Xem thêm

Anh ấy bị dân làng lừa và bắt thả vào một hố cát có chị kia là chủ nhà. Chị sống trong cái hố cát sâu sáu mét này một mình từ sau khi người chồng và đứa con chết trong trận bão cát mấy năm trước. Khi được thả vào lòng hố anh ấy cứ đinh ninh đây là một đêm ngủ trọ, mai đi. Còn chị thì đón anh như đón người khách quen cũ trở lại. “Người đàn bà trong cồn cát” không phải chỉ có hai nhân vật anh ấy và chị kia, còn phải kể thêm một nhân vật nữa, đó là cồn cát. Tưởng khô mà ướt, tưởng cát bất di bất dịch thật ra nó luôn luôn biến động và di chuyển, tưởng nhỏ nhắn mềm mại nhưng chặt không đứt bứt không rời. Cát của Kobo Abe có thể vây hãm giết người như Tuyết của Orhan Pamuk, và Lửa trong trận Xích Bích (Tam Quốc Chí – La Quán Trung). câu chuyện của chúng ta bắt đầu từ đây.


Đêm hôm ấy người ta thả xuống lòng hố cát một cái xẻng và cặp thùng với câu nói hàm ý: – Cho người kia. Đến sáng hôm sau anh nhận ra tư cách làm khách của mình bị thủ tiêu. Nhiều câu hỏi khẩn cấp nảy sinh mà không có được câu trả lời. Trong anh hàng loạt những cơn phẫn nộ trào dâng. Anh trút mọi bực tức lên đầu “chị kia” nhưng chị vẫn nhẫn nhục chịu đựng và không có ý muốn giải thích bất cứ điều gì với anh. Anh gào lên cát bay vào miệng lấp kín cuống họng, anh khóc cát trộn với nước mắt biến thành một loại hồ dán đau rát. Anh đấm đá bức tường cát một cách bất lực. Sao con người ta lại dám đánh bẫy anh như đánh bẫy một con chuột? Và cái cuộc sống trong hố cát sao đầy phi lý. Ban đêm xúc cát, ban ngày ngủ. Ăn dưới một chiếc ô, nước là thứ cần tằn tiện, ba ngày mới được tắm rửa, ngủ để trần cơ thể cho cát khỏi lọt vào quần áo làm loét da thịt. Đây là sống ư? Anh thắc mắc đến rồ dại trong khi người phụ nữ lại thản nhiên đến thờ ơ.


Trong cái vòng khép phi lý ấy, anh toan tính chi tiết cho những lần vượt ngục tìm tự do. Thế nhưng trong một lần trốn chạy tưởng như là thành công. Lần ấy anh đã phải van xin, van cầu những kẻ giam cầm anh cứu giúp. chính lần vượt ngục ấy anh ngộ ra rằng: cuộc sống giam cầm này, nó không đáng sợ bằng tai họa sa vào bãi cát lầy vừa rồi khi anh chạy trốn. Anh bắt đầu chấp nhận cái phi lý, chấp nhận cuộc sống với người đàn bà mà ban đầu anh kinh sợ và cũng thấy là “phi lý lẫn kỳ dị”. Kobo Abe thật tài tình khi sử dụng mọi dạng cảm xúc của con người trình bày trong ý thức của “Anh ấy”. Tôi đã chứng kiến được niềm tự hào, nỗi sợ hãi khôn cùng và cả những khát khao tình dục của anh ấy và chị kia. Tôi cảm thông với nỗi thất bại ê chề như chính mình đang vùng vẫy trong cái phi lý mà tác giả giăng ra, lại để mặc cho mình suy tư về cái gọi là nhận thức của bản năng con người.

Điều đầu tiên phải nói về 'Woman in the Dunes': Quá Đẹp.

