Công cụ giúp bạn nhìn nhận chính xác về mọi quan điểm, vấn đề
● Đủ sáng suốt để nhìn nhận cái đúng và đủ mạnh mẽ để thay đổi quan điểm cho phù hợp
● Đã đến lúc thôi cố chứng minh mình đúng


Tư duy lính trinh sát, hay còn gọi là tư duy truy tìm sự thật là phương pháp tư duy giúp ta có cái nhìn chính xác, toàn diện cho mọi vấn đề để từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn, sẵn sàng đón nhận những thử thách, rủi ro và lèo lái cuộc đời thuận buồm xuôi gió.

Khi suy luận, tìm kiếm thông tin hay ra quyết định, chúng ta thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bản sắc cá nhân. Như tác giả Julia Galef đã chia sẻ trong Tư duy truy tìm sự thật rằng “Chúng ta sẽ ‘vạch lá tìm sâu’ trong lập luận mình muốn bác bỏ nhưng lại phớt lờ những ‘lỗ hổng’ trong lập luận mà mình tán thành”.

Việc dán nhãn bản thân là người lạc quan, người nội tâm, người theo chủ nghĩa vô thần,... sẽ khiến bạn cảm thấy phải bảo vệ một quan điểm nào đó đến cùng, dù cho điều đó có sai lầm. Tinh thần này được Galef ví như tư duy của một chiến binh khi vào trận.

Ngược lại với tư duy chiến binh, tư duy lính trinh sát mang ý nghĩa ẩn dụ từ hình ảnh người lính trinh sát, luôn cố tìm kiếm thông tin, dữ liệu trước trận chiến để đưa ra đối sách phù hợp. Tư duy lính trinh sát nhìn nhận sự việc một cách khách quan và chính xác. Thay vì chỉ thấy những gì mình muốn thấy, tin những gì mình muốn tin, và chỉ đấu tranh cho một phương diện của vấn đề, người mang trong mình tư duy lính trinh sát sẽ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của sự việc, từ đó chủ động trong mọi tình huống và đưa ra những giải pháp đúng đắn.

Dù vậy, sự thật là phần lớn thời gian chúng ta đều không sống và hành xử với tư duy lính trinh sát. Như Galef đã nói, “Chúng ta tranh luận theo kiểu đối đầu, với những suy nghĩ như phải ‘bảo vệ’, phải ‘bác bỏ’ hay phải đưa ra những lý lẽ ‘không có kẽ hở’ một cách thường xuyên và tự nhiên đến nỗi ta không thể nhận ra. Nguyên nhân là vì cách suy nghĩ đó đã quá quen thuộc, quá tự nhiên, và tâm trí chúng ta đã được lập trình để nhìn nhận các cuộc tranh luận theo hướng đó”. Hơn nữa, tư duy chiến binh cũng được nhận định là mang lại cho ta sự thoải mái, sức ảnh hưởng to lớn trong ngắn hạn và đôi khi giúp ta duy trì động lực. Nhưng, hậu quả thì lại khôn lường.


Tại sao một số người có thể nhìn thấu đáo mọi việc, nhiều người khác thì lại không?

Lắm lúc bạn sẽ ngưỡng mộ những người luôn bình tĩnh và sáng suốt trước mọi sự việc. Bạn nghĩ là họ giỏi giang, hiểu biết sâu rộng và có tư duy nhạy bén. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Trên thực tế, những gì họ có là “các kỹ năng làm chủ cảm xúc, thói quen cũng như quan điểm có-thể-điều-chỉnh, giúp họ dễ tư duy như một lính trinh sát”, Galef nhận định.

Không thể phủ nhận tư duy lính trinh sát sẽ giúp bạn vẽ nên bức tranh toàn cảnh về hiện thực, nhưng có lẽ cũng vì vậy mà đôi khi nó sẽ khiến bạn tổn thương, bởi như người ta nói, sự thật thì thường hay khắc nghiệt. Thế nhưng về lâu dài, lối tư duy truy tìm sự thật này lại có tác động tích cực, giúp ta phát triển và thay đổi quan điểm sao cho phù hợp.


Mọi thứ đều cần thời gian rèn luyện, tư duy lính trinh sát không là ngoại lệ

Bằng kinh nghiệm có được trong nhiều năm diễn thuyết và nghiên cứu say mê, trong cuốn sách Tư duy truy tìm sự thật, Julia Galef đã chỉ ra lý do tại sao con người thường thiên về lối tư duy chiến binh để rồi đưa ra những quyết định sai lầm. Cùng với những ví dụ minh họa cụ thể, tác giả đã phân tích, giúp bạn đọc hiểu rõ tầm quan trọng của tư duy truy tìm sự thật; cách để cải thiện bản thân, tự rèn luyện để hạn chế lối tư duy chiến binh để dần lĩnh hội và áp dụng tư duy lính trinh sát vào cuộc sống.

