Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ
Xem thêm

Tôi không phải người đọc nhiều, nên thứ lỗi cho tôi khi đây là tác phẩm đầu tiên tôi đọc của Haruki Murakami, dù trước đó tôi đã nghe đến ông và 1 số tác phẩm của ông (Rừng Na Uy, Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời...) nhiều rồi. Có vẻ như bạn bè tôi khá nhiều người là fan của ông, cảm giác như tôi là người muộn nhất tiếp cận đến văn chương của ông. Đã muộn lại còn tiếp cận cuốn khác biệt hoàn toàn trong số những sáng tác của ông nữa.

Tôi nói gì về chạy bộ - cuốn tự truyện của ông chia sẻ về những cảm nhận, suy nghĩ chân thực của bản thân khi chạy bộ. Với những người đã đọc những tác phẩm khác của ông, họ nhận xét đây là 1 cuốn khác biệt so với phong cách tiểu thuyết hư cấu duy thực kỳ ảo sở trường của ông. Thậm chí khi hỏi 1 người bạn về những tác phẩm trước đó và nhận được câu trả lời: ham muốn, tình dục, siêu hình, mộng mị... là những từ ngữ diễn tả về 1 số tác phẩm khác, tôi như không tin vào tai mình. Vì rõ ràng khi đọc cuốn sách này, tôi thấy ông là người sống rất kỷ luật, lành mạnh, khoa học. Còn lời văn trong Tôi nói gì về chạy bộ cũng rất gần gũi, chân thành, có chút hùng hồn trong từng câu chữ. Tôi nghĩ sự hùng hồn ấy 1 phần đến từ sự tập luyện, chạy bộ của ông thể hiện qua cả những con chữ.

Mở đầu câu chuyện, ông trải lòng về việc ông đến với con đường tiểu thuyết gia như nào. Ông cảm thấy để trở viết được lâu dài ông cần 1 thể trạng tốt, vì việc sáng tác cần nhiều sức lực và những phẩm chất khác. Và chạy bộ là bộ môn ông cảm thấy phù hợp với thể trạng, tính cách của ông nhất. Một ngày nọ, ông muốn viết, vậy là ông bắt đầu viết tác phẩm đầu tiên của mình, mặc nhiều người phản đối. Đối với ông, 1 khi bản thân muốn làm gì, ông sẽ làm tới chốn, không quan tâm những can ngăn từ những người thân yêu, cả việc đến với chạy bộ 1 cách nghiêm túc (tức là chạy marathon) cũng vậy. 

Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ truyền cảm hứng và thông điệp cuộc sống. Đây là cuốn tự truyện thể hiện mối liên hệ mật thiết của văn học với chạy bộ, đem đến cho người đọc những cảm nhận mới lạ.
Là sự chiêm nghiệm về cuộc đời
Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ thể hiện những chiêm nghiệm của  của Murakami về chạy bộ đã có ích như thế nào đối với nghề viết tiểu thuyết nói riêng và cuộc đời nói chung. Khi đã bắt tay vào tiểu thuyết thì cần phải trung thành với đứa con tinh thần của mình. Và cả việc chạy bộ cũng thế, cần có sự kiên trì, bền bỉ mới có thể đạt được đích đến.
Thể hiện sự kiên trì
Cuốn tự truyện này còn thể hiện Murakami không chỉ có sự kiên trì mà là người có tính kỷ luật cực cao. Ông cực kỳ nghiêm khắc với bản thân mình trong việc tập luyện, ông đã tham gia 24 cuộc thi chạy marathon và luyện tập đến đau đớn thân xác nhưng nhất quyết không bỏ cuộc.
Tác giả luôn tìm những cách tốt nhất để cơ thể của mình để thích nghi với cường độ chạy mỗi ngày. Có thể thành tích ấy không quá cao, nhưng quan trọng là ông đã hoàn thành được mục tiêu đề ra của mình.
Là sự dám nghĩ dám làm
Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ thể hiện sức mạnh và ý chí của bản thân tác giả, sẵn sàng dẹp bỏ mọi thứ để đạt được ước mơ của mình. Ông khởi nghiệp với câu lạc bộ nhạc jazz nhưng lại sẵn sàng từ bỏ và tập trung vào sự nghiệp viết tiểu thuyết bởi “Tôi luôn có khát khao mãnh liệt là viết một cuốn tiểu thuyết.”
Tác phẩm đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người thấy được sự quan trọng và ý nghĩa của học tập và theo đuổi ước mơ. Đặc biệt là trong chạy bộ, không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh mà còn rèn luyện được tính bền bỉ, nhẫn nạm và tăng sức khỏe, tăng năng suất hiệu quả trong công việc.
Làm hết sức mình vì điều mình thích
Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ đưa ra một “triết lý” thể hiện “Tôi muốn làm vì tôi thích chứ và sẽ làm hết mình; chứ không phải ép buộc bản thân vì những điều không thích”. Đây không chỉ là lời nói suông, ông đã chứng minh được điều đó trong suốt những thập kỷ qua.
Murakami chạy vì ông thích thế, ông nổi hứng viết tiểu thuyết cũng vì ông thích thế. Nhưng một khi đã bắt tay vào việc gì, ngay cả chạy hay viết ông cũng luôn dành trọn vẹn tâm trí và công sức của mình vào việc đó.
Nhắc nhở tầm quan trọng của sức khỏe
Qua Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ, tác giả muốn nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của sức khỏe thông qua việc chạy bộ, tuân thủ theo những nguyên tắc của mình và kiên định. Và cũng không nên bỏ dở bất kỳ hôm nào bởi những lý do không chính đáng. Đọc xong cuốn sách, độc giả sẽ cảm nhận được động lực thôi thúc đứng lên chạy bộ và muốn chạy bộ.
Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ – Thể hiện đời sống cá nhân sâu sắc
Truyện của Murakami mang một màu sắc bí ẩn và không giống ai. Ông đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa đời sống cá nhân và trong tác phẩm của mình. Tác phẩm Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ rất phù hợp cho những người làm nghề viết, Murakami giải thích về tính bền bỉ, cảm hứng, kỷ luật… trong viết sách.

Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ là cuốn tự truyện của Murakami về thói quen chạy bộ của mình, nó được hiện lên như một thước phim vô cùng chân thật về cuộc sống hàng ngày của nhà văn nổi tiếng xứ hoa anh đào. Cuốn sách không đặt nặng vấn đề chúng ta cần phải chạy bộ mỗi ngày hay là việc thức dậy sớm mặc dù đây là thói quen của tác giả.

“Chạy bộ có rất nhiều ưu điểm, trước hết, ta không cần có thêm ai mới được, và không cần thiết bị đặc biệt. Ta không phải đến một nơi đặc biệt nào để chạy cả. Chỉ cần có giày chạy bộ và một con đường tốt là có thể chạy tùy thích.” – đây chính là một môn thể thao quen thuộc trong cuộc sống với bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng có thể bắt đầu.

Không cần phải là người đam mê thể thao hay người viết tiểu thuyết mới có thể đọc cuốn sách này mà bất kể bạn là ai, đang làm công việc gì cũng đều có thể đọc. Bởi đây chính là một cuốn tự truyện của tác giả truyền cảm hứng sống đẹp đến bạn trẻ.

Những áng văn của Murakami không hoa mỹ, chỉ đơn giản giống như cuốn sổ ghi chép về thói quen hàng ngày của ông nhưng nó lại khiến người đọc không thể rời mắt khỏi cuốn sách. Bạn hãy thưởng thức cuốn sách này giống như thưởng thức tự truyện cuộc đời của chính tác giả, từ lúc ông bắt đầu viết tiểu thuyết và quá trình trở thành nhà văn nổi tiếng của ông.

Rất nhiều người thành công cũng có thói quen dậy sớm và chạy bộ để rèn luyện bản thân. Để thành công chắc chắn chúng ta không thể thiếu sức khỏe được, thế nên chạy bộ cũng là một ý tưởng hay ho để rèn luyện sự bền bỉ của bản thân. Hay đơn giản là câu chuyện viết lách cũng cần một tinh thần nghiêm túc, vậy thì chạy bộ cũng là một thói quen bạn nên thử.

Murakami viết cuốn sách này vào thời điểm ông đã trở thành nhà văn nổi tiếng ở Nhật Bản, ông đã có trong tay rất nhiều đầu sách được độc giả yêu thích. Không giống như Rừng Nauy hay Biên niên ký chim vặn dây cót, Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía nhiều bài học về cuộc sống.

Có rất nhiều người cho rằng phải có sức khỏe và ý chí bền bỉ mới có thể duy trì thói quen chạy bộ, thực tế thì đây là một thói quen khá là dễ hình thành chỉ cần bạn kiên trì mỗi ngày. Murakami cho rằng chạy bộ cũng giống như việc viết của ông vậy, ông đã duy trì thói quen này được 20 năm và ông thấy nó không có gì khó khăn hay mệt nhọc khi phải thực hiện nó mỗi ngày.

“Tôi không phải là một người chạy giỏi, hoàn toàn không. Tôi ở một mức bình thường – hay có lẽ giống như tầm thường hơn. Nhưng vấn đề không phải ở đây. Vấn đề là ở chỗ tôi có hoàn thiện hơn ngày hôm qua hay không. Trong chạy cự ly dài thì đối thủ duy nhất ta phải đánh bại là chính ta, chính cái cung cách cũ của ta.”

Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ là cuốn tự truyện của Haruki Murakami kể về quá trình ông chạy bộ và những suy nghĩ, những chiêm nghiệm của Murakami về việc chạy bộ có ích như thế nào trong cuộc đời làm nghề tiểu thuyết gia của ông. Về việc khi đã bắt tay vào viết tiểu thuyết thì cần phải trung thành với đứa con tinh thần của mình đến mức nào. Cuốn sách gửi tới bạn đọc những thông điệp ý nghĩa và truyền cảm hứng sống mãnh liệt.
Haruki Murakami là nhà văn nổi tiếng người Nhật, ngòi bút của ông được xem là ánh sao sáng trên nền trời văn học xứ sở hoa anh đào bởi lối viết chuyên về thế giới nội tâm con người. Ông là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật.
Từ thời điểm nhận giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay ông dành rất nhiều tâm huyết cho việc sáng tác. Tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế giới. Murakami trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản với nhiều danh hiệu khác nhau như “Nhà văn được yêu thích” “Nhà văn bán chạy nhất” “Nhà văn của giới trẻ”.
Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ là những con chữ “men theo” từng bước chạy của Murakami. Ông đã thể hiện những quan sát sâu thẳm từng bước chân in dấu xuống lòng đường, con chữ đánh dấu từng trang giấy.  Nếu bạn đang tìm một tác phẩm khơi dậy cảm hứng viết lách, đây chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời rồi.

Nếu là fan của Haruki Murakami thì chắc "Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ" sẽ hiển nhiên chễm chệ xuất hiện trên kệ sách của bạn, bởi thế nào thì nó dường như vẫn cần cho "bộ sưu tập" sách thuộc tác giả yêu thích. Nhưng khi không phải fan thì liệu quyển sách này có trở thành lựa chọn của bạn khi ngoài kia quá nhiều tựa sách được đặt với cái tên nghe hấp dẫn và còn trình bày bắt mắt hơn?

Một cuốn tự truyện của tiểu thuyết gia về chạy bộ sẽ có điểm gì đặc biệt? Murakami đã hóa phép thế nào vào văn chương của mình từ những bước chạy, để tác phẩm trở nên thu hút và khiến nhiều tác giả, người viết không ngớt lời khen ngợi quyển sách này trên các diễn đàn? Họ đã học được gì ở cương vị của một người viết? Thành thật thì, quyển sách này không có gì to tát cả, cũng chẳng thể tìm thấy bất cứ sự nhiệm màu hay vô thực nào, duy chỉ một Murakami luôn tiến về phía trước trên đường đua marathon, bằng rất nhiều nỗ lực.

Cuộc sống của Murakami là những ngày thật dễ chịu, “khi trời lạnh, tôi ngồi vào bàn, viết đủ thứ… Tôi chạy chừng một giờ mỗi ngày, sáu ngày một tuần. Tôi chạy trong tiếng nhạc Lovin’ Spoonful phát ra từ chiếc Walkman cũ bên đường bờ biển Hawaii”, nhưng chính những điều bình dị mộc mạc ấy đã góp phần không nhỏ giúp ông trở nên quyến rũ hơn trong văn chương chăng? Tôi không biết, chỉ là lúc đọc cứ có cảm giác mình bị thôi miên bởi những trải nghiệm đầy thú vị mà Murakami kể, như thể bản thân đã sẵn sàng cho cuộc chạy đường dài dẫu cho dưới cái rét căm căm của mùa đông hay nắng nóng tựa đổ lửa giữa hè. Chạy một cách bền bỉ và nghiêm túc.

Ba mươi tuổi, Murakami bắt đầu chạy bộ, “ở cái tuổi mà Jesus Christ chết. Cái tuổi mà Scott Fitzgerald bắt đầu xuống dốc. Cái tuổi ấy có thể là một kiểu giao lộ trong đời. Đó là cái tuổi khi tôi bắt đầu cuộc đời người chạy bộ của mình, và đó là điểm xuất phát muộn màng nhưng chân thực của tôi, làm tiểu thuyết gia”. Chỉ với điểm xuất phát của mình, ông cũng đã phần nào đánh một đòn tâm lý ngọt ngào vào những người trẻ đầy âu lo, nhiều hoài bão nhưng hay loay hoay không biết làm gì, họ quên rằng cách duy nhất để lên được đỉnh của vinh quang chính là bắt đầu. Bởi mọi thứ đều là một quá trình rất dài và luôn không dễ chịu, vậy có cách nào khác ngoài bắt tay thực hiện những điều hay ho hoặc điên rồ để đạt được mục đích của mình đâu?

Tôi thích cách ông thành thật với độc giả của mình, rằng thứ ông đạt được nhiều nhất khi chạy trên đường là những khoảnh khắc tĩnh tại và đơn độc, dù rằng ông đến với chạy bộ cùng mong muốn giảm cân, bỏ thuốc lá, tăng cường sức bền. Có lẽ chính vì vậy mà trong văn chương của Haruki Murakami, ta luôn nhìn thấy sự đơn độc được khắc họa rất rõ nét, “ở đó mỗi người đều là một cá thể độc lập, có ý thức riêng biệt, và có thể thấu suốt được tận cùng tâm hồn của mình”. Sau mỗi lần thả lỏng để bản thân với cái đầu trống không trên đường chạy, ông dường như cũng đã chậm lại để nhìn vào tận sâu bên trong, hiểu ra sự quan trọng của việc có mục đích sống. Đừng mong ngày mai thức dậy ta sẽ làm được gì đó thật lớn lao, chỉ cần thấy mình còn sống trong đời, mãnh liệt và trọn

vẹn là đủ. Như cách ông kiên trì vượt qua những giới hạn của bạn thân, nâng dần thử thách lên và hoàn thành các đường chạy, đặc biệt trong lần ông vượt qua 26.2 dặm tại Athens giữa mùa hè rồi bị cho là điên rồ vậy.

