Khi nào chúng ta nên lập nghiệp? Khi nào thì nên đăng kí lớp học ngoại ngữ? Hay khi nào thì nên suy nghĩ về một mối quan hệ nghiêm túc? Đây chẳng phải là những câu hỏi được chúng ta nghĩ ra hàng ngày hay sao? Tuy vậy, nhưng khi chúng ta đưa ra một quyết định vào một thời điểm chính xác, chúng ta có thể biến quyết định đó thành một cơ hội lớn; và điều ngược lại cũng xảy ra khi chúng ta chọn một thời điểm không phù hợp để quyết định một lựa chọn lớn. Vậy đâu mới là “thời điểm vàng”? Thời điểm chúng ta đưa ra một quyết định luôn đóng vai trò quan trọng nhưng chúng ta lại luôn đưa ra một quyết định lựa chọn xuất phát từ một vũng lầy trực giác và phỏng đoán. Thời điểm, thực tế, là cả một nghệ thuật.

 

Cuốn sách này dành cho ai?

Thứ nhất, thời điểm, luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta suy nghĩ, chúng ta làm gì cũng là trong một thời điểm nhất định. Mỗi người đều chỉ có 24 tiếng cho một ngày, nên có lẽ, thời gian là điều công bằng nhất cho mỗi người. Nhưng có những quyết định được đưa ra đúng đắn, còn có những quyết định thì sai lầm. Và điều này, còn phụ thuộc vào đồng hồ sinh học của mỗi người. Biết được điều này, chúng ta sẽ biết được đâu là thời điểm thích hợp để làm việc và suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Vì vậy, cuốn sách này phù hợp cho mọi người, từ học sinh, sinh viên cho đến những người quản lý, sếp,…Thứ hai, đây là cuốn sách của khoa học, nên đã có những thí nghiệm, khảo sát chứng minh cho những luận điểm, và cách viết cũng rất dễ hiểu. Thứ ba, Khi nào - bí mật khoa học của thời điểm hoàn hảo sẽ là lời giải đáp hoàn hảo cho bạn biết khi nào nên bắt đầu, làm thế nào để bắt đầu lại nếu có khởi đầu tồi tệ và biện pháp để tránh lặp lại những khởi đầu tồi tệ đó, nên hà cớ gì mà chúng ta lại không một lần đọc trong đời? Thậm chí, sau khi đọc cuốn sách này xong, tôi đã ước sao mình không biết sớm hơn.

 

Khuôn mẫu bí ẩn của ngày

Giữa trưa thứ Bảy, ngày 1 tháng 5 năm 1915, một con tàu chở khách hạng sang đã nhổ neo rời Cầu tàu 54 phía bờ Manhattan của sông Hudson để khởi hành đến Liverpool, nước Anh. Con tàu sẽ đi qua vùng biển liền kề Quần đảo Anh, là khu vực chiến sự giữa nước Anh và Đức. Vài tuần trước ngày khởi hành, đại sứ quán Đức tại Mỹ đã đăng thông cáo trên khắp các mặt báo, cảnh báo những người tiến vào vùng biển đó “trên các tàu của Anh hoặc đồng minh của Anh sẽ phải tự hứng chịu rủi ro”.

Đây là một trong những tàu chở khách lớn nhất và nhanh nhất thế giới, được thuyền trưởng William Thomas Turner, một trong những thủy thủ dày dặn kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực này, phụ trách tàu.

Con tàu yên ổn đi trên Đại Tây Dương suốt năm ngày. Tuy nhiên vào ngày 6 tháng 5, thuyền trưởng Turner nhận được tin báo từ các tàu ngầm của Đức đang đi tuần tra xung quanh vùng biển. Đến ngày 7 tháng 5, khi đã nhìn thấy đường bờ biển từ xa, thuyền trưởng Turner đã đưa ra hai quyết định khó hiểu. Trước tiên, ông tăng tốc độ của tàu lên 18 hải lý, nhưng chưa đạt tới tốc độ tối đa là 21 hải lý, mặc dù tầm nhìn của ông khá rõ, nhưng ông cảm giác những chiếc tàu ngầm có thể đang ẩn nấp đâu đó. Thứ hai, để tính toán vị trí của mình, Turner đã thực hiện cái gọi là “phương vị bốn điểm”, một thao tác mất 40 phút, thay vì tiến hành một thao tác đơn giản hơn chỉ mất 5 phút. Và trong quá trình xác định vị trí với phương vị bốn điểm, Turner phải lái tàu theo đường thẳng chứ không phải lái theo đường zíc-zắc, vốn là cách tốt nhất để né tránh những chiếc tàu ngầm của Đức và ngư lôi.

