Trong bất kể trò chơi nào, chúng ta đều mong muốn trở thành người thắng cuộc. Chúng ta cũng luôn hi vọng có thể làm chủ cuộc sống của mình. Mong muốn là một phần nhưng liệu mấy ai có thể chiến thắng được chính bản thân chứ chưa nói đến chiến thắng trong những cuộc chiến thực sự. Nếu muốn thay đổi chỉ có thể dựa vào chính mình, và trong trận chiến với tư duy của bản thân, chúng ta hay nghịch cảnh sẽ chiến thắng?

Phần mở đầu

Động lực sáng tạo là gì? Làm thế nào để có động lực sáng tạo?

Ai trong chúng ta cũng biết rằng phải có sáng tạo thì mới có cơ hội cạnh tranh trong xã hội khắc nghiệt này. Trước hết muốn có động lực sáng tạo chúng ta cần phải xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực, không hạnh phúc, khiến chúng ta không thể suy nghĩ đến những điều tốt đẹp. Nếu bạn đang có những suy nghĩ đó thì hãy thử bài tập Tích tắc sau. Tập trung tư tưởng và viết ra những suy nghĩ tiêu cực đang ngăn mục tiêu của mình, và đặt chúng vào phần Tích. Suy nghĩ những điểm tiêu cực đó bạn sẽ thấy rằng mình đã thổi phồng nó như thế nào. Tiếp theo hãy điền những suy nghĩ tích cực vào ô Tắc. Mỗi khi lo sợ hay nghi ngờ bản thân mình không làm được thì hãy sử dụng bài tập này. Bạn sẽ ổn thôi, cuộc sống vốn có 2 mặt, nếu nó chỉ toàn điều tiêu cực thì nó đã không tồn tại được như bây giờ.

Động lực phải đến từ bản thân, đến từ nhận thức của chính mình. Trước hết hãy tập cho mình thói quen ghi nhớ những lỗi sai của bản thân. Ghi nhớ không phải để trong lòng, thỉnh thoảng lại lôi ra để dằn vặt chính mình, hay có lúc nghĩ lại để khóc lóc hay đau khổ, ghi nhớ nó để bạn không bao giờ mắc lại sai lầm đó nữa. Muốn thành công bắt buộc phải thất bại. Đó là điều tất yếu ai cũng phải trải qua, không chỉ riêng mỗi mình bạn. Vì vậy đừng đặt nặng vấn đề sai lầm hay vấp ngã thì sẽ thất bại. Bản thân mỗi chúng ta cũng sẽ có những điều tốt đẹp. Tôi tin là bạn nhận thức được điều đó, và biết bản thân giỏi nhất trong việc gì. Việc bạn làm tốt nhất chính là một thành công rồi. Và hãy đảm bảo thành công này sẽ dẫn đến thành công khác. Hãy tin vào bản thân để tiếp tục chiến đấu.

Động lực sáng tạo cũng phải từ bản thân. Nếu bản thân bạn tin rằng mình là người sáng tạo, thì tự khắc bạn sẽ biết vận dụng những khả năng của mình để tạo ra những ý tưởng mới.

Mọi cây thông đều rất giống nhau, nhưng không cây nào giống hệt cây nào. Do vừa có cả tương đồng lẫn khác biệt, nên rất khó để tóm tắt những biến thể vô hạn của sự sáng tạo cá nhân. Mỗi người phải làm điều gì đó thật khác biệt, thật độc đáo. Tóm lại, nghệ sĩ không phải là một người đặc biệt; mà bản thân mỗi người đều là một kiểu nghệ sĩ đặc biệt.

Để có thể sáng tạo ra những ý tưởng mới, việc kích thích tư duy là điều vô cùng quan trọng. Những cách để kích thích hiệu quả tư duy để đưa ra các ý tưởng bao gồm:

-Đưa ra định mức ý tưởng;

-Bắt nhịp;

-Những sự thật nhỏ bé;

-Đừng trở thành nô lê của thói quen;

-Nuôi dưỡng tư duy;

-Thực hiện phân tích nội dung;

-Tạo ra ngân hàng tư duy;

-Trở thành tín đồ của “chủ nghĩa xê dịch”;

-Nắm bắt các suy nghĩ;

-Nghĩ đúng;

-Ghi nhật ký ý tưởng;

Việc kích thích tư duy cũng giống như phát rừng làm đường. Đường đi ban đầu không hề tồn tại, thế nhưng chúng ta càng đi lâu, đường đi sẽ dân được hình thành. Tương tự, ban đầu các bạn có thể không có ý tưởng nào, nhưng khi luyện tư duy bằng cách sử dụng các kỹ thuật này, ý tưởng dần xuất hiện.

