Ngày 5/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter đe dọa tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc. Dòng tweet của Trump đã khiến thị trường cổ phiếu trên khắp thế giới chuyển sắc đỏ và 'cuốn trôi' 1.360 tỷ USD vốn hóa toàn cầu. Nước Mỹ và thế giới trải qua những khoảnh khắc thắc thỏm triền miên vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chưa có nhiệm kỳ Tổng thống nào mà công chúng lại được nhận tin về các quyết sách quan trọng của chính phủ qua những bài đăng ngắn ngủi trên mạng xã hội Twitter, chưa có nhiệm kỳ Tổng thống nào mà sự đến và đi của các nhân vật trong Nhà Trắng lại rầm rộ, lũ lượt, bất thường, và bất ngờ như vậy. Cuốn sách Fear: Trump ở Nhà Trắng (Fear - Trump in the White House) của Bob Woodward sẽ mang đến một câu chuyện thẳng thắn, táo bạo về cuộc sống lộn xộn diễn ra bên trong Nhà Trắng của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ Donald Trump.

“Sức mạnh thực sự là - tôi thậm chí còn không muốn dùng tới từ đó - sự sợ hãi.” - Donald Trump

Cuốn sách mở đầu bằng một câu chuyện với không khí gấp rút, căng thẳng bên trong Nhà Trắng: Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chấm dứt Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Hàn Quốc (KORUS). Các nhân viên trong Nhà Trắng hoảng hốt. Hiệp định này là một trong những nền tảng của một mối quan hệ kinh tế, một liên minh quân sự và quan trọng nhất là những năng lực và hoạt động tình báo tuyệt mật. Chương trình Tiếp cận Đặc biệt (SAP) của Mỹ tại Hàn Quốc có thể giúp Mỹ phát hiện sớm nếu tên lửa ICBM từ Bắc Triều Tiên được phóng đi. Sự hiện diện của Mỹ ở Hàn Quốc là điều sống còn đối với an ninh quốc gia.

Gần như ngày nào giới truyền thông cũng đưa tin về những lộn xộn và bất hòa ở Nhà Trắng; tuy nhiên, công chúng không biết nội tình thực sự tồi tệ ra sao. Trump tính khí thất thường, liên tục thay đổi, hiếm khi nhất quán. Chuyện nhỏ hay lớn đều có thể khiến ông nổi đóa lên; về KORUS, ông vẫn đe dọa, “Hôm nay chúng ta sẽ rút khỏi hiệp định này.


Các nhân viên của Nhà Trắng, các phụ tá của Trump thấy được mối nguy hại trong bức thư chấm dứt hiệp định đang chờ Tổng thống ký để gửi cho Tổng thống Hàn Quốc. Họ phải đảm bảo việc nó bốc hơi khỏi bàn Tổng thống, lấy trộm nó để bảo vệ đất nước. Nhưng vấn đề KORUS luôn âm ỉ vì Trump vẫn luôn nhớ điều mình muốn làm, cho dù nó tạm thời bị lãng quên trong đầu óc lộn xộn của ông. Những cuộc tranh cãi gay gắt diễn ra, bên phản đối đưa ra đủ mọi lý lẽ, có những lúc họ cảm thấy an ninh quốc gia tưởng như đang đứng trên bờ vực.

Trên thực tế, nước Mỹ năm 2017 bị trói buộc trong những lời nói và hành động của một vị lãnh tụ tính khí thất thường, khó lường trước, và dễ bị kích động về mặt cảm xúc. Các nhân viên của ông đã hợp sức lại để cùng tìm cách ngăn chặn những cơn bốc đồng mà họ coi là nguy hiểm nhất của tổng thống. Đó là một cơn suy nhược thần kinh của người đứng đầu quốc gia quyền lực nhất hành tinh này.

Căng thẳng và lo sợ chính là tâm trạng của các nhân vật trong cuốn sách này khi thường xuyên phải đứng trước những quyết định quan trọng nhưng lại được đưa ra một cách bốc đồng của Tổng thống Donald Trump. Từ khi còn chạy chiến dịch tranh cử, Trump đã khiến cho các trợ lý của mình phải sốt sắng khi ông liên tục hành động theo bản năng, theo cảm xúc và phớt lờ lời khuyên của họ, và sự lộn xộn, hỗn loạn ấy cũng đã theo chân vị Tổng thống này bước vào Nhà Trắng.

