thi nhân việt nam
Xem thêm

Tác phẩm “Thi Nhân Việt Nam”, cuốn sách ra đời trong bối cảnh Phong trào Thơ Mới bước vào thời kỳ đỉnh cao những năm 1941, khi hàng loạt các tác phẩm của những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới được xuất bản như "Lửa Thiêng'' của Huy Cận tiêu biểu là tác phẩm ''Tràng Giang'', ''Gửi hương cho gió'' của Xuân Diệu, Tập thơ của Hàn Mặc Tử,.. Bên cạnh đó quan niệm Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật của Hoài Thanh được nhiều nhà văn , nhà thơ xem trọng và phát triển. Sau đó thì các thi nhân chuyển dần từ quan điểm này sang Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh. Khi mà đất nước bước vào công cuộc cách mạng giành độc lập thì quan điểm về cái Tôi cá nhân bị hạn chế và chỉ trích khi phải đặt tự do và độc lập dân tộc lên hàng đầu.

Tác phẩm được viết năm 1941 và hoàn thành vào năm 1942 xuất bản lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên. Đến năm 2023 sách đã được tái bản nhiều lần. Để có thể viết nên cuốn sách này hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân đã phải tìm tòi và đọc nhiều bài thơ in trên các tạp chí khác nhau, tổng hợp và đưa ra những bình phẩm đánh giá về các tác phẩm này. Để xuất bản được cuốn sách ông cũng phải bỏ ra nhiều tiền và dốc hết sức lực.

Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm 1909, quê ở Nghi Lộc , Nghệ An, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình với truyền thống Nho Giáo nghèo. Ngoài ra ông còn có một số bút danh khác là Lê Nhà Quê hay Văn Thiên. Ông cùng với em trai của mình là Hoài Chân là một trong những nhà phê bình văn học nổi tiếng trước năm 1945 với trường phái “ Nghệ Thuật vị Nghệ Thuật”.

Phong cách phê bình của ông chú trọng đến sự giản dị , gần gũi và cô đọng nhưng cũng không thiếu sự mềm mại tinh tế và uyển chuyển. Cùng với đó là sự kết hợp của văn chương với tính logic, khoa học. Từ những nhận định của ông người đọc cũng hiểu thêm về tác phẩm văn học và tác giả của nó với những khía cạnh khác nhau. Giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn những giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như giá trị về đời sống, xã hội ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học. Ông luôn lấy tình cảm làm cảm hứng sáng tác nghệ thuật, coi trọng vẻ đẹp trong văn học thơ ca.

Một số tác phẩm tiêu biểu về đề tài văn học Việt Nam lúc bấy giờ được ông biết đến như :Thơ Mới ( 1934),Văn chương và hành động ( xuất bản năm 1936) , Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật ( 1935), Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du – Từ Hải, đặc biệt là tác phẩm “Thi Nhân Việt Nam” được ông viết cùng người em trai của mình là nhà phê bình Hoài Chân đã gây được tiếng vang lớn trong giới phê bình văn học, tác phẩm bất hủ giúp đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới hơn xứng danh là một trong những nhà phê bình văn học lớn trong giới văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ hai mươi.

Hoài Chân là em ruột của Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Phiên ông cũng là một nhà phê bình văn học. Những năm 1933-1935 ông cùng Lưu Trọng Lư viết tác phẩm Ngân Sơn tùng thư và năm 1941 ông cùng anh trai của mình biên soạn nên cuốn “Thi Nhân Việt Nam”.

Sau cách mạng tháng 8 thì Hoài Thanh và Hoài Chân cũng tích cực tham gia vào công cuộc kháng chiến và viết thêm những tác phẩm gắn liền với thời đại cách mạng quan điểm " Nghệ thuật vị nghệ thuật " cũng chuyển qua " Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh" . 

Phong trào thơ mới 1932-1945 là cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo.Mang khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời. Mỗi nhà thơ vừa phản ánh chân thực cuộc sống qua cấu tứ vừa thể hiện cái tôi mạnh mẽ của mình.

