Cuốn sách Sức mạnh của thói quen là tập hợp những khám phá thú vị về cách thức thói quen ảnh hưởng và chi phối cuộc sống của con người. Về cơ bản, người lớn và trẻ em không khác nhau là mấy, bởi hầu hết những hành động hằng ngày của chúng ta đều là sản phẩm của thói quen vô thức. Thế nhưng không phải cá nhân, tổ chức nào cũng thành công. Đó là vì mỗi người có một thói quen riêng. Vậy thói quen nào mới giúp bạn thành công ? Câu hỏi này sẽ được làm sáng tỏ qua 3 phần gồm 9 chương của cuốn sách.

Phần một : Các thói quen cá nhân.

Vòng lặp của thói quen : Gợi ý - Hành động - Phần thưởng.

Gợi ý đầu tiên sẽ như một nút bấm đưa não bộ vào trạng thái tự động và lựa chọn thói quen để sử dụng, sau đó hoạt động có thể thuộc về thể chất hoặc tinh thần hay cảm xúc diễn ra. Cuối cùng phần thưởng xuất hiện sẽ giúp não bộ xác định vòng lặp ấy có cần ghi nhớ để sử dụng sau hay không. Hạch nền là nơi lưu giữ lại những thói quen ngay cả khi phần não còn lại không hoạt động, là trung tâm gợi nhớ những hành vi ấy. Khi một thói quen hình thành, não bộ sẽ ngừng tham gia hoàn toàn vào việc ra quyết định. Việc hiểu được thói quen hoạt động như thế nào và vòng lặp của thói quen, ta có thể dễ dàng điều khiển được nó.

Thói quen chưa bao giờ bị mất đi, thực tế, nó được mã hóa thành cấu trúc của não bộ và đó là một điều thuận lợi cho chúng ta. Bởi ta sẽ không phải học lại cách lái xe lại vào mỗi kỳ nghỉ hè. Vấn đề là não bộ không thể chỉ ra sự khác biệt giữa thói quen xấu và thói quen tốt. Nếu bạn có một thói quen xấu, nó thường ẩn nấp đâu đó, chờ đợi gợi ý và phần thưởng thích hợp để xuất hiện. Nếu chúng ta học cách hoạt động thần kinh mới áp đảo những thói quen xấu, kiểm soát vòng lặp thói quen, ta sẽ khiến những thói quen xấu trở nên vô hình. Không có vòng lặp của thói quen, não bộ sẽ ngừng làm việc và tràn ngập những chi tiết vụn vặt trong cuộc sống.

Tiếp theo, những thí nghiệm của Squire với Eugene đã cách mạng hóa sự hiểu biết của cộng đồng khoa học về cách thực bộ não hoạt động bằng cách chứng minh một lần và mãi sau này : “Có thể học và lựa chọn vô thức mà không cần ghi nhớ thứ gì về bài học hay ra quyết định”. Thói quen, trí nhớ và lý do là nguồn gốc của chúng ta cư xử. Thói quen có tác động mạnh nhưng mong manh. Nó thường xảy ra không cần sự cho phép nhưng có thể thay đổi bằng cách sửa thành phần. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta nhiều hơn ta biết, trên thực tế, nó rất mạnh, làm cho bộ não gắn chặt vào nó, bao gồm cả nhận thức chung.

Não bộ của sự thèm muốn

Claude C.Hopslin là nhà quản trị xuất chúng người Mỹ. Ông là người góp phần tạo nên thương hiệu kem đáng răng nổi tiếng Pepsodent – một loại kem đánh răng với công thức bạc hà mát lạnh được tìm ra bởi một người bạn của ông. Ông nổi tiếng bởi chuỗi quy luật đặt ra để giải thích cho thói quen đặt cho khách hàng. Những thói quen ấy làm thay đổi hoàn toàn ngành kinh doanh và chuyển thành kiến thức phổ thông của ngành tiếp thị, kinh doanh, cải cách giáo dục, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, chính trị và giám đốc điều hành.  Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bất cứ thói quen mới nào. Sau 5 -10 năm đưa ra chiến dịch quảng cáo, kem đánh răng Pepsodent đã được biết đến như một trong những sản phẩm hàng đầu trên thế giới, cùng lúc ông góp phần tạo ra thói quen chải răng trên đất nước Mỹ tăng một cách chóng mặt. Vậy bí quyết thành công của ông là gì ? Sau này, ông tiết lộ rằng bí mật thành công của mình  là ông đã tìm ra một loại gợi ýphần thưởng chắc chắn để tạo ra thói quen chung. Ông là người dạy chúng ta cách thói quen mới hình thành và phát triển ra sao.