Phần 1: Những trò chơi tư duy tuyến tính

Phượng hoàng lửa

Trong số danh sách những trò chơi tư duy tuyến tính, tôi lại có ấn tượng ngay lập tức với cái tên này. Chắc phần lớn là nó làm tôi liên tưởng đến một phần của Harry Potter mà tôi vẫn thường hay đọc. Nhưng Phượng hoàng lửa ở đây không manh tên của sinh vật trong phòng thầy Dumbledore mà nó là danh sách câu hỏi được CIA dùng để khuyến khích các đặc vụ của họ quan sát và tiếp cận các thử thách ở nhiều góc độ khác nhau. Vậy là thêm một lý do nữa để tôi yêu thích, vì vốn dĩ tôi cũng mê tít những câu chuyện trinh thám, điệp viên và thám tử.

Quay lại với trò chơi Phượng hoàng lửa, trò chơi này với ưu điểm của mình sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống các câu hỏi để giải quyết một vấn đề nào đó. Những câu hỏi sẽ gợi mở và dẫn dắt cho tư duy của bạn.

Danh sách phượng hoàng lửa

Vấn đề

-Tại sao vấn đề này lại cần phải được giải quyết?

-Giải quyết vấn đề này sẽ mang lại lợi ích gì?

-Có điều gì bạn chưa hiểu hay không?

-Bạn đã có những thông tin gì?

-Đâu không phải là vấn đề thực sự?

-Thông tin đã đầy đủ chưa? Hay chưa đầy đủ? Hay là thừa? Hay là mâu thuẫn?

-Bạn có nên vẽ sơ đồ vấn đề ra không? Hay hình minh họa?

-Đâu là ranh giới của vấn đề?

-Có thể tách những phần khác nhau của vấn đề ra không? Có thể viết chúng ra không? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?

-Những khía cạnh không thay đổi của vấn đề là gì?

-Bạn từng thấy vấn đề này trước kia chưa?

-Bạn đã thấy vấn đề này ở dạng khác chưa?

-Bạn có biết vấn đề nào liên quan đến nó không?

-Hãy nghĩ về một vấn đề quen thuộc có những điểm tương tự chưa rõ.

-Giả sử bạn thấy một vấn đề liên quan đến những vấn đề mình từng giải quyết. Bạn có thể sử dụng nó không? Bạn có thể sử dụng phương pháp cũ không?

-Bạn có thể trình bày lại vấn đề của mình không? Có bao nhiêu cách khác nhau để định nghĩa lại vấn đề? Tổng quát hơn? Cụ thể hơn? Những quy tắc có thể được thay đổi không?

-Đâu là các tình huống tiềm năng nhất, tệ nhất và tốt nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra?

Kế hoạch

-Bạn có thể giải quyết toàn bộ vấn đề không? Hay chỉ một phần vấn đề?

-Bạn muốn giải pháp sẽ thế nào? Bạn có thể hình dung ra nó không?

-Bạn có thể xác định được bao nhiêu phần trong số những điều chưa biết?

-Bạn có thể rút ra điều gì hữu ích từ thông tin mình có?

-Bạn có sử dụng mọi thông tin không?

-Bạn đã cân nhắc đến mọi điểm quan trọng trong vấn đề này chưa?

-Bạn có thể tách các bước trong quá trình giải quyết vấn đề không? Bạn có thể xác định được tính đúng đắn của mỗi bước không?

-Các kỹ thuật tư duy sáng tạo mà bạn có thể sử dụng để nảy ra ý tưởng là gì? Có bao nhiêu kỹ thuật khác nhau?

-Bạn có thể thấy kết quả không? Bạn có thể thấy bao nhiêu loại kết quả khác nhau?

-Bạn đã thử bao nhiêu cách giải quyết vấn đề?

-Những người khác đã làm gì?

-Bạn có thể đoán ra giải pháp bằng trực giác không? Bạn có thể kiểm tra kết quả không?

-Cần phải làm gì? Thực hiện bằng cách nào?

-Nên thực hiện nó ở đâu?

-Nên thực hiện nó khi nào?

-Ai nên làm điều đó?

-Bạn cần làm gì vào lúc này?

-Ai sẽ chịu trách nhiệm cho từng việc?

-Bạn có thể vận dụng vấn đề này để giải quyết vấn đề khác không?

-Những điểm đặc biệt của vấn đề này là gì?

-Những mốc quan trọng nhất đánh dấu sự tiến bộ của bạn là gì?

-Làm sao bạn biết mình thành công?

Việc giải quyết một thách thức cũng giống như hành động đi trên dây. Nếu chiếc dây quá chùng, bạn sẽ ngã; nếu quá căng, nó không có độ đàn hồi và bạn cũng sẽ ngã. Sợi dây phải liên tục được điều chỉnh và hỗ trợ tại điểm yếu nhất. Tương tự, việc đặt ra những câu hỏi sẽ giúp điều chỉnh liên tục và hỗ trợ những chỉ dẫn đưa bạn đến một giải pháp.