Mặc kệ việc đây là một bộ phim trắng đen cũ mèm và sử dụng những kỹ thuật cũng như góc quay cổ lỗ sĩ, ở 'Woman in the Dunes' toát lên một sự tinh tế khó cưỡng của nét hoang sơ trần trụi. Khó có thể tưởng tượng một bộ phim từ hơn 50 năm trước, vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu thị giác cho người xem, đem tới những xúc cảm mới lạ, khai phá một góc nhìn mới trong tâm hồn kẻ hậu thế.

Điều thứ hai để miêu tả về 'Woman in the Dunes': Cát.

Cát thì có gì mới lạ? “Cát”, nghe thật tầm thường và bình thường. Người ta ngắm đồi cát, bờ biển cát trắng một lúc rồi cũng nhàm. Cát dùng để làm gì ngoài xây dựng, lọc nước và làm thủy tinh? Cát, nghe là đã thấy chán.

Câu chuyện trong 'Woman in the Dunes' được mở đầu và kết thúc bởi nhân vật người đàn ông. Dù đến cuối phim tên của anh được hé lộ, nhưng điều đó chỉ trôi tuột khỏi tâm trí người xem như cát chảy qua những kẽ ngón tay. Đó cũng là điều dễ hiểu khi gần như toàn bộ các nhân vật trong phim đều khuyết danh, ta nhớ về họ, gọi họ bằng những thứ chung chung: “người đàn ông”, “người đàn bà”, “lão già”, “dân làng”. Bộ phim không có nhiều nhân vật để ta phải phân biệt và họ không có cái gì đặc biệt để ta thấy ấn tượng. Ngoài “người đàn ông” và “người đàn bà”, tất cả những ai xuất hiện trong phim đều nhợt nhạt, thoáng qua và bí ẩn biến mất trong cát.

…….

Người đàn ông đam mê nghiên cứu và sưu tập côn trùng. Đó như sự mỉa mai khi anh cuối cùng lại trở thành kẻ bị giam cầm trong một cái bẫy, bị xem như một con thú vật, bị chìm dần trong quên lãng. Anh điên cuồng tìm lối thoát, chấp nhận trả những cái giá đớn hèn nhất để được thoát ra. Anh tự nhủ mình không thể tiếp tục cuộc sống vô nghĩa không mục đích như thế này. Để rồi có lúc, anh gần như không còn là con người.

Người đàn bà sở hữu một sự cam chịu đến kỳ lạ, kỳ lạ đến mức đôi khi ta phải tự hỏi cô có bị điên không. Cô cần mẫn như một con dã tràng, xúc từng thùng cát thâu đêm, ngồi ăn cơm dưới một cái dù trong nhà để tránh cát rơi, xỏ từng chùm hạt để dành dụm tiền mua một cái radio trong khi chẳng hề hứng thú với cuộc sống bên ngoài cồn cát.

Cô chấp nhận tất cả, xem mọi thứ trong cuộc đời mình đều là hiển nhiên, rằng chỗ của cô là ở đây, trong cồn cát này và chịu đựng tất cả.

Cô làm thế vì mục đích gì? Và câu trả lời của cô chỉ khiến người xem thêm bực mình …


Những ngôn từ ấy là của Martin Heidegger. Và như thế, khi chúng ta đọc một tác phẩm văn học, ấy là chúng ta đã bước vào một cuộc tương thoại đặc biệt.

Theo Bakhtin, đối thoại là bản chất của cuộc sống con người “con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình… Bản Ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc…”

 1. Và Bùi Giáng cũng viết: “Em về mấy thế kỷ sau, ngó trăng còn thấy nguyên màu ấy không, ta đi gửi lại đôi dòng, lá rơi có dội lại trong sương mù?”. Nhưng còn hơn thế nữa, khi ta song thoại thì tác phẩm văn học ấy đưa ta vào một cuộc đối thoại kép, một cuộc đối thoại song trùng. Độc giả vừa phải đối thoại với tác giả vừa phải đối thoại với “trường văn hoá” mà tác giả đó hiện diện. Theo Đoàn Văn Chúc, “trường trong trường văn hoá được hiểu tương tự như trường trong vật lý học, là một khu vực trong đó một hiện tượng từ hay điện, hay một hệ thống lực được biểu thị. Từ đấy, một cách ẩn dụ, trường văn hoá là một không gian - dân cư trong đó một hay những sự kiện văn hoá được diễn ra” 


