Google ra đời vào năm 1998 và nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong đời sống của con người. “Chúng ta không tìm kiếm một thứ gì đó trên Internet, mà chúng ta “Google” nó.” Năm 2007, Google được trao danh hiệu “Nơi làm việc tốt nhất ở Mỹ” (giải thưởng do tạp chí Fortune và tổ chức Great Place to Work Institute bảo trợ) lần đầu tiên. Hàng chục nghìn du khách đổ về các khuôn viên của công ty trên toàn thế giới mỗi năm, không quan trọng họ là nhà khởi nghiệp, sinh viên đại học, trung học phổ thông hay CEO.

Nếu bạn đã xem bộ phim The Interships, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra môi trường làm việc của Google hơn là chỉ nghe nói về nó. Những đặc quyền như: bữa ăn miễn phí, những chiếc ghế ngủ (nap pods), phòng tập gym, hồ bơi và nhiều thứ khác nữa nghe thật hấp dẫn, phải chứ? Đó chính là một phần của Văn Hóa Google (Google Culture) Môi trường làm việc và cách tuyển dụng nhân sự là hai vấn đề cốt lõi biến nơi đây thành một trong những công ty đáng mơ ước nhất.

Tuy nhiên, ngay đến các nhân viên Google (Googler như cách họ tự gọi mình) cũng không rõ về quy tắc làm việc của doanh nghiệp này. Họ thường tự hỏi tại sao họ được hưởng những đặc quyền này chứ không phải đặc quyền khác và tại sao việc tuyển dụng lại ngốn nhiều thời gian đến thế. Biết được điều này, Laszlo Bock đã viết Work Rules! - Quy Tắc Của Google (Work Rules! Insights from Inside Google That Will Transform How You Live and Lead) với “nỗ lực trong việc trả lời những câu hỏi đó.”

Bên trong Google, chúng tôi không có nhiều sách nội quy hay hướng dẫn làm việc, vì vậy đây không phải là những quy tắc chính thức của doanh nghiệp. Thay vào đó, đây là cách hiểu của tôi về việc tại sao và làm thế nào Google hoạt động, dựa vào những gì tôi tin là đúng – và những gì nghiên cứu gần đây nhất về kinh tế học hành vi và tâm lý đã khám phá ra – về bản chất con người. Với vị trí Phó chủ tịch cấp cao phụ trách bộ phận Hoạt động con người, tôi luôn cảm thấy đây là một đặc ân và niềm vui sướng khi được cùng hàng chục nghìn Googler khác đóng góp vào việc hình thành phong cách sống và dẫn đầu của các Googler.

Laszlo Bock “nản chí vì những người lãnh đạo luôn nói về việc con người là trước hết, nhưng sau đó đối xử với họ như những bánh răng có thể thay thế dễ dàng”. Ông được tuyển vào Google để phụ trách bộ phận Hoạt động Con người (People Operations) vào năm 2006. Trước đó ông đã có ba năm làm việc tại vị trí Phó giám đốc mảng Đền bù và Bồi thường của bộ phận Cho vay mua Thiết bị Thương mại của GE Capital, một đơn vị của General Electric (một trong hai công ty có nguồn nhân lực được đánh giá cao nhất trong thời điểm đó).

Như đã đề cập trước đó, Work Rules! – Quy Tắc Của Google được viết với mục đích giúp mọi người hình dung ra cách Google dùng người và vận hành doanh nghiệp. Laszlo Bock hoàn thành cuốn sách vào năm 2015 và nó trở thành cuốn sách bán chạy nhất theo New York Times và Wall Street Journal. Không những thế, Quy Tắc Của Google còn còn nằm vị trí số 1 trong danh sách “10 cuốn sách về quản lý và lãnh đạo hay nhất năm 2015” của The Globe and Mail và  lọt top “10 cuốn sách lãnh đạo sáng tạo hay nhất năm 2015” của Forbes.

 

Tại sao quy tắc của Google hữu dụng với bạn?

