Cuộc đời là của bạn, lựa chọn sống ra sao cũng là cách bạn chọn. Hạnh phúc hay đau khổ bản thân cũng tự gánh lấy. Vậy tại sao bạn lại để ý quá nhiều ánh mắt, ý kiến xung quanh mà quên mất tự hỏi bản thân rằng có bao giờ thật sự hạnh phúc và sống cho bản thân mình chưa? Chìa khóa của một cuộc sống tốt đẹp không phải là hãy quan tâm nhiều lên, mà là quan tâm ít đi, chỉ quan tâm tới điều quan trọng, gần gũi và đáng để bản thân chú ý tới. Cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm của Mark Manson sẽ hướng dẫn chúng ta “nhắm mắt lại” và tin tưởng vào con đường ta đã chọn để sống hạnh phúc hơn.


1/ Vòng lặp địa ngục

Nếu như theo đuổi sự tích cực là tiêu cực, thì theo đuổi sự tiêu cực sẽ tạo ra điều tích cực. Những đau đớn mà bạn cố gắng ở phòng tập gym sẽ mang lại một cơ thể cân đối và khỏe mạnh hơn. Thất bại trong kinh doanh sẽ mang lại sự hiểu biết hơn, giúp bạn biết điều gì là cần thiết để thành công. 

Cởi mở và thoải mái với bản thân sẽ khiến bạn có được sự tự tin và hấp dẫn hơn trước mọi người. Những khó khăn của việc đối đầu với thực tại sẽ giúp bạn củng cố niềm tin và sự tôn trọng trong các mối quan hệ. Cũng như việc vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng sẽ giúp bạn xây dựng lòng dũng cảm và ý chí kiên cường.




2/ Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm

  • “Đếch” quan tâm không có nghĩa là thờ ơ, mà nó có nghĩa là thoải mái với việc trở nên khác biệt.

  • Để “đếch” quan tâm tới những khó khăn, trước tiên bạn cần phải quan tâm đến thứ còn quan trọng hơn cả khó khăn.

  • Dù cho bạn có nhận ra được điều này hay không, thì bạn vẫn luôn lựa chọn quan tâm tới một điều gì đó. 

3/ Hạnh phúc đến từ việc giải quyết các rắc rối

Nếu như bạn lảng tránh các vấn đề của mình hay cảm thấy như thể mình không có vấn đề nào hết, nghĩa là bạn đang tự làm cho mình đau khổ. Nếu như bạn cảm thấy mình đang gặp phải những vấn đề không thể giải quyết thì bạn cũng làm khổ mình thôi. 

Chúng ta đều có những phương thức của riêng mình để làm tê liệt nỗi đau mà những vấn đề của ta mang lại, với một liều lượng trung bình thì không có vấn đề gì to tát cả. Nhưng ta lảng tránh càng lâu hay đóng băng càng lâu, thì chúng ta sẽ càng đau đớn hơn khi đến cuối cùng vẫn cứ phải đối mặt với những vấn đề của mình. 


4/ Lựa chọn nỗi khổ của riêng bạn

Hầu hết mọi người đều muốn có một cuộc mây mưa mỹ mãn và một mối quan hệ tuyệt vời, nhưng chẳng mấy ai nguyện ý trải qua những cuộc đấu khẩu, những lũ yên lặng bối rối, những lúc tổn thương và biến động cảm xúc dữ dội để đạt được điều đó. 

Bởi vì hạnh phúc đòi hỏi sự chịu đựng. Nó phát triển từ các vấn đề. Niềm vui có tự mọc ra từ mặt đất như là mấy bông cúc vàng và cầu vồng đâu chứ! Thực ra thì, nói một cách nghiêm túc, sự thỏa mãn và ý nghĩa của cuộc sống chỉ có được thông qua việc lựa chọn và kiểm soát những đau khổ của chúng ta. Dù bạn phải vật lộn với nỗi lo lắng hay sự cô đơn, hay chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay là với một lão sếp khốn nạn làm tiêu tốn mất của bạn đến cả một nửa số thời gian bạn tỉnh táo trong ngày đi nữa, thì giải pháp nằm ở việc chấp nhận và tích cực gắn kết với trải nghiệm tiêu cực đó - không phải là sự lảng tránh, không phải là sự che chở từ nó. 

Nỗi đau của ta quyết định thành công của ta. Vấn đề của chúng ta dẫn tới hạnh phúc của ta, đi cùng với việc cải thiện một chút, biến đổi một chút các vấn đề đó. 