2. Và vì thế mà mỗi dân tộc sống ở một không gian cư trú riêng, một loại hình dân cư riêng nên những sự kiện văn hoá và tập tục, cách suy nghĩ của các dân tộc cũng có sự khác biệt. Có giống nhau thì chỉ giống nhau về bản chất những nỗi niềm của thân phận con người, còn cách diễn tả những nỗi niềm ấy thì khác biệt tùy vào từng dân tộc, từng cá nhân con người. Điều này càng rõ rệt hơn khi chúng ta đọc một tác phẩm văn học nước ngoài.

Nhật Bản với vị trí địa lý đặc thù của mình là quần đảo, trong suốt lịch sử dài lâu của mình đã tránh được các cuộc xâm lăng của đế quốc do vị trí địa lý xa xôi nhưng vẫn tiếp thu được trọn vẹn những tinh tuý của văn học và văn hóa Trung Quốc một cách tự nguyện bằng cách gửi người sang du học. Những thành tố ngoại sinh này được kết hợp nhuần nhị với nền văn hóa bản địa quần đảo một cách đặc sắc. Vì thế ngay từ thời kỳ bắt đầu có chữ viết và chủ quyền chính trị, thì Nhật Bản đã tự xây dựng cho mình được một diện mạo văn hoá riêng, với một bản sắc văn học riêng độc đáo, đầy bản lĩnh mà đỉnh cao là tác phẩm Genji monogatari (Nguyên thị vật ngữ) của nữ sĩ Murasaki Shikibu viết vào đầu thời kỳ Heian (794-1192), kể về những mối tình say đắm của chàng Hoàng tử Genji. Rồi sau đó là sự chìm đắm trong “cuộc hành trình nội tại” của bản sắc dân tộc mà theo Kawabata thì dường như “từ thời Heian trở đi văn học Nhật Bản dường như chỉ đi xuống” trong khói lửa và nội chiến. Từ lúc ấy, văn học Nhật Bản cứ mãi đợi chờ một luồng gió mới.

Phải đến thời Edo (1604-1867), khi chính quyền Mạc phủ của Ieyasu bắt đầu mở cửa buôn bán với các nước Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh thì một làn gió mới manh nha cho nền văn học Nhật Bản. Làn gió văn học phong tình nổi lên với Ihara Saikaku qua những tác phẩm Chàng trai đa tình (Koshoku ichidai otoko - Hiếu sắc nhất đại nam), Cô gái đa tình (Koshoku ichidai onna - Hiếu sắc nhất đại nữ), Năm cô gái si tình (Koshoku gonin onna - Hiếu sắc ngũ nhân nữ)… Làn gió tươi mát của bờ cõi Hoa nghiêm với những vần thơ Thiền trong sáng của Matsuo Basho, mà đỉnh cao là Con đường sâu thẳm (Oku no hosoi michi )…

Nhưng phải chờ đến thời Minh Trị (1868-1911) cùng với những cải cách duy tân của Thiên Hoàng Minh Trị, thì mới là “thời đã đến” của văn học Nhật Bản. Ngọn gió văn chương hiu hắt được thổi bùng lên và bay phần phật trong tâm tư những con người dấn thân làm văn nghệ. Từ Mori Ogai, Shimazaki Toson rồi đỉnh cao là Natsume Soseki, văn học hiện đại của Nhật Bản đã thức tỉnh và sải những bước dài sau đó qua các thời Đại Chính (Taisho) (1912-1925), Chiêu Hoà (Showa) (1926-1989) qua những tên tuổi lẫy lừng như Akutagawa Ryunosuke, Yokomitsu Riichi, Kawabata Yasunari. Văn hào Kawabata đã đưa Nhật Bản bước thẳng lên văn đàn quốc tế với giải thưởng Nobel văn học năm 1968. Và chỉ sau đó hai mươi sáu năm bước chân của Kawabata lại được tiếp nối bởi Oe Kenzaburo, người nhận giải Nobel văn học thứ hai cho nền văn học hiện đại Nhật Bản vào năm 1994. Đó là “thời đã mãn” cho nền văn học phương Đông trầm mặc và kiêu hùng này.