Tất cả những gì bạn cần là tin tưởng rằng con người về cơ bản đều tốt, và có đủ can đảm để đối xử với nhân viên của bạn như những người chủ, thay vì những cỗ máy. Cỗ máy chỉ làm công việc của nó; còn người chủ có thể làm bất kỳ điều gì để công ty và nhóm của họ thành công. (…) Bí mật thành công về mặt nhân sự của Google có thể được nhân rộng trong các tổ chức lớn nhỏ, dành cho cả nhân viên bình thường lẫn các CEO. Không phải công ty nào cũng có thể bắt chước những đặc quyền cho nhân viên như các bữa ăn miễn phí, nhưng tất cả mọi người đều có thể sao chép lại những gì đã khiến Google trở nên tuyệt vời như vậy.

 

Nền tảng trong Văn Hóa Google

Sứ mệnh, sự minh bạch và tiếng nói là ba nền tảng tạo nên Văn Hóa Google.

Không dài dòng hay nhàm chán, sứ mệnh của Google cũng chẳng nhắc đến khách hàng, cổ đông hay lý do vì sao lại tồn tại, vì sao phải đưa ra những mục tiêu. Sứ mệnh của Google đơn giản chỉ là “tổ chức thông tin, khiến cho nó hữu dụng và có thể truy cập được”.

Sự minh bạch ở Google được thể hiện qua việc công khai mục tiêu hàng quý của của các cá nhân và nhóm, kỹ sư phần mềm mới được tuyển dụng sẽ được truy cập hầu hết mã chỉ trong ngày đầu tiên, tất cả mọi thứ đều được đưa ra để nghi ngờ và tranh luận trong buổi chào đón người mới (mỗi ngày có thêm 50 người gia nhập Google),… Google không phải là công ty đầu tiên hay duy nhất đề cao tính minh bạch. Người sáng lập quỹ phòng ngừa rủi ro lớn nhất thế giới Bridgewater Associates, Ray Dalio, từng nói:

“Nguyên tắc quan trọng nhất của tôi: vươn tới sự thật… là điều thiết yếu để trở nên tốt đẹp hơn. Chúng tôi vươn tới sự thật qua sự minh bạch triệt để và đặt rào cản cá nhân sang một bên, nhằm tìm hiểu những sai lầm và điểm yếu của bản thân, để từ đó ngày càng tiến bộ.”

Nền tảng thứ ba, tiếng nói “nghĩa là bạn cho nhân viên được thực sự lên tiếng về cách thức vận hành công ty.” Không có mấy lãnh đạo ưa thích việc này nhưng theo như Ethan Burris ở đại học Texas, Austin, tiếng nói của nhân viên là “nhân tố chủ chốt để đưa ra những quyết định chất lượng cao và tăng tính hiệu quả của tổ chức” và có tác động tích cực lên “hiệu suất làm việc nhóm cũng như hiệu quả của công ty.”

 

Cách Google tuyển dụng nhân tài

Tuyển dụng thực hiện chức năng quan trọng nhất về nguồn nhân lực, và hầu hết chúng ta không làm tốt như chúng ta tưởng. Bằng cách tập trung các nguồn lực lại để tuyển dụng hiệu quả hơn, bạn sẽ nhận được kết quả cao hơn gần như bất cứ chương trình đào tạo nào mà bạn xây dựng.

“Có hai con đường để có được một cá nhân kiệt xuất. Bạn có thể tuyển người giỏi nhất, hoặc bạn tuyển người bình thường và cố biến họ thành những người giỏi nhất.”

Xin hãy nhớ rằng chi phí đào tạo không hề liên quan đến chất lượng nhân viên mà doanh nghiệp có được. Đồng thời, số tiền đó cũng chẳng phải là thước đo bất cứ giá trị nào về nguồn nhân lực. Chi phí cao để làm gì khi mà những người được đào tạo vẫn không thể nâng hiệu suất công việc lên, hay thậm chí còn làm việc tồi hơn?

