Cái gì không gây phiền toái cho bạn thì ổn và cái gì khiến bạn phiền lòng thì không ổn. Khẳng định của tác giả Michael Singer đã vô tình hấp dẫn tôi và khiến tôi bắt đầu đọc cuốn sách được cho là khó đọc này. Định nghĩa của ông về sự sợ hãi, về cách nỗi sợ xâm chiếm con người như thế nào đã cuốn lấy tâm trí tôi, một con người cũng từng bị nỗi sợ bao phủ suy nghĩ. Đọc và ngẫm nghĩ từng câu từ trong Cởi trói linh hồn, tôi có cảm giác như ông thật sự thấu hiểm về tâm lý và suy nghĩ của con người, một giống loài phức tạp. Bạn sẽ sống trong khi bị nỗi sợ chi phối tâm trí hay sống tự do?


Quá trình khám phá Bản thân liên quan mật thiết đến sự khai mở của cuộc sống với mỗi người. Những thăng trầm luôn xảy ra trong cuộc sống mỗi người hoặc là có thể giúp cá nhân đó trưởng thành hoặc tạo ra những nỗi sợ hãi trong họ. Cái nào chiếm ưu thế thì hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn của cá nhân đó về sự thay đổi. Thay đổi có thể được xem là nguồn khởi hứng với người này nhưng lại là nỗi lo đối với người khác, nhưng bất kể chúng ta nghĩ về nó như thế nào thì tất cả chúng ta vẫn phải đối mặt với thực tế rằng thay đổi là bản chất của cuộc sống. Nếu là người hay lo sợ, bạn sẽ không thích sự thay đổi. Bạn sẽ cố gắng tìm cách tạo ra xung quanh bạn một thế giới có thể đoán trước, có thể kiểm soát được và đúng như bạn đã định sẵn. Bạn sẽ cố gắng tạo ra một thế giới không gây ra nỗi sợ nào cho bạn. Nỗi sợ hãi đôi khi không chỉ là cảm giác sợ hãi; nỗi sợ hãi thực sự là nỗi sợ về chính nó.

Vì vậy, bạn hãy vận dụng tối ưu tâm trí của bạn để hướng đến mục đích là sống một cuộc đời không sợ hãi.


Con người không hiểu rằng nỗi sợ chỉ đơn thuần là một vật thể. Nó chỉ là một trong vô số những khách thể trong vũ trụ mà bạn có khả năng trải nghiệm. Bạn có thể làm một trong hai điều sau đây với nỗi sợ: Bạn có thể nhận ra rằng nó có trong bạn và phóng thích nó, hoặc bạn giữ nó bên trong và cố gắng che dấu nó. Do mọi người không đối diện với nỗi sợ một cách khách quan nên không hiểu nó. Thường thì họ cứ khư khư giữ lấy nỗi sợ hãi và cố ngăn chặn những gì sẽ xảy ra mà có nguy cơ gây ra cho họ nỗi sợ. Họ sống qua từng ngày, luôn cố tạo ra một đời sống an toàn nhất có thể và trong tầm kiểm soát bằng cách định sẵn trong tâm trí rằng họ cần một cuộc sống như thế nào để luôn cảm thấy ổn. Tuy nhiên, đây mới chính là điều khiến thế giới đáng sợ hơn.

Quan điểm này nghe có vẻ không đáng sợ. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn làm thế, thế giới thực sự trở nên đáng lo ngại. Cuộc sống sẽ rơi vào tình cảnh tôi đối kháng với nó. Khi trong bạn tồn tại nỗi sợ hãi, sự bất an hoặc yếu đuối, và bạn cố gắng giữ cho nó khỏi bị kích thích, sẽ không tránh khỏi có những sự kiện hoặc những thay đổi trong cuộc sống thách thức những cố gắng của bạn. Bởi vì bạn chống lại những thay đổi nên bạn có cảm giác đang phải vật lộn với cuộc sống. Bạn cảm thấy một ai đó không hành xử theo cách họ nên làm, hay một sự kiện nào đó không diễn ra theo cách bạn muốn. Bạn nhận thấy nhiều tình huống đã xảy ra trong quá khứ gây nhiều trở ngại cho bạn, và bạn cũng xem những sự việc xảy đến trong tương lai đều là những vấn đề tiềm tàng. Những điều mong muốn và không mong muốn, những điều tốt và xấu, tất cả đều xảy đến với bạn bởi vì bạn đã định sẵn những điều cần phải như thế nào để an lòng bạn. 


Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đang làm theo cách nói trên, nhưng không ai tự đặt nghi vấn về điều đó. Chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta phải định hình cuộc sống của chúng ta nên như thế nào, và sau đó làm mọi cách để nó xảy ra theo hướng đó. Chỉ những ai có cái nhìn sâu hơn, và thắc mắc tại sao chúng ta lại cần những sự kiện phải xảy ra theo một cách nào đó theo ý của chúng ta, mới nghi ngờ điều này. Do đâu chúng ta lại có quan niệm rằng cuộc sống không ổn chút nào nếu cứ mặc nó như vậy hoặc tương lai cũng chẳng ra đâu nếu cứ để mọi thứ diễn ra theo cách của nó? Ai nói rằng cuộc sống mở ra theo cách tự nhiên là không ổn?

Câu trả lời là, chỉ có nỗi sợ hãi mới nói như vậy. Chính cái phần đang cảm thấy không ổn với chính nó bên trong bạn mới không thể đối mặt với sự khai mở tự nhiên của cuộc sống vì nó không nằm dưới sự kiểm soát của bạn. Nếu cuộc sống mở ra theo cách kích hoạt những vấn đề nội tại của bạn theo như cách bạn định nghĩa, thì quả là không ổn. Bạn quan niệm thật đơn giản: Cái gì không gây phiền toái cho bạn thì ổn và cái gì khiến bạn phiền lòng thì không ổn. Chúng ta thường định nghĩa toàn bộ phạm vi kinh nghiệm về thế giới bên ngoài của chúng ta dựa vào các vấn đề nội tại của chính chúng ta. Nếu bạn muốn phát triển về tâm linh, bạn phải thay đổi cách định nghĩa này. Nếu bạn cho rằng sự hình thành cuộc sống dựa trên phần rối ren nhất trong con người bạn, vậy thì bạn mong đợi thế giới sẽ trông như thế nào? Ắt hẳn nó sẽ trông giống như một mớ hỗn độn kinh khủng.


Khi phát triển tâm linh, bạn sẽ nhận ra rằng những nỗ lực bảo vệ bản thân tránh khỏi những rắc rối thực sự lại càng tạo ra nhiều rắc rối hơn. Nếu bạn càng ra sức sắp xếp con người, nơi bạn sống, và mọi việc để chúng không gây rắc rối cho bạn, thì bạn lại càng cảm thấy như thể cuộc sống đang chống lại bạn. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống là một cuộc tranh đấu và mỗi ngày đều nặng nề vì bạn phải giành quyền kiểm soát và đấu tranh với mọi thứ. Sẽ có sự cạnh tranh, ganh ghét đố kỵ và nỗi sợ hãi. Bạn sẽ cảm thấy rằng bất cứ ai cũng có thể gây phiền toái cho bạn vào bất cứ lúc nào. Chỉ cần một lời nói hoặc một hành xử nào đó của họ thôi cũng khiến bạn nghĩ ngay rằng điều này sẽ gây xáo trộn bên trong bạn. Điều đó biến cuộc sống thành mối đe doạ. Đó là lý do bạn phải lo lắng quá nhiều. Đó là lý do những cuộc đối thoại kiểu này cứ diễn ra hoài trong tâm trí bạn. Dẫn đến việc hoặc là bạn cố gắng để tìm cách ngăn sự việc đó không xảy ra, hoặc bạn cố gắng suy tính phải làm gì bởi vì chúng đã xảy ra rồi. Bạn đang phải chiến đấu với vạn vật, và chính điều này đã biến thế giới trở nên đáng sợ trong cuộc sống của bạn.