Cũng theo tác giả việc này không hề dễ dàng, nhưng vẫn có thể thực hiện được nếu bạn từng bước làm theo những hướng dẫn trong sách, chẳng hạn như chấp nhận hiện trạng của thực tế, rèn luyện tính điềm tĩnh, đừng quá chú trọng bản sắc cá nhân, và mở lòng để thấu hiểu những người không cùng quan điểm với mình…


Thế giới hiện đại với nhiều áp lực cuộc sống khiến cho lối tư duy chiến binh vốn giúp con người sinh tồn và truyền lại bộ gen cho thế hệ sau trong thời cổ đại giờ đây đã không còn phù hợp nữa. “Đã đến lúc chúng ta thay đổi cách tư duy, không cố chứng minh mình đúng hoặc tìm cách bảo vệ bản thân khỏi những tư tưởng đối nghịch mà tập trung nhìn nhận thế giới theo đúng bản chất của nó”, để đạt được những mục tiêu cũng như hạnh phúc và quyền tự quyết cho cuộc đời của mình. Đã đến lúc chúng ta nên áp dụng tư duy lính trinh sát - lối tư duy truy tìm sự thật.

“Chúng ta biết rất rõ về việc lập luận của ta có nhiều kẽ hở như thế nào, nhưng đáng ngạc nhiên là ta lại biết rất ít về cách để khắc phục những kẽ hở đó trong cuộc sống hằng ngày. May thay, Julia Galef có thể giúp ta thay đổi điều đó. Với những thông tin xác đáng và hữu dụng, ‘Tư duy truy tìm sự thật’ của Julia sẽ giúp chúng ta suy nghĩ thấu đáo hơn, nhìn nhận bản thân chính xác hơn và sai ít hơn.” - Adam Grant, tác giả của Originals, Give and Take, đồng thời là người dẫn chương trình podcast của WorkLife nhận định.

Là cuốn sách thuộc thể loại tâm lý học nhưng Tư duy truy tìm sự thật không mang nặng tính học thuật mà trái lại có tính ứng dụng rất cao. Đây là cuốn sách mà độc giả thuộc mọi lĩnh vực, mọi độ tuổi và tầng lớp đều có thể đọc để có được một hành trình hoàn thiện bản thân sâu sắc và ý nghĩa hơn.

Nếu bạn là người muốn có cái nhìn chính xác về các vấn đề trong cuộc sống để có thể phát triển bản thân, Tư duy truy tìm sự thật chính là cuốn sách dành cho bạn.


BOX

Julia Galef là một diễn giả nổi tiếng của chương trình TED Talk. Năm 2016, bài diễn thuyết “Why You Think You’re Right - Even If You're Wrong” của Julia Galef đã đạt hơn 4 triệu lượt xem trên TED Talk. Ngoài diễn thuyết, Julia còn chủ trì chương trình phát thanh “Rationally Speaking” và từng phỏng vấn các diễn giả, triết gia, và nhà khoa học nổi tiếng như Neil deGrasse Tyson, Phil Tetlock, Tyler Cowen…

Xem thêm

Thường thì mọi người luôn quan niệm rằng: thành công phải được trải qua từ thất bại, thất bại là mẹ của thành công….Điều đó hoàn toàn có thể hiểu như một bài thuốc an thần cho chúng ta mỗi lần gặp thất bại trong cuộc sống hay công việc. Nhưng khi gặp phải trở ngại ngày một lớn hơn, liệu rằng chúng ta có nên suy nghĩ khác đi về điều nói trên hay không? Và học tập từ thất bại hay trải nghiệm của người khác là một phương thức gần như hoàn hảo cho những sai lầm của bạn.

1. Kinh nghiệm đến từ vấp ngã.

Trong cuộc sống không tránh khỏi những lúc ta mắc phải những sai lầm không đáng có. Mỗi sai lầm lại cho chúng ta những bài học quý giá. Nhưng cái giá mà chúng ta phải trả cho những lần vấp ngã nhiều khi không hề nhỏ.

Vì vậy, việc chúng ta hạn chế được tối đa những sai lầm trong cuộc sống là một điều hết sức cần thiết. Đôi khi bạn gặp những khó khăn, những đắn đo suy nghĩ không biết phải làm gì, theo hướng nào, quyết định ra sao. Điều này có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời và cuộc sống sau này của bạn. Đôi khi chúng ta cần những lời khuyên hữu ích, những kinh nghiệm của những người từng trải để tham khảo và áp dụng vào hoàn cảnh của mình. Những kinh nghiệm đó mang lại cho chúng ta những bài học mà chúng ta không cần phải trả giá, đánh đổi quá nhiều. Chỉ cần biết lắng nghe và học hỏi, chúng ta có thể rút ngắn được con đường dẫn đến thành công của bản thân.

2. Học hỏi từ những lời phê bình của người khác để tốt lên.

- Lắng nghe những lời phê bình, rút ra kinh nghiệm từ đó và sửa đi những lỗi sai trong lần thất bại trước, bạn sẽ có thành công trong lần sau. Chúng ta cần những lời phê bình thiết thực và của bất kì những ai có thể nhìn ra sai lầm của chúng ta, họ đều là những người thầy cho ta học hỏi. Những điều sau đây mà bạn phải luyện tập mỗi ngày để tốt hơn:

+ Dẹp bỏ lòng tự ái cá nhân và lắng nghe một cách cầu thị nhất.

