9 sách hay về lịch sử loài người đưa chúng ta vào một chuyến đi kinh ngạc qua toàn bộ lịch sử loài người, từ những gốc rễ tiến hóa của nó đến thời đại của chủ nghĩa tư bản và kỹ thuật di truyền, để khám phá tại sao chúng ta đang trong những điều kiện sinh sống hiện tại.
Xem thêm

“Điều gì khiến cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa? Và nếu một ngày nào đó, dù là điều gì đó đã khiến cuộc sống của ta có ý nghĩa biến mất –  khi đó thì ta làm gì?” Tôi vẫn nghĩ về những câu hỏi nặng kí đó sau khi đọc cuốn Lược Sử Tương Lai – cuốn sách mới gây nhiều tranh cãi của Yuval Noah Harari. Melinda và tôi rất thích cuốn sách trước của tác giả Harari là cuốn Sapiens – Lược Sử Loài Người. Cuốn sách đã đưa ra những giải thích về việc giống loài chúng ta trở thành kẻ thống trị Trái Đất. Nó đã khuấy động cuộc trò chuyện trong giờ ăn tối hàng tuần sau khi cả hai chúng tôi đều đọc xong. Vậy nên ngay khi Homo Deus – Lược Sử Tương Lai phát hành vào năm vừa rồi, tôi đã mua một bản và đảm bảo sẽ mang nó đi để đọc vào kỳ nghỉ gần đây. Tôi vui vì đã làm vậy. Cuốn sách mới này cũng hấp dẫn và đầy thách thức như cuốn Sapiens của Harari. Thay vì nhìn ngược lại quá khứ như Sapiens, Homo Deus hướng về tương lai. Tôi không hoàn toàn đồng ý với mọi thứ mà tác giả viết, tuy nhiên Harari đã viết với cái nhìn sâu sắc về một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra đối với nhân loại. Lược Sử Tương Lai tranh luận về những nguyên tắc đang hệ thống xã hội sẽ trải qua nhiều biến đổi to lớn vào thế kỉ 21, với đó là những hậu quả như chúng ta đã biết. Cho đến hiện tại, những điều đã định hình xã hội, những điều ta dùng để đánh giá bản thân – đã trở thành một tổ hợp nào đó gồm những quy tắc mang tính tín ngưỡng về việc làm thế nào để sống tốt đẹp hơn, và nhiều hơn là những mục tiêu toàn câu như loại bỏ bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh. Chúng ta đã sắp xếp để có những nhu cầu cơ bản của con người: được hạnh phúc, khỏe mạnh và kiểm soát được môi trường xung quanh. Những mục đích này là theo suy luận của con người, thì theo Harari, chúng ta thật ra đang đấu tranh để có được “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh”. Thế giới sẽ thế nào khi con người thực sự đạt được những điều đó? Đây hoàn toàn không phải một dự đoán vu vơ. Chiến tranh và bạo lực đã và đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Những thành tựu khoa học công nghệ đang giúp con người sống lâu hơn và chúng đang trên con đường giúp ta chấm dứt bệnh tật, đói nghèo. Và đây là ý tưởng khiêu khích nhất của Harari: Nghe thì có vẻ tốt lành, nhưng việc đạt được giấc mơ về “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh” có thể là tin xấu đối với loài người. Harari dự đoán về một tương lai tiềm năng khi mà số ít những người ở tầng lớp trên sẽ tự “nâng cấp” bản thân nhờ vào công nghệ gen và công nghệ sinh học, bỏ lại những hỗn loạn phía sau và biến thành một giống loài thần thánh như tên của cuốn sách; khi mà trí tuệ nhân tạo còn “hiểu rõ ta hơn cả ta hiểu chính mình”, và khi tầng lớp thần thánh cùng những con robot thông minh sẽ xem phần còn lại của loài người như