Xem thêm

Khi nhắc đến tác phẩm trinh thám, mọi người sẽ suy nghĩ ngay đến những tình tiết phá án, truy tìm tung tích hung thủ gay cấn đến ngạt thở. Nhưng khi nhắc đến “Tàn lửa”, đây là một tác phẩm đạt đến thành công trong việc miêu tả chu trình phát triển tâm lý của các nhân vật. Câu chuyện xoay quanh một cựu thẩm phán đã về hưu, Kajima Isao. Cuộc sống của nhân vật này đã thay đổi khi một người hàng xóm dọn đến ở ngay kế bên nhà của ông ta. Câu chuyện sẽ không có gì để nói khi người hàng xóm này chính là người được Kajima Isao tuyên trắng án  hai năm trước. Người hàng xóm này xuất hiện với vẻ ngoài cực kì hoàn hảo: ân cần, chu đáo, tốt bụng và thành công trong việc tóm lấy lòng tin của những con người trong gia đình của Isao. Anh ta còn được tin tưởng giao cho công việc chăm sóc người mẹ già yếu đang năm liệt giường của Isao. Và từ đây, nhiều tình tiết kỳ lạ đã diễn ra, đây chính là điềm báo cho sự phát triển của một mầm ác.

Đóc tác phẩm này, tôi chẳng có tình cảm với bất kì nhân vật trong tiểu thuyết. Hơn thế nữa, tôi cảm thấy bất bình nhất là anh con trai gia trưởng, nông cạn, ngu ngốc, tin người lạ mà chẳng tin người vợ đầu ấp tay gối và ông Isao, ngay cả mẹ mình cũng không chăm nổi  và mướn người vì sợ điều tiếng, sống trong nhà chả đụng vào việc gì, rồi còn đổ hết tất cả lỗi cho người vợ.

Bà Hiroe là người phụ nữ gia đình điển hình, nghỉ việc để chăm lo cho gia đình, chăm sóc cho mẹ chồng mà mong chờ một lời cảm ơn cũng không được. Dù không gặp được 1 người mẹ chồng hay chị chồng tốt nhưng bà lại là người mẹ chồng rất tử tế. Không vì mình bị đối xử tệ mà làm lại như thế với con dâu. Tuy nhiên, do bà cứ cố sức chịu đựng thì đến một lúc nào đó mọi thứ bị tích tụ lại sẽ cần chỗ phát tiết. Do đó, nếu có một người quan tâm và lắng nghe thì bà sẽ dễ dàng tin người đó.

Ông con trai Toshiro thì phải nói là tệ nhất luôn. Mặc dù đã chuyển hướng từ ăn chơi sang chăm chỉ ôn luyện cho kỳ thi tư pháp nhưng tính cách vẫn trịch thượng, độc đoán. Đặc biệt, không tìm thấy một phân cảnh nào anh ta tôn trọng vợ. Đây là người đánh bị đánh nhất truyện nhưng thật tiếc là đến cuối vẫn không có chỗ nào thể hiện sự hối hận của anh ta hay là anh ta đối xử tốt hơn với vợ. Có thể đây không phải là tuyến nhân vật tác giả muốn đi sâu vào khai thác nhưng đọc mà tức thực sự ấy.

Cô con dâu Yukimi cũng là người phụ nữ nội trợ nhưng mang hơi hướng hiện đại và mạnh mẽ hơn mẹ chồng cô nhiều rồi.

Đọc xong truyện mới thấy cái tên hợp ghê luôn.

"Tàn lửa" của Shizukui Shusuke là một tác phẩm đi sâu vào khai thác những ẩn ức tâm lý trong gia đình và những hiểm họa xuất phát từ cuộc sống đời thường. Giống như "Một chuyện đời" và "Trả giá", trong "Tàn lửa" không xuất hiện vị thám tử thần sầu hay anh cảnh sát tài ba nào, các nhân vật đều là người thường phải tự vùng vẫy trong hiểm nghèo và đương đầu với cái ác. Đó là yếu tố khiến câu chuyện trở nên cực kỳ chân thực, và đồng thời, đầy đáng sợ, vì cái cảm giác một chuyện tương tự có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất cứ ai.