+ Đừng nên phản bác và đổ lỗi.

+ Tư duy tích cực và nên đưa ra giải pháp cho vấn đề đó.

+ Nói ít và suy nghĩ kỹ, chậm trước khi đưa ra ý kiến.

+ Rèn luyện kỹ năng lắng nghe.

Những điều trên nói thì dễ nhưng làm thì rất khó, trong cuốn sách rất hay gần đây “Tư duy truy tìm sự thật” có viết: “Nếu bạn gắn chặt bản sắc của mình với một nhóm - dân tộc, tôn giáo, đảng phái, lý tưởng, tổ chức, công ty, hội nhóm trong công ty, hay tương tự thế - thì rất khó để bạn lắng nghe những lời phê bình, đặc biệt là những lời phê bình của người ngoài. Những lời đó khiến bạn cảm thấy như đang bị công kích.”

Cuốn sách được đúc kết từ kinh nghiệm diễn thuyết cũng như nhiều năm nghiên cứu về khoa học nhận thức hiện đại và hành vi con người, “Tư duy truy tìm sự thật” của Julia Galef là sự kết hợp giữa kiến thức tâm lý học phức tạp với cách lý giải gần gũi, dễ hiểu, cùng nhiều lời khuyên thiết thực.

Cuối cùng, lời khuyên dành cho những người chưa biết cách lắng nghe hoặc cảm thấy mình chưa biết lắng nghe thì nên luyện tập chúng hằng ngày hằng giờ để bản thân ta tốt hơn mỗi ngày một ít. Mỗi người đều có sự tự ái, và chúng ta thường hay khuếch đại sự tự ái thành tự trọng. Dẹp bỏ tự ái để thẳng thắn nhìn vào lỗi sai, điểm yếu là một việc không dễ. Nói cách khác, nó là một trong các kĩ năng mềm mà một cá nhân cần trang bị. Chúc bạn may mắn!

Việc thay đổi tư duy từ chiến binh sang lính trinh sát, sẽ đem đến nhiều lợi ích cho con người. Một trong những lợi ích được tác giả cuốn sách nhấn mạnh về tầm quan trọng chính là sự thấu hiểu. Theo bà, việc tập trung vào tư duy trinh sát sẽ giúp khả năng thấu hiểu của con người được nâng lên.

Các nhà nghiên cứu gọi sự thấu hiểu bằng một cái tên khác là khả năng tiếp nhận quan điểm, tức là “năng lực nhận thức để nhìn nhận thế giới dưới góc nhìn của người khác”. Nó giúp con người có thể đứng ở vị trí của người khác để cân nhắc mọi việc, điều này có lợi cho việc xây dựng chiến lược. Những người có thể tiếp nhận quan điểm người khác thường dễ thuyết phục các đối tác của họ hơn. 

Sự thấu hiểu cũng mang đến cho người cảm giác thanh thản, đây chính là ý nghĩa sâu sắc mà tác giả cuốn sách muốn hướng đến trong quá trình nghiên cứu, phân tích và hướng dẫn người đọc.

Tác giả cũng đã khẳng định rằng quá trình chuyển biến tư duy là một quá trình vô cùng khó khăn. Thậm chí đôi khi bạn sẽ bị “thua” trong khi cố gắng trở nên chính xác; hoặc bạn có thể bị xem là người không trung thành nếu không đồng tình với nhóm, cộng đồng của mình. Bạn có thể sẽ cảm thấy rất thất vọng nếu bạn luôn cố gắng theo đuổi sự thật tuyệt đối, nhưng người khác thì không. 

Sẽ có nhiều điều khiến bạn nản lòng, nhưng vượt qua tất cả bạn sẽ tự tin trở thành một cá nhân tự do và bao dung hơn. Một lần nữa, bạn sẽ nhận ra, nỗ lực nhìn nhận thực tế một cách trung thực và chính xác là xứng đáng.

Bên cạnh việc phân tích nguyên nhân và cơ chế của lối tư duy “tự lừa dối bản thân” này, “Tư duy truy tìm sự thật” còn có nhiều ví dụ về ảnh hưởng của nó – từ đời sống thường nhật đến các quyết định quan trọng, từ quy mô cá nhân đến các ngành nghề, xã hội, như những kiên trì mù quáng của các nhà khởi nghiệp, kết luận đầy thiên kiến của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia dự báo, hay quyết định tiếp tục cuộc chiến tranh Việt Nam của cựu tổng thống Mỹ Lyndon Johnson. 

Để nhận biết liệu mình có đang tự lừa dối bản thân hay không, tác giả đưa ra trong cuốn sách những cách để tự “phát giác”, như thực hiện các thí nghiệm tưởng tượng. Đây chính là cách mà một người bạn đã giúp cô sinh viên ngành luật Amy nhận ra sự tự lừa dối của mình. 