đồ thừa. Harari đã làm rất tốt việc đưa cho chúng ta một viễn cảnh về tương lai tàn nhẫn này. Nhưng tôi vẫn lạc quan hơn bởi tương lai là thứ không định sẵn. Harari nêu ra rằng những tiến triển của con người hướng tới “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh” vốn đã gắn liền với bất bình đẳng bởi vì một vài người sẽ vượt được lên đầu và rất nhiều sẽ bị bỏ lại. Tôi đồng ý rằng, những tiến bộ của loài người đang diễn ra nhanh chóng, và nó không tự động đem lợi ích đến cho tất cả. Thị trường tư nhân đang phục vụ cho nhu cầu của người dân theo đồng tiền, và vì vậy mà nhu cầu của người nghèo bị bỏ lại. Nhưng chúng ta có thể hành động để thu hẹp khoảng cách này và kìm thời gian cho sự thay đổi này lan rộng. Ví dụ, ta đã từng mất nhiều thập kỉ để tạo ra vắc xin và phổ biến chúng dần từ người giàu đến người nghèo; Ngày này – nhờ vào nỗ lực của nhiều công ty y dược, các tổ chức, chính phủ mà có những trường hợp, thời gian chênh lệch chỉ còn lại chưa đến 1 năm. Chúng ta cần cố gắng thu hẹp khoảng cách này hơn nữa, nhưng vẫn có một điều cần lưu ý: Bất công là điều không thể tránh được. Theo như quan điểm của tôi, kịch bản về một ngày robot sẽ trỗi dậy và giành quyền thống trị chưa phải là điều thú vị nhất mà ta có thể nghĩ tới. Chắc chắn là khi trí tuệ nhân tạo càng trở nên quyền năng hơn thì ta lại càng phải đảm bảo chúng sẽ phục vụ con người và không phải là một mục đích nào khác. Đây là vấn đề về kỹ thuật – bạn có thể gọi là vấn đề về việc kiểm soát. Cũng không có gì nhiều để nói, khi mà công nghệ trong giả thiết còn chưa tồn tại. Tôi thấy hứng thú hơn với thứ mà, có thể bạn sẽ gọi là vấn đề mục đích. Cho là ta sẽ duy trì được sự kiểm soát. Sẽ thế nào nếu chúng ta giải quyết xong hết những vấn đề lớn như đói nghèo, bệnh tật và thế giới thì càng trở nên hòa bình hơn. Sau đó thì mục đích tiếp theo của con người sẽ là gì? Những thách thức gì sẽ khiến con người muốn giải quyết đây? Trong phiên bản này của tương lai, điều ta lo lắng không phải là cuộc tấn công của tụi robot nổi điên nữa, mà là thiếu mục đích sống. “Sẽ thế nào nếu ta đảm bảo được cuộc đời hạnh phúc, khỏe mạnh cho tất cả trẻ em trên Trái Đất? Điều này sẽ làm suy chuyển vai trò của cha mẹ ra sao?” Tôi nghĩ câu hỏi này liên quan mật thiết đến cuộc đời mình. Gia đình cho tôi mục đích sống trong đời – trở thành một người chồng, một người cha, một người bạn tốt. Giống như nhiều phụ huynh, tôi mong muốn con mình sẽ có cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và trọn vẹn. Nhưng nếu một cuộc sống khi mà mọi đứa trẻ trên Địa Cầu đều có được những điều này? Nó sẽ thay đổi vai trò của cha mẹ như thế nào? Harari là người làm tốt nhất trong việc trả lời câu hỏi vấn đề về mục đích mà tôi từng biết. Anh ấy xứng đáng được tuyên dương vì câu trả lời của mình với câu hỏi này. Harari gợi ý rằng việc đi tìm mục đích sống mới đòi hỏi việc tạo và phát triển một tín ngưỡng mới – sử dụng những từ ngữ theo nghĩa rộng hơn nhiều hơn đa số mọi người, những thứ như là “những nguyên tắc có hệ thống dẫn dắt cuộc sống của ta”. Không may là tôi vẫn chưa hài lòng với câu trả lời cho câu hỏi về mục đích. (Công