Lúc 2 giờ 10 phút chiều, ngư lôi đã bắn ra từ một chiếc tàu ngầm Đức xé toạc mạn phải con tàu, tạo nên một lỗ hổng lớn khiến nước tràn vào boong tàu. Chỉ 18 phút sau khi bị tấn công, con tàu lật nghiêng và chìm dần xuống biển.

Nguyên do một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất lịch sử hàng hải, dưới lăng kính mới mẻ của khoa học sinh học, có lẽ nằm ở những quyết định tồi tệ được thuyền trưởng Turner đưa ra vào buổi chiều.

Vậy là chúng ta không nên đưa ra những quyết định vào buổi chiều, giống như trường hợp của thuyền trưởng Turner? Và tại sao lại vậy?

Theo một nghiên cứu hơn 500 triệu tweet của 2,4 triệu người dùng đến từ 84 nước, hai nhà xã hội học đã phát hiện ra rằng tác động tích cực - ngôn ngữ thể hiện người sử dụng đang cảm thấy chủ động, gắn kết và đầy hi vọng - thường tăng lên vào buổi sáng, giảm mạnh vào buổi chiều và tăng trở lại vào buổi tối. Tác động tích cực thường cao hơn đôi chút vào thứ Bảy và Chủ Nhật - và đỉnh tâm lý tích cực trong buổi sáng cuối tuần thường muộn hơn hai tiếng so với các ngày trong tuần. Nghiên cứu này sau đó đã được công bố trên tạp chí Science (Khoa học) nổi tiếng là một khuôn mẫu thống nhất đáng chú ý về thời gian tỉnh táo của con người.

Để thấu hiểu khuôn mẫu này, chúng ta hãy bắt đầu với chậu cây Mimosa (trinh nữ). Vào buổi chiều mùa hè năm 1729, de Mairan đã phát hiện ra rằng khi hoàng hôn buông xuống, những chiếc lá của chậu cây đang dần khép lại và vào sáng sớm mai, khi ánh nắng mặt trời tràn qua cửa sổ, những chiếc lá lại mở ra. Và tiếp sau đó, de Mairan đã chuyển chậu cây ở bậu cửa sổ vào tủ kín để xem sự vận động của chậu cây. Sáng hôm sau, ông mở cửa tủ thì thấy những chiếc lá vẫn bung xòe dù đang trong bóng tối. Ông tiếp tục nghiên cứu thêm vài tuần nữa, nhưng lá cây vẫn tuân theo quy luật cũ. Thực tế, cái cây không phản ứng với ánh sáng bên ngoài. Nó tuân theo đồng hồ nội tại của chính mình. Và con người cũng giống như chậu cây trên bậu cửa sổ, cũng “mở ra” và “đóng lại” đều đặn vào những thời điểm nhất định trong ngày.


Chim sâu, cú đêm và loài chim thứ ba

Mỗi chúng ta đều có “chronotype” - một khuôn mẫu nhịp điệu sinh học cá nhân hàng ngày ảnh hưởng đến tâm sinh lý học của chúng ta, phải kể đến như Thomas Edison. Thomas Edison là một con cú đêm “Ông thường ở trong phòng thí nghiệm một mình lúc nửa đêm hơn là giữa trưa”. Những “Edison” trong chúng ta là những người có chronotype trễ. Họ thường dậy rất muộn, căm ghét buổi sáng và không đạt đỉnh cho đến chiều muộn hoặc đầu buổi tối. Nghĩa là, một trong số chúng ta là những cú đêm, số khác lại là những chim sâu.

Để biết được bạn thuộc loại chim sâu, hay cú đêm, hãy suy nghĩ về hành vi của bạn trong những ngày tự do - những ngày bạn không cần phải dậy vào một thời điểm cụ thể. Và sau đó trả lời ba câu hỏi sau:

1, Bạn thường ngủ lúc mấy giờ?