Trong sách, tác giả đề xuất bạn đọc thử nhiều kiểu thí nghiệm khác: tưởng tượng một người khác sẽ làm gì nếu bị đặt vào tình huống của bạn; hoặc quan điểm của bạn sẽ khác đi thế nào nếu một người có ảnh hưởng đối với bạn thay đổi quan điểm…

Nhưng phần ấn tượng nhất của cuốn sách lại nằm ở mối liên hệ chặt chẽ giữa tư duy với kỹ năng làm chủ cảm xúc của con người. Julia Galef cho rằng kỹ năng làm chủ là chìa khóa – khi ta làm chủ nỗi sợ, ta không còn để nỗi sợ dẫn dắt suy luận. 

Những con người ấy có lối tư duy được Julia Galef ví như “tư duy trinh sát”: bất chấp thuộc về phe nào, bất chấp mong muốn thắng ra sao, bất chấp sự thật có thể làm tổn thương “phe mình” thế nào, họ vẫn truy tìm thông tin, chứng cứ và lập luận để hướng tới “tấm bản đồ” sự thật. 

Bên cạnh một ý tưởng đột phá và có liên hệ với số đông độc giả, “Tư duy truy tìm sự thật” còn hấp dẫn bởi cách triển khai chặt chẽ cùng lối kể chuyện lôi cuốn. Sách được đánh giá sánh ngang với những tác phẩm phi hư cấu về tư duy và các bẫy nhận thức nổi bật trong vòng 20 năm qua, như “Tư duy nhanh và chậm” của Daniel Kahneman, hay “Thiên nga đen” của Nassim Nicholas Taleb…

Đây là tác phẩm phải đọc đối với những ai trân trọng sự thật trong cuộc sống cá nhân lẫn đời sống xã hội – một giá trị đòi hỏi nhiều dũng cảm để theo đuổi, đồng thời rất đáng tưởng thưởng và có lẽ là không có điểm kết. 

“Tư duy truy tìm sự thật” là tác phẩm phải đọc đối với những ai trân trọng sự thật trong cuộc sống cá nhân lẫn đời sống xã hội. 

Amy luôn cảm thấy không vui khi học luật, cô đã chọn trường vì áp lực từ cha mẹ – những người luôn mong muốn con gái mình trở thành luật sư. Nhưng khi ai đó hỏi đến thì Amy một mực phủ nhận: “Không, không, có thể đúng là cha mẹ muốn tôi học luật, nhưng tôi đã chọn ngành này vì bản thân mình”. 

Một người bạn của Amy hỏi: “Vậy nếu ngày mai cha mẹ cậu gọi đến và nói: “Con gái yêu, cha mẹ đã suy nghĩ kỹ rồi. Cha mẹ không quan tâm con có làm luật sư hay không. Cha mẹ chỉ muốn con được làm điều con thích”, thì lúc đó cậu tính thế nào?”. 

Lúc bấy giờ, Amy mới thú nhận: “Nếu vậy thì… mình sẽ nghỉ học luật ngay lập tức”.

KHI NỖI SỢ ÂM THẦM DẪN DẮT SUY LUẬN 

Trong câu chuyện trên, luận điểm “tôi đã chọn ngành này vì bản thân mình” dường như đã dẫn Amy đến kết luận “tôi tiếp tục học ngành luật”. Nhưng thật ra, kết luận đó mới là thứ đã âm thầm dẫn dắt luận điểm của cô – ngay từ ban đầu. Đây là ví dụ điển hình của lối tư duy phổ biến: vô thức lựa chọn lập luận dẫn đến kết luận mà ta mong muốn. 

Diễn giả, tác giả Julia Galef và cũng là người dẫn chương trình podcast Rationally Speaking đã làm việc hàng chục năm để tìm hiểu về cách con người lập luận, tư duy, nhìn nhận mọi việc, và đúc kết trong cuốn sách “Tư duy truy tìm sự thật”. 

Lỗi tư duy được Julia chủ yếu đặt vấn đề trong tác phẩm là kết luận dẫn dắt lập luận, và con người thường ngầm mong muốn các kết luận giúp né tránh sự bất an. Như trường hợp của Amy, lập luận “tôi đã chọn ngành này vì bản thân mình” có thể xuất phát từ cảm giác sợ hãi về xáo trộn khi cô chọn thành thật với chính mình, tức từ bỏ học luật và định hướng lại toàn bộ tương lai. 

Hơn ai hết, Julia nhận ra những hiện diện đời thường của lối tư duy này từ chính bản thân mình. “Khi biết mình sắp hết tiền, tôi sẽ cố không nhìn vào số dư tài khoản trên biên lai rút tiền. Khi nghĩ ai đó có thể đang khó chịu vì mình, tôi sẽ tránh hỏi họ về chuyện đó”, nữ tác giả bộc bạch ngay từ đầu cuốn sách.  

Nỗi sợ, xét rộng hơn, có thể đến từ việc phải chấp nhận quan điểm, niềm tin đối nghịch với điều bạn tin tưởng hay từng tuyên bố; thừa nhận sai lầm của bản thân; đón nhận những ý kiến đi ngược lại bản sắc, cái tôi, nhóm hay cộng đồng mà bạn thuộc về. 