Không ai ngay từ khi bắt đầu đã có thể làm tốt và không phải mục đích sống nào cũng được người khác xem trọng hay tung hô, nhưng hãy nhìn cách Murakami kiên trì suốt hai mươi năm ròng rã trên rất nhiều đường đua, bạn chắc chắn sẽ biết mình nên làm gì. “Không phải là người về nhất trong văn chương. Tôi tiếp tục viết những thứ tôi muốn viết, đúng như cách tôi muốn viết, và nếu điều đó cho phép tôi sống bình thường thì tôi không thể đòi hỏi gì hơn”. Là một người bình thường cũng chẳng phải điều gì đáng buồn, bởi chính bạn là người quyết định mình sẽ thế nào, cả vui - buồn - sướng - khổ đều không có ngoại lệ.

Haruki Murakami không nhắc nhiều đến sự nghiệp văn chương khổng lồ của mình, cũng chẳng ghen tị với ai khi mình xuất phát chậm trễ hơn so với những cái tên gạo cội trong văn đàn, thứ duy nhất khiến ông quan tâm là làm sao để bản thân và tác phẩm luôn đổi mới. Trong cuộc chạy đua văn chương, Murakami dường như chỉ nhìn thấy một đối thủ duy nhất và xuyên suốt là bản thân ông - người đang ngày càng luống tuổi và rất dễ bị tuột lại phía sau. Nhìn thấy một người đàn ông tứ tuần cố gắng hoàn thành bài phát biểu của mình bằng tiếng Anh, dù cho ông hoàn toàn có thể dùng tiếng Nhật và nhờ phiên dịch, nhưng hơn ai hết ông muốn thứ mình truyền tải đến mọi người phải trọn vẹn, nên dù bận bịu cỡ nào ông vẫn cố luyện tập cách dẫn dắt vấn đề mượt mà nhất. Bạn sẽ thấy thật ra không có thời điểm bắt đầu nào là muộn cả, bạn chỉ cần tin bản thân làm được và nỗ lực cho mọi việc mình đang làm thôi, trái ngọt rồi sẽ thuộc về chính bạn. Không phải ngợi ca, nhưng khi chứng kiến những điều đơn thuần mà Murakami làm và suy nghĩ, tôi thực sự dành rất nhiều sự kính phục cho những thành tựu trong đời ông, hệt như đây là sứ mệnh Thượng đế ban cho ông, chứ không phải ai khác.

Khép quyển sách này lại, dù có bị quyến rũ bởi những trang văn giàu chất tự sự của Haruki Murakami thì bạn cũng không cần ngày ngày thức sớm chạy bộ hay tự ép mình mỗi sáng đều ngồi vào bàn viết để tạo ra một câu chuyện hay ho nào đó cho đời. Mà có lẽ trên “đường đua marathon của một đời người” bạn đã thu nhặt được rất nhiều điều nhỏ bé nhưng đáng quý và biết đâu, đây là lúc bạn vươn mình trở thành một chiến binh thực thụ với lòng dũng cảm không ai sánh bằng, kiên trì theo đuổi định mệnh. Miễn bạn không trở thành kẻ bộ hành sớm đầu hàng thì dù chẳng đi nhanh, chạy vội bạn rồi cũng đến được đích.

“Tôi dốc hết sức mình, chịu đựng cái cần chịu đựng, và tôi có thể, theo cách của riêng mình, mãn nguyện.”