Trong "Thi nhân Việt Nam", chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn về 46 nhà thơ, 169 bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới, phong cách thơ của "những cái tôi thơ mới' qua những bình luận chủ quan của hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân. Những tóm tắt xúc tích nhất tiểu sử của những nhà thơ mới tiêu biểu, phong cách thơ... đều được hai nhà phê bình nhận định rất đúng đắn. Để chứng minh cho những nhận định đó thì chúng ta được đọc những bài thơ tiêu biểu của những nhà thơ nói trên.

Như Nguyễn Thị Thanh Xuân từng nhận định :“Lối phê bình của Hoài Thanh là đi trực tiếp đến cái thần của sự vật, gợi lên cái tứ của bài thơ ; nó gần với sáng tác mà xa với khoa học ở cách làm, nhưng vẫn đạt đến ý nghĩa khoa học vì nó cũng phát hiện ra chân lý”. Thì có trong tay "Thi nhân việt nam" thì cũng đồng nghĩa bạn đang giữ  trong tay bài tổng kết của cuộc cách mạng cách tân thơ ca.

Tóm lại, nếu như bạn có một mối quan tâm đến thơ ca, đặc biệt là phong trào thơ mới thì "Thi nhân Việt Nam" sẽ là tựa sách hữu ích hàng đầu cho bạn.

“Phải đọc “Thi nhân Việt Nam” ở đó, ta không chỉ thấy thơ ca, không chỉ thấy nghệ thuật, không chỉ thấy tài năng, không chỉ thấy sự chuyển mình của một thời đại mà ta còn thấy lòng người – một tấm lòng trân trọng mà say mê cái Đẹp. Đây chính là một hợp tuyển xuất sắc, một tầm nhìn thấu suốt và mở rộng với con đường Thơ mới khi ấy vẫn còn quá “mới” và hơn tất cả, cũng là nguyên do cho tất cả, đó chính là khả năng cảm thụ thơ vô cùng tinh tế của Hoài Thanh và Hoài Chân.”

Đúng vậy, với những người có niềm đam mê và muốn tìm hiểu Thơ mới thì không thể nào bỏ qua “Thi nhân Việt Nam”. Bởi đây không chỉ đơn giản là cuốn tuyển tập thơ mới có chọn lọc từ một người nghệ sĩ có kinh nghiệm mà qua đó còn được hiểu một cách sâu sắc về con người, phong cách sáng tác, về cảm xúc , về những điều mới mẻ khác nữa trong mỗi nhà thơ. Lời bình hướng cho độc giả đến cái Đẹp mà mỗi nhà thơ muốn gửi gắm qua mỗi tác phẩm của mình.

Bằng con mắt thấu cảm, và cả trái tim nhiệt huyết, cùng với tài năng vượt trội mỗi con chữ đều lôi cuốn người đọc vào thời đại “vàng son” của nền văn học một cách chân thực nhất. Cuốn sách như một dấu gạch nối gắn kết con người hiện đại với quá khứ – với những gì ông cha ta đã xây dựng vun đắp cho một thời đại huy hoàng, cho một xã hội mới, cho một nơi mà ở đó con người được tự do nói lên cảm xúc, tâm trạng của mình mà không sợ rào cản, khuôn khổ. 

Đọc “Thi nhân Việt Nam” ta mới cảm nhận rõ nét về sự thay đổi của nền văn học trong một thời đại mới. Như những cuộc thay đổi khác, văn học cũng vậy, nó cũng cần có thời gian, có được sự đồng thuận, có được sự công nhận của đông đảo nhân dân quần chúng. Để cởi bỏ được những khuôn khổ cứng nhắc của thời kì văn học xưa cũ, những nguyên tắc, những luật lệ, những quan niệm hủ tục phong kiến đã trải qua hàng nghìn năm trước chẳng phải điều dễ dàng cho những nhà thơ thời đại Thơ mới.

Nhờ đem lại một tiếng nói mới, phản ánh một cách chân thực cảm xúc, tâm trạng trăn trở, buồn đau trước những bế tắc của cuộc sống trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám. “Nói về Thơ mới, Xuân Diệu thường nhắc đến hai chữ đau đời. Đau vì nỗi đời vất vả. Đau vì kiếp làm dân một nước nô lệ. Đau vì tủi nhục, nghèo hèn cứ gắn hoài với thân phận”. Thơ mới bước ra từ tâm hồn của những người nghệ sĩ trẻ tuổi xuất chúng trong lớp thanh niên tiểu tư sản, đã thực sự thu hút được người đọc và đóng góp một phần công sức trong sự phát triển khả năng biểu đạt phong phú của tiếng Việt.