Những bước chân tuy âm thầm mà vang dội ấy của nền văn học hiện đại Nhật Bản đã làm kinh ngạc cả thế giới. Những nhà nghiên cứu bắt đầu triệt để tìm hiểu “sức mạnh vượt trội” của nền văn học Nhật Bản và họ đã tái “phám phá” ra những tên tuổi khác như Mishima Yukio, Tanizaki Junichiro, Murakami Haruki, Yoshimoto Banana… Và trong số đó có một tên tuổi mà đến bây giờ người ta vẫn còn nhắc nhở đến vì những bài học nhân văn thể hiện trong nhiều tác phẩm mang tính biểu tượng cao độ. Đó chính là Abe Kobo. Nói như Nietzsche “con người chết đi là để trở thành bất tử” thì đúng là thời gian qua đi càng làm cho tên tuổi Abe Kobo ngày càng trở nên chói sáng rạng rỡ huy hoàng.

Abe Kobo, nhà văn Nhật Bản, sinh năm 1924 tại Tokyo và mất năm 1993. Ông tốt nghiệp đại học Tokyo, chuyên ngành y khoa. Tác phẩm của ông có tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Abe Kobo thường miêu tả nỗi bất an xao xuyến của thân phận con người, với phong cách siêu hiện thực (chougenjitsu). Những tác phẩm lớn của ông có thể kể đến là 'Người đàn bà trong cồn cát '(Suna no Onna), 'Bức tường' (Kabe), 'Gương mặt tha nhân' (Tanin no kao), 'Con thuyền Sakura…' Năm 1951 (Chiêu Hòa thứ 26), tác phẩm 'Bức tường '(Kabe) của ông nhận được giải thưởng văn học Akutagawa. Tác phẩm 'Người đàn bà trong cồn cát' (Suna no onna) in năm 1962, nhận được giải “Yomiuri Bungakushou” (Độc mãi văn học thưởng) và giải thưởng cao nhất của Pháp dành cho tác phẩm nước ngoài. Truyện của Abe Kobo ngập tràn các biểu tượng và ẩn dụ. Ngay cả từ những tiêu đề tác phẩm, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.

Trong số những nhà văn hiện đại Nhật Bản thì Abe Kobo và Murakami Haruki có sở trường dùng cách biểu tượng một cách nhuần nhị để diễn đạt tự tưởng của mình.

Và chúng ta hãy cùng khám phá một tác phẩm lớn quan trọng của Abe Kobo là 'Người đàn bà trong cồn cát'. Bằng cách tương chiếu giữa Heidegger và Abe Kobo, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ tư tưởng chính yếu của tác gia này trong việc đào sâu suy tư đến mức trầm tích sâu nhất có thể nhằm tát cạn một tư tưởng chung cuối cùng mang tính phổ quát nhất của tác phẩm.

Câu truyện nói về Niki Jinpei, một nhà côn trùng học, trong lúc đi tìm một mẫu côn trùng đã lạc bước vào xứ cát. Người ta đưa anh xuống hố cát qua đêm cùng với một người nữ. Sáng ra người ta rút mất thang dây. Và Jinpei tuyệt vọng, nỗ lực tìm cách vượt thoát. Và một lần anh đã suýt vượt thành công. Sau khi bị bắt lại, anh làm việc một cách vô hồn, và chỉ tìm vui khi phát kiến ra cái bẫy nước. Anh cùng với người nữ yêu thương nhau, tìm vui trong lao động để mua một chiếc radio, một chiếc gương soi. Sau cùng người phụ nữ có thai ngoài tử cung phải đưa đi cấp cứu. Jinpei trong thế lưỡng khả giữa vượt thoát và ở lại, đã chấp thuận nhận xứ cát này làm quê hương…