“Với tôi, chạy bộ là rèn luyện, đồng thời là một ẩn dụ. Chạy ngày này qua ngày khác, tích góp các cuộc đua, từng chút một tôi nâng cao chuẩn, bằng cách vượt qua từng mức độ mà tôi nâng mình lên. Ít nhất thì đó là lý do để tôi dốc sức mình ngày này qua ngày khác: để nâng cao tầm mức riêng của mình”.
Bền bỉ vẫn luôn là bí mật để thành công. Ở cái tuổi 70, tác giả của Rừng Nauy vẫn luôn dồi dào sức bút như thế. Mỗi tác phẩm của ông vẫn không ngừng làm người đọc say mê.
Càng đọc, cuốn sách Tôi nói gì khi nói về chạy bộ càng khiến bạn bất ngờ, và thấm. Bạn sẽ nhận ra đằng sau những điều cơ bản của chuyện luyện tập chạy bộ, chuyện viết, mà còn là những câu chuyện về triết lý sống của một nhà văn Nhật hiện đại thành công: gói trong 2 từ: đơn giản và bền bỉ.
Cuốn sách chỉ hơn 200 trang, mỏng và rẻ hơn bất cứ cuốn sách nào của Murakami. Nhiều người ấn tượng với cuốn sách bởi lối kể mộc mạc, dễ hiểu và đơn giản đến bất ngờ.
Thực ra, nếu ai từng đọc các bài phỏng vấn Murakami, sẽ thấy cuốn sách phản chiếu tính cách của ông khá rõ ràng. Ngoài đời thực, ông chưa bao giờ phức tạp hay màu mè. Và lý do mà ông kết thúc việc kinh doanh riêng đang khá ổn để tập trung vào việc viết lách toàn thời gian cũng đơn giản và rõ ràng như thế: đó là để sống trọn vẹn với chính mình.
Có lẽ bởi thế mà theo từng bước chạy, theo từng con chữ, cách tác giả tận hưởng và quan sát từ thẳm sâu bên trong theo từng bước chân đánh dấu xuống đường, từng con chữ đánh dấu xuống trang giấy, những cuộc đời trong truyện hiện ra, và bước tới với công chúng. 
Nào, giờ thì đặt sách xuống và chuẩn bị đi chạy nào! À quên, bạn mua giày chưa?
"TÔI NÓI GÌ KHI NÓI VỀ CHẠY BỘ" của Haruki Murakami không hoàn toàn là một tiểu luận về chạy bộ. Nó giống như một cuốn tự truyện về cuộc đời và nghiệp viết thông qua những trang ghi chép về việc chạy bộ thì đúng hơn.
Thông qua cuốn sách này bạn sẽ học được nhiều thứ về hành trình chạy bộ của một tiểu thuyết gia kiêm người chạy. Nhưng quan trọng hơn nữa là rất nhiều suy tư và chiêm nghiệm về lối sống tập trung vào những điều quan trọng nhất theo giá trị quan của chính mình, về sự kỷ luật, tập trung và bền bỉ để duy trì được phong độ viết trong suốt mấy chục năm.
Đây là cuốn sách mà bạn không thể nào đọc vội, hãy dành cho nó vài chục phút mỗi ngày để thong thả cảm nhận. Và biết đâu bạn sẽ có thêm cảm hứng để xỏ chân vào đôi giày, thức dậy sớm, theo đuổi những gì mình khao khát và sống một cuộc đời không chỉ là qua ngày đoạn tháng!

“Thỉnh thoảng tôi chạy nhanh khi thích, nhưng nếu tăng tốc thì tôi lại giảm thời gian chạy, vấn đề là để niềm hồ hởi tôi cảm thấy vào cuối mỗi lần chạy kéo dài qua ngày hôm sau. Đây cũng là kiểu chiến thuật tôi cho là cần thiết khi viết tiểu thuyết. Tôi dừng lại mỗi ngày đúng vào lúc tôi cảm thấy mình có thể viết nữa. Cứ làm vậy, công việc ngày hôm sau sẽ trôi chảy đến lạ lùng. Tôi cho là Earnest Hamingway cũng đã làm gần giống như thế. Để đi tiếp, ta phải duy trì nhịp điệu” – Murakami đã nhận xét như thế.
Và ông ngày ngày chạy bộ từ 10km đến 40km trên những con đường quen thuộc, mùa đông cũng như mùa hè, ở Cambridge hay Boston. Qua việc chạy, Murakami đánh thức những quan sát khác thường của mình: dòng sông, cơn gió, những người khác cũng chạy bộ, những đám mây, cơn mưa… mọi thứ.
Phải chăng, những điều kỳ diệu nảy mầm từ mỗi chuyến chạy bộ ấy đã len lỏi vào những tác phẩm của ông, làm mềm những cuốn truyện dài trăm trang như cách cơm mưa bất chợt làm dịu đi cái bức bối của những người đang đều chân trên đường.
“Một cơn mưa thu kéo dài. Mưa lúc to, lúc nhỏ; đôi khi mưa tạnh một lúc như nghĩ lại, nhưng không một lần mưa tạnh hẳn. Từ đầu đến cuối, bầu trời giăng kín những đám mây xám âm u điển hình của vùng này. Như một kẻ la cà biếng nhác, cơn mưa chần chừ 1 lúc lâu, rồi cuối cùng quyết định biến thành trận mưa như trút”.
“Thời gian trôi, sinh viến đến rồi đi, tôi đã già thêm 10 tuổi, và bao nhiêu nước đã trôi qua cầu theo đúng nghĩa đen. Nhưng dòng sông vẫn không biến đổi, nước vẫn chảy xiết, và lặng thầm, hướng về cảng Boston. Nước tắm đẫm đôi bờ, làm cho cỏ mùa hè mọc dầy, giúp cung cấp thức ăn cho loài chim nước, và dòng sông trôi lặng lờ, không ngừng nghỉ, dưới những cây cầu già cỗi, soi bóng những đám mây mùa hè, nhấp nhô những tảng băng vào mùa đông – rồi âm thầm đổ ra biển”
Có người từng nói: chạy bộ tốt cho những người làm công việc liên quan đến sáng tạo như viết lách, vẽ vời, âm nhạc… Hãy thử đọc đi đọc lại những đoạn văn miêu tả tuyệt đẹp trên mà xem. Và bạn sẽ thấy những lời nhận xét ấy quả thật có lý.
Cũng có người từng nói: nếu bạn là một người viết, hãy cố gắng để suối nguồn tinh thần của bạn tuôn chảy mỗi ngày, hãy tự nuôi dưỡng chính mình để nó ngày càng dồi dào thay vì cạn khô bởi cơm áo gạo tiền. Và theo cách nào đó, chạy bộ
có thể giúp ta giúp ta hoàn thiện hơn chính mình mỗi ngày. Điều này cũng được tác giả của Rừng Nauy đồng tình, với ông, chạy bộ để sống trọn vẹn, cũng như viết lách để sống trọn vẹn hơn.
Cuốn sách là những trang tự sự của chính tác giả về cuộc viết lách của mình.
Bởi thế, chạy bộ theo cách của Murakami, đó là cứ chạy theo cơ thể bạn, chạy mà không áp đặt phải thế này hay thế kia, đơn giản là tận hưởng từng bước chân, từng cơn gió, tâm trí của bạn được mở ra, đón nhận mọi thứ, lắng nghe mọi thứ từ bên trong lẫn bên ngoài. Bạn chạy không phải để ai đó công nhận, mà cho chính mình.
Và ông nói về điều ấy thế này: “Điều quan trọng nhất là việc viết lách của anh có đạt được chuẩn mực anh đã tự đặt ra cho mình hay không. Không đạt được chuẩn mực ấy là điều ta không dễ dàng biện minh. Khi ta liên quan đến người khác, anh luôn có thể có một câu trả lời hợp lý, nhưng anh không thể tự dối mình. Trong nghĩa này, viết tiểu thuyết và chạy marathon toàn cự ly là rất giống nhau. Cơ bản thì một nhà văn có một động cơ âm thầm, nội tại, và không tìm kiếm sự công nhận ở cái nhìn thấy được bên ngoài.” Cũng giống với cách người ta nói: viết cho chính mình trước, và chạy bộ cũng là cho chính mình. 