Chuyện gì đang diễn ra bên trong Nhà Trắng?

Dựa trên lời kể của các nhân vật quan trọng, các câu chuyện bên trong Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump đã được Bob Woodward tường thuật lại.

Những chương đầu của cuốn sách kể lại quá trình Donald Trump chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình. Các cố vấn của ông nhận ra một doanh nhân như Donald Trump không hề biết những kiến thức sơ đẳng trong chính trị và ông hoàn toàn tách biệt với quy trình chính trị. Họ chuẩn bị cho chiến dịch với suy nghĩ rằng Trump sẽ không đời nào nộp hồ sơ đăng ký, ông ấy sẽ không đâm đầu vào chính trị làm gì.

Sau đó là những khủng hoảng liên tiếp đến từ giới truyền thông, rồi nhà tài trợ quay lưng với Donald Trump vì “những bản năng tồi tệ” của ông. Trump có những quyết định ngẫu hứng theo ý thích và không nghe theo cố vấn của mình. Cuốn sách cũng đề cập đến cách Donald Trump và các cộng sự của mình lội ngược dòng để dành chiến thắng trước cựu binh lão luyện Hillary Clinton, một chiến thắng mà chính Donald Trump dường như cũng không thể tin nổi.

Nhưng những rắc rối vẫn chưa hề kết thúc. Tại Nhà Trắng, chúng mới chỉ bắt đầu. Donald Trump không hề chuẩn bị cho việc chuyển giao chính quyền. Có tới 4.000 vị trí cần bổ nhiệm và họ buộc phải tạm thời “bứt lấy một số người hiểu việc”.

“Cuối cùng ông ấy cũng hiểu ra,” Bannon kể lại, “rằng đây là chuyện có thực. Ông ấy hoàn toàn không có sự chuẩn bị nào cả. Hillary Clinton thì đã dành cả đời mình để chuẩn bị sẵn sàng đón nhận giây phút này. Trump còn chưa có lấy một giây.”

Donald Trump tuyển người một cách ngẫu hứng với cả những vị trí quan trọng như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,... Khi kể lại cách Trump đưa ra các chính sách, các nhân vật đều cho thấy sự sửng sốt trước một vị Tổng thống thiếu những kiến thức sơ đẳng khiến họ luôn phải chật vật giải thích và ngăn chặn hành động của ông. Chưa hết, Trump còn liên tục bị giới truyền thông mổ xẻ, xâu xé bằng hàng loạt các cáo buộc, chỉ trích, trong đó có cáo buộc về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử. Vụ việc này cũng đã khơi mào cuộc chiến giữa Trump và các tổ chức tình báo.


Các sự kiện xoay quanh việc Donald Trump chỉ trích NATO, nghiên cứu kế hoạch quân sự để đối phó với Bắc Triều Tiên hay cuộc Chiến tranh Afghanistan, các thỏa thuận với Iran… cũng được tường thuật lại một cách chân thực qua lời kể của các nhân vật có liên quan. Tại Nhà Trắng, các cuộc tranh cãi gay gắt đã diễn ra nhiều lần vì những quyết định của Tổng thống, trong đó có cả sự tham gia của Ivanka Trump, con gái Donald Trump. Trump căm ghét thương mại tự do, nhiều lần chỉ trích và đe dọa rút khỏi các thỏa thuận thương mại. Các nhân vật kỳ cựu cho rằng việc này sẽ gây nên thiệt hại khổng lồ và là cơn ác mộng với an ninh quốc gia, trong khi Trump lại tìm kiếm được những người có cùng quan điểm và đưa vào Nhà Trắng. Nhà Trắng rơi vào hỗn loạn bởi những cuộc tranh cãi gay gắt những người phản đối và những người ủng hộ, vết rạn nứt ngày càng lớn dần.

“Cô chính là một nhân viên quèn chết tiệt!” Cuối cùng thì Bannon đã hét vào mặt Ivanka như vậy. “Cô chỉ là một nhân viên quèn!” Cô ta phải làm việc thông qua Chánh văn phòng như bất kỳ ai khác, ông ta nói. Nơi cần có sự trật tự. “Cô đi đi lại lại trong nơi này và cư xử như thể có quyền phụ trách nơi đây, nhưng cô không có quyền. Cô chỉ là nhân viên mà thôi!”