5/ Bạn cũng chẳng đặc biệt lắm đâu

Sự tự cho bản thân đặc quyền khiến người ta cần phải cảm thấy tốt đẹp về bản thân vào mọi lúc, ngay cả khi phải trả giá bằng những người bên cạnh họ. Và vì những người tự cho mình đặc quyền luôn cần phải cảm thấy tốt đẹp về bản thân, thành ra họ vào việc nghĩ về bản thân. 

Sự tự cho bản thân đặc quyền tự nó đóng đinh vào một kiểu bong bóng tự yêu mình, bóp méo bất kỳ điều gì và mọi thứ theo cái cách nhằm củng cố cho nó. Những người tự cho mình đặc quyền nhìn nhận mọi sự kiện trong cuộc đời họ như một sự khẳng định, hoặc một kiểu đe dọa tới sự vĩ đại của bản thân. Nếu có chuyện tốt xảy đến với họ, đó là vì tài ba của họ. Nếu xảy ra chuyện xấu thì đó là bởi có kẻ ghen tị và hãm hại họ. Sự tự cho mình đặc quyền thuyết phục bản thân tin vào bất kỳ thứ gì nuôi dưỡng cái cảm giác ưu việt của họ. Họ giữ cho vẻ tinh thần vững vàng bằng mọi giá, dù cho đôi khi có gây nên bạo hành về thể xác hoặc tinh thần của những người xung quanh. 

Những người tự cho mình đặc quyền do họ không có khả năng nhận biết các vấn đề của chính mình một cách cởi mở và thành thật, nên họ cũng không có khả năng cải thiện cuộc đời mình theo cách bền vững và có ý nghĩa. Họ chỉ biết đuổi theo hết sự hưng phấn này đến sự hưng phấn khác và tích tụ ngày càng nhiều sự chối bỏ.

7/ Củ hành tự nhận thức

Chúng ta đều có những “điểm mù” trong cảm xúc. Thường là với những cảm xúc mà ta từng được dạy rằng việc bộc lộ chúng ra là không đúng. Lớp vỏ thứ hai của củ hành nhận thức là khả năng đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta  lại cảm thấy như vậy trong những cảm xúc cụ thể. Lớp vỏ thứ ba là những giá trị của bản thân ta: Tại sao tôi lại xem đây là thành công/thất bại? Làm thế nào để tôi lựa chọn được cách đánh giá bản thân mình? Tôi đánh giá chính mình và cả những người xung quanh dựa trên tiêu chí nào?

Điều thật sự đúng đắn một cách khách quan về tình thế của bạn không quan trọng bằng việc bạn nhận tình huống ấy như thế nào, bạn lựa chọn việc đánh giá và gán cho nó những giá trị nào. Các vấn đề có thể là không tránh được, nhưng ý nghĩa của những vấn đề ấy thì không. Ta cần phải kiểm soát việc các vấn đề của ta có ý nghĩa gì dựa trên việc ta lựa chọn cách suy nghĩ nào về chúng, về những chuẩn tắc mà ta lựa chọn để đánh giá chúng. 

8/ Sự lựa chọn

Chúng ta thường không thể kiểm soát những gì xảy đến với mình. Nhưng mà ta luôn kiểm soát cách thức mà ta lý giải những gì xảy đến với ta, cũng như cách thức mà ta phản ứng lại trước chúng. Dù ta có ý thức về việc nhận biết nó hay không, chúng ta luôn chịu trách nhiệm đối với những trải nghiệm của mình. Thật khó để không làm điều này. Việc lựa chọn không diễn giải các sự kiện trong đời ta thì vẫn là một sự lý giải các sự kiện trong đời ta. Việc lựa chọn không phản ứng lại các sự kiện trong đời mình thì vẫn là một sự phản ứng đối với các sự kiện trong đời. Ngay cả khi bị một chiếc xe xấu xí chẹt phải hay bực bội với một chiếc xe buýt chở đầy học sinh, thì đó vẫn là trách nhiệm của bạn để lý giải ý nghĩa của sự việc ấy và lựa chọn cách phản ứng.

Dù ta có thích như thế hay không, chúng ta vẫn luôn đóng vai trò chủ động trước những gì diễn ra đối với chúng ta và bên trong chúng ta. Chúng ta luôn diễn giải ý nghĩa của mọi thời khắc và mọi sự kiện. Chúng ta luôn luôn lựa chọn các giá trị mà ta dựa vào để sống và các thước đo mà ta dùng để đánh giá mọi điều xảy đến với mình. Thường thì cùng một sự kiện có thể là tốt hoặc xấu, lệ thuộc vào cái thước đo mà chúng ta sử dụng.