Nội dung tác phẩm: Cuộc sống bình lặng của gia đình Kajima Isao, một cựu thẩm phán mới về hưu hoàn toàn xáo trộn trước sự xuất hiện của người hàng xóm mới. Người đó là Takeuchi Shingo, bị cáo của một vụ sát hại ba người trong một gia đình từng được ông tuyên vô tội cách đây hai năm. Cư xử lịch thiệp và tinh tế, Takeuchi dần trở thành một người láng giềng thân thiết với gia đình Isao. Nhưng rồi, những sự việc bí ẩn liên tiếp xảy đến với gia đình ông: cái chết đột ngột của người mẹ già, sự thật ngỡ đã được chôn vùi trong quá khứ đột nhiên bị phơi bày trước mắt… Những nghi ngờ bắt đầu nhen lên, rồi sau đó là cuộc đua nghẹt thở và kịch tính hòng tìm ra sự thật trước khi một thảm kịch khác kéo đến…
"Có lẽ tai họa là thứ mà con người ta sẽ không thể nhận ra cho đến khi nó hiển hiện rõ ràng trước mắt."

Mình sẽ không viết ra những điểm hay trong cuốn sách này mà thay vào đó là những câu hỏi, vấn đề xã hội đã được lồng ghép khéo léo trong từng tình tiết truyện.
1. Tử hình
+ “Có nên tử hình không?” Đây là một vấn đề gây tranh cãi muôn thuở. Cá nhân mình thì không bao giờ đồng ý cách giải quyết vô nhân đạo như thế. Ta không thể dùng sự bất nhân để đối lại sự bất nhân.
+ Trong sách có đề cập tới một vài ý khác rất hay mà mình cũng muốn trích ra ở đây. Chẳng hạn, thẩm phán Isao cho rằng phán quyết tử hình không mang tính chất răn đe hoặc nếu có thì rất ít, bởi hầu hết những án mạng xảy ra trong bộc phát, tức là khi con người ta không còn ý thức về mặt đạo đức hay luật pháp nữa.
2. Sự thờ ơ của người đàn ông (a.k.a alpha male)
+ Có lẽ mọi độc giả đều sẽ phải phát bực lên trước thái độ và cách hành xử của bố con nhà Kajima. Họ vô tâm, ích kỷ, dường như chỉ nghĩ đến bản thân mình và cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Mình đoán rằng, nếu họ sát sao với những hoạt động thường nhật trong ngôi nhà thì có lẽ bi kịch sẽ không đến nỗi nào.
3. Chăm sóc người già
+ Hiện tại thì mẹ mình cùng với các chị em trong nhà chăm sóc ông ngoại, một người ngoài các bệnh tuổi già thường gặp thì còn mắc phải chứng Parkinson. Công việc phải nói là rất cực, dù đã có người giúp việc. Bởi thế mà mình cũng vô cùng khâm phục trước nghị lực của bà Hiroe, vừa phải lúc nào cũng lo lắng đến tình trạng sức khoẻ của mẹ chồng, vừa phải cáng đáng chuyện gia đình như nấu ăn, đi chợ, giặt giũ phơi phóng,... Nhưng phải chăng, chính tình thương và sự hy sinh vô điều kiện của người phụ nữ đã tạo điều kiện cho sự ích kỷ, vô trách nhiệm của người đàn ông?
4. Cách nuôi dạy con cái
+ Cuốn sách mô tả những trăn trở của bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy những mầm non mới chào đời. Có rất nhiều cách để xử lý vấn đề mà dường như người bố người mẹ nào cũng phải trải qua, chẳng hạn như, khuyên bảo, nói nhẹ nhàng đến quát tháo, hoặc nặng hơn, đánh đòn; rồi mỗi người sẽ chọn cho mình một phương thức khác nhau. Bà mẹ trẻ Yukimi, trong ý kiến của mình, tuy còn thiếu kinh nghiệm nhưng vẫn luôn tràn đầy tình thương và là một người mẹ tuyệt vời.
5. Sự ích kỷ trong tình cảm
+ Cái điều này hơi kỳ nhưng mình có sự đồng cảm với kẻ thủ ác, có lẽ cũng nhiều người như thế, bởi ai trong chúng ta cũng có cảm giác chơi vơi, bị bỏ lại. Nhưng từ cuốn sách này, tôi rút ra được một điều: Hãy vui lên, bởi những tình cảm của hiện tại và khi chúng tan vỡ, hãy hiên ngang mà bước đi , bởi phải chăng “Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết! Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt; (Xuân Diệu)”? Những ai cứ mãi vấn vương như hung thủ thì đáng thương hơn đáng trách.