bằng mà nói, tôi cũng chưa hài lòng với bất kỳ câu trả lời nào kể cả từ những người thông thái như Ray Kurzweil hay Nick Bostrom, hay thậm chí cả câu trả lời của chính mình.) Trong chương cuối của cuốn sách, Harari nói về một tôn giáo gọi là “Dữ liệu giáo” (Dataism), một tôn giáo coi việc phát triển dòng chảy thông tin là chân đạo. Dữ liệu giáo (Dataism) “không hề chống lại những kinh nghiệm của con người”, Harari viết “Tôn giáo này chỉ là không nghĩ rằng con người có giá trị thực chất.” Vấn đề là Dữ liệu giáo (Dataism) không thực sự giúp con người tổ chức cuộc sống, bởi tôn giáo này không tính cái sự thật rằng con người sẽ luôn có các nhu cầu xã hội. Dù ở trong một thế giới không có chiến tranh hay bệnh tật, chúng ta vẫn sẽ coi trọng sự giúp đỡ, tương tác, và quan tâm lẫn nhau. Nhưng đừng để một kết luận bất mãn ngăn bạn đọc Lược Sử Tương Lai. Đây là một cuốn sách có tâm hút sâu và nhiều ý tưởng kích thích, và không có nhiều từ chuyên ngành khó hiểu. Nó khiến bạn nghĩ đến tương lai, hay nói cách khác là nó sẽ khiến bạn nghĩ về hiện tại. Tôi đã gợi ý Lược Sử Tương Lai cho Melinda và cô ấy đọc nó khi tôi đang viết review này, tôi không thể chờ đến bữa tối để cùng cô ấy thảo luận về cuốn sách.”

Bộ sách “Almanach - Những nền văn minh thế giới” từng là sự kiện văn hóa nổi bật hơn 20 năm trước, nay được tái bản, bổ sung nhiều nội dung mới. Almanach - Những nền văn minh thế giới ra đời những năm đầu thập niên 1990, là cuốn sách cung cấp nhiều tri thức phong phú của nền văn minh nhân loại. Trong bối cảnh Internet chưa phổ cập, các thông tin chưa dễ tra cứu, sách trở thành cẩm nang, nguồn tri thức lớn của nhiều người. Do đó, bộ sách quý này đã có số lượng in ấn tới hàng triệu bản. Cuốn sách đã để lại dư âm và dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhiều độc giả. Sách in ra bán hết ngay. Vào giai đoạn những năm 1990, nhiều cửa hàng bán buôn, bán lẻ và ngay cả các tác giả muốn mua sách phải đặt tiền trước. Bom tấn của ngành xuất bản hơn 20 năm trước Sự ra đời của Almanach - Những nền văn minh thế giới được đánh giá là một sự kiện, một hiện tượng văn hóa có ý nghĩa. Cuốn sách đã được giới thiệu trên hệ thống thông tin đại chúng trong nước.  Đại diện ban biên soạn bộ sách cho biết hơn 20 năm qua, các tác giả, nhà xuất bản đã nhận được hàng nghìn bức thư của độc giả từ mọi miền đất nước gửi về góp ý cho tập sách. Trong số những bức thư ấy, có cả lời khen cổ vũ động viên và những lời chỉ giáo, phê bình. Almanach - Những nền văn minh thế giới tổng hợp những tri thức giá trị văn hóa văn minh của nhân loại trên nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực như lịch pháp, lịch sử, văn hóa - nghệ thuật (7 loại hình nghệ thuật: văn học, sân khấu, kiến trúc, hội họa - mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh). Các kiến thức về xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao đến các ngành khoa học tự nhiên, khoa học vũ trụ, Trái đất, khoa học về vũ khí, khí tài, và khoa học - công nghệ… được đưa vào sách. Qua các kiến thức, sách giới thiệu một cách hệ thống 8 nền văn minh lớn của nhân loại. Mỗi nền văn minh ấy được giới thiệu cụ thể qua các công trình kiến trúc, những di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, di sản hỗn hợp, di sản thiên nhiên) cùng với phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Cho tới nay, khi Internet phát triển, các phương tiện tra cứu đã rất tiện lợi, cuốn sách vẫn có những giá trị riêng biệt. Nội dung trong sách được trình bày mang tính hệ thống. Ở mỗi nội dung, vấn đề giới thiệu, lượng thông tin, kiến thức đa dạng, phong phú, đậm đặc.  