Vấn đề là, chúng ta luôn luôn lựa chọn, dù ta có nhận ra điều đó hay không. Luôn luôn.Điều này lại quay trở lại với vấn đề là làm sao mà, trong thực tế, lại có chuyện không bận tâm tới bất cứ điều gì hết. Điều đó là không thể. Tất cả chúng ta đều phải bận tâm tới một thứ gì đó. Không quan tâm tới gì cả vẫn có nghĩa là quan tâm tới một thứ nào đấy.Câu hỏi thật sự ở đây là, Chúng ta lựa chọn quan tâm tới vấn đề gì? Bạn lựa chọn những giá trị nào để đưa ra hành động? Chúng ta lựa chọn thước đo nào để đánh giá cuộc đời mình? Và liệu đó có phải là những lựa chọn tốt— những giá trị đúng đắn và những thước đo đúng đắn?

9/Nghịch lý thất bại/thành công

Sự tiến bộ trong bất kỳ lĩnh vực gì là thứ được tạo ra dựa trên hàng ngàn sai lầm nhỏ, và sự vĩ đại của thành công mà bạn có được là dựa trên số lần bạn thất bại ở một điểm nào đó. Nếu như có ai đó vượt trội hơn so với bạn ở một điểm nào đó, thì đó là bởi vì cô ấy đã thất bại nhiều lần hơn so với bạn. Nếu ai đó kém cỏi hơn bạn, thì là bởi vì anh ta chưa trải qua đủ những bài học đau đớn mà bạn từng đón nhận.

Lảng tránh thất bại là điều mà chúng ta học được ở một thời điểm về sau này trong đời. Tôi cá là phần nhiều đến từ hệ thống giáo dục của chúng ta, thứ luôn đánh giá khắt khe chúng ta dựa trên thành tích học tập và trừng phạt những ai không có được thành tích tốt. Một phần không nhỏ khác đến từ các bậc phụ huynh độc đoán hoặc thích chỉ trích – những người không cho phép con cái họ tự mình làm rộn theo một mức độ bình thường, và thay vì vậy họ lại trừng phạt chúng vì việc thử nghiệm những cái mới hay vì không tuân theo con đường đã được định trước. Và rồi chúng ta còn có cả một hệ thống truyền thông lúc nào cũng ra rả vào tai chúng ta hết tấm gương thành công này đến vì tấm gương công khác, trong khi lại lờ tịt đi hàng ngàn giờ rèn luyện buồn tẻ và chán ngắt mà họ cần thực hiện trước khi đạt tới thành công.

Ở một thời điểm nào đó, hầu hết chúng ta đều đạt tới một vị trí mà ta thấy sợ hãi nếu thất bại, nơi mà ta lảng tránh thất bại một cách đầy bản năng và chỉ bám víu lấy thứ ở ngay trước mắt ta hay những gì mà ta có thể làm tốt.

Điều này giam hãm và kiềm chế chúng ta. Ta chỉ có thể thật sự thành công ở thứ mà ta sẵn lòng thất bại trước nó. Nếu như ta chưa sẵn lòng thất bại, thì ta cũng chưa sẵn sàng để thành công.

Rất nhiều sự sợ hãi trước thất bại xuất phát từ việc lựa chọn các giá trị tệ hại. Giả như, nếu tôi đánh giá bản thân mình dựa trên tiêu chí “Khiến mọi người mà tôi gặp gỡ đều yêu thích tôi,” thì tôi sẽ hoang mang lắm, bởi vì thất bại là chắc chắn 100 phần trăm luôn ấy vì nó lệ thuộc vào hành vi của những người khác, mà không nằm ở chính bản thân tôi. Tôi không nắm quyền kiểm soát trong tay; do đó giá trị bản thân tôi lại phó mặc cho sự phán xét của những người khác.

10/Từ chối khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn

Quan điểm ở đây là: tất cả chúng ta đều cần phải quan tâm tới một điều gì đó, mới có thể trân trọng một điều gì đó. Và để trân trọng một điều gì đó, chúng ta phải nói không với những thứ không phải là điều gì đó. Để trân trọng X, chúng ta cần phải nói không với những thứ không-phải-X.  

Sự chối bỏ này là phần cố hữu và cần thiết cho việc duy trì hệ giá trị của chúng ta, và do đó là bản sắc cá nhân của ta. Chúng ta là những gì mà chúng ta lựa chọn để nói không. Và nếu như chúng ta không từ chối bất kỳ điều gì (có thể là bởi nỗi sợ hãi bản thân chúng ta sẽ bị từ chối bởi điều gì đó), thì chúng ta về cơ bản là hoàn toàn không có nổi bản sắc cá nhân của riêng mình.   