Chẳng cần chạy bộ hay là một người viết để đọc cuốn sách này, bởi trên tất cả, đó là tự truyện của một người bắt đầu hành trình sống trọn vẹn.

Murakami viết cuốn sách này vào năm 2007, thời điểm đó, ông đã có trên chục đầu sách xuất bản được yêu thích. Tôi nói gì khi nói về chạy bộ khá khác biệt với những gì ta từng biết về ông trong Rừng Nauy, 1Q84, Kafka bên bờ biển…

Đây không phải câu chuyện kịch tính và hấp dẫn mà là những chương tự sự về quãng đời “làm nhà văn” của mình. Về chuyện ông nghĩ gì khi bắt đầu bước chân vào con đường viết tiểu thuyết, và làm sao ông sống được với nghề viết lách toàn thời gian này, và đương nhiên cả chuyện chạy bộ đã ảnh hưởng đến chuyện đời viết lách của ông như thế nào.

“Không cần là người chạy bộ hay viết lách để bắt đầu đọc và hiểu được cuốn sách.”

Murakami đã nói thế này trong cuốn sách của mình: “Chạy bộ có rất nhiều ưu điểm, trước hết, ta không cần có thêm ai mới được, và không cần thiết bị đặc biệt. Ta không phải đến một nơi đặc biệt nào để chạy cả. Chỉ cần có giày chạy bộ và một con đường tốt là có thể chạy tùy thích”. Đúng thế, nó là môn thể thao đại chúng, cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể bắt đầu.
Rất nhiều những nhân vật nổi tiếng cũng rèn luyện bản thân bằng cách chạy bộ. Và nếu bạn có đang cảm thấy cần động lực to lớn để rèn luyện sức khỏe hay ý chí cho một dự định sắp tới. Hoặc chỉ đơn giản là bạn cũng đang mong muốn bắt đầu một chuyện viết lách nghiêm túc giống như tác giả, đây có thể là một gợi ý hoàn hảo để bắt đầu.
Murakami đã bắt đầu chạy từ năm 33 tuổi cho tới tận khi ngoài 50. Lúc viết cuốn sách này, ông vẫn tiếp tục chạy.
Nhiều người nghĩ rằng hẳn phải có ý chí thật mạnh mẽ để duy trì việc chạy liên tục đều đặn mỗi ngày. Nhưng Murakami chia sẻ: Việc chạy, cũng giống như việc viết, đối với ông, lý do duy nhất khiến ông duy trì được nó liên tục trong suốt 20 năm chỉ bởi: Nó phù hợp với ông, hoặc ít ra là ông không thấy khó nhọc gì lắm hay có áp lực khi phải thực hiện nó.
Con người tự nhiên sẽ tiếp tục làm những gì mình thích. Và thôi không làm những việc mình không thích.
Murakami đã nói trong cuốn sách: “Phần lớn những gì tôi biết về viết truyện là do học được từ chạy bộ mỗi ngày” …

