“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Randy Pausch Thực tế, đã có nhiều giáo sư được mời thuyết trình “Bài giảng cuối cùng” trước khi chia tay giảng đường. Khi đó họ thường chia sẻ về những thất bại cũng như những tinh hoa rút tỉa từ cuộc đời và sự nghiệp của mỗi cá nhân. Trong khi nghe thuyết trình, cử tọa bao giờ cũng day dứt trước câu hỏi: Giả như đây là cơ hội cuối cùng thì ta có thể gửi gắm thông điệp gì đến mọi người? Nếu ngày mai phải ra đi thì ta muốn cái gì sẽ là di sản để lại cho đời? Khi Randy Pausch, Giáo sư Tin học giảng dạy tại Carnegie Mellon, được yêu cầu thuyết trình một bài giảng như vậy, ông hình dung đó sẽ là buổi thuyết trình cuối cùng, bởi ông vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhưng bài giảng của ông - “Chạm tay vào ước mơ tuổi thơ” - không phải là về cái chết mà là về quá trình vượt qua các chướng ngại, về việc lan tỏa cách thức hiện thực hóa ước mơ đến người khác và không bao giờ để hoài phí bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời (bởi “Thời gian là tất cả những gì bạn có. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra bạn có ít hơn là bạn nghĩ”). Đó là triết lý mà Randy đúc kết từ cuộc sống. Trong quyển sách này, Randy Pausch đã kết hợp nhuần nhụy giữa óc hài hước, văn phong cuốn hút và sự uyên thâm, đĩnh đạc, giúp cho bài giảng của ông trở thành một hiện tượng lưu dấu ấn trong lòng các thế hệ độc giả. Đây chắc chắn sẽ là cuốn sách được chuyền tay nhau bởi nhiều thế hệ tương lai.
Xem thêm

Bài giảng cuối cùng 

"Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó." - Randy Pausch

Một quyển sách tôi vô tình đọc được và đã để lại cho tôi biết bao cảm xúc hỗn độn . có lúc lại thấy cao trào , có lúc lại thấy hụt hẫng và có lúc lại ngẫm lại tất cả những gì mình đang làm. 

Một quyển sách mang đến sự xúc động , cho dù bạn là ai bạn như thế nào , bạn làm công việc gì , bạn ra sao nhưng đến cuối cùng bạn vẫn phải làm tròn cái trách nhiệm . Quyển sách cho ta thấy được rằng dù như thế nào nhưng đến ngày cuối cùng ta vẫn phải làm hết trách nhiệm được giao. 

Tôi cảm thấy ngưỡng mộ ông Randy Pausch vì khi đến cuối đời ông vẫn cố gắng hoàn thành bải giảng cuối cùng của mình , tôi lại cảm thấy hụt hẫng khi ông đã qua đời còn rất trẻ . Quyển sách cho ta thấy những người giảng viên , giáo viên khi về hưu thì bài giảng cuối cùng đối với họ vô cùng quý giá. 

Đôi khi tôi lại hay than vãn công việc của mình , lại hay trách tại sao tôi phải ở đây và làm những việc như thế này ? Nhưng rồi khi tôi đọc qua quyển sách và tôi thấy có được công việc là may mắn , làm được công việc mình yêu thích là sự may mắn hơn rất nhiều . 
Các bạn hãy đọc thử vì đây là cuốn sách tất cả sinh viên năm thứ nhất ở Mỹ đều cần phải đọc , nhưng tôi nghĩ không chỉ ở Mỹ mà còn ở khắp nơi trên toàn thế giới cần phải đọc qua . 

6 điểm

Tác phẩm Bài Giảng Cuối Cùng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả khắp thế giới, không chỉ bởi câu chuyện về nghị lực mà còn bởi những bài học sống đầy ý nghĩa. Cuốn sách là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những ai đang trải qua khó khăn, khuyến khích họ nhìn nhận lại cách mình đang sống và những giá trị mình theo đuổi.

Randy Pausch đã biến những giấc mơ thời thơ ấu của mình thành hiện thực. Ông đã dạy chúng ta rằng không có gì là không thể nếu chúng ta có đủ niềm tin và sự kiên trì. Cuốn sách đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ tuổi dám nghĩ dám làm và theo đuổi ước mơ của mình.

Randy Pausch đã có một sự nghiệp thành công, nhưng ông không chỉ quan tâm đến vật chất mà còn rất coi trọng hạnh phúc gia đình. Ông đã dạy chúng ta rằng thành công không phải là tất cả, mà điều quan trọng nhất là được sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc bên những người mình yêu thương.

Bài Giảng Cuối Cùng có sức lay động nhờ vào sự chân thành và ý chí không khuất phục của Randy. Đối với nhiều độc giả, cuốn sách này không chỉ là một câu chuyện mà còn là động lực để sống tích cực, vượt qua mọi khó khăn và luôn giữ vững niềm tin vào bản thân.