Xem thêm

Khi tôi lớn lên, câu chuyện mà tôi được nghe trước khi đi ngủ liên quan đến những chiến binh và vị vua vĩ đại, những anh hùng của Ba Tư cổ đại. Nhiều người đến “Shahnameh”, thiên sử thi Ba Tư dệt nên lịch sử của Iran như một tấm thảm đầy màu sắc. Trong “Câu Chuyện Buồn Chẳng Có Thật Đâu,” Daniel Nayeri kể lại câu chuyện hành trình của gia đình anh từ Iran đến Mỹ mang đầy giá trị lịch sử thú vị không kém. Trong câu chuyện sử thi này, anh hùng của chúng ta tên là Khosrou, một cậu bé 12 tuổi được đặt tên theo một vị vua có thật. Vậy trận chiến của anh ấy diễn ra khi nào? Vào lớp năm khi Khosrou sống ở Oklahoma, đã tháo chạy khỏi Iran cùng với em gái và và người mẹ bị cảnh sát chìm đe dọa vì đã theo đạo Cơ Đốc. Trong khi cha của Khosrou phải ở lại. Ở Oklahoma, mọi thứ đều không tuyệt vời đối Khosrou. Cha cậu giờ chỉ có thể liên lạc qua điện thoại; mẹ cậu, một bác sĩ ở Iran, phải làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống; các bạn cùng lớp thì lại thích bắn kẹp giấy vào cổ cậu ấy. Nhưng trong lớp của cô Miller, Khosrou là một người kể chuyện rất thú vị. Cậu ấy có một kho tàng ký ức và những huyền thoại về gia đình. Nhiệm vụ của cậu là kể cho bạn cùng lớp nghe về những câu chuyện đó. Trong những câu chuyện cậu kể, gia đình Khosrou không phải nghèo nhưng đã bị cướp đất từ nhiều thế hệ trước, và bố anh vẫn ở với anh. Khosrou kể những câu chuyện này giống như nàng Scheherazade trong truyện Nghìn lẻ một đêm thời hiện đại: Cậu ấy biết cách kể chuyện sau cho lối cuốn, và cách anh ấy có thể thu hút những người bạn cùng lớp. Để tồn tại. “Truyện buồn chẳng có thật đâu” là một bức thư tình dùng để kể chuyện. Một số khoảnh khắc chân thực và khéo léo nhất là khi các bạn cùng lớp của Khosrou cắt ngang câu chuyện của cậu. Họ hỏi phòng tắm ở Iran trông như thế nào và nhà vệ sinh hoạt động như thế nào. (Phải ngồi xổm.) Họ thậm chí còn thúc giục cậu kể nhanh lên. “Đi thẳng vào vấn đề đi,” họ nói ngay giữa câu chuyện đặc biệt dài dòng Giáo viên của Khosrou cũng tham gia vào; cô ấy nói với cậu ấy “đã đi lạc khỏi cốt truyện,” hoặc cậu ấy “không được phép viết về phân cho bài tập trên lớp nữa.” (Cậu ấy là một nàng Scheherazade thời hiện đại, nhưng cậu ấy vẫn chỉ là một cậu bé 12 tuổi đầy lém lỉnh.) Những câu chuyện của Khosrou là sự pha trộn giữa sử thi và đời thường, và bạn có cảm giác rằng cậu đang kể một số câu chuyện nhất định để trốn tránh đi nỗi đau chân thật. “Dạ được thôi,” cậu thừa nhận khi cô Miller phàn nàn với anh về một câu chuyện khác nói về phân , “Em sẽ viết những phần có tình cảm.” Đây không phải là quyển tiểu thuyết điển hình. Nó chứa rất ít cốt truyện; thậm chí còn không có chương. Nhưng đó mục tiêu của nó: Một mớ hỗn độn. Như Nayeri viết, “Một câu chuyện chắp vá là nỗi xấu hổ của một người tị nạn.” Tuy nhiên, hãy theo chân Khosrou và bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Phần thưởng là sự đồng cảm. Ngay từ đầu, Khosrou đã nói với độc giả, “Phiên bản tinh gọn của câu chuyện này là vô nghĩa. Hãy đồng ý là bạn phải trải qua một cuộc trò chuyện phức tạp. “Truyện buồn chẳng có thật đâu” không chỉ cho chúng ta một góc nhìn khác mà còn giúp chúng ta sống trong nó. Đó là cách kể chuyện cởi mở khi chúng ta cần nó nhất, một liều thuốc giải độc cho khoảng thời gian bị chia cắt của chúng ta. Nayeri đổ cả một đại dương nhân loại lên những trang giấy này. Ngay cả những nhân vật thần thoại cũng được hưởng lợi từ sự đồng cảm của Khosrou. Anh ấy kể câu chuyện về Khosrou và Shirin, một chuyện tình lãng mạn bi thảm nổi tiếng, họ phải tự vẫn để được bên hau. Nhưng sau đó Khosrou (người kể chuyện của chúng ta, không phải nhà vua) đã chỉ ra một cách khôn ngoan rằng hai nhà thơ Ba Tư nổi tiếng đã kể câu chuyện đó một cách khác nhau. Trong một phiên bản, Shirin là một "kẻ cuồng ghen". Ở phiên bản khác, cô ấy lại "quá thuần khiết đối với thế giới này và quá đau thương." Trong phiên bản của cậu ấy, cô ấy là một sự pha trộn. Đối với một cuốn tiểu thuyết đầy ắp những bài học, “Truyện buồn chẳng có thật đâu” hầu như không mang tính giáo dục. Nhiều khoảnh khắc cảm động nhất của cuốn sách được lồng ghép bằng sự hài hước, sự thiếu tôn trọng, và tất cả sự vui vẻ nhẹ nhàng mà bạn mong đợi từ một cậu bé 12 tuổi. Và Khosrou tự nhận thức được điều đó. Cậu thừa nhận ngay từ dòng đầu tiên rằng những câu chuyện mà anh kể chỉ đúng như ký ức (và của lịch sử) của anh ấy. Vì thần thoại và truyền thuyết thay đổi theo thời gian. Và cậu rất trung thực về điều đó với độc giả của mình. Hay đó là thính giả của cậu? Tôi có thể tưởng tượng những đứa trẻ bắt đầu vòi vĩnh cha mẹ, bạn bè sẽ kể lại cho chúng nghe. “Truyện Buồn Chẳng Có Thật Đâu” là một kiệt tác hiện đại — sử thi như “Iliad” và “Shahnameh” và cảm động như “Mạng nhện của Charlotte”. Nó dành cho những đứa trẻ ở bàn ăn trưa; những anh hùng của ngày mai, chỉ tìm cách sống sót trong trận chiến của tuổi thanh xuân.

