiên tài đã không hiếm như lá mùa thu trong hằng hà sa số những con người bình thường mà chúng ta bắt gặp mỗi ngày. Tôi xin mượn lại một đoạn trong cuốn Xứ Con Người của Saint-Exupery (tác giả của Hoàng Tử Bé) để làm ví dụ:“Khi bằng phép đột biến, cho nẩy được một đóa hoa hồng mới trong các khu vườn, tất cả những người làm vườn đều xúc động. Người ta che chở nó, vun xới nó, nuông chìu nó. Nhưng đối với những con người, nào có người làm vườn nào! Mozart trẻ thơ cũng sẽ bị cái máy rập đánh dấu như mọi người khác. Mozart sẽ làm ra những cái vui sang nhất của mình từ một thứ âm nhạc thiu ôi trong mùi hôi hám của các quán nhạc giải khát. Mozart bị phế bỏ!”Cậu bé Hans là niềm hy vọng của cả thị trấn, ngay từ rất nhỏ thì cậu đã có những biểu hiện thông minh vượt xa đám bạn cùng lứa, vì vậy cậu được rất nhiều vị mà mọi người kính trọng đặt biệt quan tâm, họ tạo nhiều sự thuận lợi đối với việc học của cậu. Cha cậu cũng có một kế hoạch khác cho cậu, kế hoạch này sẽ khác với những đứa trẻ thông thường – là sẽ phải học một nghề nào đó để kiếm sống. Mọi chuyện đều diễn ra vô cùng thuận lợi vì cậu rất thông minh và chăm chỉ. Nhưng có vẻ như cậu càng tỏ ra vượt trội thì những áp lực mà người ta đặt lên vai lại càng chồng chất hơn, nó gần như là sự vắt kiệt sức sống dành cho một đứa trẻ.Con người vốn là vậy, không khi nào họ thỏa mãn với những gì đang có, họ muốn nhiều và nhiều hơn nữa dù kết quả nhận được có vượt xa sự mong đợi ban đầu. Lẽ ra Hans phải có thời gian để nghỉ ngơi, để vui chơi, để có một tuổi thơ như mọi người, điều này là cực kỳ quan trọng để tâm lý của một đứa trẻ phát triển đầy đủ. Tất nhiên bản thân họ cũng biết được điều đó, nhưng bằng nhiều lý do, những lý do khiến Hans khó lòng từ chối vì nó được thể hiện qua những biểu hiện như “sự quan tâm” hoặc vì “tương lai tươi sáng” của chính cậu. Thế là ngày nghỉ của Hans cứ bị cắt xén dần để rồi cuối cùng chỉ còn lại có học và học. Có lẽ với mỗi người trong họ chỉ chiếm lấy thời gian của Hans không nhiều lắm, nhưng họ ở đây không phải là một người mà là nhiều người, một điều vượt ra ngoài sự chú ý và nhận thức của họ.Giới hạn của mỗi người nói chung nằm ở chỗ họ khó lòng mà hiểu được cảm nhận của người khác, khi họ chỉ nhận thức bằng góc nhìn của họ, họ chưa bao giờ tự đặt họ trong vai trò của Hans để hiểu được cái áp lực trong cậu là khủng khiếp đến mức nào. Một điều đáng để nói nữa là Hans dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ, nó luôn bị đặt ở tình thế khó có thể phản kháng, vả lại nó cũng chưa có một nhận thức đầy đủ về nhu cầu của bản thân cần có, nó không biết cách để tự bảo vệ chính nó, thành ra cái cơ thể và tình thần nó ngày càng suy sụp hơn. Đó là chưa nói đến những điều mà người ta dồn vào nó thì bản thân chúng cũng có sự cuốn hút riêng, ví như sự thú vị khi học một thứ ngôn ngữ mới chẳng hạn.Xã hội của chúng ta hoạt động theo một lối thông thường phù hợp với đa số những con người bình thường, mà nếu người ta áp dụng nó với một thiên tài thì thiên tài đó bị phá hủy là điều không thể tránh khỏi. Điều chúng ta thường thấy nhất chính là tính mục đích trong những việc họ bắt bọn trẻ làm, thay vì mục đích lớn nhất phải là vì sự phát triển một cách toàn diện nhất cho lợi ích của đứa trẻ, nhưng không, mục đích lớn nhất của họ đều là sự mong muốn của chính họ, lúc này đứa trẻ bị biến thành một công cụ cho mục đích bất chính đó, “bất chính” ở đây nghĩa là sự áp đặt và sự ích kỷ của mỗi người hoặc mỗi tổ chức trong xã hội, có thể ví tất cả những điều đó như những bánh xe của cuộc đời đang từ giờ từng phút cán qua con người và đè bẹp con người, như những khuôn dập sẽ dập ra hàng loạt những sản phẩm y như nhau. Like Share Trả lời
9 tháng trước Một vở kịch đầy cay đắng Bi kịch lạc lối của người trẻ trước áp lực và định kiến xã hội. Ở độ tuổi nào cũng vậy, con người dù ít dù nhiều luôn phải vật lộn với đủ kiểu kỳ vọng lẫn định kiến đến từ gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tầng lớp thanh thiếu niên - vốn chưa nhiều trải nghiệm và ít vững vàng trước sóng gió cuộc đời - có lẽ là những người luôn gặp nhiều khó khăn và chịu tổn thương nhất khi vấp phải những áp lực ngoại lai không hề nhỏ. Vì thế không ngạc nhiên khi có nhiều tác phẩm văn học tập trung vào quãng thời gian này và khai thác những khía cạnh hết sức đặc biệt và đậm màu cá nhân, đến từ chính trải nghiệm của tác giả. Hermann Hesse là nhà thơ, nhà văn hiện thực phê phán người Đức hàng đầu thế kỷ XX. Chủ đề trong văn chương của ông thường tập trung vào nỗ lực thoát khỏi vòng cương tỏa cố hữu của định kiến xã hội, nhằm đi tìm bản thể và tinh thần của chính mình. Tiểu thuyết “Bánh xe số phận” có thể xem như một vở bi kịch đầy cay đắng tái hiện chính thời niên thiếu của tác giả, bị gò bó bởi gia đình, áp lực học hành đè nặng lên vai.Tính biểu tượng đặc sắc của tiểu thuyết “Bánh xe số phận” đến từ cặp nhân vật đối ngẫu: Hermann Heilner và Hans Giebenrath - vốn là hai bản ngã của chính bản thân tác giả Hermann Hesse. Nếu một Hans Giebenrath tài giỏi nhưng nhu nhược, yếu ớt là hình dung bi kịch của Hesse nếu như ông chấp nhận quy hàng số phận, ngả theo bàn tay sắp xếp của người ngoài; thì người bạn Hermann Heilner phóng túng, nghệ sĩ, đa sầu đa cảm chính là phiên bản lý tưởng hóa của Hesse về một chàng thanh niên tự tại, nổi loạn ông muốn trở thành. Bản thân cái tên "Heilner" (nghĩa là helper - người cứ trợ) cũng mang hàm ý nhân vật này sẽ có thể cứu rỗi được tình trạng khốn khổ của Hans. Like Share Trả lời