Điều đáng sợ hơn cả, theo Julia, là tính vô thức của lỗi tư duy này. Chúng ta dường như cố gắng khách quan và hợp lý trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, như Julia chỉ ra trong sách, ta chỉ thường chọn một trong rất nhiều lựa chọn “trông có vẻ khách quan” mà thôi: chọn lắng nghe những nguồn tin mình muốn tin, đặt những câu hỏi theo cách dễ nhận được những câu trả lời mình mong muốn…

3 thói quen điển hình của người có Tư duy trinh sát:

- Sẵn sàng điều chỉnh quan điểm và niềm tin.

Khi tư duy, nếu muốn tìm ra sự thật chứ không phải củng cố cái tôi, thì mấu chốt không phải là bảo vệ quan điểm của mình, mà là sẵn sàng điều chỉnh quan điểm khi cần thiết. Thói quen này rất tự nhiên đối với những người quen tư duy trinh sát, và theo Julia Galef, nó có thể tự nhiên đến mức người khác phải thán phục trước sự tự tin và bình thản của bạn.

Malo là một người bạn của tác giả, rất thường thẳng thắn và vô tư thừa nhận sai lầm của mình. Julia đã hỏi Malo tại sao anh không hề ngần ngại mỗi khi thừa nhận những sai lầm đó. Anh này chỉ nhún vai: “Tại sao tôi phải ngại? Tôi có làm gì sai trái đâu?”.

“Lính trinh sát tự tin với việc xây dựng (và điều chỉnh) niềm tin của họ nhiều hơn là việc đặt lòng tin của mình vào từng niềm tin đó”_Julia khẳng định.

- Không chú trọng bản sắc cá nhân.

Julia Galef là một thành viên của Effective Altruism (phong trào đặt mục tiêu giúp đỡ thế giới theo cách hiệu quả nhất có thể thông qua việc vận dụng lý lẽ và chứng cứ). Khi Julia đọc được một bài báo phê bình phong trào này, cô đã nói chuyện với nhà đồng sáng lập, và rồi, Julia nhận được lời đáp bình thản đến bất ngờ.

“Họ đã chỉ ra những điểm yếu nhất của Effective Altruism, cũng như những khía cạnh mà chúng ta thường quá tự tin”, anh này nói, “Dù gì thì bài báo đó vẫn là một hồi chuông cảnh tỉnh tốt cho chúng ta”.

Câu nói đó khiến Julia nhận ra cô cần bớt chú trọng đến bản sắc cá nhân của mình hơn, ít nhất là khi tư duy.

Trong “Tư duy truy tìm sự thật”, cô cho rằng khi quá đề cao bản sắc cá nhân - những nhóm bạn thuộc về những nhãn dán, danh xưng - bạn sẽ dễ nổi giận và tạo khoảng cách với người không có cùng bản sắc đó, dễ lập luận chỉ để củng cố bản sắc (trong vô thức), dễ hành động chỉ để bảo vệ bản sắc hoặc nhóm, thay vì tạo - hiệu - quả.

Và theo Julia, việc không quá chú trọng đến bản sắc, biết lắng nghe lời phê bình đến từ những nhóm khác rất có lợi cho chính bạn, vì nó giúp bạn tìm ra sự thật. “Thường thì những người có nhận định đúng về những gì bạn đang làm sai lại không phải là người trong nhóm”, nữ tác giả viết.

- Điềm tĩnh trước thông tin và tình huống tiêu cực.

Theo Julia, trong khi người có thói quen hợp lý hoá để cảm giác dễ chịu âm thầm dẫn dắt lập luận, người có tư duy trinh sát lại rất quen với cảm giác khó chịu có thể đến ngay trong quá trình truy tìm sự thật. Nói cách khác, khả năng làm chủ cảm xúc liên hệ trực tiếp với khả năng tư duy xác đáng.

Chẳng hạn, khi có một ý nghĩ tiêu cực về kế hoạch khởi nghiệp, thay vì chỉ nghe từ những nguồn tin muốn nghe, người có tư duy trinh sát chủ động tìm đến những nguồn tin sẵn sàng rỉ vào tai họ những sự thật mất lòng. Để làm được điều đó, trước tiên, họ phải điềm tĩnh chịu cảm xúc thất vọng nhất thời.

Hoặc, khi nghe được ý kiến rằng “sự nghiệp của bạn đang xuống dốc”, thay vì ngay lập tức xua tan nó bằng hàng tá những lập luận phản bác, họ điềm tĩnh không gạt qua ý kiến tiêu cực đó ngay từ đầu. Người có tư duy trinh sát không nhất thiết phải nghiêm túc điều tra ý kiến đó ngay lập tức, họ chỉ không gạt bỏ ý kiến đó mà chấp nhận rằng đó là điều cần được xem xét kỹ hơn.