“Tôi chẳng phải nhân viên nào cả!” Ivanka gào lên. “Và tôi chưa từng là nhân viên. Tôi là con gái cả của Tổng thống Trump” - cô ta nhấn mạnh danh hiệu đó - “và tôi sẽ không bao giờ là một nhân viên!”  

Donald Trump cũng gặp nhiều rắc rối vì những phát ngôn của mình trên mạng xã hội Twitter. Ông từng đăng bốn bài tweet kết tội Obama cài đặt máy nghe trộm ở tòa Tháp Trump. Bộ trưởng bộ ngoại giao Tillerson cũng đã bị bãi nhiệm chỉ qua một bài tweet khi vị này đang ở châu Phi: “Cảm ơn Rex Tillerson vì sự phụng sự của ông ấy!”

“Đăng tweet,” tổng thống nói, “đó là cách làm việc của tôi.”

Nhà Trắng của Donald Trump được miêu tả trong cuốn sách có lẽ đã quá hỗn loạn và lộn xộn. Và qua cuốn sách, bức chân dung về vị Tổng thống này cũng được khắc họa một cách khách quan qua con mắt của nhiều nhân vật khác nhau, những người thường xuyên tiếp xúc với Tổng thống, những người đã đồng hành cùng ông từ những ngày đầu tiên và cả những người đã rời đi.

Dowd thực lòng tin rằng Tổng thống không thông đồng cấu kết với Nga hay cản trở công lý.

Nhưng ở con người Trump và nhiệm kỳ Tổng thống của ông, Dowd đã nhìn thấy một thiếu sót thảm hại. Trong những cuộc đấu khẩu trên sân khấu chính trị, những cuộc xâm lược, những sự phủ nhận, những bài tweet, những sự giấu giếm. những lần hô hào “Tin giả”, sự phẫn nộ, Trump đã bộc lộ một vấn đề lớn mà Dowd biết ông không có đủ can đảm để đứng ra nói trước mặt Tổng thống: “Ông là kẻ nói dối khốn khiếp.”

“Tôi nghĩ ông đã viết công tâm” - Tổng thống Donald Trump nói trong một cuộc gọi cho Bob Woodward ngày 14/8/2018

Fear: Trump ở Nhà Trắng là một công trình công phu của Bob Woodward, dựa trên hàng trăm giờ phỏng vấn với các nhân vật đã và đang tham gia, chứng kiến các sự kiện xoay quanh Donald Trump từ chiến dịch tranh cử lần đầu tiên của vị Tổng thống này. Cuốn sách miêu tả cuộc sống bừa bộn bên trong Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump và việc ông ra các quyết định đối nội, đối ngoại một cách bốc đồng. Cuốn sách được đặt trước 950.000 bản ngay từ khi chưa xuất bản và bán được 1,1 triệu bản trong tuần đầu tiên ra mắt.


Giá trị của cuốn sách này một phần nằm ở chính tác giả của nó: phóng viên kỳ cựu của Washington Post, Bob Woodward, nổi tiếng với vai trò giúp phát hiện vụ bê bối Watergate năm 1972 cùng với Carl Bernstein. Vụ bê bối này đã dẫn đến việc nhiều điều tra của chính quyền và dẫn đến sự từ chức của tổng thống Richard Nixon. Gene Roberts, cựu biên tập chính của The Philadelphia Inquirer và cựu tổng biên tập của The New York Times đã gọi công việc của Woodward và Bernstein "có lẽ là nỗ lực báo chí đơn lẻ vĩ đại nhất mọi thời đại."

Woodward đã giành được gần như mọi giải thưởng báo chí của Mỹ và đoạt giải Pulitzer năm 1973. Woodward đã là tác giả hoặc đồng tác giả 19 cuốn sách phi hư cấu bán chạy nhất quốc gia. Ông đã viết sách về chín vị tổng thống gần đây nhất, từ Nixon đến Trump. The Weekly Standard gọi Woodward là “phóng viên thuần túy tốt nhất trong thế hệ của ông”. Albert Hunt của Tạp chí Phố Wall đã gọi ông là “nhà báo nổi tiếng nhất thời đại của chúng ta”. Bob Schieffer của CBS News nói rằng “Woodward thậm chí có thể là phóng viên giỏi nhất mọi thời đại”.

