Xem thêm

Cuốn sách “Đại học không lạc hướng” mang đậm màu sắc thanh xuân vườn trường này được viết bởi tác giả người Trung Quốc Lý Thượng Long. Ông là nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng với những tác phẩm nổi tiếng viết về thời thanh xuân – những năm tháng đẹp nhất của đời người.

“Đại học không lạc hướng” được Lý Thượng Long xuất bản 3/2019 và được dịch thành rất nhiều tên, trong đó có tên “Đại học không lạc hướng”. Ông tâm sự “Đại học không lạc hướng là cuốn sách “gối đầu giường” mà tôi viết dành cho các bạn sinh viên đại học”.

Ông kể mỗi lần đến các trường đại học giao lưu và ký tặng sách, ông nhận được rất nhiều câu hỏi, một trong số đó là “Nếu bản thân cảm thấy hoang mang thì nên làm thế nào?”

Mọi người thường hay bảo, tuổi trẻ có ai mà không hoang mang, không lạc hướng. Nhưng đấy là mọi người nghĩ thế, còn với Lý Thượng Long, ông không nghĩ vậy. Bởi trong quãng thời gian thanh xuân của ông, ông đã gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người tài giỏi.

Họ luôn có mục tiêu rõ ràng, hướng đi tính toán trước nên không những không hoang mang mà còn tận hưởng quãng thời gian thanh xuân tươi đẹp, ý nghĩa, có giá trị.

Khi có cơ hội tiếp xúc với họ, ông đã bất chợt nhận ra: Mỗi con đường đều có quy luật, dù không phải 100% quy luật đều đúng. Và ông tin vào những câu chuyện thực tế mình chứng kiến. Những câu chuyện ấy mang lại nguồn cảm hứng và gợi mở cho ông viết nên cuốn sách “Đại học không lạc hướng”

Ông rất tâm đắc với cuốn sách này, bởi “Đại học không lạc hướng” với những bài học thực tế nên rất dễ đi sâu vào cuộc sống của các bạn sinh viên, dễ nhớ, dễ vận dụng.

Bởi ông đi từng vấn đề, từng góc khuất, những thắc mắc mà các bạn sinh viên hay gặp phải để đi tìm câu trả lời cho chính những câu hỏi đNếu ngày mai là ngày cuối cùng trong đời, bạn có hối hận không?

Bằng cấp đại học có công dụng và giúp ích được không?

Có nên tham gia các câu lạc bộ và hội sinh viên không?

Học trường bình thường, làm sao để nổi bật?

Tình yêu thời đại học, có nên hay không?

Lý Thượng Long bày tỏ sự hy vọng cuốn sách này mang lại nhiều điều tốt đẹp cho các bạn sinh viên.

“Hy vọng bạn thích cuốn sách này, cũng hy vọng Đại học không lạc hướng là hành trang giúp các bạn trong những năm đại học. Thấy chữ như thấy người, mong rằng tuổi trẻ của bạn có tôi bầu bạn, không bao giờ cô độc”

"Đại học không lạc hướng" cho rằng nếu đại học mà không trải nghiệm trọn vẹn 3 điều sau, thì không còn đủ ý nghĩa của 2 từ “đại học” nữa.

“Đại học không lạc hướng” sẽ mang đến cho bạn hình ảnh những năm tháng sinh viên rất khác, chân thật, ngây ngô, yếu đuối rồi lại mạnh mẽ. Chính là 4 năm quý giá, làm nền tảng cơ bản để tiến tới những cơ hội mới.

Không trốn học không phải là sinh viên

Quan điểm của "Đại học không lạc hướng "ở đây chính là: Biết cách chọn lọc và đánh giá các môn học theo cấp độ phù hợp – không phù hợp và theo khả năng phấn đấu của bạn để lựa chọn môn học nào cần tập trung. Các môn khác bạn có thể tự chủ động điều chỉnh lịch học để tránh lãng phí thời gian

Nhất định phải tham gia câu lạc bộ

Câu lạc bộ sẽ cho bạn cơ hội để mở rộng các mối quan hệ, các tình cảm gắn bó mà không phải ở đâu cũng có và tìm được. Bạn nên tận dụng 4 năm ý nghĩa này để tham gia những câu lạc bộ phù hợp với sở thích của bạn.

