Dù tin hay không, 7 thói quen hiệu quả của Stephen Covey là cuốn sách đã được tái bản hơn 30 lần. Cuốn sách này, mặc dù hơn 30 tuổi nhưng vẫn chứa đựng trong nó những lời khuyên có giá trị (có thể là lý do tại sao nó đã được tái bản hơn 30 lần). Sẽ rất là hữu dụng khi bạn xem xét 7 thói quen đó một cách thường xuyên và xác định thói quen nào bạn đã làm chủ và thói quen nào chưa để có thể rèn luyện chúng trở thành thói quen.  Dưới đây là 3 thói quen đầu tiên và cách thức để bạn có thể sử dụng chúng để thúc đẩy bản thân hướng về phía trước.


Trách nhiệm và Hành động

Covey mô tả trách nhiệm bản thân như là thói quen đầu tiên phải đạt được để có thể đạt được những mức hiệu quả cao hơn. Điều này có nghĩa là chúng ta phải nhận thức được vai trò của bản thân trong việc giải thích tại sao chúng ta không thể đến được nơi chúng ta muốn đến hay là tại sao chúng ta không đạt những điều mà chúng ta mong đợi. Việc đổ lỗi cho người khác sẽ cản trở quá trình phát triển của bản thân. Thay vào đó, Covey viết rằng, chúng ta phải nhìn nhận bản thân như cách chúng ta trung thực nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Sau đó chúng ta phải tạo ra cách tiếp cận chủ động hướng tới việc sửa chữa những thứ khiến chúng ta kém hiệu quả.


Dưới đây là một vài những lựa chọn chủ động bạn có thể thêm vào thói quen của bạn giúp bạn thêm hiệu quả:

  • Làm những công việc khó khăn trước
  • Hiểu rõ điểm yếu của bản thân và tìm các nguồn lực để chuyển hóa chúng thành thế mạnh
  • Làm lặp đi lặp lại các công việc cho đến khi bạn trở nên thành thạo
  • Ưu tiên cho những thứ bạn cần hoàn thành theo cách của bạn
  • Giữ cho không gian làm việc của bạn ngăn nắp và gọn gàng mỗi ngày trước khi bạn về nhà để bạn có thể sẵn sàng giải quyết công việc vào ngày mai


Nhìn ra đường đi tới đích từ điểm xuất phát

Thứ hai, Covey cho rằng bạn phải xác định điểm kết thúc để từ đó xác định được đường đi nước bước có thể đi tới được đó. Sẽ có rất nhiều thứ vượt ra ngoài tầm kiểm soát, bởi thế nếu chúng ta có thể nhận biết được kết quả cuối cùng là gì, chúng ta có thể xác định những bước cần phải thực hiện để đạt được đích đến. Một khi chúng ta biết được các bước đi, chúng ta sẽ có nhiều khả năng sẽ đi được xa hơn. Việc nhận thức được sẽ có những thứ chúng ta không thể kiểm soát, đồng thời chúng ta cũng phải biết được những việc chúng ta sẵn sàng hay không sẵn sàng đánh đổi để có thể đạt được mục tiêu, ví dụ: hy sinh thời gian cho gia đình của bạn, hay là gạt bỏ những giá trị, niềm tin của bạn sang một bên để vượt lên phía trước. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn đi được tới đích.

  • Thiết lập mục tiêu và xác định cách thức để bạn đạt được chúng (đạt được thành công là một từ khá mơ hồ, bạn phải xác định rõ thành công chính xác sẽ ra sao)
  • Lên kế hoạch để xác định và xem xét tiến trình hướng tới mục tiêu của bạn như thế nào và những điều bạn phải điều chỉnh lại (làm khác đi)
  • Xác định những thói quen xấu bạn sở hữu làm cản trở tiến trình bạn hướng tới mục tiêu và cách để bạn loại trừ những thói quen ấy.

Học cách nói không

Nhận ra điều mà bạn muốn hoàn thành và nói “không” với những thứ cản đường đôi khi thật khó đặc biệt là khi bạn là người biết thấu hiểu và cảm thông. Đồng nghiệp của bạn muốn bạn phát biểu trong một buổi gây quỹ, một người khác muốn bạn tình nguyện cho một ủy ban. Dĩ nhiên, là một người năng động, bạn rất muốn nói “có”. Chìa khóa ở đây là sự cân bằng, giữa những lời nói có và những lời nói không để cho bạn không thường xuyên ưu tiên những mục tiêu hay là dự án của người khác trước. Tất nhiên bạn nên sẵn lòng giúp đỡ người khác nhưng đừng nên ba phải. Hy sinh thời gian là tốt nhưng hy sinh quá nhiều thì không.

Hãy tự hỏi chính mình:

  • Điều này có giúp tôi đạt được mục tiêu?
  • Điều này có mang lại cho tôi sự thỏa mãn sâu sắc dù cho sẽ tốn rất nhiều thời gian để đạt được?
  • Điều này có đóng góp lớn cho cộng đồng không?
  • Làm việc này có cải thiện mối quan hệ quan trọng đối với tôi?
  • Tôi có phù hợp với điều này không?

 

Hiệu quả bao gồm nhiều thứ đôi khi là rất mơ hồ. Bởi vậy hãy định rõ định nghĩa bạn muốn sử dụng để xác định mức độ hiệu quả của mình và sau đó sử dụng nó như là thước đo để đánh giá những thói quen và quá trình hướng tới mục tiêu của bạn.


Xem thêm

"7 thói quen của người thành đạt" do Stephen R. Covey viết, chắt lọc một lộ trình mạnh mẽ để đạt được thành công cá nhân và nghề nghiệp thành bảy thói quen ngắn gọn. Đầu tiên, "Hãy chủ động" thúc giục việc kiểm soát các lựa chọn và phản ứng của một người, nuôi dưỡng ý thức cá nhân trách nhiệm. "Bắt đầu với mục tiêu cuối cùng" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng, dựa trên các giá trị để định hình tương lai của một người. "Đặt những điều đầu tiên lên hàng đầu" nhấn mạnh đến việc ưu tiên các nhiệm vụ phù hợp với các mục tiêu dài hạn. "Think Win-Win" ủng hộ cho một tư duy hợp tác, cùng có lợi trong các mối quan hệ và tương tác. "Tìm hiểu trước, sau đó được hiểu" nêu bật việc lắng nghe đồng cảm như một nền tảng để giao tiếp hiệu quả. "Synergize" thúc đẩy sức mạnh tập thể của các quan điểm đa dạng và làm việc theo nhóm. Cuối cùng, "Sharpen" the Saw" nhấn mạnh sự cần thiết phải tự đổi mới thông qua sức khỏe thể chất, tinh thần, cảm xúc và tinh thần. Việc tổng hợp các thói quen này cung cấp một khuôn khổ toàn diện cho các cá nhân đang tìm kiếm sự phát triển cá nhân, các mối quan hệ có ý nghĩa và thành công lâu dài trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống.