Thiên tài chỉ có 1% là trí thông minh bẩm sinh, 99% còn lại là sự nỗ lực, cố gắng! Thực tế cho thấy rằng, chúng ta đều là thiên tài vào một thời điểm nào đó. Nhưng bi kịch là xã hội này (trường học, cấp trên, chính phủ và gia đình bạn) cứ xua đuổi phần thiên tài đó trong bạn. Vấn đề nằm ở nền văn hóa của chúng ta, trong đó, chúng ta phải đánh đổi tài nghệ và kỹ năng để lấy sự ổn định bên ngoài. Đã đến lúc thôi chiều hệ thống xưa cũ và vạch ra bản đồ dẫn đường của chính bạn. Mỗi ngày, nếu bạn tập trung vào tài nghệ và các mối liên kết tiêu biểu cho nòng cốt, thì bạn sẽ trở thành một nhân tố không thể thiếu. Cuốn sách Nhân sự cốt cán của diễn giả Seth Godin sẽ giúp bạn vươn tới gần hơn với mong muốn trở thành “người không thể thiếu” ấy.

 

Chúng ta bị bủa vây bởi bè lũ quan liêu, những kẻ hay ghi chú, chỉ biết đến nghĩa đen, luôn dò cẩm nang, dân lao động chỉ chờ đến thứ sáu, răm rắp theo bản đồ và đám nhân viên đáng sợ. Những kẻ này đau khổ vì bị phớt lờ, trả lương thấp, cắt giảm biên chế và chịu áp lực. Vì sao ư? Thế giới ngày càng thay đổi. Đâu cần cả trăm nghìn công nhân nữa, 10 người biết sử dụng thành thạo các loại máy móc là được. Bây giờ, điều chúng ta muốn, cần và nhất định phải có là “những con người không thể thiếu”. Chúng ta cần những nhà tư tưởng, những kẻ khiêu khích, những người biết quan tâm đích thực. Chúng ta cần những nhân viên marketing có thể dẫn dắt, nhân viên bán hàng dám mạo hiểm và những người tạo ra sự thay đổi sẵn sàng chịu bị xa lánh nếu họ cần nêu ra quan điểm. Mỗi tổ chức đều cần một nòng cốt, một người có thể gắn kết các thành tố lại với nhau và tạo ra sự khác biệt. Bạn chính là người đó – “Nhân sự cốt cán” – người xứng đáng được tìm kiếm và giữ chân.

 

Bạn có thể trở thành người “không thể thiếu không”? Có, bạn có thể chứ, bạn hoàn toàn có thể làm được nếu bạn muốn. Chẳng có lí do gì mà bạn phải chôn vùi bản năng bẩm sinh của mình cả. Ai cũng có chất nghệ thuật riêng trong mình, nhưng đôi khi nó lại bị vùi lấp. Thị trường đang than khóc. Chúng ta cần đứng lên và trở nên nổi bật. Hãy thực sự làm người. Hãy đóng góp. Hãy tương tác. Hãy cứ mạo hiểm đi dù bạn có thể khiến ai đó phật lòng vì sáng kiến, phát minh và vốn hiểu biết của mình – rồi thay vì thế, có lẽ bạn sẽ khiến họ thích thú.




Bắt đầu trở thành một nòng cốt

“Nòng cốt – Linchpin” là một bộ phận khiêm tốn trong máy móc, nó không bóng bẩy nhưng thiết yếu. Mỗi tổ chức thành công đều có ít nhất một nòng cốt như vậy – một nhân viên có khả năng nhìn thấu mọi sự thật, hiểu rõ tình hình và thấu suốt các hệ quả tiềm tàng của những quyết định khác nhau. Đó là người luôn tạo ra chuyển động tiến lên.