Google chấp nhận kéo dài thời gian tuyển dụng để thu hút, đánh giá và bồi dưỡng người mới. “Nếu lựa chọn người tốt hơn ngay từ ban đầu, chúng tôi sẽ không mất nhiều thời gian cho họ sau khi họ được thuê.” Tuyển dụng chậm rãi là một thay đổi tư duy bạn cần thực hiện nếu muốn thực sự kiếm được người tài.

Chỉ 10% ứng viên của bạn (trong trường hợp thuận lợi nhất!) là sẽ nằm trong nhóm nhân viên giỏi, vì vậy bạn cần sàng lọc rất nhiều ứng viên và thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn. Tôi nói là trong trường hợp thuận lợi nhất, bởi vì trên thực tế, những người giỏi nhất trong hầu hết các ngành nghề không thực sự đi tìm việc bởi họ là những nhân viên hàng đầu và đang tận hưởng thành công ở ngay vị trí hiện tại của họ. Vì thế cơ hội cho bạn tìm được người giỏi dựa trên đơn xin việc gửi về là rất thấp.

Thế nhưng cách tuyển dụng này lại rất đáng để chờ đợi. Dù tốn thời gian và công sức thật nhưng biết đâu bạn lại thuê được một người như Jeff Dean (“một trong những Googler đầu tiên và là bộ óc chính đằng sau những thuật toán vận hành công cụ tìm kiếm nhanh nhất và chính xác nhất trên thế giới”) chẳng hạn.

Cơ mà làm sao để biết được người bạn vừa tìm thấy là một người xuất chúng và hiếm có khó tìm? Kinh nghiệm của Laszlo Bock là “chỉ tuyển những người giỏi hơn bạn”. Có thể người đó có kỹ năng phân tích tốt hơn bạn, trí tuệ cảm xúc cao hơn bạn, có tầm nhìn rõ ràng hơn. Nếu tuyển dụng được những người như thế này, chắc chắn bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều điều và ngày càng phát triển bản thân đấy.

Một trong những tác dụng phụ đáng mừng của quy trình tỉ mỉ khắc nghiệt này là những người giỏi nhất thường trông không giống như những gì bạn tưởng tượng. Khi Google còn nhỏ và chỉ tuyển vài trăm người một năm, việc dễ dàng và hiệu quả là chỉ tuyển dụng những người đến từ những môi trường danh tiếng: sinh viên tốt nghiệp Standford, Harvard, MIT và các trường tương tự, những người từng làm việc ở các công ty được đánh giá cao nhất. Nhưng khi chúng tôi phát triển và cần hàng nghìn nhân viên mới mỗi năm, chúng tôi nhận ra rằng rất nhiều trong số những người giỏi nhất không theo học những trường trên.

Với Google, bạn tốt nghiệp đại học ở đâu hay thậm chí là bạn có đi học đại học hay không đều không quan trọng. Vấn đề là, bạn khiến bản thân nổi bật bằng cách nào và có thể mang lại những gì cho công ty.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra gợi ý rằng “đừng chỉ thuê người thông minh”. Để có được nguồn nhân lực tốt nhất, bạn không cần chọn toàn bộ những cái tên lớn nhất, những nhân viên hàng đầu hay kĩ sư giỏi nhất mà bạn phải tìm ra được người phù hợp nhất, người sẽ thành công trong môi trường công ty bạn và làm cho mọi người xung quanh họ thành công hơn.

Cách lựa chọn câu hỏi phỏng vấn cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định xem bạn có tuyển dụng thành công hay không. Ở Google, họ dựa vào bốn thuộc tính sau:

  1. Khả năng nhận thức tổng quát: những người có thể học hỏi và thích nghi với những tình huống mới.
  2. Khả năng lãnh đạo: Google tìm kiếm một khả năng lãnh đạo đặc biệt, “lãnh đạo tự nổi” (dạng không cần những tước hiệu chính thức).
  3. Googleyness: những người có thể hòa hợp với văn hóa Google, bao gồm những thuộc tính như thích vui vẻ, bản tính khiêm tốn, mức độ tận tụy cao, thoải mái trước sự mơ hồ và một số bằng chứng cho thấy bạn từng chọn những ngã rẽ thú vị hoặc dũng cảm trong cuộc sống.
  4. Kiến thức liên quan đến vị trí công việc: những người sẵn sàng học hỏi.

