Xem thêm

Ở đất nước nào cũng vậy, Trung Quốc hay Việt Nam cũng đều có các bạn trẻ đặt câu hỏi như thế. Bằng cấp là yêu cầu cơ bản nhất trong bất cứ một nghề nghiệp chuyên nghiệp nào. Cứ nhìn vào yêu cầu tuyển dụng là biết. Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đều đòi hỏi bằng cấp như một điều kiện cơ bản. Nếu bạn có năng lực, bạn thấy bất công khi nhà tuyển dụng không xem xét điều đó? Tác giả Lý Thượng Long đã có phần trình bày vô cùng thuyết phục về điều này. Bởi vì những bằng cấp, chứng chỉ đó sẽ nói lên năng lực và giá trị của bạn. Bạn có thể không cần chúng trừ khi bạn có một năng lực tỏa sáng vượt trội có thể thay thế hoàn toàn. Nhưng nhà tuyển dụng, họ có thời gian tìm hiểu một người như vậy không? Trưởng thành là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nó có thể có thất bại, có tổn thương, cũng có thể là thành công, xuất chúng,… Bạn có thể học tại một trường đại học hạng hai nhưng tuyệt đối không làm người hạng hai. Trường đại học khác với cấp ba và các cấp học khác ở cách giáo dục. Môi trường đại học yêu cầu rất cao tính tự học và sắp xếp thời gian. Chỉ cần bạn kiên trì nhẫn nại, chịu khó học hỏi thì chắc chắn bạn sẽ trở nên giỏi giang.

Dù là người mới cũng có thể thần tốc tiến lên. Hay người bình thường cũng có thể để lại một vài thành tựu. Cao thủ là người biết tận dụng thời gian trống chứ không để chúng chiếm lĩnh mình. Ngày nay, có rất nhiều sinh viên lựa chọn vừa đi học vừa đi làm thêm. Cũng dễ hiểu thôi. Họ là những chú chim non mới được thả ra khung trời tự do. Họ khao khát sống một cuộc đời riêng, không còn phụ thuộc vào cha mẹ. Và điều đầu tiên là sự độc lập về kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng cân nhắc là ta có thể cân bằng hai khoảng thời gian này hay không? Không ít bạn sa vào đi làm mà thành tích học tập không tốt. Kiến thức chuyên môn lại không vững. Và chính ước mơ mà bạn theo đuổi những ngày mới vào đại học đã bị chính bạn thẳng tay đè xuống. Như vậy, liệu có đáng không? Đi làm thêm gánh vác một phần kinh tế gia đình không có gì sai. Nhưng đi học đại học thì bản chất vẫn là đi học. Chỉ khi bạn nỗ lực hết sức trong những năm tháng đại học. Năm tháng sau này của bạn mới bớt khổ cực.

Mình cũng đã đọc một vài đầu sách self-help của Trung Quốc, thấy văn phong cũng dễ chịu. Đại học không lạc hướng cũng là của tác giả Trung Quốc, mà cách sống cũng như văn hóa của Việt Nam mình có nhiều điểm tương đồng, nên những điều tác giả viết dễ hiểu, dễ tiếp thu. Là một tác giả nam nên cách viết giản dị, không hoa lá cành, đọc mà như có người đang tâm sự, khuyên răn bên cạnh. Tác giả cũng chia ra nhiều bài viết, mỗi bài viết nêu lên một vấn đề mà hầu hết sinh viên đều phân vân và khó chọn lựa. Self-help mình sợ nhất là văn phong giáo điều, áp đặt phải làm thế này, phải làm thế kia. Lý Thượng Long vẫn đưa ra quan điểm, vẫn thuyết phục mọi người làm theo, nhưng không hề có cảm giác cứng nhắc dập khuôn. Nó như lời khuyên chân thành của một người anh, người đi trước cho những đứa em sắp bước vào quãng đời vừa đẹp vừa chông chênh này. Mình đồng ý hầu hết với quan điểm của tác giả. Dù là có những điều mình không làm được trong những năm đầu đại học. Mình đã ước rằng mình được đọc nó sớm hơn nữa. Lý Thượng Long viết về chủ đề không quá mới, nhưng cách viết thuyết phục, gần gũi. Lý Thượng Long lại là một giáo viên dạy tiếng anh, nên cũng có nhiều lời khuyên về việc học tiếng anh. Mình rất thích cái suy nghĩ hiện đại của tác giả, không phải vì tác giả là giáo viên mà lên mặt rằng sinh viên thì phải học, không được cúp tiết, không được chơi bời. Anh còn khuyên nên cúp học, phải biết cái gì cần học cái gì không. Đọc mình cứ ngồi gật gù mãi.