Các bạn có thể tham khảo những trò chơi tư duy tuyến tính khác trong phần này như Mặt nạ, Cắt và Thái, Tách trái anh đào, Bong bóng tư duy, S-C-A-M-P-E-R, Kéo co, Hộp ý tưởng, Lưới ý tưởng, Sen nở, Hãng hàng không Great Transpacific và công ty Storm Door, Trái ngọt tương lai, Tư duy đột phá, Sảnh đường danh vọng, Vòng tròn cơ hội, Hoạt họa ý tưởng, Trevor thông minh. Qua những trò chơi đó chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình để có thể vận dụng trong cuộc sống, làm việc và các mối quan hệ. Bài học từ Trevor thông minh giúp bạn hiểu được chúng ta không chỉ gây dựng các mối quan hệ trong lĩnh vực làm việc của mình mà còn nên trò chuyện với những người ngoài ngành vì nó sẽ giúp bản thân có được sự sáng tạo mà mình không bao giờ tìm được ở trong chính chúng ta. Trong khi đó trò chơi Sen nở lại chỉ cho ta thấy cách xây dựng sơ đồ các chướng ngại vật để có thể sử dụng chúng đạt được mục tiêu. Cuối cùng nếu bạn đang băn khoăn và bối rối trước một loạt các thông tin, và không biết sắp xếp hay bắt đầu như thế nào thì đừng bỏ qua trò chơi Cắt và thái. Nó sẽ giúp bạn tổng hợp những sáng tạo từ thử thách của mình.

Phần 2: Những trò chơi tư duy cảm tính

Kỹ thuật của Da Vinci

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe nói đến Da Vinci hay những bức tranh nổi tiếng thế giới của ông. Để sáng tác ra những bức vẽ độc nhất vô nhị, Da Vinci sử dụng rất nhiều sự tưởng tượng. Ông sẽ nhắm mắt lại và vẽ những nét ngẫu nhiên, nguệch ngoạc lên giấy, rồi từ đó ông hình dung ra những khuôn mặt, hình ảnh, mẫu hình. Những phát minh của ông bắt đầu từ những nét vẽ ngẫu nhiên này.

Cũng như chúng ta khi đương đầu với thách thức trước hết hãy xem xét nó một cách tổng quát, sau đó hãy phác họa những chi tiết về nó, những gì mà chính bản thân bạn thấy được. Hãy để trực giác lên tiếng và dẫn dắt bạn. Hãy dùng cảm giác để vẽ nên những điều bạn nhìn thấy, lúc này không phải thời điểm thích hợp để ý thức lên tiếng. Từ những nét vẽ đơn sơ, những hình ảnh đơn giản về vấn đề, lúc này hãy lắp ráp hoàn chỉnh chúng. Những hiểu biết của bạn về nó, quan điểm của bạn về vấn đề đó, những điều bạn không hiểu về nó. Bản vẽ hoàn chỉnh sẽ là chìa khóa cho câu trả lời về giải pháp mà bạn đang tìm kiếm để giải đáp những thách thức.

Ý tưởng có mặt ở khắp mọi nơi. Hãy quan sát tất cả mọi thứ xung quanh bạn, và đừng bỏ qua bất kì chi tiết nhỏ nào. Leonardo da Vinci đã học cách đọc “chữ viết” của tự nhiên, từ cây cỏ, đám mây, vỏ trứng, mây, tuyết đến những tinh thể. Ông đã vận dụng những quan sát được để tạo ra những ý tưởng và giải pháp mới.

“Tôi không thể không nhắc đến một công cụ nghiên cứu mới mà người ta cho là tầm thường và lố bịch, nhưng lại cực kỳ hữu dụng trong việc gợi nên những sáng tạo đa dạng trong tư duy. Đó là khi anh nhìn vào một bức tường với những vết ố lốm đốm, nó sẽ gợi cho ta sự liên tưởng đến những khung cảnh khác nhau, tươi đẹp với núi, sông, vực sâu và rừng thẳm. Hay anh cũng có thể thấy những trận chiến và những nhân vật hành động, những khuôn mặt lạ lùng, trang phục lạ lùng và một số lượng vô tận những vật thể mà anh có thể lược bớt để tạo ra những hình dạng hoàn chỉnh và chi tiết nhất.”

-Trích từ sổ tay của Leonardo-

Những ý tưởng sẽ chợt đến bất ngờ từ những điều mà bản thân chúng ta cũng không ngờ đến. Vì vậy hãy mở rộng tâm trí để quan sát, thay vì tạp áp lực cho bộ óc phải suy nghĩ về một hướng quá nhiều.

Những ý tưởng không xuất hiện từ bản vẽ, mà từ phần sâu nhất của tiềm thức. Đây là kho lưu trữ bí mật trong tâm hồn từ khi sinh ra, được bổ sung qua mỗi khoảnh khắc đáng nhớ trong đời chúng ta, chứa đựng khả năng và tầm nhìn có thể giúp chúng ta tạo ra những thứ chưa bao giờ thấy trên đời.

Ngoài kỹ thuật của Da Vinci, trong phần này các bạn cũng đừng nên bỏ qua những trò chơi tư duy khác. Như bài học từ câu chuyện bông hồng xanh, một ông vua yêu cầu những người đến cầu hôn con gái phải đem theo một bông hồng xanh. Hàng ngàn người đến ứng tuyển phò mã, người thì manh theo bông hồng làm từ ngọc bích, người thì mang theo bông hồng đã được nhuộm xanh. Nhưng trong số đó công chúa không để ý ai, trái tim nàng đã lỡ trao cho anh chàng hát rong. Chàng trai chỉ đem đến một bông hồng trắng bình thường và nàng công chúa đã tuyên bố đó là một bông hồng xanh. Cuối cùng hai người đã kết hôn và có một kết thúc hạnh phúc như bao câu chuyện cổ tích khác. Bài học ở đây đó chính là việc sử dụng trực giác, biết được sự chính xác vủa nó và vận dụng chúng hiệu quả.

Phần 3: Tinh thần Koinonia

Koinonia có nghĩa là tinh thần bằng hữu. Đây là tinh thần được nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Socrates và các bạn ông vận dụng mỗi khi giao lưu hay trao đổi ý kiến. Nó giúp tránh xảy ra các tranh cãi trong tranh luận, dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân, làm rõ suy nghĩ bản thân và thành thật với mọi người.

Một nhóm sẽ có những cá nhân riêng biệt, với những suy nghĩ khác nhau, và nếu người lãnh đạo không thể dung hòa những cái tôi kiêu hãnh thì sẽ dễ dẫn đến sự tan rã của một nhóm, không đạt được mục tiêu hay năng suất làm việc sẽ giảm xút. Hãy giúp những người tham gia phần động não và thả lỏng cơ thế bằng cách để tâm trí họ trải qua các bài tập khởi động. Việc đó sẽ giúp họ cởi mở và từ đó những ý tưởng mới sẽ được hình thành và phát triển

Nếu chúng ta giep hạt giống lên nền đất cứng, cơ hội để chúng bén rễ và lớn thành cây khỏe mạnh là rất mong manh. Tuy nhiên nếu chúng ta cày xới đến khi đất tơi xốp, cơ hội để các hạt giống phát triển sẽ cao hơn nhiều.

Các bài khởi động cũng rất đa dạng để chúng ta có thể lựa chọn như Trò chơi Sinh vật ngoài hành tinh, Đôi giày, Vận dụng trí tưởng tượng, 101 kiểu thất bại. Câu hỏi này có màu vàng hay màu xanh, Chọn một lăng kính khác, Một + Một = Một, Tôi là chiếc máy ảnh, Cậu là bùa hay là đinh, Lai Tạo, Những phép lai bất khả thi. Các bài tập này giúp giải phóng trí tưởng tượng để tạo ra những ý tưởng đột phá. Trong trò chơi Sinh vật ngoài hành tinh, các bạn sẽ được yêu cầu phác họa về sinh vật ở ngoài hành tinh và thuyết trình về nó. Về cơ bản những bức vẽ đều cho thấy những điểm tương đầu của những sinh vật ngoài hành tinh với những sinh vật trên trái đất. Bài tập nhóm phản ánh trí tưởng tượng có cấu trúc. Nó cho biết rằng ngay cả khi chúng ta sử dụng trí tưởng tượng để đưa ra những tri thức mới thì nó cũng đều dựa trên những khái niệm và khuôn mẫu sẵn có. Cho dù bạn là nhà phát minh, giáo sư, doanh nhân hay là ai đó thì mỗi việc bạn làm và cố gắng đều để mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Việc tiếp theo sau phần khởi động là động não.

Một buổi động não phản ánh tinh thần đồng đội và thiện chí sẽ cho phép các nhóm ươm mầm được một kiểu tư duy tập trung mới dựa trên tinh thần phát triển tư tưởn chung. Mọi người không còn đối kháng với nhau. Họ trở thành những người cùng tham gia xây dựng nên một nguồn vốn ý tưởng chung, có khả năng phát triển và thay đổi liên tục.

 Hai nguyên tắc cơ bản của động não bao gồm Số lượng sản sinh ra chất lượng. Càng nhiều ý tưởng sẽ giúp chúng ta lựa chọn được ý tưởng tốt nhất. Điều thứ hai là không nên vội vàng đưa ra những đánh giá. Chúng ta thường dùng bản năng của mình để đánh giá mọi việc, điều đó dẫn đến cách nhìn nhận chủ quan, không chính xác, cảm xúc khiến chúng ta không nhìn nhận được cái nào tốt cái nào không.

Một buổi động não truyền thống sẽ cần khoảng 10 thành viên và nó gồm những nguyên tắc cơ bản sau đây:

-Thảo luận làm rõ vấn đề

-Phát cho mỗi thành viên một tấm thẻ để họ viết những ý tưởng của mình vào

-Đề nghị các thành viên đọc to những gì mình viết trong những tấm thẻ

-Phân loại các tấm thẻ có cùng chung ý tưởng và dán nó vào các cột khác nhau

-Để mọi người lựa chọn các ý tưởng mà họ thích

Việc làm thế này sẽ giúp những thành viên cảm thấy thoải mái, tránh được sự tranh luận không đáng có, sự bình đẳng khi ai cũng có thể lên tiếng và lựa chọn giải pháp mình mong muốn. Mỗi người sẽ đều có những ưu điểm, khuyế điểm, và ai cũng có những giới hạn kiến thức, vì vậy việc kết hợp ý tưởng sẽ giúp chúng ta phá bỏ được những cực hạn của bản thân, chuyển tâm trí chúng ta sang một chiều hướng suy nghĩ mới mà bản thân không bao giờ nghĩ đến.