Trong cuốn hồi ký mang tính giai thoại, đầy cảm hứng và ấm áp này, Murakami nói về quyết định khó khăn của ông là đóng cửa nhà hàng nổi tiếng và sinh lời của mình để dành thời gian cho việc viết lách (việc mà ông mới bắt đầu làm), và việc phải chống nạng chạy để tiếp tục chạy. Bắt đầu bằng những lần chạy nước rút ngắn cho đến khi kết thúc cuộc chạy marathon 62 dặm vào cuối tuổi 50, ông đã loại bỏ mọi tiêu cực khỏi cơ thể mình và đạt được một "khoảng trống" mang tính xây dựng, như ông gọi. Cách ly bản thân khỏi những tạp âm trần tục và hút mật ngọt từ những dòng suối bên trong để củng cố ngòi bút viết văn của mình là những gì anh ấy đạt được bằng cách chạy. Trong khi đọc, tôi tình cờ tìm thấy những điều khôn ngoan về viết lách và cuộc sống giống như một người vô tình phát hiện ra một mảng xanh bên lề một sân chạy dài đầy nhựa đường. “Điều quan trọng nhất chúng ta học được ở trường là những điều quan trọng nhất không thể học được ở trường.” “Đó là một sự thay đổi định hướng lớn – từ kiểu sống cởi mở mà chúng tôi đã theo đuổi trong bảy năm sang một cuộc sống khép kín hơn. Tôi đã học được rất nhiều bài học quan trọng trong thời gian đó. Đó là việc đi học thực sự. Nhưng bạn không thể duy trì cuộc sống như vậy mãi được. Cũng giống như trường học, bạn vào đó, học điều gì đó và rồi đến lúc phải ra về.” “Tổn thương tinh thần là cái giá mà một người phải trả để có được sự độc lập.” “Hàng ngày tôi dừng lại ngay khi tôi cảm thấy mình có thể viết nhiều hơn. Hãy làm như vậy, và công việc ngày hôm sau sẽ suôn sẻ một cách đáng ngạc nhiên." Ông còn nói thêm rằng những đặc điểm quan trọng nhất của một tác giả là tài năng, sự tập trung và sức chịu đựng, theo thứ tự đó. Ông nên biết. Với sự nghiệp viết lách kéo dài nửa thế kỷ, đó là điều không thể tránh khỏi. lỗi lầm có thể được giải quyết gần như không có gì. Tôi sẽ thiên vị và đeo nó vào tay áo, vì điều gì mà bạn có thể không yêu với một ý định nghe như thế này: “Tôi cảm thấy rằng mối quan hệ không thể thiếu mà tôi nên xây dựng trong đời mình là không phải với một người cụ thể, mà với một số lượng độc giả không xác định.” Người đàn ông này thích chạy bộ, một tên gọi khác của sự trân trọng cuộc sống. Anh ấy bắt đầu chạy khi anh ấy 33 tuổi, và anh ấy đã không dừng lại kể từ đó. Thêm sức sống, nhạc jazz, mèo và hạnh phúc (và một giải Nobel) cho bạn, Murakami san. Chúc mừng sinh nhật lần thứ 69.

Khoảng bảy năm trước, vào một buổi tối trời mưa, tôi bước vào một hiệu sách. Đó là nơi ẩn náu hoàn hảo – ánh đèn ấm áp, đám đông thưa thớt, quán trà và vô số sách. Tôi đi đến quán trà, gọi một ly trà bạc hà gừng, đặt túi của mình lên ghế ở khu vực tiếp khách và đi ra các con hẻm để tìm sách trong khi pha trà. Đưa mắt như một con sóc, tôi đang xem xét từng tựa sách thì chúng dừng lại - chúng phát hiện ra một tấm bìa màu trắng nguyên sơ với một vòng xoáy màu đỏ như máu. Đó là nó. Nếu ảnh bìa khiến tôi ấn tượng như lời chúc ngủ ngon của một họa sĩ buồn chán, thì cái tên ở cuối nó lại khiến tôi phải suy nghĩ. Con voi biến mất. Ơ… Con voi đã biến mất trong vòng xoáy trắng đỏ phải không? Đây có thể là loại sách gì? Và rồi, mắt tôi rơi vào cái tên ở dải trên cùng của trang bìa. MURAKAMI. Đó có phải là anh ấy hay cô ấy không? Một người Nhật? Một người Trung Quốc? Một người Hàn Quốc? Anh ấy/cô ấy viết về thể loại nào? Đây có phải là cuốn sách tôi muốn đọc bây giờ, khi buổi tối đang buông xuống và tôi sắp được thưởng thức một tách trà nóng và sự cô đơn? Tôi đùa giỡn với ý tưởng này bằng cách đọc lời giới thiệu. Chà, không có giải thưởng gì khi đoán rằng tôi đã nhặt được cuốn sách vào ngày hôm đó. Và do đó, đã đánh dấu mối quan hệ của tôi với Haruki Murakami. Một người đàn ông, trong nhiều năm sau đó, đã tiếp tục làm tôi rung động và làm tôi ngạc nhiên, xoa dịu tôi và khiến tôi choáng váng. Trong thế giới của anh, những điều bình thường trở nên kỳ diệu; huyền diệu đã trở nên trần tục. Ý tưởng của anh về tình yêu vừa đáng yêu vừa vô ích, sự cố chấp của anh vừa truyền cảm hứng vừa mệt mỏi. Anh ấy viết nhiều tập và truyện ngắn, truyện ngắn và tiểu luận, và với mỗi tác phẩm, anh ấy đều để lại điều gì đó lấp lánh cho tôi đắm mình vào. Hành trình của tôi cùng anh ấy trải qua Nghe gió hát, 1Q84, Kafka bên bờ biển, Tsukuru Tazaki không màu và Những năm tháng của anh ấy Pilgrimage, The Strange Library, Kino và Scheherazade và tôi ở đây, bước vào năm thứ tám với cuốn sách tuyệt vời nhất "Tôi nói gì khi nói về chạy bộ".