Có một mối tình thanh xuân

Những năm tháng thanh xuân đẹp nhất chẳng phải là có một mối tình nhẹ nhàng mà mãnh liệt hay sao? Thứ tình cảm đem đến cho con người nhiều cảm xúc nhất, nhiều trải nghiệm đáng nhớ nhất.

Bởi quãng thời gian đại học bạn được sống với những tình cảm và cảm xúc chân thật nhất, ngây thơ nhất và cũng mãnh liệt nhất. “Cho dù không thể cùng nhau đi xa, không có kết cục, nhưng quan trọng là thời gian ở bên nhau đáng giá, chúng ta khiến cho bản thân mình trở nên đẹp đẽ hơn”.

4 năm đại học như 4 bước tường của căn phòng, năm đầu tiên là bước tường phía bục giảng, bạn háo hức nhìn để tiếp thu kiến thức, năm thứ 2 là bức tường có cửa sổ, bạn quen dần với nhịp học, và tập tành đi ra ngoài để làm thêm, giao lưu học hỏi, năm thứ 3 là bức tường sau lưng bạn, là năm mà bạn đứng trên bục giảng nhìn xuống với những bài thuyết trình liên miên, năm thứ 4 là bức tường có cửa ra vào, đã đến lúc bạn bước ra ngoài với công việc, với một thế giới khác ngoài kia.

 Hy vọng, “Đại học không lạc hướng” sẽ trở thành người bạn đồng hành với những bạn sinh viên trong những năm tháng chông chênh, hoang mang.


Mình cũng đã đọc một vài đầu sách self-help của Trung Quốc, thấy văn phong cũng dễ chịu. Đại học không lạc hướng cũng là của tác giả Trung Quốc, mà cách sống cũng như văn hóa của Việt Nam mình có nhiều điểm tương đồng, nên những điều tác giả viết dễ hiểu, dễ tiếp thu. Là một tác giả nam nên cách viết giản dị, không hoa lá cành, đọc mà như có người đang tâm sự, khuyên răn bên cạnh. Tác giả cũng chia ra nhiều bài viết, mỗi bài viết nêu lên một vấn đề mà hầu hết sinh viên đều phân vân và khó chọn lựa. Self-help mình sợ nhất là văn phong giáo điều, áp đặt phải làm thế này, phải làm thế kia. Lý Thượng Long vẫn đưa ra quan điểm, vẫn thuyết phục mọi người làm theo, nhưng không hề có cảm giác cứng nhắc dập khuôn. Nó như lời khuyên chân thành của một người anh, người đi trước cho những đứa em sắp bước vào quãng đời vừa đẹp vừa chông chênh này. Mình đồng ý hầu hết với quan điểm của tác giả. Dù là có những điều mình không làm được trong những năm đầu đại học. Mình đã ước rằng mình được đọc nó sớm hơn nữa. Lý Thượng Long viết về chủ đề không quá mới, nhưng cách viết thuyết phục, gần gũi. Lý Thượng Long lại là một giáo viên dạy tiếng anh, nên cũng có nhiều lời khuyên về việc học tiếng anh. Mình rất thích cái suy nghĩ hiện đại của tác giả, không phải vì tác giả là giáo viên mà lên mặt rằng sinh viên thì phải học, không được cúp tiết, không được chơi bời. Anh còn khuyên nên cúp học, phải biết cái gì cần học cái gì không. Đọc mình cứ ngồi gật gù mãi.

"Đại học không lạc hướng" nghe tên đã biết sẽ rất phù hợp với các bạn sắp hoặc mới bước vào đại học rồi nhỉ. Với những bạn mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học hẳn sẽ rất hoang mang, mình cũng đã từng như vậy và rất may ngay lúc ấy mình lại có duyên được biết đến cuốn sách này. Bạn đang hoang mang rằng bản thân nên trở thành một người như thế nào? Có nên đi làm thêm không? Nên đi làm khi nào? Chọn nhầm ngàng rồi, tính sao đây? Nên đi làm hay học lên cao học?,.. rất nhiều câu hỏi điển hình của sinh viên sẽ được trả lời trong cuốn sách này. Bố cục sách gồm có 5 phần:

 Phần 1: Bạn nỗ lực đến đâu trong tuổi trẻ của mình?