Liên tục rà soát quy trình tuyển dụng giúp cân bằng tốc độ, tỉ lệ sai sót và chất lượng của trải nghiệm cho các ứng viên cùng các Googler, giúp bộ máy tuyển dụng hoạt động tốt hơn.

Tóm lại, dưới đây là 4 bước để tạo ra một cỗ máy tuyển dụng cho riêng bạn:

  1. Đặt ra tiêu chuẩn cao về chất lượng.
  2. Tìm ứng viên của bạn.
  3. Đánh giá các ứng viên một cách khách quan.
  4. Cho các ứng viên một lý do để gia nhập.

 

Cách Google giữ chân nhân tài

Một trong ba nền tảng cho Văn Hóa Google là tiếng nói của nhân viên. Vì thế công ty luôn hạn chế sự chênh lệch và khác biệt địa vị cũng như luôn có một nhóm cùng thảo luận và đưa ra quyết định dựa trên hệ thống dữ liệu thay vì chỉ có người quản lý.

Chúng tôi cũng hạn chế những dấu hiệu và yếu tố kích thích khác của thứ bậc: các điều hành viên cấp cao nhất của chúng tôi chỉ nhận được những lợi ích, bổng lộc và tài nguyên giống như những nhân viên mới tuyển. Không có phòng ăn riêng, bãi đỗ xe riêng hay trợ cấp riêng cho ban quản trị. Khi đưa ra chương trình phúc lợi trả sau vào năm 2011, một chương trình cho phép các Googler đầu tư khoản tiền thưởng của họ cùng với phòng tài chính, chúng tôi quyết định đem lợi ích này đến với toàn bộ nhân viên thay vì chỉ có ban quản trị cấp cao, trái với thông lệ ở hầu hết các công ty khác. Ở châu Âu, nơi ban quản trị thường được nhận trợ cấp xe hơi, chúng tôi trợ cấp cho tất cả các nhân viên và cố giữ cho chi phí này quân bình bằng cách hạn chế độ lớn của khoản phúc lợi dành cho các thành viên cao cấp hơn. Một số người không hài lòng, nhưng việc bao hàm tất cả mọi người quan trọng hơn là tuân thủ những thông lệ trong ngành công nghiệp của chúng ta.

Để làm được điều này, từng người từng người phải nhớ rõ ràng giá trị của mình để tránh bản chất con người giành quyền lên tiếng.

Tập trung vào hai đoạn chót sẽ là cách phát triển công ty của bạn. Hai đoạn chót ở đây là gì? Đó chính là những người giỏi nhất và những người tồi nhất. Khi bạn là một lãnh đạo, hãy chú ý nâng cấp tổ chức của bạn, thu thập dữ liệu về điều tra nhân viên và hiệu quả công việc, điều tra các nhóm hai năm một lần để xem các quản lý đang làm việc ra sao, để những người giỏi nhất ở mỗi kỹ năng đào tạo những người còn lại. Củng cố được những kỹ năng ưu việt của người giỏi và khiến những người kém nhất tiến bộ (nói cách khác là bạn cho họ cơ hội) thì bạn đang thay đổi tính chất công ty của mình và liên tục tạo ra phát triển rồi đấy.

Nhiều người sẽ nghĩ trả lương không công bằng thật… không công bằng. Nhưng như Laszlo Bock viết, “trả mức lương hoàn toàn khác nhau cho hai người ở cùng một chức vụ là việc bình thường”. Vì sao? Vì những người giỏi nhất của bạn giỏi hơn bạn tưởng, và giá trị hơn những gì bạn trả cho họ. Bên cạnh đó, khi trao thưởng cho bất cứ ai, ngoài lương không công bằng, hãy nhớ áp dụng ba nguyên tắc này nữa: tôn vinh thành tựu chứ không phải lương thưởng, tạo điều kiện để lan tỏa tình yêu một cách dễ dàng, thưởng cho những nỗ lực có tính toán cẩn trọng dù thất bại.