Xa hơn, người có tư duy trinh sát điềm tĩnh vạch chiến lược cho những tình huống xấu nhất, dù là trong một chuyến đi, một kế hoạch kinh doanh, hay một sự nghiệp - thay vì chọn các hướng lập luận để trấn an bản thân rằng “mọi thứ vẫn tốt”. Cảm giác khó chịu khi nhìn vào các thông tin và dữ liệu tiêu cực, theo Julia, sẽ dần biến mất và nhường chỗ cho sự an tâm khi ta biết rằng mình có thể kiểm soát được ngay cả tình huống tệ nhất.

Tư duy ảnh hưởng hành động: khi tư duy xác đáng về bản thân và thế giới, bạn sẽ hành động và ra quyết định xác đáng, điều sau cũng sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Vì người có tư duy trinh sát “luôn nỗ lực nhìn thế giới một cách xác đáng”, Julia khuyến khích bạn đọc rèn luyện lối tư duy này trong mọi tình huống hàng ngày, để thu về lợi ích dài hạn.

“Tư duy truy tìm sự thật” của Julia Galef xoay quanh một lối tư duy rất phổ biến: lập luận theo động cơ, nghĩa là con người vô thức chọn hướng lập luận dẫn đến kết luận mà họ mong muốn.

Lập luận theo kiểu tư duy chiến binh hay trinh sát?

“Địa đàng quanh co” là hình ảnh ẩn dụ được nêu ra trong cuốn sách “Tư duy truy tìm sự thật”, ám chỉ sự đa dạng về hướng lập luận mà chúng ta có trước mỗi vấn đề: Có rất nhiều ngã rẽ về tìm kiếm, chọn lọc thông tin và hướng lập luận, và ta thường vô thức lựa chọn ngã rẽ dẫn đến kết luận mà mình mong muốn. 

Nếu nhận thấy kế hoạch khởi nghiệp của mình có nguy cơ thất bại, bạn sẽ vô thức tránh nói chuyện với những người có thể chỉ ra các khuyết điểm của kế hoạch đó. Nếu tự cho mình là “game thủ”, bạn sẽ nghĩ đến nhiều luận điểm ủng hộ lợi ích của game. Nếu là người nghiện thuốc, bạn sẽ tự động nghĩ ra nhiều bằng chứng phản bác tác hại của thuốc lá hơn người bình thường.

Trong các trường hợp trên, quá trình tư duy chiến binh trông thì có vẻ hợp lý, nhưng thật ra có rất nhiều ngã rẽ khác, vốn sẽ dẫn tới những kết luận khác, đã bị bạn bỏ qua.

Julia Galef cho rằng lối tư duy “lập luận theo động cơ” này đã giúp tổ tiên chúng ta sinh tồn, tiến hoá, và cảm thấy an toàn về mặt tâm lý. Cụ thể hơn, lối tư duy này giúp chúng ta né tránh sự thất vọng và có cảm giác thoải mái nhất thời, củng cố cái tôi, và giữ hình ảnh tốt đẹp trong mắt người khác.

Trái ngược với tư duy chiến binh là tư duy trinh sát - “nhìn nhận sự việc một cách khách quan và chính xác, thay vì chỉ thấy được một phương diện và đấu tranh cho phương diện đó”, theo mô tả của Julia. Tư duy trinh sát, theo tác giả, thay vì hướng đến sự an toàn tâm lý, ta hướng đến sự thật, đến việc “nhìn thế giới theo đúng bản chất của nó”.

Vậy làm sao để áp dụng tư duy trinh sát vào cuộc sống hằng ngày? Nếu biết 3 thói quen trong tư duy sau đây bạn sẽ tự động dừng bước trước khi sa chân vào “địa đàng quanh co” của sự hợp lý hoá để nhìn nhận mọi việc khách quan hơn:

- Sẵn sàng điều chỉnh quan điểm và niềm tin.

- Không chú trọng bản sắc cá nhân.

- Điềm tĩnh trước thông tin và tình huống tiêu cực.

Ai cũng biết rằng nếu muốn thành công trong cuộc sống thì phải tin vào bản thân mình. Chúng ta phải tin vào chính mình, tin vào khả năng của mình bởi vì niềm tin bên trong sẽ tạo ra những kết quả bên ngoài. Con người dễ dàng đánh mất niềm tin vào chính mình khi gặp phải thất bại, có người chán sống, có người từ bỏ những mục đích sống ngay khi vấp phải những trở ngại đầu tiên. Một trong những nguyên nhân chính của việc này đó là họ không còn tin vào bản thân mình nữa.

Vì thế, tin vào chính mình là sự thành công nhất của sự cố gắng từ bản thân. Nếu chúng ta cứ sống trong ngờ vực, thì sẽ không có nốt nhạc của niềm tin nào dành cho bản thân ta đâu.

Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy nhìn vào quá khứ để có động lực trở lại. Hồi tưởng lại quá khứ và nhớ lại những điều tuyệt vời mình đã làm. Bạn dễ dàng nhớ lại những lần bị tổn thương, hãy nhớ về những lần thành công theo cách đó. Hãy sử dụng quá khứ của bạn như là một lợi thế.