9 tháng trước Tác phẩm phản ánh thực trạng xã hội “Bánh xe số phận” có lượng ngôn từ sâu, nặng, dồi dào, dữ dội như thác lũ, thoạt đầu đọc bạn sẽ có phần ngợp ngụa trong đó, nhưng cứ đọc đi ạ, đây là một tác phẩm rất hay, mang đến cho bạn những giá trị không thể đong đếm trong vài câu và khiến bạn nghẹn thở bởi sức nặng nội dung.Hans là một đ.ứ.a t.r.ẻ tài năng, thông minh, giỏi giang từ sớm, cậu cũng ham học hỏi, nhưng chính bởi kỳ vọng quá lớn vào thiên tài trẻ tuổi này mà gia đình và xã hội đã vô tình đè lên cậu một áp lực khổng lồ. Từng mối âu lo, từng khoảnh khắc rối bời, từng nỗi hoang mang sợ chẳng thể đáp ứng được mong mỏi của mọi người, từng cơn hoảng loạn thâm tâm đã xé cậu ra làm trăm mảnh, khiến cậu không còn là chính cậu nữa. Tuổi thơ đánh mất, tự do không còn, sự vô ưu hạnh phúc cũng theo gió bay đi. Tương lai chờ đón Hans là một tương lai nơi cậu trở thành cái máy mệt mỏi trong guồng quay bất tận của hiện thực cuộc sống.Tác phẩm tuy ra đời đã rất lâu nhưng vẫn phản ánh thực trạng xã hội hiện nay một cách sâu sắc, sống động và đau xót. Bây giờ các phụ huynh luôn bắt ép con em học, học, học nữa, học mãi, học điên cuồng để lấy thành tích, thậm chí học đến chết đi sống lại để sau này lên làm ông nọ bà kia, biến các em trở nên mệt nhoài không có nghỉ ngơi, không còn niềm vui, đến u mê rệu rã, và có em còn chọn cách 44... Mặc dù đã được lên án, khuyên nhủ nhiều nhưng hiện trạng này vẫn đang tiếp diễn, thật sự quá đau lòng. Rốt cuộc lại người ta không còn hiểu được đâu mới là hạnh phúc đích thực nữa, họ đã bị nghiền chặt dưới bánh xe xã hội rồi. Like Share Trả lời
"Bánh xe số phận" của Hermann Hesse là một tác phẩm đặc sắc, phản ánh sâu sắc những áp lực xã hội và cuộc đấu tranh của cá nhân trong một hệ thống giáo dục khắc nghiệt. Câu chuyện xoay quanh Hans Giebenrath, một cậu bé thông minh và tài năng, nhưng bị cuốn vào những kỳ vọng và áp lực từ gia đình, trường học và xã hội.
Từ một ngôi sao sáng trong học tập, Hans dần cảm thấy mình bị đè nén dưới "bánh xe" của những yêu cầu và tiêu chuẩn không thực tế. Những cảm xúc mới chớm đã vụt tắt, hố sâu tâm lý khi cậu nhận ra sắp sửa mất đi người bạn thân, những hy vọng đẹp đẽ đã đột ngột biến mất trước mắt cậu, Hans bỗng chốc trở thành một kẻ tầm thường.
"Rất nhiều nỗ lực, chăm chỉ và vất vả trong học tập, rất nhiều những niềm vui nhỏ bé đã được chia sẻ, rất nhiều tự hào, hoài bão và tương lai đầy hứa hẹn, tất cả đều vô ích, tất cả chỉ để giờ đây cậu trở thành một học sinh học nghề tầm thường, để bạn bè và người quen sau này sẽ cười vào mặt cậu!"
Hesse sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh và cảm xúc. Ông khéo léo xây dựng tâm lý nhân vật, giúp người đọc cảm nhận được nỗi đau và sự mâu thuẫn mà Hans phải trải qua. Những chi tiết sinh động về cuộc sống học đường và xã hội tạo nên bối cảnh sống động, góp phần làm nổi bật thông điệp của tác phẩm.
Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện về một cá nhân mà còn là lời chỉ trích mạnh mẽ về hệ thống giáo dục và xã hội, khi mà sự thành công bị đánh giá qua điểm số và thành tích, chính điều này có thể giết chết đam mê và ước mơ của người trẻ. Hesse thể hiện sự đau khổ mà những người trẻ tuổi phải chịu đựng khi bị áp lực từ kỳ vọng của người khác. "Bánh xe số phận" làm người đọc phải suy ngẫm về giá trị của tự do cá nhân và sự cần thiết của việc theo đuổi đam mê.