Hình ảnh: Chau Anh Bui

-------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Xem thêm

Tất cả những cuốn sách tâm linh quan trọng đều đồng ý về một điều: chúng ta không trải nghiệm trực tiếp thực tại mà chỉ diễn giải lại thực tại thông qua tâm trí. Trong cuốn Tình yêu không điều kiện, Paul Ferrini viết: "Bạn nghĩ bạn hiểu ý nghĩa của những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Sai hoàn toàn. Bạn không hiểu ý nghĩa của bất cứ điều gì, bởi vì bạn áp đặt ý nghĩa của riêng bạn lên nó. Nếu bạn muốn hiểu, hãy ngừng gán câu chuyện của bạn lên thực tại. Hãy để mọi thứ như nó là. Cảm nhận đầy đủ chính nó."

Eckhart Tolle diễn đạt khác đi trong cuốn “Thực hành Sức mạnh của Hiện tại”: "Đánh đồng bạn với tâm trí của mình tạo ra một màn hình mịt mờ, chứa đầy các khái niệm, nhãn dán, hình ảnh, từ ngữ, phán đoán và định nghĩa, tất cả ngăn chặn các mối liên kết thực sự. Nó ngăn cách giữa bạn và chính bạn, giữa bạn và người bạn yêu thương, giữa bạn và thiên nhiên, giữa bạn và Đấng tối cao. Tâm trí là một công cụ tuyệt vời, nếu được sử dụng đúng. Không phải là bạn sử dụng tâm trí mình sai, mà bạn thường không sử dụng nó. Nó sử dụng bạn thì đúng hơn. Đây là một căn bệnh. Bạn tin rằng bạn là tâm trí của bạn. Công cụ đã chiếm đoạt quyền điều khiển".

Những lời thông thái này đều nhằm nhắc nhở rằng bạn cần tập trung nhiều hơn vào tâm trí vì nó là nguồn cơn của mọi bất hạnh hay hạnh phúc mà bạn sẽ nhận được trong cuộc đời này. Nhưng làm sao để thay đổi tình hình này? Cuốn sách kinh điển “Cởi trói linh hồn” sẽ đem lại câu trả lời để giải thoát bạn khỏi chính nhà tù mà mình tự tạo ra.

Tưởng tượng bạn vào rạp chiếu và xem một bộ phim đặc biệt. Bạn không chỉ nhìn và nghe, mà còn có thể ngửi, chạm, nếm mọi thứ đang diễn ra. Đó sẽ là một trải nghiệm điện ảnh thật mãnh liệt phải không. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thậm chí có thể cảm nhận tất cả cảm xúc của các nhân vật trong phim. Nếu tất cả giác quan của bạn được kích hoạt, bộ phim sẽ chân thực thế nào?

Tác giả Michael A. Singer giải thích đây chính xác là những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì tính chân thực của bộ phim, bạn đồng hóa mình với nhân vật chính, mà quên mất mình chỉ là một khán giả. Hãy nhắc lại: “Những suy nghĩ, cảm giác, hình ảnh diễn ra trong đầu bây giờ không hoàn toàn là tôi. Tôi chỉ là một người quan sát trong tâm trí”.

Ông gợi ý bạn hãy thử nhân cách hóa những suy nghĩ của mì

nh và biến chúng thành bạn cùng phòng, một người mà bạn phải dành cả ngày để chơi cùng. Cậu bạn này luôn có chuyện để nói về đủ mọi thứ và đủ mọi người, dù bạn có muốn lắng nghe hay không. Sẽ mất bao lâu trước khi cậu bắt đầu khiến bạn phát điên? Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn phải sống với cậu ta mỗi ngày cho đến hết đời. Chào mừng đến với thực tế hàng ngày của mỗi chúng ta.