Cái khao khát lảng tránh sự chối từ bằng mọi giá, lảng tránh sự đối đầu và mâu thuẫn, cái khao khát nỗ lực để chấp nhận mọi thứ như nhau và để khiến cho mọi thứ gắn kết và hài hoà với nhau, là một dạng thức sâu xa và tinh tế của sự tự cho mình đặc quyền. Những người tự cho mình đặc quyền, bởi vì họ cảm thấy như thể họ xứng đáng được cảm thấy tốt đẹp ở mọi thời điểm, lảng tránh việc từ chối bất cứ điều gì bởi vì làm như vậy có thể sẽ khiến họ hay ai đó cảm thấy thật tệ. Và bởi vì họ từ chối việc từ chối bất cứ điều gì, họ sống một cuộc đời vô giá trị, bị chi phối bởi niềm vui thú, và chỉ biết đến mình. Tất cả những gì mà họ bận tâm tới là duy trì cơn hưng phấn thêm một chút ít nữa, nhằm lảng tránh những sai lầm không thể tránh khỏi của cuộc đời họ, nhằm giả vờ rằng nỗi đau khổ đã biến mất.

Sự từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Không một ai lại muốn bị mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn bị mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói.   

Nhưng mọi người vẫn lựa chọn những điều này. Mọi lúc.

Thành thực là niềm khao khát tự nhiên của con người. Nhưng một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái với việc nói và nghe từ “không.” Theo đó, sự từ chối thực sự khiến cho các mối quan hệ của ta trở nên tốt đẹp hơn và đời sống tình cảm của ta lành mạnh hơn.

11/ Nghệ thuật của việc đếch quan tâm hay bài học về cách tìm ra mục đích phù hợp của cuộc sống

Cuối cùng thì một ngày đẹp giời nào đấy bạn sẽ tạm biệt cõi đời này. Tất cả những người bạn quen biết, sớm hay muộn rồi cũng đều sẽ sang thế giới bên kia. Trong quãng thời gian ngắn ngủi từ nay cho tới lúc bạn qua đời, nếu cứ tiếp tục chạy loanh quanh hết mối bận tâm này đến mối bận tâm khác, thì rốt cuộc tâm trí bạn sẽ rối như một mớ bòng bong và cuối cùng là mọi thứ sẽ chẳng đi đến đâu cả. Bạn cần hiểu được mình, hiểu được mối quan tâm của bản thân thực sự là gì. Muốn thế, cái cần nhất là mạnh mẽ đối diện với những điều về chính bản thân mình mà bạn vẫn luôn che dấu. Đối diện với nó, chấp nhận nó giống như bóc từng lớp củ hành.

Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm là cuốn sách không dạy bạn cách để đạt được điều này hay điều nọ, ngược lại là cách để buông tay. Cách bạn kiểm kê lại những mối quan tâm, chọn lại những gì để khi ngã xuống không còn hối tiếc. Nó dạy bạn không cần “cố” để có cuộc sống thoải mái. Hãy cứ bình thường thôi, và rồi hạnh phúc sẽ đến!

*Lời kết: 

Cuộc sống giống như một chiếc áo dài vô cùng đẹp mắt. Bên trong chiếc áo đó có biết bao đường may và những miếng vải chắp vá với nhau không muốn để ai biết, thậm chí còn có cả những con rận bên trong. Thế nhưng dưới sự cố gắng không ngừng, chúng ta vẫn có khả năng chueyenr nó sang chiều hướng tốt đẹp hơn. Chúng ta đều đang đi trên con đường vượt qua chính mình. Cuối cùng không phải là sự đọ sức giữa gió đông và gió tây, mà là thu thập năng lượng trong cuộc sống đầy rẫy những nỗi lo toan vụn vặt, tích góp chúng lại rồi giữ cho riêng mình. Như vậy, bạn mới có thể đối phó với những ngày tháng chán nản, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống ngoài kia, nghĩ không thông mà đột nhiên muốn buông bỏ những cố gắng xưa kia. Phải không ngừng nỗ lực khích lệ bản thân thấy được ánh sáng ló dạng đông, ngày mới bắt đầu, mỉm cười đối diện với cuộc sống. 