"Đại học không lạc hướng" nghe tên đã biết sẽ rất phù hợp với các bạn sắp hoặc mới bước vào đại học rồi nhỉ. Với những bạn mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học hẳn sẽ rất hoang mang, mình cũng đã từng như vậy và rất may ngay lúc ấy mình lại có duyên được biết đến cuốn sách này. Bạn đang hoang mang rằng bản thân nên trở thành một người như thế nào? Có nên đi làm thêm không? Nên đi làm khi nào? Chọn nhầm ngàng rồi, tính sao đây? Nên đi làm hay học lên cao học?,.. rất nhiều câu hỏi điển hình của sinh viên sẽ được trả lời trong cuốn sách này. Bố cục sách gồm có 5 phần:

 Phần 1: Bạn nỗ lực đến đâu trong tuổi trẻ của mình?

 Phần 2: Công dụng của bằng cấp trong cuộc đời 

Phần 3: Người bình thường trở nên một cách ngoạn mục như thế nào? Phần 4: Đừng kiếm tiền vào thời điểm cần tập trung cho việc học nhất Phần 5: Tình yêu khiến cả hai đều trở nên ưu tú mới là thứ tình yêu đáng để ghi nhớ suốt đời. 

Nhìn bố cục này có lẽ bạn sẽ liên tưởng đến thể loại sách selfhelp với các đề mục và các lời khuyên điển hình. Có lẽ đây đúng là sách selfhelp. Nhưng khi đọc, lật giở từng trang tôi lại cảm thấy như mình đang ngồi uống trà đàm đạo với một người anh đã trải qua quãng đời sinh viên. Từng trải và Kinh nghiệm. Giọng văn gần gũi khiến tôi cảm thấy như đây không giống với một quyển sách selfhelp đầy khô khan nữa, mà thay vào đó tôi lại bị cuốn vào từng câu chuyện và từng bài học cuộc sống của anh ở trong những trang sách. " Cuộc sống đại học đáng sợ nhất chính là không có mục tiêu, một người không có mục tiêu ngắn hạn cho bản thân, đi một hồi sẽ hoang mang không biết đi đâu về đâu" " Thứ có thể khiến con người ta trưởng thành là tri thức có giá trị, những thứ khác chỉ là thông tin".

Đọc quyển sách này mình thấy hoang mang cực độ, đơn giản là vì cuốn sách đang viết về chính mình, như đang âm thầm soi chiếu từng cử chỉ trong nhận thức của mình vậy. Đôi lúc cảm thấy bế tắc hay mất phương hướng trong cuộc sống mình thường mở lại những dòng highlight trong sách để lấy động lực. Và đây là đôi dòng mình muốn chia sẻ cùng các bạn:

Thứ nhất, “Thế giới này căn bản không quan tâm bạn nõ lực bao nhiêu, mà chỉ quan tâm bạn có thành tựu nào hay không, quan tâm đến hiệu quả của sự nỗ lực của bạn.” 

Thứ hai, “Khi bạn nhỏ bé, không ai quan tâm đến sự nỗ lực của bạn, sau khi bạn thành công, mới có người muốn lắng nghe câu chuyện của bạn Những câu chuyện đó mới có máu có thịt.”

 Thứ ba, “Tôi muốn nói với bạn rằng, nỗ lực không chắc thành công, nhưng không nỗ lực bạn sẽ hối hận.” 

 Thứ tư, “Có thể sau khi tốt nghiệp sẽ chia tay, hoặc sau khi trưởng thành rồi cuối cùng lại người rẽ trái người rẽ phải. Nhưng bản thân bạn sẽ không oán thán, không hối hận vì đã từng hai bàn tay trắng mà vẫn yêu thương bằng cả trái tim. Cho dù không thể cùng nhau đi xa, không có kết cục, nhưng quan trọng là thời gian ở bên nhau đáng giá, chúng ta đã khiến cho bản thân mình trở nên đẹp đẽ hơn.” 

 Cuối cùng, “Nếu bạn có một cốc nước, tiếp theo bạn sẽ làm gì? Câu trả lời rất đơn giản, bạn phải làm chuyện bạn muốn làm, không liên quan tới cố nước. Cốc nước này có thể là công việc của chúng ta, là chuyên ngành của chúng ta, là trường học của chúng ta, tóm lại, là thứ mà chúng ta hiện có, nhưng có bao nhiêu người chỉ dán mắt vào cốc nước này mà quên mất mục đích sống thực sự của bản thân, quên mát rằng bản thân rốt cục muốn gì.”