“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Randy Pausch
Thực tế, đã có nhiều giáo sư được mời thuyết trình “Bài giảng cuối cùng” trước khi chia tay giảng đường. Khi đó họ thường chia sẻ về những thất bại cũng như những tinh hoa rút tỉa từ cuộc đời và sự nghiệp của mỗi cá nhân. Trong khi nghe thuyết trình, cử tọa bao giờ cũng day dứt trước câu hỏi: Giả như đây là cơ hội cuối cùng thì ta có thể gửi gắm thông điệp gì đến mọi người? Nếu ngày mai phải ra đi thì ta muốn cái gì sẽ là di sản để lại cho đời?
Khi Randy Pausch, Giáo sư Tin học giảng dạy tại Carnegie Mellon, được yêu cầu thuyết trình một bài giảng như vậy, ông hình dung đó sẽ là buổi thuyết trình cuối cùng, bởi ông vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhưng bài giảng của ông - “Chạm tay vào ước mơ tuổi thơ” - không phải là về cái chết mà là về quá trình vượt qua các chướng ngại, về việc lan tỏa cách thức hiện thực hóa ước mơ đến người khác và không bao giờ để hoài phí bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời (bởi “Thời gian là tất cả những gì bạn có. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra bạn có ít hơn là bạn nghĩ”). Đó là triết lý mà Randy đúc kết từ cuộc sống.
Trong quyển sách này, Randy Pausch đã kết hợp nhuần nhụy giữa óc hài hước, văn phong cuốn hút và sự uyên thâm, đĩnh đạc, giúp cho bài giảng của ông trở thành một hiện tượng lưu dấu ấn trong lòng các thế hệ độc giả. Đây chắc chắn sẽ là cuốn sách được chuyền tay nhau bởi nhiều thế hệ tương lai.
Xem thêm
Khi đọc “Bài giảng cuối cùng” bạn sẽ hiếm thấy có cuốn sách nào cho bạn những bài học cụ thể như nó, bạn sẽ học được nhiều điều giá trị khi đọc đến gần cuối tác phẩm, nó không chỉ dừng lại ở bản chất là một cuốn tiểu thuyết hay tự truyện, đó là cuốn sách cuối đời của một con người, bạn biết truyện ngắn “chiếc là cuối cùng” chứ? Cuốn sách cũng giống như chi tiết “chiếc lá cuối cùng” mà cụ Behrman đã chống chọi với đêm bão tuyết để vẽ cho Johnsy một chiếc lá thường xuân, cho cuộc đời của cô được tiếp tục, ai biết rằng cả cuộc đời người họa sỹ không có tên tuổi giờ đây lại làm nên một kiệt tác vào thời khắc cuối cùng của cuộc đời mình và “Bài giảng cuối cùng” cũng chính là kiệt tác cuối đời của Randy. Chúng ta nên hiểu được là, kiệt tác không phải là thứ gì đó lớn lao cả, nó đơn giản hơn những gì chúng ta vẫn thường hay nghĩ, kiệt tác phải được xuất phát từ trái tim, giống như cách mà Randy Pausch dành tâm huyết cho “Bài giảng cuối cùng”.
Khó để tìm thấy ở bất kì một cuốn tiểu sử hay tự truyện nào mà tác giả lại gửi gắm những bài học cụ thể như: không than vãn hãy làm việc tích cực hơn, đừng bận tâm đến những gì người khác nghĩ, biểu tỏ lòng biết ơn,… và nhiều hơn nữa. Đó là những bài giảng, những lời khuyên thực sự cần thiết cho cuộc sống mỗi người, để chúng ta tiến gần hơn đến với ước mơ, để chúng ta sống tốt hơn, ý nghĩa hơn với phần đời còn lại của chính mình.
Thực sự biết ơn cuốn sách này, tôi cảm thấy bản thân mình may mắn khi được tiếp cận đến nó, nó đã đem đến cho tôi nhiều hơn những gì tôi tưởng tượng.
Những lời nhắn gửi, những câu chuyện trong cuốn sách sẽ mãi là những bài học vô giá mà chúng ta khó có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Vậy nên, bạn biết bạn cần phải làm gì rồi đó!