Review chi tiết bởi: Vi Vi - Bookademy


--------------------------------------------------                                                                     

 

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại


Xem thêm

Cuốn sách gây sự hấp dẫn, kích thích trí tò mò ngay từ khi nghe cái tên . Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Quan Tâm có thể nói là một trong những đầu sách đáng đọc nhất để có thể ung dung đối mặt với đời. Đây cũng là cuốn sách kỹ năng gây ấn tượng với mình ngay từ phần mở đầu với sự dẫn dắt câu chuyện và các triết lý đi từ những nhân vật cụ thể, sống động. Cái sự “đếch” quan tâm ở đây không có nghĩa là chẳng quan tâm đến cái đếch gì trên cuộc đời, mà là quan tâm, tập trung vào những thứ quan trọng, những thứ có giá trị với cuộc sống của mình. Những quan điểm này không mới, bạn có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đây, trong bất cứ quyển sách nào thuộc thể loại này hiện nay. Tuy nhiên, việc mang đến một cách tiếp cận có phần bất cần, sử dụng ngôn từ ngông cuồng đi vào lòng người giúp người đọc dễ dàng thấu hiểu thì thật hiếm gặp. Tôi cũng đã từng là một người rất quan tâm đến lời nói của người khác, chỉ cần một lời nói một người xa lạ về tôi cũng làm tôi phải khiến tôi phải dằn vặt, suy nghĩ suốt một thời gian dài. Sau khi đọc xong cuốn sách này tôi mới tự học cách bỏ ngoài tai những điều không quan trọng từ đó cảm thấy cuộc sống mình dễ dàng và thư thái hơn.

Đôi nét về tác giả Mark Manson và cuốn sách “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm”

Mark Manson là một tác giả và blogger về self-help người Mỹ. Tính đến năm 2023, ông là tác giả hoặc đồng tác giả của bốn cuốn sách, ba trong số đó, Nghệ thuật tinh tế của việc không quan tâm, Everything Is F*cked: A Book About Hope, và Will, là những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times. Manson sinh ra ở Austin, Texas, Hoa Kỳ. Ông học tại Đại học Boston và tốt nghiệp năm 2007. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu viết blog về hẹn hò và phát triển bản thân. Blog của ông nhanh chóng trở nên nổi tiếng và ông bắt đầu viết sách. Sách của nhà văn trẻ cừ khôi này đã bán được 13 triệu bản trên thế giới. Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc “Đếch” Quan Tâm là cuốn sách thứ 2 của Mark Manson xuất bản năm 2016. Đây là cuốn sách bán chạy nhất của Mark Manson khi nhanh chóng lọt vào top best-seller của New York Times 179 tuần liên tiếp giữ top 10. Tính đến năm 2020, cuốn sách đã bán được 12 triệu bản trên thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Cuốn sách đã gây tiếng vang lớn và được dịch ra hơn 50 thứ tiếng giúp Manson trở thành một trong những tác giả self-help nổi tiếng nhất thế giới. Manson là một tác giả thẳng thắn và thực tế. Ông không ngại đưa ra những quan điểm trái chiều, giúp người đọc có một cái nhìn toàn diện về cuộc sống. Cuốn sách của ông đã giúp hàng triệu người tìm thấy cách sống hạnh phúc và ý nghĩa.

Cảm nhận về cuốn sách "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm"

Cuốn sách "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" của tác giả Mark Manson là một cuốn sách bán chạy nhất thế giới, được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và bán được hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng yêu sách bởi những quan điểm thẳng thắn và thực tế về cách sống hạnh phúc. "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" bắt đầu với một tuyên bố gây sốc: "Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và đầy niềm vui". Thật vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Nó là một hành trình đầy thăng trầm, có lúc vui vẻ, có lúc buồn bã, có lúc thành công, có lúc thất bại. Chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thử thách, những thất bại và đau khổ. Tác giả Mark Manson nhấn mạnh rằng chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn và thất bại trong cuộc sống. Thay vì cố gắng phủ nhận hay trốn tránh những điều tiêu cực, chúng ta cần học cách chấp nhận và đối mặt với chúng. Tác giả cũng cho rằng, việc cố gắng trở nên hoàn hảo là một điều vô nghĩa. Ai cũng có những sai lầm và khiếm khuyết. Thay vì cố gắng trở nên hoàn hảo, chúng ta nên chấp nhận và trân trọng bản thân với những gì mình có. "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" đã mang đến cho người đọc những bài học quý giá về cách sống hạnh phúc, giúp chúng ta hiểu rằng, để sống hạnh phúc, chúng ta cần học cách: Chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống; Tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa và dám đối mặt với những khó khăn và thất bại. Con người không phải là những cỗ máy. Chúng ta có những cảm xúc, những suy nghĩ, và những mong muốn khác nhau. Chúng ta không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ trong cuộc sống bởi thế giới là một nơi phức tạp. Có rất nhiều yếu tố tác động đến cuộc sống của chúng ta, cả tích cực và tiêu cực. Chúng ta không thể kiểm soát tất cả những yếu tố này. Cuộc sống là một quá trình học hỏi và trưởng thành. Chúng ta sẽ phải trải qua những khó khăn và thử thách để trưởng thành và phát triển. Chấp nhận rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng hoàn hảo là một bước quan trọng để sống hạnh phúc. Khi chúng ta chấp nhận sự không hoàn hảo, chúng ta sẽ không còn cảm thấy thất vọng và chán nản khi gặp phải những khó khăn. Chúng ta sẽ có thể tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống. Cuốn sách được viết một cách dí dỏm và hài hước, giúp người đọc dễ dàng tiếp thu những thông điệp của tác giả chắc chắn sẽ là một cuốn sách hữu ích cho những ai đang tìm kiếm cách sống hạnh phúc và ý nghĩa. 