2, Bạn thường thức dậy lúc mấy giờ?

3, GIữa hai thời điểm đó - nghĩa là trung điểm giấc ngủ của bạn là gì? (Ví dụ: nếu bạn thường ngủ lúc 11 giờ 30 phút tối và thức dậy vào lúc 7 giờ 30 phút sáng, trung điểm của bạn là 3 giờ 30 phút sáng).

Nếu trung điểm của bạn là từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, bạn là chim sâu. Nếu trung điểm của bạn là từ 4 giờ sáng đến 5 giờ sáng, bạn là loài chim thứ ba. Nếu trung điểm của bạn là từ 6 giờ sáng đến 11 giờ sáng, bạn là cú đêm.

Thực tế, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người sinh ra vào mùa thu và mùa đông thường có xu hướng trở thành chim sâu; những người sinh ra vào mùa xuân và mùa hè có xu hướng là cú đêm. Bên cạnh đó, chronotype còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính.

Là chim sâu, loài chim thứ ba hay cú đêm thì cũng đều trải qua một ngày với ba giai đoạn - một đỉnh, một đáy và sự hồi phục. Khoảng 3/4 trong số chúng ta (chim sâu và loài chim thứ ba) lần lượt trải qua theo trình tự trên. Nhưng khoảng 1/4 còn lại, do gen hoặc do độ tuổi khiến họ trở thành cú đêm, trải qua một ngày với trật tự gần như ngược lại - sự hồi phục, đáy và đỉnh.

Ví dụ, nhà soạn nhạc Pyotr Ilyich Tchaikovsky là kiểu người đỉnh - đáy - hồi phục điển hình. Ông thường thức dậy lúc 7 giờ sáng đến 8 giờ sáng, sau đó đọc sách, uống trà và đi dạo. Đến 9 giờ 30 phút, ông chơi piano và sáng tác trong vài giờ. Tuy nhiên, có một số trường hợp thì ngược lại, họ là những cú đêm và ngày của họ dịch chuyển theo hướng từ hồi phục đến đáy đến đỉnh, như tiểu thuyết gia Gustave Flaubert.

Theo nghiên cứu, nếu không tính nhóm thứ ba thì tỷ lệ chronotype là cứ mỗi ba khuôn mẫu đỉnh - đáy - hồi phục, sẽ có một khuôn mẫu hồi phục - đỉnh - đáy. Vậy cái nào đúng với bạn?

Phần lớn nghiên cứu chỉ ra rằng những người thiên về buổi sáng thường là những người dễ chịu, có năng suất cao - những người “hướng nội, tận tâm, dễ chịu, kiên định và ổn định về mặt cảm xúc” thường nắm thế chủ động, loại bỏ những cơn bốc đồng xấu xa và biết lên kế hoạch cho tương lai. Những kiểu người thiên về buổi sáng cũng có xu hướng nghiêng về tác động tích cực - nghĩa là nhiều người cảm thấy  hạnh phúc khi là chim sâu. Trong khi đó, cú đêm có xu hướng buổi tối nhiều hơn. Họ cởi mở và hướng ngoại nhiều hơn chim sâu. Nhưng họ lại có tâm lý bất ổn hơn - thường bốc đồng, thích tìm kiếm cảm giác mạnh, những người theo chủ nghĩa khoái lạc ở hiện tại. Họ cũng dễ bị nghiện, rối loạn ăn uống, tiểu đường, trầm cảm và ngoại tình. Do vậy, họ thường không thể hiện nét mặt hay cảm xúc của mình trong ngày. Tuy nhiên, những cú đêm thực sự có khuynh hướng sáng tạo hơn, có trí nhớ tốt hơn và đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh. Họ thậm chí còn có óc hài hước hơn.

Nếu bạn là sếp, hãy hiểu hai khuôn mẫu này và cho phép mọi người bảo vệ đỉnh của họ. Chẳng hạn, Till Roenneberg đã tiến hành các thí nghiệm tại nhà máy sản xuất ô tô, trong đó ông đã sắp xếp lại lịch trình làm việc để kết nối chronotype của mọi người với lịch làm việc của họ. Kết quả là năng suất tăng, căng thẳng giảm và mức độ hài lòng với công việc cao hơn. Nếu bạn là một nhà giáo dục, hãy nhớ rằng sắp xếp lịch học giống hệt nhau cho học sinh, sinh viên không tạo ra sự cân bằng: Suy nghĩ thật kỹ về việc sắp xếp lớp học và môn học vào buổi sáng cũng như cuối ngày.