Trên đây vẫn chưa phải là tất cả những cách Google tuyển chọn và giữ chân nhân viên của mình. Nếu bạn đã đọc đến dòng này mà tò mò muốn biết thêm thì tại sao không ra ngoài hiệu sách và mua Work Rules! – Quy Tắc Của Google về ngay nhỉ?

 

10 bước sẽ biến đổi hoàn toàn nhóm hoặc nơi làm việc của bạn

Xin phép được tổng kết lại phần nội dung bằng 10 bước ai cũng có thể áp dụng để biến nơi làm việc thành một nơi tràn ngập hứng thú và năng suất. Phải, bạn không nhìn lầm đâu, ai cũng có thể áp dụng thật đấy, và cả bạn nữa.

  1. Cho công việc của bạn một ý nghĩa.
  2. Tin tưởng mọi người.
  3. Chỉ tuyển những người giỏi hơn bạn.
  4. Đừng nhầm lẫn phát triển với quản lý hiệu quả làm việc.
  5. Tập trung vào hai đoạn chót.
  6. Vừa tiết kiệm vừa phóng khoáng.
  7. Trả lương không công bằng.
  8. Những cú hích.
  9. Quản lý những kỳ vọng ngày càng tăng.
  10. Tận hưởng! Rồi quay về số một và làm lại từ đầu.

 

 

Work Rules! – Quy Tắc Của Google là một “kho tàng” cho bất cứ ai hứng thú và quan tâm đến công ty công nghệ này. Với khối lượng thông tin khá lớn (430 trang nhiều chữ và thỉnh thoảng có hình minh họa) từ câu chuyện nội bộ đến cách quản lý, vận hành, không bất ngờ khi ai đó đọc xong cuốn này mà có thể phô bày kiến thức hiểu biết của mình về những điều bên trong Google – một trong những nơi làm việc đáng mơ ước nhất trên thế giới. Và mặc dù có thể bạn chưa có được câu trả lời áp dụng vào thực tiễn bản thân ngay, nhưng chắc chắn bạn cũng đã có được những thông tin và kinh nghiệm hữu ích về cách giữ chân nhân viên trong môi trường làm việc tự do và sáng tạo.

Cá nhân tôi thấy, như lời tác giả viết, chỉ cần bạn tin tưởng nhân viên của mình và đối xử với họ như những người chủ thì công ty của bạn cũng sẽ biến đổi tích cực mà thôi.

 

Tác giả: Thu Trang – Bookademy.

-----

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Xem thêm

Dựa trên nghiên cứu mới nhất về kinh tế học hành vi và sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, "Quy tắc làm việc!" cũng cung cấp các ví dụ giảng dạy từ một loạt các ngành công nghiệp - bao gồm cả các công ty được ca ngợi là nơi làm việc ghê tởm và các công ty ít được biết đến đạt được kết quả ngoạn mục bằng cách đánh giá và lắng nghe nhân viên của họ. Bock đưa chúng ta vào bên trong một trong những doanh nghiệp thành công rực rỡ nhất trong lịch sử để tiết lộ lý do tại sao Google luôn được đánh giá là một trong những nơi tốt nhất để làm việc trên thế giới, đúc kết 15 năm nghiên cứu và phát triển của nhân viên chuyên sâu thành những nguyên tắc dễ áp ​​dụng, cho dù bạn một đội gồm một hoặc một nhóm hàng nghìn người.

"Nội quy làm việc!" cho thấy cách làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa tính sáng tạo và cấu trúc, dẫn đến thành công mà bạn có thể đo lường về chất lượng cuộc sống cũng như thị phần. Đọc nó để xây dựng một công ty tốt hơn từ bên trong thay vì từ bên trên; đọc nó để đánh thức niềm vui của bạn trong những gì bạn làm.