Những quan điểm của cuốn sách được thể hiện một cách thẳng thắn và thực tế

Trong cuốn sách "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm", tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mỹ, sáo rỗng. Điều này giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu được những quan điểm của tác giả. Mark Manson đã sử dụng những ví dụ thực tế, gần gũi với cuộc sống giúp cho những quan điểm của tác giả trở nên cụ thể và dễ áp dụng ngoài ra ông không ngại đưa ra những quan điểm trái chiều, thậm chí là gây tranh cãi thể hiện sự thẳng thắn và thực tế của mình như: Quan điểm về sự không hoàn hảo: Tác giả cho rằng, không ai hoàn hảo, và đó là điều bình thường. Nếu chúng ta cứ cố gắng để trở nên hoàn hảo, chúng ta sẽ chỉ khiến bản thân trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Quan điểm về việc tập trung vào những điều quan trọng: Tác giả cho rằng, chúng ta cần học cách tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống. Chúng ta nên dành thời gian cho những người thân yêu, cho những sở thích của mình, và cho những hoạt động có ý nghĩa. Hay như quan điểm về việc đối mặt với khó khăn và thất bại: Tác giả cho rằng, chúng ta cần học cách đối mặt với khó khăn và thất bại. Chúng ta nên xem những khó khăn và thất bại là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Những quan điểm của cuốn sách "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, những quan điểm này đã mang đến cho người đọc những góc nhìn mới về cuộc sống và cách sống hạnh phúc.

Cuốn sách mang đến những quan điểm mới mẻ và thực tế về cách sống hạnh phúc.

"Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" của tác giả Mark Manson đã mang đến cho người đọc những quan điểm mới mẻ và thực tế về cách sống hạnh phúc. Những quan điểm này đã phá vỡ những quan niệm truyền thống về hạnh phúc, giúp người đọc có một cái nhìn mới về cuộc sống.

Chấp nhận sự không hoàn hảo: Một trong những quan điểm mới mẻ nhất của cuốn sách là việc chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống. Tác giả Mark Manson cho rằng, việc cố gắng trở nên hoàn hảo là một điều vô nghĩa. Sống trong một xã hội hiện đại, chúng ta luôn bị áp lực phải hoàn hảo. Chúng ta luôn muốn trở thành người giỏi nhất, đẹp nhất, thành công nhất. Tuy nhiên, sự thật là không ai hoàn hảo. Ai cũng có những điểm yếu và khuyết điểm của riêng mình. Nếu chúng ta cứ mãi cố gắng để trở nên hoàn hảo, chúng ta sẽ chỉ khiến bản thân trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Chúng ta sẽ dễ dàng bị thất vọng và chán nản khi không đạt được mục tiêu của mình. Thay vào đó, chúng ta cần học cách chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống. Chúng ta cần biết rằng, ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Chúng ta cần tập trung vào những điểm mạnh của mình và chấp nhận những điểm yếu của mình. Khi chúng ta chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Chúng ta sẽ không còn cảm thấy áp lực và căng thẳng nữa. Chúng ta sẽ có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.

Tập trung vào những điều quan trọng: Cuộc sống có rất nhiều thứ để chúng ta quan tâm. Có những thứ quan trọng và có ý nghĩa, nhưng cũng có những thứ không quan trọng và không có ý nghĩa. Nếu chúng ta cứ dành thời gian và tâm trí cho những thứ không quan trọng, chúng ta sẽ đánh mất đi những điều quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống. Thay vào đó, chúng ta cần học cách tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa. Chúng ta cần dành thời gian cho những người thân yêu, cho những sở thích của mình, và cho những hoạt động có ý nghĩa. Khi chúng ta tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống của mình ý nghĩa và trọn vẹn hơn. 