Truyện chỉ có vậy. Nhưng chỉ có vậy là thế nào? Những tình tiết đơn giản mở ngỏ ra vô vàn các khả năng. Có một sự tương hợp lạ kỳ giữa tư tưởng của Abe Kobo gửi gắm qua tác phẩm với tiến trình suy tưởng của Heidegger. Khi nhận thấy điều đó, thoạt đầu chúng tôi kinh hoảng nhưng sau khi bớt choáng váng, chúng tôi quyết định đặt hai tác gia này trong một cuộc tương thoại khả năng. Có thể đây là một hành động liều lĩnh và dại dột nữa. Nhưng như chúng tôi đã nói, nếu triệt để suy tư, chúng ta sẽ thấy cuộc tương thoại này mở ngỏ ra vô vàn các khả năng mà tự chúng soi chiếu lẫn nhau trong các bước đi uyển chuyển của tư duy triệt để…

Thoạt kỳ thủy là như thế. Con người là một hữu thể bị quăng ném vào cõi nhân sinh. Đó là khởi điểm suy tư của Heidegger. Và đó cũng là quang cảnh mở đầu câu truyện 'Người đàn bà trong cồn cát' 3 của Abe Kobo. Niki Junpei, người mà đến cuối truyện chúng ta mới biết tên qua thông báo tin mất tích của Tòa án Nội Vụ, chợt bị quăng ném vào một hố cát - hố thẳm vực sâu của vùng vẫy cưỡng kháng ở khoảng giữa chấp nhận và chối từ, một chốn ngụ cư của Hữu - tại - thế và Hữu - quy - tử. Thoạt đầu anh rất ngạc nhiên, và chỉ có mình anh là ngạc nhiên thôi, mọi người khác thì bình thản. Chúng ta cần phải nhớ rằng ngạc nhiên chính là khởi điểm của suy tư. Sự ngạc nhiên xô đẩy Jinpei tìm hiểu vấn nạn mình đang mắc phải. Và điều đầu tiên anh tìm thấy chính là sự phi lý của thân phận, của hiện tại. Anh không biết tại sao mình bị bỏ rơi ở chốn này, anh không không hiểu tại sao người khác cứ mặc nhiên chấp nhận hoàn cảnh bỏ rơi này mà không hề ngạc nhiên, không hề tức giận, để vẫn tồn tại hồn nhiên như cỏ cây. Sự hiểu biết thoạt tiên sẽ đưa đến niềm tuyệt vọng và cùng với nó là sự kiếm tìm giải pháp giải thoát. Sự hiểu biết, do đó, đã gợi mở ra một con đường… “Đường về thơ giắt sau lưng, biết rằng tài mệnh đi chung một đường…”. Dĩ nhiên khi chúng ta gọi tên và dàn bày phơi mở thể tính của con đường thì cùng lúc ấy “đường” vừa là khởi điểm và “đường” cũng sẽ là chung cục, tức là con đường sẽ cùng lúc vừa ở phía trước vừa ở phía sau ta. Con người sẽ rơi vào một tình huống lưỡng khả: đi về trước có thể sẽ bị rớt lại đằng sau và đi thụt lùi dọ dẫm thì có khả năng tiến về trước để triển nở thân phận và kiện toàn nhân vị. Cho nên khi chuẩn bị kêu gọi khởi sự lên đường mà nghe như hàm hồ nghịch nghĩa “còn không một bận quay về, đường xưa có ánh trăng thề vàng gieo” (Bùi Giáng) là vì lẽ ấy. Cái đó là cái mà Husserl gọi là “dẫn thoái”. Và điều đó là cho kẻ khởi sự lên đường nhiều khi phải hoang mang “Tình buồn ngồi khóc lìa tan, ta buồn từ thuở hoang mang lối về, đời như nhạn lạc đáy khe, bay lên bay xuống vẫn nghe lưng chừng…” (Hoàng Long).

