Bị u mê
Tôi đã đọc đi đọc lại cuốn sách này nhiều lần. Nó đã mê hoặc tôi. Có rất nhiều điều tôi vẫn chưa hiểu trong cuốn sách: người phụ nữ là một bí ẩn mà tôi chưa thể giải mã hết được; đôi khi tôi muốn biết cô ấy đang nghĩ gì; một điều nữa tôi không hiểu là cái bẫy nước mà người đàn ông tạo ra. Nhưng không vì vậy mà giảm đi sự yêu thích của tôi đối với nó.
Tôi đã đọc một cuốn sách khác tên là "The Stones Cry Out" của Hikaru Okuizumi. Trong đó, một người lính Nhật Bản chết ở Philipines trong Thế chiến thứ hai nói rằng "Ngay cả viên sỏi bình thường nhất cũng có lịch sử của thiên thể mà chúng ta gọi là trái đất đã được viết trên đó." Tôi nghĩ cuốn sách này cũng phản ánh ý tưởng này. Nó chỉ ra bản chất của thế giới. Những thứ to lớn có thể trở thành hạt cát và những hạt cát nhỏ lại có thể ăn mòn mọi thứ.
Tôi lý giải hơi khó hiểu nhưng khi bạn đọc sách rồi thì sẽ hiểu những gì tôi vừa nhận xét.
Tôi cho rằng người đàn ông dần dần học cách chấp nhận bản chất thật của thế giới và sau đó tìm được cho mình một hạnh phúc đúng nghĩa.
Bản thân sự sáng tạo đã mang tính vị tha, trong cơn vùng vẫy tìm tự do “Anh ấy” luôn vận dụng kiến thức, lao động miệt mài… vô hình chung đã thể hiện sự khác biệt của tri thức. Tác giả không cho biết gì thêm về những cống hiến sau này của anh cho vùng cát. Nhưng chúng ta chắc chắn rằng anh ở lại, tách biệt với xã hội, bị coi như kẻ mất tích, không chỉ vì để phổ biến cách lấy nước. Để làm việc ấy chỉ cần ba ngày là xong. Chắc chắn anh phải tìm được cách ngăn cát thay vì lấy sức xúc cát suốt đêm. Chắc chắn, anh phải thấy cái gọi là hạnh phúc nơi vùng đất khắc nghiệt ấy. Triết lý tích cực của tác phẩm đã giải thích rất tinh tế giữa ý thức và tiềm thức nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người. Ở những giây phút cái thang dây không bị lấy đi, tôi thấy rõ bóng anh trèo lên cái miệng hố rồi lại trèo xuống cái lòng hố bỏng rát ấy, chính cái bóng của anh đang canh giữ anh. Nhận ra “ Anh ấy” từ chạy trốn đến nhập cuộc và từ nhập cuộc anh ấy đã phóng thích được bản thân mình. Cái thang dây mà anh khao khát trở nên cái cầu nối hiển nhiên như nó chưa từng làm cho anh đau đớn khát khao.