Dám đối mặt với những khó khăn và thất bại: Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thất bại. Nếu chúng ta cứ trốn tránh những khó khăn và thất bại, chúng ta sẽ không bao giờ có thể trưởng thành và phát triển. Thay vào đó, chúng ta cần học cách đối mặt với những khó khăn và thất bại. Chúng ta cần xem những khó khăn và thất bại là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Khi chúng ta dám đối mặt với những khó khăn và thất bại, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Chúng ta sẽ có thể vượt qua mọi thử thách và đạt được mục tiêu của mình.

"Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" đã mang đến cho người đọc những bài học quý giá về cách sống hạnh phúc. Những bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu rằng, để sống hạnh phúc, chúng ta cần học cách chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống, tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa, và dám đối mặt với những khó khăn và thất bại.

Mark Manson không chỉ mang đến những bài học về cách sống hạnh phúc vào cuốn sách "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" mà ông còn giúp người đọc hiểu được bản thân và sống cuộc sống tốt hơn thông qua những bài học trong cuốn sách giúp chúng ta hiểu được những quy luật của cuộc sống chẳng hạn như quy luật của sự đau khổ, quy luật của sự thay đổi, quy luật của sự cân bằng,... Khi hiểu được những quy luật của cuộc sống, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan và tích cực hơn. Ví dụ, quy luật của sự đau khổ cho chúng ta biết rằng, đau khổ là một phần tất yếu của cuộc sống. Mọi người đều sẽ phải trải qua đau khổ, không ai có thể tránh khỏi. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ không còn cảm thấy sợ hãi hay né tránh đau khổ. Thay vào đó, chúng ta sẽ biết cách chấp nhận và vượt qua đau khổ một cách tích cực. Ngoài ra, thông qua cuốn sách chúng ta cũng hiểu được những sai lầm mà chúng ta thường mắc phải như cố gắng trở nên hoàn hảo, chạy theo những điều phù phiếm, trốn tránh những khó khăn và thất bại,...Cuốn sách chỉ ra rằng, việc cố gắng trở nên hoàn hảo là một sai lầm. Bởi vì, không ai là hoàn hảo. Ai cũng có những điểm yếu và khuyết điểm của riêng mình. Khi hiểu được những sai lầm của bản thân, chúng ta sẽ có thể thay đổi và sống một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.Khi chúng ta chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Chúng ta sẽ không còn cảm thấy áp lực và căng thẳng nữa. Hiểu được bản thân và những giá trị của bản thân: khi hiểu được bản thân và những giá trị của bản thân, chúng ta sẽ có thể sống một cuộc sống đúng với bản thân và có ý nghĩa hơn. Cuốn sách giúp người đọc hiểu được rằng, mỗi người đều có những giá trị riêng. Chúng ta cần tìm ra những giá trị mà bản thân trân trọng và sống một cuộc sống phù hợp với những giá trị đó. Khi chúng ta sống một cuộc sống đúng với bản thân, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện hơn.

Vậy cuốn sách “ Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm” này dành cho ai?

Cuốn sách "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" của Mark Manson chắc chắn sẽ là một cuốn sách hữu ích cho những ai đang tìm kiếm cách sống hạnh phúc và ý nghĩa. Cuốn sách đã mang đến cho người đọc những bài học quý giá về cách sống hạnh phúc, giúp chúng ta hiểu rằng, để sống hạnh phúc, chúng ta cần học cách chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống: Sống trong một xã hội hiện đại, chúng ta luôn bị áp lực phải hoàn hảo. Tuy nhiên, sự thật là không ai hoàn hảo. Ai cũng có những điểm yếu và khuyết điểm của riêng mình. Nếu chúng ta cứ mãi cố gắng để trở nên hoàn hảo, chúng ta sẽ chỉ khiến bản thân trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Chúng ta sẽ dễ dàng bị thất vọng và chán nản khi không đạt được mục tiêu của mình. Thay vào đó, chúng ta cần học cách chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống. Chúng ta cần biết rằng, ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Chúng ta cần tập trung vào những điểm mạnh của mình và chấp nhận những điểm yếu của mình. Khi chúng ta chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Chúng ta sẽ không còn cảm thấy áp lực và căng thẳng nữa. Chúng ta sẽ có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn. Bên cạnh đó, chúng ta hãy tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa. Cuộc sống có rất nhiều thứ để chúng ta quan tâm. Có những thứ quan trọng và có ý nghĩa, nhưng cũng có những thứ không quan trọng và không có ý nghĩa. Nếu chúng ta cứ dành thời gian và tâm trí cho những thứ không quan trọng, chúng ta sẽ đánh mất đi những điều quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống. Thay vào đó, chúng ta cần học cách tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa. Chúng ta cần dành thời gian cho những người thân yêu, cho những sở thích của mình, và cho những hoạt động có ý nghĩa. Khi chúng ta tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống của mình ý nghĩa và trọn vẹn hơn. Cuốn sách ngụ ý muốn khuyên chúng ta phải dám đối mặt với những khó khăn và thất bại. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thất bại. Nếu chúng ta cứ trốn tránh những khó khăn và thất bại, chúng ta sẽ không bao giờ có thể trưởng thành và phát triển. Thay vào đó, chúng ta cần học cách đối mặt với những khó khăn và thất bại. Chúng ta cần xem những khó khăn và thất bại là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Khi chúng ta dám đối mặt với những khó khăn và thất bại, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Chúng ta sẽ có thể vượt qua mọi thử thách và đạt được mục tiêu của mình. Những bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu rằng, để sống hạnh phúc, chúng ta cần học cách chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cuộc sống, tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa, và dám đối mặt với những khó khăn và thất bại. Nhìn chung, cuốn sách "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm" là một cuốn sách đáng đọc cho những ai đang tìm kiếm cách sống hạnh phúc và ý nghĩa. Cuốn sách sẽ giúp chúng ta hiểu được bản thân và cuộc sống tốt hơn, và giúp chúng ta sống một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn hơn.