 

Ngày nay, nếu tất cả những gì bạn đem lại chỉ là vốn hiểu biết từ những thông tin có trong sách tham khảo, bạn sẽ thua, vì Internet biết nhiều hơn bạn đấy. Bản thân chiều sâu kiến thức hiếm khi nào đủ để biến ai đó trở thành một nòng cốt. Chiều sâu kiến thức ấy cộng với phán đoán tốt sẽ đáng giá hơn nhiều. Bạn được trả lương để làm công việc có giá trị chứ không phải là một điều gì đó tầm thường. Nhưng cũng cần nhớ rằng, công việc của bạn là nền tảng cho sự hào phóng, sự thể hiện và tài nghệ. Nòng cốt chính là người có khả năng nắm bắt khiếm khuyết của cấu trúc trong tổ chức và tìm ra hướng đi mới, một hướng đi hiệu quả.

 

Chắc hẳn bạn sẽ gặp vô số thách thức khi muốn trở thành một nòng cốt mà chỉ dựa trên kỹ năng của bạn trong việc thi triển một tài nghệ, làm một công việc. Đơn giản bởi thị trường đâu khó gì để tìm được những người cùng sở hữu tài năng đó. Nếu tất cả những gì bạn có thể làm là một công việc mà bạn không thể hiện được đẳng cấp của riêng mình khi thực hiện nó, bạn không phải là người không thể thiếu!

 

Nếu bạn thực sự mong muốn và đang tìm cách trở thành một người không thể thiếu, câu hỏi cần đặt ra là: “Bạn giấu nỗi sợ ở đâu?”. Điều phân biệt nòng cốt với người bình thường chính là đáp án của câu hỏi trên. Nòng cốt cảm nhận được nỗi sợ, chấp nhận nó và tiếp tục chiến đấu. Trong nền kinh tế hiện nay, điều kiện tiên quyết để thành công chính là làm được điều đó.

 

Vậy, những bước đầu tiên có thể biến bạn trở thành một nòng cốt là gì? Có 5 yếu tố cơ bản:

1. Theo đuổi sự hoàn hảo – Thế giới muốn bạn đưa bản ngã thiên tài của mình vào công sở.

2. Hòa hợp với mọi người và từ chối nhận chỉ thị.

3. Hồ sơ lí lịch sẽ cho chủ doanh nghiệp mọi thứ họ cần để từ chối bạn. Khi bạn gửi hồ sơ, nhà tuyển dụng có thể nói: “Ồ, bạn thiếu thứ này, bạn thiếu thứ kia,…”. Và… bùm, bạn bị loại. Có những thứ còn hay hơn hồ sơ lí lịch nhiều: hãy Google tên của bạn, hãy thể hiện những gì mình có chứ không phải nói suông. Quan trọng, hãy nhớ rằng, công việc bạn làm mới phản ánh con người bạn, chứ không phải hồ sơ lí lịch.

4. Bắt lấy những khoảnh khắc tức thời, những cơ hội để đạt được thành công: đó là tìm ra giải pháp cho một vấn đề từng khiến người khác phải bỏ cuộc.

5. Phong thái làm việc chuyên nghiệp, luôn hướng về phía trước, tìm kiếm những cơ hội mới.

 

Chúng ta có thể chăm chỉ trong không gian làm việc của mình không?

“Nghệ thuật là món quà riêng làm thay đổi người nhận”. Trong các doanh nghiệp, nghệ thuật là sản phẩm lao động cảm xúc. Nghệ thuật chủ trì một cuộc họp, tham vấn cho một sinh viên, tiến hành một cuộc phỏng vấn và xoa dịu một khách hàng tức giận. Nghệ thuật huy động vốn, nghệ thuật quản lý một nhà thiết kế. Nếu nghệ thuật là mối liên kết nhân bản giúp ai đó thay đổi tư duy, thì bạn chính là một nghệ sĩ.

Và biết đâu bạn là một nghệ sĩ xuất sắc thì sao?

Việc bạn trở thành nghệ sĩ là hoàn toàn có thể.




Thực chất thì nó là công việc hay nghệ thuật?

Công việc là điều bạn làm khi ai đó bảo bạn phải làm gì. Công việc nghĩa là có mặt tại nhà máy, tuân thủ chỉ thị, đạt chỉ tiêu và chịu sự quản lý. Điều hiển nhiên mà ai cũng nhận ra rằng, khi đó là công việc, sẽ luôn có ai đó có thể làm công việc bạn đang làm tốt hơn, nhanh hơn hoặc rẻ hơn bạn đôi chút. Công việc có thể khó khăn, đòi hỏi kỹ năng nhưng đó vẫn là công việc.

Nghệ thuật là điều bạn làm khi không ai nói chính xác bạn phải làm như thế nào. Nghệ thuật là hành động tự chịu trách nhiệm, thách thức hiện trạng và làm thay đổi mọi người. Quy trình làm nghệ thuật của bạn chính là “công trình”. Bạn vừa có thể có một công việc, vừa thực hiện công trình. Thực ra đó chính là cách bạn trở thành một nòng cốt.

 

Sự phản kháng – điều bạn cần chế ngự bằng được nếu muốn trở thành nòng cốt.

Nghệ sĩ đích thực sẽ cho ra sản phẩm. Nguyên tắc cho ra sản phẩm là tối cần thiết cho hành trình dài hạn để trở thành nhân tố không thể thiếu. Khi bạn bắt đầu vận dụng nguyên tắc này, công trình của bạn sẽ có vẻ lung lay. Nhưng theo thời gian, thực ra là khá nhanh, bạn sẽ thấy công việc cho ra sản phẩm đã trở thành một phần của nghệ thuật và nó khiến mọi thứ trở nên hiệu quả.

 

Mục đích duy nhất để bắt đầu là kết thúc, và tuy những dự án chúng ta thực hiện không bao giờ thực sự kết thúc, chúng ta vẫn phải bán được chúng. Cho ra sản phẩm chính là nhấn nút Đăng trên trang blog của bạn, trình chiếu bài thuyết trình cho đội ngũ bán hàng, trả lời điện thoại, bán bánh muffin và gửi các nguồn tham khảo. Cho ra sản phẩm là sự cọ xát giữa công trình của bạn với thế giới bên ngoài.

 

Nhưng vì sao việc cho ra sản phẩm lại khó đến thế? Nguyên nhân rất lớn đó chính là sự kháng cự. Tâm trí bạn gồm hai phần tách biệt: deamon (thần lực) và sự phản kháng. Thần lực là nguồn gốc của những ý tưởng vĩ đại, tri thức đột phá, tính hào phóng, tình yêu và lòng tốt. Sự phản kháng lại dành toàn bộ thời gian để lăng mạ thế giới vì thần lực của chúng ta.

 

Mỗi khi bạn nhận ra mình đang tuân theo chỉ dẫn thay vì viết nên chỉ dẫn tức là bạn đang trốn tránh nỗi phiền não và đầu hàng sự phản kháng. Sự phản kháng có tồn tại, bạn đã cảm thấy nó. Có lẽ bạn chưa đặt tên cho nó, chưa nhận thức hết mọi triệu chứng, nhưng bạn có thể chắc chắn nó là một phần trong bạn. Sự phản kháng gây ra bệnh tật, sự trì hoãn và đặc biệt nhất là sự hợp lí hóa.

 

Sự phản kháng là giọng nói trong đầu mách bạn hãy dùng chấm đầu dòng cho bài thuyết trình Powerpoint vì sếp bạn muốn thế. Nó là giọng nói mách bảo bạn gạch bỏ những ý kiến gây tranh cãi trong bài luận bạn đang viết, vì giáo viên không thích chúng. Sự phản kháng luôn không ngừng thôi thúc bạn hòa nhập. Trong những thời điểm kinh tế khó khăn, sự phản kháng sẽ lý giải rằng chúng ta tốt hơn nên có một công việc ổn định, vì thế giới đầy rẫy sự bất định và chẳng có thời gian cho những chuyện điên rồ như thành lập công ty. Và tất nhiên, trong những thời điểm tuyệt vời, sự phản kháng vẫn tiếp tục thuyết phục chúng ta đừng lập công ty vì tình hình cạnh tranh gay gắt và… này, lương đang cao lắm đấy! “Đừng ngu ngốc thế”, nó nói.

 

Có phải bạn vẫn thường nói: “Tôi chẳng biết phải làm gì!”, “Tôi chẳng có ý tưởng hay ho nào!”, “Sếp tôi không cho phép!”. Ấy chính là lúc sự phản kháng đang chế ngự bạn đấy. Khi bạn đã bước vào con đường sáng tạo nghệ thuật, đừng để sự phản kháng làm cản trở thành công của bạn.

 

 

Vậy làm sao để đánh bại và vượt qua sự phản kháng?

1. Viết ra hạn chót – Dán nó lên tường – bạn sẽ giao nó đúng hạn dù đã xong hay chưa.

2. Sử dụng thẻ ghi nhớ - Viết ra từng vấn đề, kế hoạch, ý tưởng phác thảo và đầu mối liên lạc.

3. Đặt những thẻ này vào cơ sở dữ liệu.

4. Xem qua dữ liệu và xây dựng bản mô tả hoàn chỉnh cho dự án – Đó còn được gọi là kế hoạch chi tiết.

5. Xây dựng dự án, bàn giao nó đúng hạn.

Đó là tất cả những gì nhân sự cốt cán sẽ làm!

 

Là nòng cốt, có cần sự chỉ dẫn không? Câu trả lời là: “Bạn chẳng cần tấm bản đồ nào cả!”

Bạn phải trở thành người không thể thiếu để vươn lên trong nền kinh tế này. Cách tốt nhất là hãy trở nên ấn tượng, uyên bác – một nghệ sĩ, một người mang theo quà tặng – để lãnh đạo. Cách tệ nhất chính là quy phục để trở thành một bánh răng trong hệ thống khổng lồ.

 

Vậy bạn cần những gì để lãnh đạo? Điểm khác biệt mấu chốt chính là khả năng tiến bước trên con đường của mình, khám phá lộ trình từ nơi này đến nơi kia mà chưa ai mở đường, đo lường hay định ra. Nói cách khác, bạn chẳng cần tấm bản đồ chỉ dẫn nào cả. Nòng cốt mang đam mê vào công việc. Nhờ kinh nghiệm, họ biết rằng nỗ lực phù hợp nếu dùng ở chỗ phù hợp có thể thay đổi kết quả theo hướng tích cực và họ dành nỗ lực chỉ để làm điều đó. Nòng cốt không có thời gian hay sức lực để than vãn và kiện tụng. Thay vì thế, họ hết sức tập trung cho dự án có thể thay đổi kết quả.




Muốn trở thành nòng cốt, hãy tỉnh táo để quyết định sự lựa chọn của mình.

Bạn chỉ có thể hòa nhập hoặc nổi bật chứ không thể chọn cả hai. Bạn hoặc sẽ bảo vệ hiện trạng, hoặc thách thức nó, hoặc chơi trò bào chữa và giữ cho mọi thứ “ổn thỏa”, hoặc lãnh đạo, khiêu khích và khiến mọi thứ trở nên tốt hơn. Hoặc bạn cứ ôm ấp màn kịch trong cuộc sống hằng ngày, hoặc nhìn màn kịch như nó vốn dĩ. Tất cả đều là lựa chọn, bạn không thể chọn cả hai cách.

 

Chỉ trở nên nổi bật đôi chút là một chiến lược thất bại. Nhạt nhòa hơn kẻ nhạt nhòa có thể hiệu quả. Và thật như vậy. Một nòng cốt không thể thay thế cũng hiệu quả và đó chính là tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai khái niệm này sẽ khiến bạn khiếp sợ đấy!

 

Nòng cốt là do rèn luyện, chứ không phải do bẩm sinh. Không còn nghi ngờ gì nữa, môi trường vẫn đóng một vai trò cực lớn. Một người thầy tốt, một gia đình tốt, những biến cố, chủng tộc hay nơi sinh ra vẫn là các yếu tố quan trọng. Nhưng các quy luật cho thấy rằng, ngay cả khi tập hợp mọi nền tảng phù hợp, bạn vẫn sẽ không thành công trừ khi bạn lựa chọn hành động.

Yếu tố bên trong là vậy, còn yếu tố bên ngoài thì sao? Cách chúng ta phản ứng trước những cơ hội và thách thức của thế giới bên ngoài giờ sẽ quyết định thế giới đó xem trọng chúng ta ra sao!

 

Trong thế giới này, có vô số người đang chờ để mách cho bạn cách hòa nhập, chờ để chỉnh đốn, khuyên bảo bạn và cho bạn thấy rằng mình làm sai. Nhưng chẳng ai thôi thúc bạn hãy nổi bật. Trong một thế giới nơi chỉ có ít người không thể thiếu, nòng cốt chỉ có hai lựa chọn:

1. Thuê thật nhiều công nhân nhà máy. Chiến thắng vì được bóc lột từ sức lao động của họ, sức lao động mà họ từ bỏ với cái giá quá rẻ mạt.

2. Tìm một vị sếp không thể sống thiếu một nòng cốt. Hãy làm việc. Và tạo nên sự khác biệt.

Nếu bạn chưa làm được một trong hai điều trên, đừng chấp nhận như thế. Bạn xứng với điều tốt đẹp hơn.

Nếu có thể một lần làm một việc xuất sắc, thì tất nhiên bạn có thể làm lần nữa. Nếu đã làm được một lần, bạn có thể lặp lại nó mỗi ngày. Đừng để hoàn cảnh và thói quen chi phối lựa chọn ngày hôm nay của bạn. Hãy trở thành chủ nhân của chính mình và vận dụng sức mạnh ý chí để lựa chọn.




Văn hóa kết nối

Nòng cốt không thể thành công trong sự cô lập. Một cá nhân trong tổ chức chuyên thu thập, kết nối và nuôi dưỡng các mối quan hệ chính là người không thể thiếu. Ta phải làm việc đó một cách tinh tế, minh bạch và không thể tiến hành với một kịch bản có sẵn. Ký ức, các mối liên hệ và kinh nghiệm của một người nằm ở trung tâm nét văn hóa này rất khó có thể nhân rộng và thay thế. Đây cũng là điều khiến người đó trở nên không thể thiếu. Không phải ai cũng sở hữu được công việc này và hành động như những nòng cốt. Hãy đối tốt với mọi người, hãy chân thành, hãy trao tặng những món quà đích thực – đó chính là điều mà một nòng cốt phải làm để kết nối và tạo nên sự khác biệt.

 

Và cuối cùng hãy ghi nhớ 7 năng lực của một nòng cốt:

1. Kết nối các thành viên trong tổ chức;

2. Đem đến trí sáng tạo độc đáo;

3. Xử lý những tình huống hoặc quản lý một tổ chức có độ phức tạp cao;

4. Dẫn dắt khách hàng;

5. Truyền cảm hứng cho nhân viên;

6. Cung cấp kiến thức chuyên môn sâu sắc;

7. Sở hữu tài năng độc nhất vô nhị.

 

Lời kết:

Bạn có thể thay đổi tất cả không? Bạn có thể, chắc chắn là như vậy, nếu bạn chọn làm thế. Bạn có thể đón nhận một con đường mới và bước trên nó. Đừng đứng yên một chỗ. Bạn là thiên tài và mọi người cần sự đóng góp của bạn. Hãy hành động ngay bây giờ. Đừng chần chừ. Mong rằng Nhân sự cốt cán của Seth Godin sẽ giúp bạn nhận ra cơ hội để trở thành người không thể thiếu, được săn lùng ráo riết và có một không hai, đáng tìm kiếm và được giữ chân – một nòng cốt thực sự!

 

                                                                                                                            

Review chi tiết bởi Kim Chi - Bookademy

______________

 

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

 

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

 

Xem thêm

Mùa dịch bệnh, quá nhiều doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với nguy cơ về tài chính và cách thức quản lý. Đây cũng là lý do khiến họ tiến hành cắt giảm nhân sự nhiều hơn, và chắc chắn rằng những người bị sa thải này luôn là người không nhiều sự ảnh hưởng đối với công ty. Nếu bạn đang cảm thấy có bản thân trong số đó thì hãy đọc thử cuốn sách “Nhân sự cốt cán” mà mình giới thiệu hôm nay. Cơ duyên đến với sách này thì cũng không có gì đặc biệt, chỉ là mình hay đọc sách kỹ năng thì mua đọc mà thôi. Theo mình cảm nhận thì “Nhân sự cốt cán” cũng có phần giống với những tác phẩm về bí quyết thành công, nhưng chỉ khác ở chỗ thất bại thì muôn hình vạn trạng nhưng để thành công tột đỉnh xem ra cũng chỉ có vài công thức cơ bản. Seth Godin lập luận rằng có quá nhiều rào cản ngăn chặn con đường thành công nhưng sự mạnh dạn thay đổi từ chính bản thân là thứ thiết yếu hơn bao giờ hết - cái giúp bạn trở thành người không thể thiếu trong mọi tổ chức bạn làm việc. Xuyên suốt quyển sách, có một câu hỏi mà có lẽ phải dùng từ ‘ám ảnh’ để diễn tả: Vấn đề không phải chúng ta có gì khi được sinh ra mà chúng ta đã làm được gì cho bản thân và cho thế giới? Nhân sự cốt cán là mạch máu của mọi tổ chức: họ phát minh, lãnh đạo (bất kể chức danh nào), kết nối mọi người và tạo ra trật tự thoát khỏi sự hỗn loạn. Họ yêu thích công việc và nỗ lực trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân, biến mỗi ngày thành một kiệt tác nghệ thuật. Trong thế giới ngày nay, họ có được những công việc tốt nhất và tự do nhất. Vậy bí quyết để trở thành người không thể thay thế là gì? Đó là hãy hành động như thể chúng ta xuất sắc nhất, chỉ có như vậy chúng ta mới có giá trị trong mọi hoàn cảnh, phải nỗ lực hết mình, cố gắng xây dựng một vị trí vững chắc, khi đó đồng thời hiệu quả công việc nó cũng phải tăng theo. Trong thời buổi dịch bệnh này, để tồn tại được mà không bị sa thải, cần bản thân có tinh thần làm việc tốt, vững mạnh trong và sau khủng hoảng chứ ko lụi tàn. Nếu bạn từng tìm thấy một lối tắt mà người khác đã bỏ lỡ, thấy một cách mới để giải quyết xung đột, hoặc kết nối với những người không thể với tới thì bạn đã có những tố chất cần thiết để trở thành người không thể thiếu. Đã đến lúc ngừng tuân thủ hệ thống và vẽ bản đồ của riêng bạn!

Thứ nhất, tên sách sai rồi. Lẽ ra phải là "Bạn có phải là người làm việc có giá trị không?" hay đại loại như vậy. Bản thân tác giả nói không ai là không thể thiếu và sử dụng câu trích dẫn "Nghĩa trang đầy những người không thể thiếu". Điều có nghĩa là: tặng những món quà nhỏ cho khách hàng của bạn để nổi bật, đi xa hơn mà không mong đợi bất cứ điều gì đáp lại và bạn sẽ thành công.

Nhưng, ông ta có mối hận thù với chủ nghĩa tư bản xấu xa.

- Chủ nghĩa tư bản biến con người thành máy móc (Không phải chủ nghĩa nào cũng làm như vậy sao? Nhất là chủ nghĩa Cộng sản)

- Chủ nghĩa tư bản đưa bạn vào những ngôi trường tẩy não bạn (À, trường học hầu hết là trường công lập và không phải ai cũng tranh giành để được vào trường tư thục, cái trường tư thục tư bản xấu xa đó sao?).

- Chỉ có bọn tư bản làm gì rồi mới mong nhận lại, người tử tế thì tặng quà. Giống như bạn không thể làm công việc, mong muốn được trả tiền và làm từ thiện cùng một lúc. (Ông ấy đưa ra ví dụ về việc ông viết blog miễn phí, nhưng không đề cập đến việc ông ấy bán (chứ không tặng) sách của mình.)

Sẽ không hại gì nếu chọn một nguyên tắc và gắn bó với nó. Chọn cái này mất cái kia thôi.

Cuốn sách này sẽ thú vị và phù hợp hơn nếu tác giả chọn "kẻ thù" của mình là thế giới kinh doanh hiện tại (chứ không phải thế giới kinh doanh đã biến mất). Và, than ôi, tác giả đã xác định một "kẻ thù" khác ngoài kinh doanh.

Kẻ thù này là .. ực .. "não thằn lằn" của chúng ta. Bộ não thằn lằn là "hạch hạnh nhân". Tác giả tuyên bố rằng "hạch hạnh nhân" bắt đầu "phá hoại bất cứ thứ gì cảm thấy đe dọa, rủi ro". "Cúc cu", "Cúc cu", "Cúc cu". Tác giả đã điều chỉnh lý thuyết "não thằn lằn" của mình từ lý thuyết Bộ ba não bộ của nhà thần kinh học Paul Maclean. Theo Maclean, một trong ba bộ não của chúng ta (trong "bộ não") của chúng ta là bộ não bò sát nguyên thủy. Lý thuyết Bộ ba não đã nhận được rất ít sự chấp nhận của các nhà thần kinh học. Thêm vào đó, tác giả đã không điều chỉnh chính xác từ Thuyết bộ ba não bộ, vì tác giả nói rằng chúng ta có "hai bộ não" trong đầu. Sự thay đổi thậm chí còn tồi tệ hơn. Tác giả tuyên bố rằng "hạch hạnh nhân" là ""não thằn lằn"", nhưng Thuyết bộ ba não bộ của MacLean đặt "hạch hạnh nhân" trong "não bạch huyết", khác với "não bò sát". Thật là một mớ hỗn độn dối trá!!

Không, tôi đã không hoàn thành cuốn sách.

Đọc cuốn sách này, tôi thường nghĩ đến một trong những miếng dán yêu thích của mình "Hình dung bằng cách sử dụng đèn xi nhan của bạn". Tất nhiên, đó là một biến thể hài hước và thiết thực của miếng dán "Hình dung về hòa bình thế giới".

Đây là cuốn sách "Hình ảnh hóa hòa bình thế giớ"", trong một thế giới đang cần "Hình dung hóa bằng cách sử dụng tín hiệu rẽ". Hãy quên việc trở thành "Nhân sự cốt cán", một số công nhân cần phải làm cho bản thân trở nên hiệu quả (chứ không phải là phản tác dụng). Và nhiều người khác cần tăng năng suất tụt hậu của họ. Đã bao nhiêu lần bạn thấy mình hoặc đồng nghiệp của mình đang chơi khăm trên Internet? Có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự thích công việc của mình và/hoặc thậm chí có động lực để cố gắng trở thành một nhân tố quan trọng?

Vì vậy, tôi muốn nói rằng cuốn sách này hơi cao đối với nhiều người trong số chúng ta, những người lao động. Đối với hầu hết chúng ta, chúng ta cần làm công việc của mình tốt nhất có thể, trong khi chúng ta dành thời gian làm việc để cố gắng tăng "tốt nhất có thể" (học tập). Đó là điều còn thiếu: mọi người tạo thêm thời gian tại nơi làm việc (và thậm chí khi không làm việc) để làm "bài tập về nhà" để họ có thể trở thành những người lao động tốt hơn trong tương lai.