Phần 4: Những trò chơi kết thúc

Sau khi tạo ra ý tưởng, bạn cần sắp xếp chúng theo một trật tự nào đó và đánh giá chúng. Điều này cũng tương tự như những gì làm nên sự năng động của âm nhạc: nếu không có sắc thái, âm nhạc sẽ trở nên vô nghĩa. Nhịp điệu sẽ trở thành đơn điệu, giai điệu sẽ thiếu sự gắn kết và mỗi đoạn nhạc trở nên vô hồn. Ngược lại, nếu mọi nốt nhạc, mọi ca từ đều được nhấn mạnh, bài nhạc thậm chí còn vô hồn hơn. Tôi nhận ra rằng, loại âm nhạc khiến con người ta thư thái nhất không phải là loại âm nhạc nhồi nhét âm điệu và thanh sắc để nghe có vẻ mạnh mẽ, mà là vài nhịp trống nhẹ nhàng để kết thúc bản nhạc.

Trò chơi đầu tiên là Ban phản biện. Khi người khác đưa ra những ý kiến của họ thì bạn nên học cách phản biện nó sao cho đúng. Phản biện khác tranh cãi, không phải cứ ai cãi to thì có nghĩ là người thắng cuộc, phản biện đòi hỏi những ý kiến bạn đưa ra phải logic và có căn cứ khoa học hay thực nghiệm. Việc phản biện sẽ giúp chúng ta thu hẹp nội dung các ý tưởng để rút ra ý tưởng khả thi nhất. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của ý tưởng. Những thiếu xót cần hoàn thiện. Cơ hội kinh doanh và tiếp thị của ý tưởng đó. Và cuối cùng là sự quan tâm của mọi người đến ý tưởng đó có nhiều hay không. Việc tạo ra ban ý tưởng là một cách thực sự hữu ích và tuyệt vời để tiếp nhận thông tin phản hồi về ý tưởng.

Trò chơi cuối cùng có tên là Cánh đồng cỏ. Một cánh đồng cỏ phải trải qua hàng triệu lần từ những cây cỏ nảy mầm, những tác động nắng, mưa, bão, các hoạt động của con người mới có thể tạp ra một đồng cỏ. Những cánh đồng cỏ ẩn dụ cho bản chất của niềm tin và nhận thức là từ sự diễn giải các trải nghiệm

Đồng cỏ không thể thay đổi đặc tính của nó. Cỏ không thể giải thích và tự tạo nên các biến cố để tạo ra một bản chất khác. Chúng ta không phải là những cánh đồng cỏ. Chúng ta có thể chọn cách diễn giải những sự kiện trong đời mình theo cách chúng ta muốn.

Kết

Dù bạn có là ai tôi cũng tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng cuộc đời của chính chúng ta.

Tác giả: Mai Hương - Bookademy

----------------------------------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về:[email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Xem thêm

Đã bao giờ nảy ra một ý tưởng khiến bạn rùng mình vì thích thú chưa? Tôi đang nói kiểu "sởn tóc gáy" kiểu phải thốt lên "chà!"? Hãy cho các phương pháp động não của cuốn sách có thể ví như viên ngọc tuyệt đẹp này một cơ hội và tôi có thể đảm bảo với bạn rằng đây sẽ là một phần trong cuộc sống của bạn.

Tôi đã có thể tìm thấy rất nhiều phương pháp động não trên internet.Tôi thậm chí đã tự tạo một vài phương pháp của riêng tôi. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ thực sự hài lòng vì không có điểm tham chiếu nào chiếm một không gian dành riêng trong thư viện của tôi. Dường như không có gì đáng giá."Trò chơi tư duy" là một công cụ mà bất kỳ người nào, có hoặc không có óc sáng tạo, đều có thể sử dụng và sẽ tạo ra kết quả có thể sử dụng được. Một nỗ lực trung thực với các bài tập là cần thiết - bạn không thể trở thành một vận động viên thể hình chỉ bằng cách tăng cân ngay bây giờ phải không? Cuốn sách này sẽ mất một thời gian để đọc hết nếu bạn dành thời gian của mình nhưng nó đáng để bạn nỗ lực.

Cuốn sách này khiến tâm trí vô thức của tôi hét lên vì vui sướng. Vì điều đó, ông Michalko, tôi cảm ơn ông nhiều lần.

Đề xuất cho bất kỳ ai sáng tạo (hoặc thiếu đi sự sáng tạo), bất kỳ ai đang tìm kiếm một số liệu "hàng tấn" của các nhà tạo ý tưởng và bất kỳ ai muốn hiểu tâm trí hơn một chút.Hãy thêm cuốn sách này vào thư viện của bạn.Đây là một trong những cuốn sách hiếm hoi mà tôi thực sự thấy nó đáng giá đến từng xu.