Chuyện đời tác giả cùng gia phả tổ tiên, ông bà được kể bằng chất Ba Tư thấm nhuần trong từng con chữ. Văn hoá Ba Tư là một trong những nền văn hoá lâu đời nhất trên thế giới, nổi tiếng bởi những tấm thảm được làm nên bởi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những món ăn nức danh liên quan đến nghệ tây, và đặc biệt là văn học với những áng thơ cổ cùng những câu chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường nhưng vô cùng mĩ lệ. Tất cả được truyền tải trong tác phẩm với những trăn trở về những đối cực trong cuộc đời: hạnh phúc – bất hạnh, sự sống – cái chết, giàu sang – nghèo khổ, tình yêu – lòng thù hận,… Chúng vô cùng phong phú, mang đậm văn hoá vùng Trung Đông đầy bí ẩn và khác thường. Câu chuyện được soi rọi qua lăng kính bé nhỏ, thấu suốt và vượt qua suy nghĩ hạn hẹp về người nhập cư với tinh thần vô cùng tiến bộ như lời Daniel khi mở đầu cuốn sách: “Nếu bạn lắng nghe, tôi sẽ kể lại cho bạn một câu chuyện. Chúng ta sẽ biết nhau, hiểu nhau, và rồi không còn là kẻ thù nữa”. Chúng được truyền tải qua thứ ngôn từ tự tâm của một đứa trẻ tội nghiệp nhưng không hề yếu đuối đã học được sự đối mặt với thực tế hơn là chạy trốn chúng. Và vì thế chuyện buồn này đã lùi vào quá khứ, một vết thương đã liền da nhắc người trong cuộc nhớ những đau đớn tột độ đã xảy ra với một đứa trẻ non nớt. “Truyện buồn chẳng có thật đâu (thật đấy)” sẽ hấp dẫn người đọc cả nội dung lẫn nghệ thuật. Người đọc được tắm mình trong vẻ đẹp giao thoa, hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hoá khác nhau. Một cuốn tiểu thuyết đáng đọc không chỉ làm say mê độc giả nhí mà còn khiến cho độc giả trưởng thành bị thuyết phục và buộc phải suy ngẫm. Rằng con người luôn cần nhau, cần được yêu thương, quan tâm và thấu hiểu vì xét về bản chất chúng ta cũng giống nhau cả thôi!