0 điểm

Nó có ích không? Có đấy, tôi đoán vậy. Nó nói về những điều tôi cảm thấy mình đã biết trước đó nhưng nghe từ lời ông ấy thì lại có ích. Nó cũng có thể cung cấp những thông tin mới và thú vị về những người và vật dụng mà tôi chưa biết, cho nên nó giống như một bài học lịch sử ấy. Tôi đặc biệt thích phần về tay trống của ban nhạc Beatles, người đã bị đá khỏi ban nhạc ngay trước khi họ trở nên nổi tiếng, nhưng anh ta tìm được thành công theo cách của riêng mình và hạnh phúc. Thật đáng tiếc cho Beatles vì đã đối xử như vậy với anh ta, thật tệ. Anh ta quá đẹp trai và được yêu thích, nhưng họ lại đá anh ta khỏi ban nhạc, thậm chí còn bắt quản lý làm điều đó. Cuốn sách này khác với những cuốn sách khác mà tôi đã đọc. Nó có thể đáng đọc một vài phần mỗi ngày chỉ để suy nghĩ và suy tư về nó trong một thời gian thay vì đọc nó liền tù tì. Nó đầy tâm huyết và có thể đáng để thảo luận về từng phần khi đọc. Đây sẽ là một cuốn sách tuyệt vời để sử dụng trong lớp học."

"far-flung" là gì?

"Far-flung" là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một vị trí, địa điểm, hoặc khu vực xa xôi, hẻo lánh hoặc rộng lớn. Nó thường được sử dụng để miêu tả những vùng đất, quốc gia, hoặc lãnh thổ xa xôi, khó tiếp cận, hoặc ít người biết đến. Ví dụ: "far-flung corners of the world" có nghĩa là những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới.

Tác giả đã dẫn dắt một cuộc sống điên rồ và ông đã thẳng thắn viết về nhiều hành vi của mình cho thấy những quyết định rất tệ. Ông xây dựng trên con đường dài này, không quan tâm đến những người phụ nữ mà ông đã ngủ cùng và thậm chí quên mất tên của họ trên chuyến bay trở về nhà. Như tiêu đề cho thấy, chuẩn bị tâm lý cho những lời tục tĩu. Nhiều tình huống hài hước giúp người đọc đối phó với các trò ăn chơi của ông khi còn trẻ và sống cuộc đời tập trung vào chính mình và những mong muốn của mình. Trên con đường đó, ông cuối cùng cũng tìm được người vợ mà ông yêu thương. Ông đã phát triển khẩu hiệu như được minh họa trên bìa sách. Theo ý kiến của tôi, tôi thích cuốn sách này và đọc xong nó trong 3 ngày. Bất chấp lối sống của tác giả, tôi vẫn khuyên bạn đọc cuốn sách này. Hành vi gần đây của ông dường như là chuyên nghiệp. Những nỗ lực gần đây của ông để giúp đỡ người khác là đáng khích lệ. Hãy tập trung vào những điều thực sự quan trọng và xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Nó đã mất rất nhiều thời gian để tìm thấy điều mà nhiều người tìm thấy sớm hơn trong cuộc đời