"Không có gì trong thế giới thực đẹp bằng ảo ảnh của một người sắp bất tỉnh." Tâm trí của Murakami luôn mê hoặc tôi; rằng anh ấy vượt qua những điều bình thường và buồn tẻ, biến chúng thành một hiện thực thực tế, mộng mơ, đầy màu sắc và có hồn, khiến tôi ngạc nhiên. Và tôi nghĩ khi hầu hết chúng ta đọc một ai đó khiến chúng ta thích thú và ngạc nhiên, chúng ta muốn biết người đó như thế nào - điều gì khiến họ chú ý. Và rõ ràng là chúng ta hầu như luôn thất vọng: một bộ óc tuyệt vời không bằng một người tuyệt vời: một bộ óc thú vị không bằng một người thú vị. Ai có thể sống theo cuốn tiểu thuyết họ viết? Nếu cuốn tiểu thuyết hay thì điều đó là không thể. Cuộc sống là thế: đầy rẫy sự vỡ mộng. Những gì diễn ra trong trí tưởng tượng của chúng ta chắc chắn sẽ đánh bại “thực tế”. Tuy nhiên, chúng ta trải qua từng khoảnh khắc với suy nghĩ rằng chúng ta đang sống trong thực tế - nhưng thực ra không phải vậy: Tại sao tất cả chúng ta lại không đồng ý nhiều đến vậy? Tất cả chúng ta đều đang sống trong những thực tế khác nhau của riêng mình và không có cái nào giống cái nào. Bước vào "vùng dành cho người chạy bộ" là một trải nghiệm trong đó bạn đắm mình vào thực tế của chính mình đồng thời thoát khỏi "thực tế" bằng cách dường như nhìn xuống nó và chế nhạo nó từ xa. Trong thời gian này, thực tế của chính bạn là một phiên bản trực tiếp được nâng cao của chính nó; một phiên bản bắt chước nhưng tăng cường -- chứa đầy và do - sự đau đớn và nhận thức về cơ thể. Trong khi điều này đang xảy ra, ý thức của bạn - mặc dù nhận thức một phần tốt hơn bình thường (vì cơn đau) - dường như cũng trôi đi, cho phép bạn nhìn thực tế của mình từ trên cao. Cùng với nhau, bạn cảm thấy mọi thứ thật ngớ ngẩn làm sao: tất cả đều mãnh liệt biết bao: tất cả đều thiếu sót biết bao: tất cả mọi thứ đều mới mẻ làm sao. Và bạn cảm thấy... và bạn nổi. Và bạn nhận ra rằng cơ thể và tâm trí có mối liên hệ với nhau rất nhiều, và sự kiên nhẫn thực sự là một đức tính quý giá. Bản thân cuộc sống được nâng cao. "Tổn thương tinh thần là cái giá mà một người phải trả để có được sự độc lập." Một điều tôi thực sự thích khi chạy bộ là tính cá nhân của nó. Bạn chọn nơi bạn chạy; bạn chọn thời điểm bạn chạy; bạn chọn tốc độ của riêng bạn; bạn không phải lo lắng về việc bị bóng đập vào đầu; không có tên khốn nào sẽ vật bạn xuống đất hoặc đá vào ống chân bạn: bạn luôn tự mình làm mọi việc quan trọng. Tất cả là do bạn. Bạn lắng nghe chính mình, những tiếng động ầm ầm bên trong tâm trí và cơ thể bạn; bạn sẽ biết được nỗi đau và niềm vui ở những thái cực của chúng. Tất cả đều ở bên trong bạn: sự lựa chọn của bạn, cơ thể bạn, ý thức của bạn. Chúng ta biết thế giới tốt hơn bằng cách hiểu chính mình hơn. Và hãy thành thật mà nói: bạn là tất cả những gì bạn có thể tin tưởng. Bạn đã ở đó ngay từ đầu và bây giờ cũng ở đó. Và bạn là tất cả đã từng có và sẽ có.