Các tác giả không đi vào lý luận trừu tượng và khái quát nội dung chung chung một cách khô khan. Trên mỗi trang sách là lượng thông tin, kiến thức đầy ắp mang đến cho nhiều vấn đề thú vị. Chẳng những thế, độc giả còn được “gặp gỡ” hàng ngàn con người vĩ đại đã tạo nên những giá trị kỳ vĩ của nhân loại. Đó là các nhân vật lịch sử, chính khách, hoàng đế, nguyên thủ quốc gia, nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà văn, nhà thơ đến những nhà khoa học tự nhiên và xã hội của các thời đại. Những con người bằng bộ óc thiên tài “dưới vòm trời trí tuệ” đã cùng cộng đồng nhân loại tạo ra cho các nền văn minh trên Trái đất biết bao điều kỳ vĩ, lớn lao. Tái bản, bổ sung hơn 1.000 trang sách Cuối tháng 10 này, sách được tái bản có chỉnh lý, bổ sung thêm nhiều nội dung mới. Theo nguồn tin từ đơn vị phát hành, để thực hiện phiên bản mới này, hội đồng biên soạn đã huy động hàng trăm tác giả, cộng tác viên. Bộ sách mới dày 3.296 trang với số lượng trên 3 triệu từ. So với bản trước, số trang tăng thêm 1.065 trang, trong đó có 256 trang phụ bản ảnh màu và 809 trang nội dung. Cuốn sách tái bản cũng được in ấn cẩn thận, với phần mỹ thuật, trình bày hợp lý hơn. Bìa sách Almanach tái bản.   Tổng thư ký thực hiện bộ sách cho rằng với Almanach - Những nền văn minh thế giới tái bản bổ sung, “độc giả có thể tự hào có trong tay một bảo tàng, một thư viện thu nhỏ toàn bộ nguồn tri thức lớn của nhân loại có trên Trái đất". “Lần tái bản này đem đến cho độc giả một cuộc hành trình du lịch qua 8 nền văn minh thế giới và 161 quốc gia. Trên chặng đường không gian vĩ đại ấy của mỗi nền văn minh, mỗi quốc gia là dấu ấn lịch sử huy hoàng tráng lệ hay bi đát đau thương, ngấm đầy máu và nước mắt của nhiều thế hệ đã qua trong quá khứ”, chủ biên cuốn sách giới thiệu. Qua cuốn sách, độc giả có thể chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của thế giới, từ các miền quê đầy hoa thơm cỏ dại tới các đỉnh núi, bãi biển, dòng sông, hay các thành phố đô thị sầm uất… Mỗi địa danh, vùng đất ấy đều mang dấu ấn của một thời kỳ lịch sử con người đã đi qua là để lại đằng sau nó những giá trị thăng hoa của mỗi nền văn hóa văn minh trên Trái đất. Ở cuốn Almanach tái bản, nhiều nội dung được bổ sung như: UNESCO và vai trò của tổ chức này trong việc bảo vệ di sản nhân loại; giới thiệu nhiều bảo tàng, thư viện nổi tiếng; kiến thức về vũ trụ, các cuộc du hành lên vũ trụ trong thế kỷ 21; những người khám phá bí ẩn Trái đất; những vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất; những thảm họa kinh hoàng trên Trái đất; những thành tựu khoa học của loài người; bổ sung thêm những công trình vĩ đại của nhân loại và các kiệt tác mới…