Bắt đầu từ đó, con người, ở đây là Jinpei, mới thành tâm suy tư và tìm kiếm qua những hành động có thể tái ban phát cho đời mình một ý nghĩa sống, để tìm kiếm lại chính mình. “Tìm thấy ta rồi, sằng sặc cười, nước mắt cả một đời, thành một dòng hư ảo, thế thôi?” (Hoàng Hưng).

Và cái vấn nạn mà Abe Kobo đặt ra và khai triển qua nhân vật Jinpei liệu có giúp chúng ta đào sâu và tát cạn hết ý nghĩa của tình thế để làm hành trang vào đời giữa lòng nhân loại hôm nay?

Hành động then chốt của Jinpei sau một lần vượt thoát không thành đó là chấp nhận cư ngụ với hiện tại ở chốn này. Anh phải chấp nhận nơi lưu đày này làm chốn an cư. Đó là điều mà Heidegger cũng nói tới. Con người không biết vì sao mình bị bỏ rơi tại thế giới này và không biết mình sẽ đi về đâu, nên thế giới lưu đày này cũng đồng thời là chốn an cư. Nhưng con người phải tìm lại cho mình một ý nghĩa sống. Theo Heidegger, vì lẽ đó mà con người khởi sự suy tư. Còn Abe Kobo cho Jinpei tựu thành thể tính con người qua việc sáng chế ra cái bẫy nước giữa vùng hoang mạc. Đó là hành động căn để, mang tính then chốt của tác phẩm. Hành động này cần được soi sáng trong chính nó. Vũ Quần Phương, khi viết bài tựa cho bản dịch Việt ngữ, cũng đã nhận thấy điều này, nhưng chúng ta thật ngạc nhiên khi thấy ông phân tích xiết bao hời hợt về hành động cốt tử đó. Mượn cách nói của triết gia V. Soloviev thì ông "đã “bơi nông” một cách đáng kinh ngạc”. Vũ Quần Phương viết: “Anh (tức Jinpei) nấn ná ở lại chính vì cái bẫy nước. Anh đã phát hiện ra cách lấy nước giữa vùng khô khát này. Anh phải trao lại cái phát minh đó cho một ai đó. Cái phát minh đó, ác thay, chỉ có ý nghĩa với dân sở tại. Trước kia, anh chạy trốn họ, bây giờ anh đợi gặp họ. Tất cả sự thâm thúy của cuốn truyện nằm ở chi tiết này" 4.

Nếu sự “thâm thuý” của câu truyện này chỉ có thế thì còn gì là Abe Kobo? Chúng tôi có cảm giác như Vũ Quần Phương lấy xẻng đâm vài nhát xuống bề mặt tác phẩm rồi kết luận “thật là thâm thuý”, và chẳng cần bậm tâm đến việc đào sâu và tát cạn ý nghĩa tác phẩm của mình đã “cạn” như thế nào cả. Xin thưa rằng việc phát minh ra cái bẫy nước không phải là cớ để Jinpei ở lại chốn lưu đày chờ dân sở tại đến để “trao truyền y bát” mà hành động đó chỉ có ý nghĩa lớn với riêng Jinpei, và chỉ có Jinpei mà thôi. Dân sở tại không cần biết đến điều đó. Jinpei đã tìm kiếm lại được thể tính con người qua hành động phát minh, đưa phẩm giá con người lên một chiều kích nhân bản cao nhất. Sáng tạo, tư duy và phát minh là để tồn tại, là ban cho đời người một ý nghĩa sống. Và trong việc chọn lựa ý nghĩa ấy, con người đạt đến một chiều kích hoàn toàn tự do (mà yếu tính của chân lý là tự do và tự do là một đặc tính của con người. Heidegger nói thế 5). Tự do ấy không phải từ trên trời rơi xuống mà phải được và chỉ được tựu thành thông qua hành động của con người. Rồi nhịp tự do ấy, may chăng sẽ nối kết một nhịp cầu tương giao vốn đã từng gãy đổ nhiều phen với cuộc sống này trong suốt chiều dài thế kỷ đau thương. Hành động phát minh sáng tạo là lời khẳng nhận quyết liệt của con người nhận chốn lưu đày này làm quê hương đích thực. Bởi thế mà Goethe đã cho Faust dịch câu mở đầu của Thánh Kinh “Khởi thủy là lời” thành “Khởi thủy là hành động”. Phải hành động, hành động quyết liệt, hành động triệt để.