Tôi đã đọc cuốn sách này lần thứ hai và rất nhiều trang bị gập lại để tôi có thể quay lại đọc lần nữa. Cuốn sách có ý nghĩa giúp bạn sử dụng các kỹ thuật trong đó,mà không chỉ đọc nó như một cuốn sách giáo khoa. Tôi không thể nói rằng tôi đã có những ý tưởng đột phá lớn, nhưng tôi tin rằng những kỹ thuật này sẽ giúp tôi thoát khỏi lối suy nghĩ hạn chế. Tôi đã sử dụng thành công kỹ thuật "Lotus Blossum" khi làm việc với một đồng nghiệp trong một dự án. Có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời trong cuốn sách này. Tôi đang sử dụng 1 ý tưởng mỗi ngày trong 30 ngày để giúp bắt đầu xây dựng thói quen tư duy sáng tạo mới. Tôi đã lập một biểu đồ 30 ngày để giúp tôi tập trung vào những thứ mà tôi bỏ qua mỗi ngày. Lưu ý, điều này không có trong sách. Tôi chỉ làm điều đó để giúp vượt qua giới hạn của tôi trong việc sử dụng các ý tưởng. "Điều đó sẽ không hoạt động" và "Tại sao phải bận tâm" là những suy nghĩ khó vượt qua. Tôi thực sự muốn giới thiệu cuốn sách này đén bạ. Ý của tôi là sử dụng chúng, không chỉ đọc về chúng. Tất cả chúng ta đều cần nhận ra tất cả những ý tưởng và cơ hội tuyệt vời xung quanh chúng ta nhưng bị che giấu do xã hội thúc đẩy nỗi sợ hãi của chúng ta và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào người khác để cứu chúng ta thoát khỏi những tình huống khó khăn. Đây là một cuốn sách bạn cần phải đọc!

Như tiêu đề gợi ý, đây là một cuốn cẩm nang về các kỹ thuật tư duy sáng tạo.
Các kỹ thuật được mô tả trong cuốn sách này có thể được áp dụng cho bất kỳ vấn đề nào dù nhỏ hay lớn. Chúng được chia thành hai loại lớn: tuyến tính và trực quan. Các suy nghĩ tuyến tính sử dụng phần lớn phần não trái. Chúng dựa trên phân tích, các mẫu, v.v. Những kỹ thuật này bao gồm ánh xạ tư duy, phân số, đảo ngược và ma trận chỉ để nêu tên một số. Những người suy nghĩ trực quan tận dụng nhiều hơn phần não phải. Họ dựa vào trực giác, trí tưởng tượng, v.v. Những kỹ thuật này bao gồm phép loại suy, thư giãn và hình ảnh để đặt tên cho một số.
Điều làm cho cuốn sách này nổi bật là chiều sâu và chiều rộng trong đó chủ đề tư duy trừu tượng được thảo luận. Ngoài ra, tác giả cung cấp nhiều ví dụ cụ thể về các tình huống mà các kỹ thuật này được sử dụng. Đây là một bổ sung cho kế hoạch chi tiết về cách kỹ thuật nên được áp dụng. Điều đó đang được nói, các hướng dẫn để lại chỗ cho việc giải thích, điều quan trọng để tạo ra các ý tưởng mới. Nói chung là một bài đọc rất thú vị và độc đáo, rất được khuyến khích cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về tư duy nói chung và tư duy sáng tạo nói riêng. Nó có tính ứng dụng cao cho mọi cá nhân không phân biệt lĩnh vực kinh doanh.
Để tận dụng tối đa cuốn sách này, bạn nên đọc một hoặc hai phần cùng một lúc và cố gắng áp dụng các kỹ thuật đã giảng để giải quyết các vấn đề hàng ngày của một người.

Tôi đã sử dụng cuốn sách này trong nhiều năm và nó là một trong những cuốn sách yêu thích của tôi. Tôi sở hữu cả hai phiên bản in và có nó trên Kindle của tôi để tham khảo nhanh. Một trong những đồng nghiệp của tôi, một kỹ sư nổi tiếng, đã nhận xét rằng "một vấn đề khó là bạn không biết ngay cách giải quyết." Khi tôi đối mặt với những vấn đề khó khăn, "Trò chơi tư duy" là một trong những cuốn sách mà tôi tìm đến để tìm kiếm những cách tiếp cận mới. Tôi luôn ngạc nhiên trước kết quả, những hiểu biết mới về các phương pháp cũ và niềm vui khi học một phương pháp sáng tạo mới khi tôi tìm kiếm các phương pháp tiếp cận cho các vấn đề khó và rất hóc búa.
Lý do cuốn sách có giá trị như vậy là vì nó là một cuốn sách phi tuyến tính phong phú và phức tạp. Như cách đánh giá tiêu cực số một đã minh họa, nếu bạn không có kỹ năng đọc sách phi tuyến tính, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều niềm vui trí tuệ. Người đánh giá đó đã ngừng đọc cuốn sách và bỏ lỡ tất cả các công cụ sáng tạo dành cho nhà văn mà cô ấy đang tìm kiếm.
Sử dụng "Trò chơi tư duy" một cách hiệu quả không chỉ yêu cầu đọc mà còn phải làm việc tích cực với tài liệu. Trong nhiều năm, tôi đã tích lũy được nhiều sổ ghi chép chứa đầy các bài tập về ý tưởng từ "Trò chơi tư duy".