Nếu nàng Scheherazade hàng đêm nghĩ ra một câu chuyện để thuyết phục tên vua tàn bạo thì Daniel theo cách đó thuyết phục cả lớp và độc giả bằng những câu chuyện có thật không theo trình tự thời gian hấp dẫn và thú vị liên quan đến văn hoá, lịch sử Ba Tư đầy lạ lẫm, cuốn hút, gây tò mò mang giá trị giáo dục rất cao bởi những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc mà cậu bé tự rút ra cho mình. Cùng với đó là cá tính của người kể chuyện: đối đãi với độc giả như cách người Iran dành cho khách những điều tốt đẹp nhất.

Cách kể chuyện lạ lẫm, khác thường của cuốn tự truyện vừa hài hước vừa bi thương đó đã gây mê hoặc, buộc người đọc không rời mắt khỏi trang sách và tự hỏi phần diễn biến tiếp theo sẽ là gì. Cuốn tiểu thuyết như một bức tranh ghép hình với những miếng ghép hỗn loạn. Chúng yêu cầu người đọc tự xếp từng mảnh ghép phù hợp để hoàn thiện bức vẽ hoàn mĩ tuyệt đẹp tựa tấm thảm Ba Tư trứ danh.

Những biến cố trong cuộc đời Daniel như những nốt trầm trong một bản tình ca cơ bản là buồn. Tuy vậy, đâu đó trong cuốn sách vẫn le lói những tia hi vọng dành cho cậu bé học lớp 7: quyền hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ suy nghĩ và hành động đúng đắn. Cuộc đời anh tuy là bản nhạc xô bồ nhiều nốt thăng, nốt giáng nhưng nếu tìm được sự đồng cảm và tin yêu của những người xung quanh thì nỗi bất hạnh sẽ vơi bớt và hạnh phúc nhân lên nhiều hơn.

Đó là câu chuyện rất dài kể về cuộc hành trình của cậu bé 12 tuổi, Khosrou, tên một vị hoàng đế Ba Tư, từ thành phố quê hương xinh đẹp Isfaran (Iran) đến Dubai, Ý làm dân tị nạn rồi đặt chân đến thành phố Edmond, bang Oklahoma (Mĩ) với cái tên Mĩ: Daniel. Trên lớp, cậu được giáo viên chủ nhiệm khuyến khích kể về câu chuyện cuộc đời mình.

Không li kì, rùng rợn như truyện trinh thám, kinh dị, câu chuyện của Daniel chân thật, đến bất ngờ! Đó là câu chuyện đẹp như mơ về gia đình Hồi giáo sống hạnh phúc trong ngôi nhà rộn rã tiếng chim kêu và hương hoa nhài thơm ngào ngạt và ngược lại là những tháng ngày khốn khổ như dưới địa ngục của những kẻ hành khất khi họ rời Iran, làm dân tị nạn rồi sang Mĩ.

Daniel là đứa trẻ cô độc, luôn xa lánh và bị bạn bè kì thị về nguồn gốc dân Iran của mình. Cậu sống với mẹ, chị gái và cha dượng sau khi đến Mĩ. Cha cậu ở Iran thường xuyên gọi điện cho con trai và kể những câu chuyện thú vị để cậu không quên nguồn gốc của mình.

Trong những câu chuyện mình kể Daniel vô cùng tự hào về nguồn gốc gia đình dòng dõi vương tôn quý tộc sống sung túc, đủ đầy của mình. Anh lí giải chúng bằng cổ tích, truyền thuyết và thần thoại xứ Ba Tư với niềm tự hào, hãnh diện vô bờ. Tuy thế, khi là kẻ nhập cư với cuộc sống nghèo đói, cơ cực, cậu không giấu nổi nỗi hổ thẹn trước mọi người.