Giới thiệu về cuốn sách: Quy tắc làm việc! đưa chúng ta tìm hiểu hoạt động bên trong của Google, một trong những công ty hùng mạnh và thành công nhất trên thế giới. Bock cho chúng ta biết chính xác cách Google đạt được kỳ tích này trong khi liên tục được xếp hạng là nhà tuyển dụng tốt nhất trên thế giới. 

Về tác giả: Laszlo Bock là phó chủ tịch cấp cao của People Operations tại Google. Ông chịu trách nhiệm thu hút, phát triển và giữ chân hơn 50.000 “nhân viên của Google” trên khắp thế giới. Trong thời gian ở đó, Google đã hơn 100 lần được công nhận là nhà tuyển dụng xuất sắc, giữ vị trí số một trong bảng xếp hạng ở Hoa Kỳ và 16 quốc gia khác. 

Điểm nổi bật của tôi: Bí mật trong văn hóa của Google là sứ mệnh, tính minh bạch và tiếng nói của nó. Sứ mệnh của Google rất đơn giản và mạnh mẽ: “sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu”. Đó là một sứ mệnh sâu sắc vì trước hết, nó mang lại ý nghĩa đạo đức hơn là thương mại cho công việc của nhân viên. 

Thứ hai, nhiệm vụ không có trần. Một nguyên lý quan trọng khác trong văn hóa thành công của Google là tính minh bạch. Thuê những người giỏi nhất bằng cách nhìn xa hơn bằng cấp của họ và tập trung vào loại hình đào tạo phù hợp. Có hai cách để có một nhân viên xuất sắc: thuê người giỏi nhất hoặc đào tạo người trung bình. Như bạn có thể đã đoán, Google làm điều đầu tiên. Hãy để người của bạn – với sự trợ giúp của dữ liệu – điều hành chương trình. Nếu bạn thực sự muốn nhân viên làm chủ công việc của họ, hãy làm như Google, loại bỏ các biểu tượng trạng thái và giảm hệ thống phân cấp quan liêu. Hầu hết các giám đốc điều hành cấp cao của Google đều nhận được sự hỗ trợ giống như các nguồn lực và kinh phí, giống như nhân viên mới và chỉ có bốn cấp độ trong hệ thống phân cấp: cá nhân đóng góp, quản lý, giám đốc và phó chủ tịch. Cả nhân viên giỏi nhất và tệ nhất của bạn đều đại diện cho cơ hội cho công ty của bạn – hãy nắm bắt chúng! Nếu bạn đã từng làm việc trong một văn phòng, thì có lẽ bạn đã quen thuộc với mô hình hiệu suất cổ điển của nhân viên: một số ít những người làm việc hiệu quả hàng đầu chịu trách nhiệm cho hầu hết các thành công và những người khác theo sau họ với hiệu suất giảm dần. và những người thực hiện kém nhất tạo thành hai đuôi của đường cong hiệu suất. Cả hai đều là thiểu số, trong khi hầu hết nhân viên đều là những người có thành tích trung bình, ngồi ở giữa đường cong. Hầu hết các công ty đều sa thải những nhân viên kém cỏi, sau đó thuê những nhân viên mới, những người cần được đào tạo thêm và không thể đảm bảo thành tích xuất sắc. Tệ hơn nữa, các công ty cũng có xu hướng không sử dụng những người hoạt động hiệu quả nhất của họ. Vậy làm thế nào để Google sử dụng hai yếu tố này để tạo lợi thế cho mình? 

Họ đặt những người biểu diễn xuất sắc dưới kính hiển vi và giúp đỡ những người cần cải thiện. Hầu hết các công ty cũng không nghĩ đến việc nghiên cứu những người biểu diễn tốt nhất của họ. Đây là một cơ hội bị bỏ lỡ, vì đây là những người quen thuộc nhất với các phương pháp hay nhất. Vậy thì, bạn nghiên cứu những người có thành tích tốt nhất như thế nào? 