Tôi đã mua cuốn sách này theo sở thích cá nhân để rồi được những giá trị khác giúp tôi hài lòng hơn với cuốn sách này! Tôi thích các bài tập về não bộ và cuốn sách khuyến khích đối mặt với những câu châm ngôn cũ về việc luyện tập sao cho thật hoàn hảo.Nếu bạn muốn học điều gì đó thì bạn phải làm và cuốn sách này có rất nhiều thứ để bạn thử nghiệm. Tôi sẽ gửi cho bố tôi một bản sao vì cả ông và mẹ tôi đều không thể đặt nó xuống. Tôi giải quyết các vấn đề để kiếm sống và tôi hơi bế tắc với cách tiếp cận một vấn đề tại nơi làm việc trong số những thứ khác đang khiến tôi phát điên. Cuốn sách này, không giống như những cuốn sách chỉ chứa đầy lông tơ và nguồn cảm hứng rất thiết thực và hữu ích. Tưởng tượng rằng! Đi qua nó và thử tất cả các kỹ thuật. Tôi vẫn đang làm việc thông qua một số kỹ thuật và cuốn sách là một cuốn sách dễ đọc, có các câu đố hình ảnh thú vị để làm việc, các ý tưởng để bắt đầu, những câu hỏi tuyệt vời để hỏi và hơn thế nữa. Tôi có một số cách để giải quyết vấn đề mà tôi đang gặp phải và rất vui khi không có cảm giác kiệt sức đáng sợ đó nữa. Bạn có biết tôi đang nói gì ở đây không.
Bạn bị mắc kẹt ở điều gì đó khiến bạn khó chịu? Có một bài tập cho điều đó với các câu hỏi bạn có thể hỏi. Các kỹ thuật được giải thích và ông đưa ra các ví dụ về vị trí và cách áp dụng chúng cùng với lịch sử của người đã phát minh ra nó hoặc sử dụng nó nhiều nhất. Edison, CIA, và hơn thế nữa. Hơn hết, tác giả khuyến khích BẠN đưa ra cách tiếp cận độc đáo của riêng bạn. Đây là một cuốn sách thú vị gây nghiện và tôi đã xem qua nó hàng ngày kể từ khi tôi nhận được nó và giới thiệu nó chính xác bởi vì nó làm những gì nó nói. Cuốn sách này là một món đồ chơi để suy nghĩ! Tôi thích Tick Tock, Idea Quota, Getting Tone, Brainbanks, Scamper, Lotus Blossom và Phoenix là những kỹ thuật hữu ích. Tất cả chúng đều tốt khi bạn bắt tay vào việc đó. Chúng nghe có vẻ lạ và bạn sẽ vò đầu bứt tai nhưng khi mở sách ra, bạn ' Sẽ quan tâm đến kỹ thuật tạo ý tưởng tiếp theo hơn bạn với kỹ thuật trước đó. Nếu bạn sợ bị đau nửa đầu, đừng lo! Tôi thề rằng bạn có thể hiểu tất cả các bài tập và bạn sẽ cảm thấy thích thú. Đây là một cuốn sách bài tập thú vị cho trí não của bạn và tôi cá là bạn có thể lôi kéo bạn bè và các thành viên trong gia đình tham gia cùng bạn.
Nếu bạn có một mục tiêu hoặc muốn một mục tiêu làm lý do để mua cuốn sách này thì đó là cơ hội để trở thành những gì bạn nghiên cứu và cuối cùng làm. Anh ấy đề cập đến cách các nghệ sĩ trở thành nghệ sĩ và những người có ý tưởng trở thành những người nghĩ ra tất cả những ý tưởng tuyệt vời đó. Trở thành những gì họ muốn trở thành bởi vì họ không ngừng theo đuổi và thực hành công việc mà họ đam mê. Không cần có cảm hứng khi bạn đang sử dụng các kỹ thuật.
Chúc may mắn cho tất cả những ai sử dụng các kỹ thuật trong cuốn sách này. Sau đó, một lần nữa nếu bạn đang làm điều gì đó khác biệt và đang thử nghiệm để làm những gì bạn muốn, bạn đã đi đến thành công. Tôi thích thú với bản thân và có rất nhiều ý tưởng thú vị để khám phá vì cuốn sách bị đánh giá thấp này và tôi hy vọng tất cả các bạn cũng thấy thú vị khi khám phá như tôi. Chúc bạn có những trải nghiệm vui vẻ! 