Ai cũng đều có một cuộc độc thoại nội tâm. 24/7, 365 ngày, tiếng nói bên trong đang thì thầm, chỉ đạo cách chúng ta phản ứng với thế giới và nó hiếm khi tắt mic. Giọng nói này tạo ra bộ lọc về mọi thứ mà bạn nhìn thấy. Nhận thức và ý kiến của bạn thường bị sai lệch bởi cậu bạn trong đầu này. Điểm mấu chốt của cuốn sách mà Michael A. Singer đưa ra là tầm quan trọng của việc tách rời bản thân khỏi giọng nói đó.

Ông giải thích, "Nếu bạn nghe thấy nó nói chuyện, thì rõ ràng không phải là bạn! Bạn là người nghe thấy giọng nói, nhận thấy rằng nó nói chuyện. Bạn là người đứng ngoài quan sát tất cả những điều này... Bạn có thể thích những gì nó nói, nhưng nó không phải là bạn. Thực tế bạn đang quan sát tất cả những điều này. "Bạn ơi", tâm trí của bạn nói rằng, "nhưng tớ sợ. Tớ biết tớ là một người tốt, quan tâm đến người khác, tớ không muốn để phần đó ra đi, đó là điều tốt nhất của tớ." Đây không phải là bạn! Đây là tiếng nói trong đầu bạn, cái tôi của bạn, cố gắng bám trụ vào tâm trí. "Tớ là một người tốt" không định nghĩa bạn là ai, đó chỉ là một suy nghĩ. Một ý nghĩ không định nghĩa bạn. Bạn thực sự là người nghe được những suy nghĩ".

Để làm rõ, hãy nhớ có hai phần trong bạn. Phần nhận thức được mọi thứ và không liên quan gì đến tâm trí, và phần phát ngôn liên tục của tâm trí. Bằng cách học trở thành phần chỉ nhận thức mọi việc, cho dù tâm trí vẫn sẽ tiếp tục bình luận và nói chuyện, bạn sẽ không còn bị cuốn vào chúng. Bạn chỉ cần quan sát suy nghĩ và sau đó để nó trôi qua. Chỉ đơn giản thế thôi, bạn đã lĩnh ngộ được bài học quan trọng nhất từ việc thiền định.

Sau khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ thấy rất nhiều đau buồn, dằn vặt mình gặp phải từ trước đến giờ đều bắt nguồn từ tiếng nói này. Hãy học cách tách biệt mình với nó, và bạn sẽ thấy cuộc đời bớt ồn ào, nhẹ nhõm và hạnh phúc đến mức nào. Như lời tác giả viết: "Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng nguyên nhân thực sự của vấn đề không phải là bản thân cuộc đời. Chính sự hỗn loạn mà tâm trí tạo ra về cuộc đời mới thực sự gây ra vấn đề".

"Cởi trói linh hồn" của tác giả Michael Singer là một cuốn sách tuyệt vời về việc tìm hiểu và giải phóng linh hồn. Tác giả đã đưa ra những bài học sâu sắc và những kỹ thuật thực hành để giúp chúng ta giải phóng những điều hạn chế và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Cuốn sách khám phá khái niệm về "trí thông minh không gian", nơi chúng ta có thể trải nghiệm sự tồn tại không gian rộng lớn và tìm thấy sự yên bình bên trong. Michael Singer giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những ràng buộc và trở ngại mà chúng ta tự đặt lên mình và cung cấp những phương pháp để cởi bỏ chúng. Một điểm mạnh của cuốn sách là cách Michael Singer diễn đạt ý tưởng phức tạp một cách dễ hiểu và thực tế. Ông sử dụng các ví dụ và câu chuyện thực tế để minh họa những khái niệm trừu tượng, giúp độc giả áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Tóm lại, "Cởi trói linh hồn" là một cuốn sách đáng đọc với những bài học sâu sắc về việc giải phóng linh hồn và tìm thấy sự tự do bên trong. Tác giả Michael Singer đã tạo ra một hướng dẫn chi tiết và thực tế để giúp chúng ta tiến gần hơn đến việc trở thành phiên bản tốt nhất của chúng ta.