Cuốn sách Fear: Trump ở Nhà Trắng của Bob Woodward được các nhà báo kỳ cựu ca ngợi là “tiêu chuẩn vàng của sự thực” và là cuốn sách chứa đựng “sự tận tâm đối với sự thật”. Là một nhà báo, câu chuyện trong cuốn sách của Woodward được kể bởi chính các nhân vật, không có các bí mật động trời, các câu chuyện giật gân hay bình luận của tác giả. Những câu chuyện trong cuốn sách không mới lạ, nhưng Woodward đã thêm vào đó rất nhiều sự thật và khiến câu chuyện có ý nghĩa, có chiều sâu.

Nếu bạn mua quyển sách, hãy tin vào những gì bạn đọc. Bởi Bob Woodward không viết sai đâu. Và hãy tin vào tựa đề: Nỗi sợ. Thật khó khi đọc sách của Woodward mà không cảm thấy như vậy. Quyển sách mô tả Donald Trump như một tổng thống bốc đồng, được quản lý, sắp xếp bởi những phụ tá – những người mà lấy cắp tài liệu ở trên bàn để ngăn ông ký chúng và tìm mọi cách để phớt lờ một số mệnh lệnh của ông vì chúng quá điên rồ.

Jerry Zremski – Buffalo News


Tác Giả: Khánh Huyền - Bookademy

-------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt

Xem thêm

Để viết cuốn sách này, nhà báo Bob Woodward đã có hàng trăm giờ phỏng vấn được thu âm lại và hàng chục nguồn tin từ trong những người thân cận của ông Donald Trump cũng như các văn bản, tài liệu, nhật ký và ghi nhớ, trong đó có một ghi chú do chính ông Trump viết tay. Woodward cho biết ông đã phỏng vấn các nguồn tin này với thỏa thuận ông có quyền sử dụng toàn bộ thông tin mà không cho biết ai là người nói Những tiết lộ đầu tiên đã được đăng trên báo Washington Post ngày 4-9, "Nỗi sợ: Trump trong Nhà Trắng" mô tả những rắc rối trong Nhà Trắng dưới sự điều hành của Tổng thống Donald Trump mà tác giả gọi là “Phố điên” (cách chơi chữ liên tưởng tới Phố Wall, thị trường tài chính của Hoa Kỳ). Từ Phòng Bầu dục cho đến Phòng Tình huống và nơi nghỉ ngơi của gia đình Tổng thống, nhà báo Woodward đã sử dụng các cuộc phỏng vấn kín với các cố vấn hàng đầu của ông Trump để cho độc giả cái nhìn chưa từng có về những gì xảy ra trong Nhà Trắng dưới cái nhìn của các cộng sự thân cận nhất của ông Trump, bao gồm những người tin cẩn, các quan chức trong nội các và giới chức cấp cao, trong cuốn sách dày 448 trang này. Cuốn sách đã thuật lại chi tiết những sự đối đầu và xung đột hằng ngày nhưng bức tranh do những quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump vẽ ra cho thấy họ thấy tình hình rất đáng lo ngại. Cuốn sách kể lại những trợ lý cấp cao của ông Trump đã ngày càng cảm thấy bất an như thế nào với tính khí thất thường của ông.