Nghiên cứu của giáo sư Harvard, ông Vladimir Groysberg, cho thấy hiệu suất cao phụ thuộc vào bối cảnh. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu các phương pháp hay nhất của các công ty khác sẽ không giúp ích được gì; bạn phải tự học. Ngừng lãng phí tài nguyên vào việc đào tạo tồi và sử dụng những giáo viên giỏi nhất trong chính công ty của bạn. cách tốt nhất để thành thạo một kỹ năng là chia công việc thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và hướng tới sự cải thiện cụ thể ở một trong những nhiệm vụ nhỏ này thông qua sự lặp lại, phản hồi và sửa chữa. Đào tạo nên cung cấp thông tin cụ thể mà mọi người sẽ giữ lại. Đầu tiên, các nguyên tắc cơ bản được giảng dạy, sau đó các chuyên gia tư vấn đóng vai một tình huống, quan sát và thảo luận về video đào tạo của họ. Quá trình này được lặp lại cho đến khi đạt được hành vi tư vấn mong muốn. Khi Google cần một người đào tạo cho các đại diện bán hàng, Google sẽ tìm kiếm người quản lý bán hàng tốt nhất với tổng doanh thu tối đa và yêu cầu họ hướng dẫn các đại diện bán hàng có hiệu suất thấp hơn. Khi nhân viên đào tạo các nhân viên khác, điều đó không chỉ tiết kiệm tiền mà còn tạo ra một cộng đồng gắn bó hơn. Đôi khi, Google tưởng thưởng cho sự thất bại và trả tiền không công bằng cho mọi người. Tại sao? Google cũng học được rằng thường có nhiều cách hiệu quả hơn để giữ chân nhân viên: cung cấp kinh nghiệm thay vì tiền. Sai lầm của họ là thưởng bằng tiền thay vì trải nghiệm, chẳng hạn như bữa tối cho hai người hoặc chuyến du lịch nhóm đến Hawaii. Hóa ra những dịp đặc biệt này lại tạo ra nhiều kỷ niệm hơn và gắn kết các đội lại với nhau tốt hơn nhiều so với tiền mặt.

Một số hiểu biết hữu ích. Không có gì kinh ngạc, nhưng có một số thứ thiết thực mà tôi nghĩ mình có thể sử dụng với tư cách là người quản lý. Mặc dù có một số đổi mới đến từ Google, nhưng tôi thấy cách tiếp cận của họ truyền thống một cách đáng ngạc nhiên. Ví dụ: họ không thực hiện bất kỳ thay đổi "ngoài kia" nào như công khai tiền lương của mọi người hoặc các mốt tương tự. Thật tốt khi biết rằng họ cũng thử những điều mới và va chạm mạnh như bất kỳ công ty nào khác. Tôi đoán điều xa xỉ mà họ có là họ có thể tiến hành các thử nghiệm quy mô nhỏ trên các nhóm nhân viên, điều mà các công ty khác không thể làm được. Giá trị lớn nhất mà tôi sẽ nhận được từ điều này là ở cách tiếp cận tuyển dụng của tôi. Mặc dù tôi không ở vị trí thường xuyên phải tuyển dụng nhân viên mới, nhưng tôi hiện đang trải qua quá trình này, vì vậy tôi luôn nghĩ đến điều đó. Tôi thích thuật ngữ "Hoạt động của con người" hơn là "Nguồn nhân lực", nhưng tôi nghĩ thật khó để thuyết phục bất kỳ ai rằng đó là bất kỳ điều gì khác ngoài sự khác biệt về ngữ nghĩa hoặc tâm lý. Tương tự như vậy, tôi có thể tưởng tượng rằng sẽ rất khó để thay đổi bộ phận "Nhân sự" thành bộ phận "Hoạt động nhân sự" một cách có ý nghĩa. Cuối cùng, nếu bạn có những người đa kỹ năng, đồng cảm trong vai trò này, thì tôi nghĩ bạn có thể đạt được một số thành công, bất kể tên tuổi và chức danh. Thỉnh thoảng tôi có đôi chút lặp đi lặp lại ("và sau đó quay lại bước 1"), nhưng đó dường như là điều mà tác giả đang hướng tới, để cố gắng khắc sâu danh sách kiểm tra vào tâm trí người đọc.