Sổ tay của tin tặc thời gian

Nếu bạn là chim sâu hoặc loài chim thứ ba, các công việc phải phân tích hay ra quyết định nên làm vào buổi sáng sớm; các công việc đòi hỏi phải gây ấn tượng như đi phỏng vấn nên vào buổi sáng và các công việc nhận thức như phát triển ý tưởng nên làm vào chiều muộn hoặc đầu buổi tối. Nếu bạn là cú đêm, hãy dành các công việc nhận thức và gây ấn tượng vào buổi sáng, còn các công việc phân tích và ra quyết định nên làm vào chiều muộn hoặc tối.

* Sau đây là bốn mẹo vặt cho một buổi sáng tốt hơn

1, Uống một ly nước khi thức dậy

2, Không uống cà phê ngay sau khi thức dậy

3, Tắm nắng vào buổi sáng

4, Lên lịch các cuộc hẹn nói chuyện trị liệu vào buổi sáng

Lời kết

Cuối cùng, tôi xin trả lời câu hỏi ở trên: “Nên là chim sâu hay cú đêm thì có lợi hơn?”. Là chim sâu, cú đêm hay loài chim thứ ba thì cũng đều có mặt lợi hại của nó cả. Quan trọng, là bạn phải biết bản thân bạn là ai, tôn trọng điều đó, và tìm ra đâu là thời điểm phù hợp để làm những việc thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Tóm lại, tâm trạng và hiệu quả hoạt động của chúng ta dao động suốt cả ngày. Đối với hầu hết mọi người, tâm trạng tuân theo một khuôn mẫu chung: đỉnh, đáy và hồi phục. Nhưng có một số trường hợp ngoại lệ sẽ tuân theo khuôn mẫu: hồi phục - đỉnh - đáy. Chúng ta giống như phiên bản di động của chậu cây của de Mairan. Năng lực của chúng ta mở ra và đóng lại theo chiếc đồng hồ mà chúng ta chẳng thể kiểm soát được.

“Tôi từng tin rằng thời điểm là tất cả mọi điều. Giờ đây, tôi tin rằng rất cả mọi điều là thời điểm” _ Daniel H. Pink

Review chi tiết bởi: Minh Trang - Bookademy

______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

 

 

Xem thêm

Thời gian rõ ràng là trọng tâm trong cuốn sách của Pink, và ông ấy nói về các mốc thời gian ngắn hạn và dài hạn, ý nghĩa của các mốc quan trọng (các ngày lễ, ngay trước nhiều thập kỷ của cuộc đời, ngay sau...ngày đầu năm mới...), đánh giá về thời gian nói chung... Một điểm nhấn mạnh việc sống trong hiện tại là [các nhà nghiên cứu]...nhận thấy rằng trải nghiệm sợ hãi - cảnh tượng Grand Canyon, sự ra đời của một đứa trẻ, một cơn giông bão ngoạn mục - làm thay đổi nhận thức của chúng ta về thời gian. Khi chúng ta cảm thấy sợ hãi, thời gian trôi chậm lại. Nó nở rộng. Chúng tôi cảm thấy như chúng tôi có nhiều hơn. Và cảm giác đó nâng cao hạnh phúc của chúng ta. “Trải nghiệm sợ hãi đưa mọi người vào thời điểm hiện tại và ở thời điểm hiện tại làm nền tảng cho khả năng điều chỉnh nhận thức về thời gian, ảnh hưởng đến các quyết định và khiến cuộc sống của bạn cảm thấy hài lòng hơn so với bình thường.”

Vâng...nhận thức của chúng tôi thay đổi...Tôi đã trải nghiệm nó. Đi bộ qua rừng đỏ hoặc cự sam... thời gian dường như chậm lại.

Rất nhiều ở đây, và ẩn sau đây... đáng đọc, và có thể đọc lại một hoặc hai lần. Sách của Pink chất lượng đó chứ.