Cuốn sách này có tiềm năng thay đổi thế giới! Bất cứ ai và tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc đọc cuốn sách này ngay lập tức!
Tôi đã là một nhà giáo dục trong 12 năm qua, làm việc với các học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Một trong những thất vọng lớn nhất của tôi là thiếu tư duy phản biện và sáng tạo được bồi dưỡng trong các trường học. Mặc dù đây có thể là kỹ năng quan trọng nhất cần có trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, nhưng kỹ năng sáng tạo và đổi mới không được chú trọng đủ trong hệ thống trường học của chúng ta (nếu có). Gần đây đã có rất nhiều lời bàn tán về "Tư duy phát triển" của Carol Dweck và thực tế là tất cả chúng ta đều có khả năng tiến bộ nếu chúng ta sẵn sàng nỗ lực. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng "sáng tạo" không phải là một trong những thứ chúng ta có thể cải thiện. Hầu hết mọi người tin rằng bạn là người sáng tạo bẩm sinh, hoặc bạn không phải như vậy. Đơn giản là nó sai!!!
Michael Michalko là một tác giả và chuyên gia sáng tạo xuất sắc. Trong cuốn sách "Trò chơi tư duy", Michalko cung cấp rất nhiều câu chuyện, hoạt động và chiến lược kích thích tư duy sẽ khiến bạn ngay lập tức trở nên sáng tạo, cởi mở, đổi mới và tin tưởng rằng tư duy phát triển cũng áp dụng cho chủ đề này. Cuốn sách này là một kiệt tác tuyệt đối ..... và ước mơ của tôi là tác phẩm của Michalko sẽ được đưa vào các trường học nhiều hơn và giúp truyền cảm hứng cho học sinh sáng tạo và đổi mới. Học sinh xứng đáng với điều này! Trong thời gian chờ đợi, tôi sẽ đưa ra lời kêu gọi hành động mà tôi hứa sẽ có lợi cho bạn: HÃY MUA CUỐN SÁCH NÀY! Đọc từng trang và áp dụng các khái niệm vào cuộc sống và niềm đam mê của bạn. Tôi đảm bảo nó sẽ khiến bạn trở thành một người sáng tạo hơn, toàn diện hơn, đổi mới hơn.
Tôi thường được hỏi cuốn sách yêu thích của tôi là gì, đó là một câu hỏi mà tôi không thích. Tôi không thích nó bởi vì tôi không có một cuốn sách yêu thích. Tôi có một danh sách các cuốn sách yêu thích. Vấn đề là tôi cảm thấy ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời, danh sách này thay đổi dựa trên mục tiêu và đam mê của tôi là gì. Tuy nhiên, Thinkertoys luôn nằm trong danh sách "những cuốn sách yêu thích" của tôi. Để nâng cao trải nghiệm lên cấp độ tiếp theo, tôi khuyên bạn nên mua bộ bài ThinkPak có liên quan để đi cùng với nó. Tôi mang theo bộ bài này ở mọi nơi tôi đến và đã nhiều lần sử dụng sức mạnh của nó để giúp giải quyết các vấn đề và nảy sinh những ý tưởng mới.
Cuốn sách này là một viên ngọc quý tuyệt đối .... và tôi ước rằng tất cả mọi người trên thế giới sẽ có cơ hội đọc nó (cùng với những cuốn sách khác của Michalko cũng rất tuyệt vời: Sáng tạo mỏng manh và Bẻ khóa sáng tạo). Mua cuốn sách này và đọc nó. Sau đó, đọc nó một lần nữa .... và một lần nữa .... và một lần nữa. Nó sẽ trở nên tốt hơn ở mỗi lần đọc tới!

Michael Michalko là một trong những chuyên gia sáng tạo được đánh giá cao nhất trên thế giới. Là một sĩ quan trong Quân đội Hoa Kỳ, Michael đã tổ chức một nhóm các chuyên gia tình báo NATO và các học giả quốc tế ở Frankfurt, Đức, để nghiên cứu, thu thập và phân loại tất cả các phương pháp tư duy phát minh đã biết. Nhóm của ông đã áp dụng các phương pháp này cho các vấn đề quân sự, chính trị và xã hội khác nhau của NATO và đưa ra nhiều ý tưởng đột phá và giải pháp sáng tạo cho các vấn đề mới và cũ. Michael sau đó đã áp dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo này vào các vấn đề trong thế giới doanh nghiệp với những thành công vượt bậc. Các công ty mà ông làm việc rất vui mừng với những kết quả đột phá mà họ đạt được, và Michael kể từ đó đã kinh doanh trong việc phát triển và giảng dạy các hội thảo và hội thảo về tư duy sáng tạo cho các khách hàng doanh nghiệp trên khắp thế giới.


Ông là tác giả của cuốn sách “THINKERTOYS: TÚI XÁCH KỸ THUẬT TƯ DUY SÁNG TẠO.”


Ông cũng là tác giả của “Thinkpak – Bộ thẻ động não”, là một công cụ tư duy sáng tạo mới lạ được thiết kế để hỗ trợ các phiên động não và “Bẻ khóa khả năng sáng tạo – Bí mật của những thiên tài sáng tạo”, mô tả các chiến lược tư duy phổ biến mà các thiên tài sáng tạo đã sử dụng trong khoa học, nghệ thuật và công nghiệp trong suốt lịch sử và cho thấy cách chúng ta có thể áp dụng chúng để trở nên sáng tạo hơn trong kinh doanh và cuộc sống cá nhân của chúng ta.