Đây là cảm giác của nỗi đau. Tôi đã cố gắng mời người này phỏng vấn, tôi đã cầu xin suốt mấy tuần! Anh ta không muốn nói chuyện với tôi, vì vậy tôi đã gửi Kelly Ann Conway ra đó, tôi gửi Jared, tôi thậm chí gửi Melania trong bộ váy đẹp nhất của cô ấy (tôi không nói gì, nhưng bộ váy trở về có vẻ bị hỏng một chút). Thậm chí sau tất cả điều đó, anh ta vẫn không nói chuyện với tôi. Vì vậy, tôi không nghĩ nhiều về điều đó, nhưng sau đó tôi biết rằng anh ta đã viết cuốn sách này! Tôi không cần phải nói cho bạn biết, tất cả đều là TIN GIẢ! Tất cả là những lời dối trá và những trò tai quái của giới truyền thông. Roger nói với tôi rằng khi Tổng thống Nixon còn tại vị, tên này đã viết cuốn sách cùng với một người khác mà họ đã dựng thành một bộ phim, và nó đã làm Tổng thống thất vọng! Tôi sẽ không để điều đó xảy ra với tôi. Tôi không bao giờ đầu hàng cho những người tệ hại, thậm chí còn không phải là Ông cậu Roy, dù bất kể điều gì đã được nói vào ngày xưa. Bây giờ, truyền thông giả mạo sẽ không đưa tin về điều này, nhưng Bob đã gọi điện cho tôi SUỐT CẢ NGÀY, mỗi ngày, không dừng lại, để xin lỗi về những gì anh ta đã nói về Tổng thống CỦA BẠN. Tôi đang suy nghĩ về việc có thể tha thứ cho anh ta, vì nó được cho là tốt cho tâm hồn, nhưng sau đó tôi nghĩ, tôi sẽ ngó lơ anh ta! BUỒN.

Chúng ta đã chứng kiến ​​việc xuất bản một số lượng ấn tượng các cuốn sách liên quan đến Trump trong hai năm qua. Tôi chắc chắn rằng xu hướng này sẽ tiếp tục và cuối cùng chúng ta sẽ có sách của tất cả những ai đã từng gặp Trump trong bốn năm ông ấy làm tổng thống - nhân tiện, nếu ông ấy đạt được điều đó, tôi khá chắc chắn rằng ông ấy sẽ làm được. Nghe có vẻ thú vị, nhưng tôi nhận thấy rằng chúng ta sẽ khó có được một tài liệu nào về nhiệm kỳ tổng thống của Trump hấp dẫn và tròn trịa hơn Fear của Bob Woodward. Không giống như Comey, Michael Wolff hay Omarosa, Woodward là một chuyên gia trong giới tinh hoa chính trị Mỹ. Ông ấy biết rõ Washington như lòng bàn tay. Không chỉ là một nhà báo có kinh nghiệm và dày dạn kinh nghiệm, ông còn được những người tiếp xúc với ông tôn trọng. Và bởi vì ông ấy biết rất nhiều về cách thức hoạt động của Nhà Trắng nên ông ấy có thể xác định chính xác những điểm bất thường trong chính quyền và hành vi cá nhân của Trump. Cuốn sách xoay quanh ba chủ đề chính: cuộc chiến thương mại, chính sách đối ngoại (chủ yếu ở Bán đảo Triều Tiên và Afghanistan) và các cáo buộc thông đồng với người Nga và cuộc điều tra sau đó. Điều nổi lên từ những chủ đề này là tính cách và phương pháp của Trump. Không phải Trump là một tên ngốc hay một tên phát xít hay thậm chí là cực hữu. Theo nhiều cách, Trump miễn nhiễm với hệ tư tưởng. Ông ta có thể bị coi là phân biệt chủng tộc trong một trang và từ bi với người nhập cư ở một trang khác. Nhưng ông ấy biết rằng cơ sở của ông ấy, những người đã đưa ông ấy lên nắm quyền, không tìm kiếm sự khoan dung đối với những người nhập cư. Họ không ủng hộ quyền lựa chọn, họ không ủng hộ quyền của người chuyển giới hoặc LGBTQIA. Vì vậy, Trump tuân theo. Không phải vì ông ấy tin những quan điểm này mà vì chúng phù hợp với ông ấy. Trump chỉ sau chiến thắng.