 Phần 2: Công dụng của bằng cấp trong cuộc đời 

Phần 3: Người bình thường trở nên một cách ngoạn mục như thế nào? Phần 4: Đừng kiếm tiền vào thời điểm cần tập trung cho việc học nhất Phần 5: Tình yêu khiến cả hai đều trở nên ưu tú mới là thứ tình yêu đáng để ghi nhớ suốt đời. 

Nhìn bố cục này có lẽ bạn sẽ liên tưởng đến thể loại sách selfhelp với các đề mục và các lời khuyên điển hình. Có lẽ đây đúng là sách selfhelp. Nhưng khi đọc, lật giở từng trang tôi lại cảm thấy như mình đang ngồi uống trà đàm đạo với một người anh đã trải qua quãng đời sinh viên. Từng trải và Kinh nghiệm. Giọng văn gần gũi khiến tôi cảm thấy như đây không giống với một quyển sách selfhelp đầy khô khan nữa, mà thay vào đó tôi lại bị cuốn vào từng câu chuyện và từng bài học cuộc sống của anh ở trong những trang sách. " Cuộc sống đại học đáng sợ nhất chính là không có mục tiêu, một người không có mục tiêu ngắn hạn cho bản thân, đi một hồi sẽ hoang mang không biết đi đâu về đâu" " Thứ có thể khiến con người ta trưởng thành là tri thức có giá trị, những thứ khác chỉ là thông tin".

Đọc quyển sách này mình thấy hoang mang cực độ, đơn giản là vì cuốn sách đang viết về chính mình, như đang âm thầm soi chiếu từng cử chỉ trong nhận thức của mình vậy. Đôi lúc cảm thấy bế tắc hay mất phương hướng trong cuộc sống mình thường mở lại những dòng highlight trong sách để lấy động lực. Và đây là đôi dòng mình muốn chia sẻ cùng các bạn:

Thứ nhất, “Thế giới này căn bản không quan tâm bạn nõ lực bao nhiêu, mà chỉ quan tâm bạn có thành tựu nào hay không, quan tâm đến hiệu quả của sự nỗ lực của bạn.” 

Thứ hai, “Khi bạn nhỏ bé, không ai quan tâm đến sự nỗ lực của bạn, sau khi bạn thành công, mới có người muốn lắng nghe câu chuyện của bạn Những câu chuyện đó mới có máu có thịt.”

 Thứ ba, “Tôi muốn nói với bạn rằng, nỗ lực không chắc thành công, nhưng không nỗ lực bạn sẽ hối hận.” 

 Thứ tư, “Có thể sau khi tốt nghiệp sẽ chia tay, hoặc sau khi trưởng thành rồi cuối cùng lại người rẽ trái người rẽ phải. Nhưng bản thân bạn sẽ không oán thán, không hối hận vì đã từng hai bàn tay trắng mà vẫn yêu thương bằng cả trái tim. Cho dù không thể cùng nhau đi xa, không có kết cục, nhưng quan trọng là thời gian ở bên nhau đáng giá, chúng ta đã khiến cho bản thân mình trở nên đẹp đẽ hơn.” 

 Cuối cùng, “Nếu bạn có một cốc nước, tiếp theo bạn sẽ làm gì? Câu trả lời rất đơn giản, bạn phải làm chuyện bạn muốn làm, không liên quan tới cố nước. Cốc nước này có thể là công việc của chúng ta, là chuyên ngành của chúng ta, là trường học của chúng ta, tóm lại, là thứ mà chúng ta hiện có, nhưng có bao nhiêu người chỉ dán mắt vào cốc nước này mà quên mất mục đích sống thực sự của bản thân, quên mát rằng bản thân rốt cục muốn gì.”