Mọi thứ trong vũ trụ này đều xuất phát từ bạn mà ra cả, cả trí tuệ lẫn cảm xúc. Chúng đều được tu dưỡng hằng ngày, hằng giờ để đến với sự tiếp nhận đúng đắn nhất. Phản ứng của bạn sẽ là đại diện cho sự tự tin trong bạn. Nếu bạn không tự tin thì sự tiếp nhận sự thật sẽ mong lung, lúng túng hơn bao giờ hết.

Hãy nói chuyện với chính mình xem “thằng nhóc” bên trong tại sao lại nhút nhát đến như vậy, liệu có phải nó đang lo sợ điều gì không, hãy khám phá nó. Chính chúng ta mới là người quyết định mình sẽ là ai. Thực sự rất quan trọng khi chúng ta nói chuyện với chính mình và tạo động lực cho bản thân. Rốt cuộc thì chúng ta không cần sự chấp thuận của bất cứ ai.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thường thì người tự tin hơn sẽ có sức ảnh hướng lớn hơn trong tập thể của họ, đồng thời họ cũng được xem là có năng lực và được tôn trọng hơn, tôi đọc được trong quyển sách “ Tư duy truy tìm sự thật”, Julia Galef đề cập và giải thích về hai kiểu tư duy, đó là “Tư duy trinh sát” và “Tư duy chiến binh” cũng như những bản chất, tác động và vấn đề xoay quanh hai kiểu tư duy này. Một cuốn sách hay giúp bản thân nhìn nhận vấn đề cốt lõi đang diễn ra và đối mặt giải quyết.

Theo tác giả, mọi hành vi trong đời sống của con người xuất phát từ hai lối tư duy chủ đạo là tư duy chiến binh và tư duy lính trinh sát. Đây là hai hình ảnh ẩn dụ xuất phát từ thuật ngữ trong chiến tranh. 

Tư duy chiến binh sẽ khiến con người muốn bảo vệ quan điểm của mình và bác bỏ các luận điểm đối nghịch. Tác giả đã chỉ ra rằng, cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ để lập luận có thể được mô tả bằng một hình ảnh ẩn dụ thích hợp: tranh luận là chiến tranh. Theo bà, những nhận định của con người có thể “mạnh”, “yếu”, hoặc “có nhiều sơ hở”… nó cũng giống như một thế cơ trong quân sự. Ở mặt tư duy chiến binh, ta sẽ thấy con người luôn có xu hướng tìm cách bảo vệ quan điểm của mình khỏi những lời bình phẩm của người khác. 

Trong khi đó tư duy linh trinh sát sẽ giúp con người tìm hiểu được những khía cạnh khác nhau trong luận điểm của đối phương. Julia đã phân tích rằng, có năng lực tư duy linh trinh sát con người sẽ có khả năng đưa ra những quyết định khó khăn, vì họ có thể nghĩ đến những chướng ngại hay nguy hiểm tiềm ẩn mà không cảm thấy nao núng hay do dự. 

Khi đã giúp người đọc hiểu rõ bản chất vấn đề tư duy của con người, Julia đi sâu vào việc khẳng định giá trị của sự thật được khám phá nhờ vào lối tư duy lính trinh sát. Đây cũng chính là phần quan trọng nhất của cuốn sách, nó thẳng thắn đặt ra vấn đề, buộc con người nhìn thẳng vào vấn đề và từ đó đi đến quyết định thay đổi lối tư duy của chính mình. 

Tư duy truy tìm sự thật là một cuốn sách có tính ứng dụng cao. Bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách những hướng dẫn chi tiết để giúp bạn từng bước thay đổi lối tư duy chiến binh gây ảnh hưởng đến phán đoán và quyết định của bản thân để từng bước thực hành lối tư duy trinh sát đem đến những phán đoán đúng đắn. 

Để đạt được lối tư duy lính trinh sát, việc thường xuyên luyện tập là điều cần thiết. Bạn có thể áp dụng phương pháp tự vấn, bằng thí nghiệm tưởng tượng, bài kiểm tra thực tiễn, bài kiểm tra khách quan, bài kiểm tra định kỳ cá nhân. Những phương pháp mà tác giả hướng dẫn đòi hỏi phải có sự nghiêm túc trong việc thực hiện để đạt được hiệu quả thực sự. 

Tác giả cũng nhấn mạnh, dù kết quả của thí nghiệm tưởng tượng mâu thuẫn với nhận định đã có sẵn từ trước của mỗi người, thì đó vẫn chưa phải bằng chứng cho thấy nhận định của họ sai, mà chỉ là dấu hiệu cho thấy họ nên xem xét vấn đề kỹ hơn nữa. Đó cũng chính là thành công của thí nghiệm, nó dẫn con người đến gần hơn với lối tư duy trinh sát, và chạm đến sự thật. 