Nói như một lời quyết liệt của Albert Camus “Vì muốn làm người nên chối từ làm thần thánh”. Sáng tạo là chiến thắng của con người trước nghịch cảnh đau thương của tự nhiên và của giới hạn trong vòng da máu của thân xác vật. Nên cuối cùng, Jinpei ở lại hố cát, dù có cơ hội thoát đi. Anh nhủ thầm chờ đến lần sau sẽ thoát. Nhưng chúng ta ai cũng biết rằng sẽ không có lần sau nào nữa. Jinpei đã qua cái bẫy nước đã làm lễ tuyên thệ kết hôn với đời sống này, với hy vọng vào một niềm tin mai hậu của chiến thắng con người. Thế là quá đủ cho một kiếp sống hoang vu và nhỏ bé giữa lòng hố thẳm nhân gian. Sự tự thắng vượt đó còn hướng con người đến một chiều kích siêu việt khác nữa. Con người được thanh tẩy để đạt chiều kích nhân bản cao nhất, gột rửa dần tính thô lậu của thân xác vật để vươn lên nhân tính trong huy hoàng và rực rỡ. Đó chẳng phải là niềm vui sướng tột đỉnh của kiếp người hay sao?


Cách viết của tác giả cho thấy ngôi làng giống như một địa ngục và những người dân ở đó là tội nhân đang phải chịu hình phạt là sống trong cát và hàng ngày phải xúc cát nếu không muốn bị vùi lấp. Một ngôi làng như thế chỉ tồn tại trong truyện viễn tưởng hoặc thần thoại chứ không thể ở trong một tác phẩm hiện thực.

Nhân vật người phụ nữ cũng thật lạ lùng. Mình cảm giác chị ta giống như một u linh, một hồn ma hơn là một con người. Lầm lũi xúc cát ngày qua ngày; im lặng khó hiểu trước mọi câu hỏi và nói những điều vô cùng tối nghĩa; không có cảm xúc gì về người chồng, người con đã mất; tồn tại trong ngôi nhà chỉ với mục đích lôi kéo người đàn ông làm công việc xúc cát.

Phương châm của ngôi làng được xây trong cát là "Hãy yêu quý ngôi nhà của bạn"?? Dân làng hầu như rất ít lộ diện, vô cùng bí ẩn. Họ chỉ biểu hiện sự tồn tại qua những vật phẩm, qua chiếc thang dây bị mất … Lạnh lùng, không có dấu hiệu sự ấm áp của tình người, thậm chí không chắc họ có phải là con người hay không.

Mình không thích cách tác giả đặc tả xoáy sâu vào những chi tiết khó-chịu có-mục-đích, qua đó thao túng thế giới quan của độc giả. Giống như một bức tranh vốn khá bình thường nhưng bị nhìn qua một lăng kính đặc biệt khiến nó trở nên ma quái.

Tác giả rất tâm huyết khi từng chi tiết nhỏ được xây dựng công phu và bức tranh tổng thể cũng rõ ràng, có dụng ý. Tuy vậy với cốt truyện phi lý, cách diễn tả tâm lý nhân vật vô cùng khó hiểu; sách này không dành cho mình, sẽ là hành hạ cảm xúc của bản thân nếu cố gắng đọc tiếp. Mình bỏ cuộc sau khi đọc hơn nửa cuốn.