Ông Trump có thể được xem là ví dụ hoàn hảo về đặc quyền cả đời mang lại cho một người. Đây là người đàn ông luôn sống trong thực tế xa cách, trong những căn nhà sang trọng với sân gôn, đến nỗi ông ta thậm chí không hiểu những tương tác cơ bản giữa con người với nhau. Ông ta không có kiến thức cơ sở về tư duy cấu trúc, khuôn khổ, bối cảnh, lịch sử, kinh tế - tóm lại, là tất cả những gì về chính trị và nhà nước. Ông ta biết tiền và những cuộc đàm phán nhanh gọn. Ông ta tiếp cận mọi vấn đề từ góc nhìn của chủ nghĩa tư bản - điều đó không có nghĩa ông ta là một người theo chủ nghĩa tân tự do. Cuộc tranh luận về thương mại chiếm một phần ba cuốn sách của Woodward xoay quanh những những tranh luận bất tận với Gary Cohn, người đã nhiều lần giải thích với Tổng thống rằng quan điểm bảo hộ của ông không thích ứng được với nền kinh tế của Mỹ. Bằng một cách nào đó, Trump không nắm được trọng điểm vì ông nghĩ rằng tiền và tài nguyên nên để ông ta (hoặc người Mỹ) giữ, giữ về mặt vật chất như một con rồng tham lam. Ông ấy làm tôi nhớ về một người hưu trí giấu tiền dưới đệm vì ông ta không tin tưởng ngân hàng. Cho nên nếu ông ta không giữ tiền, ông ta sẽ không thắng và nếu không thắng thì ông ta sẽ thua. Đặc quyền của Trump dạy ông ấy cách nhìn thế giới chỉ bằng hai sắc thái: bạn thắng hoặc bạn thua, không có vùng trung gian, không lập lờ. Đó là lý do tại sao nói dối không có tác dụng với ông. Khi mối quan tâm duy nhất của bạn là liệu bạn có đứng đầu hay không, thì sự thật trở thành kỹ thuật. Trump tin vào những lời nói dối của mình vì chúng không phải là những lời nói dối đối với ông ấy, chúng chỉ đơn giản là cách để ông ấy giành chiến thắng trong một cuộc tranh luận. Đó là lý do tại sao ông cho rằng Mỹ không nên đặt căn cứ quân sự ở Hàn Quốc. Trong thế giới quan hạn hẹp của mình, Hàn Quốc chỉ đang lợi dụng Hoa Kỳ, nước không nhận được sự chia sẻ công bằng của họ trong thỏa thuận - bất kể các cố vấn của anh ta giải thích với anh ta như thế nào rằng Hoa Kỳ triển khai quân đội không phải vì khả thi về tài chính mà là để tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Gary đam mê và có định hướng và điều đó trở nên rõ ràng ngay từ những dòng đầu tiên. Cuốn sách kể về hành trình của Gary trong việc tạo ra nó trong thế giới internet và khai thác sức mạnh của mạng xã hội. Gary xây dựng nền tảng của mình để giúp người đọc tôn trọng Gary và giúp ông ấy phát triển sự tín nhiệm.

Cốt lõi của nó, cuốn sách nói về việc làm những gì bạn yêu thích và cho những người bạn yêu thương; một khi bạn đang làm điều này, thời gian hối hả và dài đằng đẵng của bạn sẽ trở thành một cuộc dạo chơi trong công viên. Thế hệ đang trải nghiệm sức lan tỏa ngày càng tăng của internet đã có cơ hội to lớn trong tầm tay và việc xây dựng thương hiệu cá nhân là nhu cầu cấp bách. Quyết định biến thương hiệu cá nhân đó thành một doanh nghiệp riêng là của bạn.

Những người trong trò chơi phát triển kinh doanh trực tuyến cần hiểu rằng nội dung là vua. Để trích dẫn Gary, 'Kem tăng, bất kể bạn đổ bao nhiêu cà phê.' Tuy nhiên, sự hối hả thực sự bắt đầu khi bạn đã tạo nội dung. Phần phân phối nó, hướng sở thích và truy vấn cũng như thu hút đối tượng mục tiêu là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Kết quả là thương hiệu bạn tạo ra phải là duy nhất bởi vì bạn và suy nghĩ của bạn là duy nhất.

Gary nêu bật các nền tảng truyền thông xã hội đang thịnh hành ngày xưa. Ông khuyên nên theo đám đông. Nền tảng nơi đám đông tụ tập có thể trở thành địa điểm kinh doanh của bạn và để bạn chia sẻ ý tưởng của mình. Các thương hiệu và nhà quảng cáo tự động theo dõi. Ông ấy đưa ra một số điều cơ bản để xử lý tại một số nền tảng. Anh ấy chia sẻ quan điểm chung của mình và khuyên hãy giữ một tâm hồn cởi mở để lựa chọn phù hợp.