Nhưng trong thời kỳ loạn lạc ấy, Thơ mới bị giam hãm trong một môi trường thiếu năng lượng, thiếu ánh sáng. Bời vậy, những tác phẩm dù đa dạng về chủ đề, về phong cách sáng tác nhưng lại chung một nỗi buồn phiền, tiếc nuối của một cái “ tôi” rất riêng. Và thực ra cái nỗi buồn ấy lại làm mất đi cái bình yên của thời trước. “Chưa bao giờ như bây giờ học cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt được.” Đó cũng là một sự ra đi của Thơ mới như cái cách nó bắt đầu thật sự rất buồn.

“Muốn biết về Thơ mới phải đọc “ Thi nhân Việt Nam”. Trong nền văn học cách mạng Việt Nam, Thơ mới được ví như “ Ngọn gió từ phương xa thổi đến” đã phá tan những rào cản làm lung lay, điên đảo cả một xã hội mấy mươi thế kỉ bấy lâu vẫn chìm trong khuôn khổ định kiến nhất định. Chính vì thế, sự xuất hiện của Thơ mới đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong việc phát triển, sáng tạo những nét đẹp nghệ thuật gây dựng nên nền văn học đồ sộ cho nước nhà.

Tuy vậy, trong thời đại ấy để chọn lọc được những tác phẩm giá trị, những tác giả thực sự tâm huyết không phải là điều dễ dàng, nhất là đối với những người mới. Chính vì vậy “Thi nhân Việt Nam” ra đời, đã đưa đến cho người đọc gần 400 trang sách được chọn lọc hết sức tinh tế từ một nhà phê bình tài ba của nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ, giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn về Thơ mới và có được những cách chọn lọc đúng đắn, dễ dàng hơn. Cuốn sách được tác giả tuyển chọn từ hàng vạn bài thơ từ những người nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ,…. Các nhà thơ là đại diện cho những phong cách sáng tác nghệ thuật mới mẻ, giàu giá trị. Ngoài ra những bài thơ được chọn lọc đa dạng những chủ đề từ tình yêu nước nồng nàn, đắm say, thái độ trân trọng người lao động, nỗi buồn thương ảo não, đến lòng khát khao sự sống mãnh liệt,…

“Thi nhân Việt Nam” là tuyển tập Thơ mới có chọn lọc (1932-1941) của hai nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh- Hoài Chân. Trong những tập thơ của mỗi tác giả đều có những lời bình hết sức sâu sắc và tinh tế, kéo con người gần hơn với thơ ca.

Cuốn sách “Thi nhân Việt Nam” là một trong những tác phẩm nổi tiếng gắn liền với thành công của hai nhà phê bình văn học Hoài Thanh- Hoài Chân. Hoài Thanh (1909-1982) là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế. Ông đã đóng góp một phần công sức không nhỏ về mặt phê bình, lý luận để khẳng định phong trào Thơ mới trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ 20.

Hoài Chân ( sinh năm 1914) em ruột Hoài Thanh. Ông và anh trai đã cùng chắp bút nên tác phẩm bất hủ “Thi nhân Việt Nam”. Chính tác phẩm này đã đưa tác giả lên vị trí rất cao xứng tầm với những nhà phê bình văn học lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ 20. Cuốn sách là tuyển tập những bài thơ hay, giá trị của thời kì “ Thơ mới” được tác giả tìm hiểu, chọn lọc qua hàng ngàn, hàng vạn bài thơ. Qua đó đưa ra những lời phê bình rất tâm đắc, lấy “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, đó là những lời bình từ cái nhìn thấu cảm, từ trái tim của một người nghệ sĩ “say thơ” cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, sâu sắc hơn với Thơ mới. Cuốn sách chính là nhân chứng lịch sử đánh dấu cho một thời đại vàng son trong nền văn học cách mạng Việt Nam.