Có lắm lúc bạn sẽ ngưỡng mộ những người luôn bình tĩnh và sáng suốt trước mọi sự việc. Bạn nghĩ là họ giỏi giang, hiểu biết sâu rộng và có tư duy nhạy bén. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Trên thực tế, những gì họ có là “các kỹ năng làm chủ cảm xúc, thói quen cũng như quan điểm có-thể-điều-chỉnh, giúp họ dễ tư duy như một lính trinh sát”, Galef nhận định.

Không thể phủ nhận tư duy lính trinh sát sẽ giúp bạn vẽ nên bức tranh toàn cảnh về hiện thực, nhưng có lẽ cũng vì vậy mà đôi khi nó sẽ khiến bạn tổn thương, bởi như người ta nói, sự thật thì thường hay khắc nghiệt. Thế nhưng về lâu dài, lối tư duy truy tìm sự thật này lại có tác động tích cực, giúp ta phát triển và thay đổi quan điểm sao cho phù hợp.

Bằng kinh nghiệm có được trong nhiều năm diễn thuyết và nghiên cứu say mê, trong cuốn sách "Tư duy truy tìm sự thật", Julia Galef đã chỉ ra lý do tại sao con người thường thiên về lối tư duy chiến binh để rồi đưa ra những quyết định sai lầm. Cùng với những ví dụ minh họa cụ thể, tác giả đã phân tích, giúp bạn đọc hiểu rõ tầm quan trọng của tư duy truy tìm sự thật; cách để cải thiện bản thân, tự rèn luyện để hạn chế lối tư duy chiến binh để dần lĩnh hội và áp dụng tư duy lính trinh sát vào cuộc sống.

Dù theo tác giả cuốn sách, việc này không hề dễ dàng nhưng vẫn có thể thực hiện được. Nếu bạn từng bước làm theo những hướng dẫn trong sách, chẳng hạn như chấp nhận hiện trạng của thực tế, rèn luyện tính điềm tĩnh, đừng quá chú trọng bản sắc cá nhân và mở lòng để thấu hiểu những người không cùng quan điểm với mình…

Những gì mà cuốn sách "Tư duy truy tìm sự thật" mang lại có tính ứng dụng rất cao. Đây là cuốn sách mà đối tượng thuộc mọi độ tuổi, mọi tầng lớp đều có thể đọc để có được một hành trình khám phá thế giới sâu sắc và ý nghĩa trong hiện tại. Bạn là người muốn có cái nhìn chính xác về các vấn đề trên thế giới để có thể phát triển bản thân thì "Tư duy truy tìm sự thật" chính là cuốn sách mà bạn đang muốn tìm kiếm.

Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý học nhưng Tư duy truy tìm sự thật của Julia Galef không mang nặng tính học thuật mà trái lại có tính ứng dụng rất cao, giúp độc giả tự "vạch lá tìm sâu" bản thân để hoàn thiện mình.

Tác giả của tác phẩm Tư duy truy tìm sự thật (First News và NXB Dân Trí vừa ấn hành) là Julia Galef, một diễn giả nổi tiếng của chương trình TED Talk. Năm 2016, bài diễn thuyết Why you think you’re right - Even If you're wrong của Julia Galef đã đạt hơn 4 triệu lượt xem trên TED Talk.

Ngoài diễn thuyết, Julia còn chủ trì chương trình phát thanh Rationally Speaking và từng phỏng vấn nhiều diễn giả, triết gia và các nhà khoa học nổi tiếng như Neil deGrasse Tyson, Phil Tetlock, Tyler Cowen…

Tư duy lính trinh sát, hay còn gọi là tư duy truy tìm sự thật là phương pháp tư duy giúp ta có cái nhìn chính xác, toàn diện cho mọi vấn đề để từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn, sẵn sàng đón nhận những thử thách, rủi ro và lèo lái cuộc đời thuận buồm xuôi gió.

Khi suy luận, tìm kiếm thông tin hay ra quyết định, chúng ta thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bản sắc cá nhân. Như tác giả Julia Galef đã chia sẻ trong Tư duy truy tìm sự thật rằng: “Chúng ta sẽ ‘vạch lá tìm sâu’ trong lập luận mình muốn bác bỏ nhưng lại phớt lờ những ‘lỗ hổng’ trong lập luận mà mình tán thành”.

Dù vậy, sự thật là phần lớn thời gian chúng ta đều không sống và hành xử với tư duy lính trinh sát. Galef viết tiếp: “Chúng ta tranh luận theo kiểu đối đầu, với những suy nghĩ như phải ‘bảo vệ’, phải ‘bác bỏ’ hay phải đưa ra những lý lẽ ‘không có kẽ hở’ một cách thường xuyên và tự nhiên đến nỗi ta không thể nhận ra. Nguyên nhân là vì cách suy nghĩ đó đã quá quen thuộc, quá tự nhiên, và tâm trí chúng ta đã được lập trình để nhìn nhận các cuộc tranh luận theo hướng đó”. Hơn nữa, tư duy chiến binh cũng được nhận định là mang lại cho ta sự thoải mái, sức ảnh hưởng to lớn trong ngắn hạn và đôi khi giúp ta duy trì động lực. Nhưng, hậu quả thì lại khôn lường.