Đó chính là sự thèm muốn, ông tạo ra một sự thèm muốn. Sự thèm muốn làm cho gợi ý và phần thưởng có tác dụng. Sự thèm muốn ấy đã tạo sức mạnh cho vòng lặp thói quen. Điều then chốt đó chính là ông đã tìm hiểu rõ tâm lý con người dựa trên  02 nguyên tắc cơ bản: (1) Tìm ra những gợi ý đơn giản và rõ ràng; (2) Xác định rõ những phần thưởng. Thế nhưng, để tạo một thói quen cần có một nguyên tắc thứ 3 : đó là sự thèm muốn trong thần kinh.

Phần lớn thời gian, sự thèm muốn đó xuất hiện thường xuyên nên chúng ta không nhận thấy được sự tồn tại của nó và không biết đến ảnh hưởng của nó. Nhưng khi chúng ta kết hợp gợi ý với phần thưởng nhất định, sự thèm khát thuộc về tiềm thức sẽ xuất hiện trong não và bắt đâu vòng lặp thói quen. Chỉ khi nào não bộ mong đợi phần thưởng – sự thèm muốn, mô hình trên sẽ trở nên tự động hóa .

Nguyên tắc vàng để thay đổi thói quen : “ Bạn không thể loại bỏ một thói quen, bạn chỉ có thể thay đổi nó. Cách thức nó hoạt động : Sử dụng cùng một gợi ý, cùng một phần thưởng, Thay đổi thói quen ”. 

Câu chuyện về huấn luyện viên Tony Duggy đã dẫn dắt đội bóng của mình đưa lên đỉnh vinh quang từ một đội bóng với những trận đấu toàn thua. Chiến thuật chiến đấu của Duggy là ông chỉ cần đội của mình nhanh hơn bất kì ai. Bởi trong môn bóng bầu dục, chỉ cần khoảnh khắc một phần nghìn giây cũng làm nên trang vàng lịch sử. Vì thế, thay vì hướng dẫn các cầu thủ của mình hàng trăm đội hình khác nhau, ông chỉ hướng dẫn họ một vài kiểu, nhưng họ đã luyện tập rất nhiều lần cho đến khi những hành vi đó trở thành tự động, thành thói quen. Khi chiến thuật của ông có hiệu quả, các cầu thủ có thể di chuyển với tốc độ không thể vượt qua. Nhưng vấn đề nảy sinh của phương pháp là nó chỉ có hiệu quả nếu các cầu thủ không suy nghĩ quá nhiều hay phỏng đoán. Bằng không thì cả hệ thống sẽ sụp đổ, mọi thứ sẽ trở thành một đống hỗn độn. Vậy để lấp khoảng trống này, vòng lặp thói quen cần bổ sung thêm chất liệu quan trọng : Đó là chất liệu niềm tin. Niềm tin tạo ra hai sự khác biệt với hai đội bóng mà Duggy chỉ huy. Một đội lên đỉnh rồi tuột đốc thảm bại. Một đội tiến thẳng đến với chiếc cúp Super Bowl. Thói quen thay đổi như thế nào ?  Chúng ta đều biết rằng, thói quen không thể nào bị xóa bỏ - thay vào đó, nó phải được thay thế.

Và những thói quen rất dễ uốn nắn khi áp dụng Quy Tắc Vàng cho sự thay đổi thói quen : “ Nếu chúng ta giữ cũng một gợi ý và một phần thưởng, có thể thêm vào một hành vi mới “. Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Để một thói quen thay đổi, mọi người phải tin rằng nó thay đổi và hoàn toàn có thể. Và thường xuyên, niềm tin đó chỉ hình thành khi có sự giúp đỡ của một nhóm. Nếu bạn muốn thay đổi một thói quen, bạn phải tìm một hành vi thay thế và tỉ lệ thành công của bạn tăng nhanh bất ngờ khi bạn hứa thay đổi như mọi người trong nhóm. Niềm tin và cần thiết và nó phát triển tốt hơn kinh nghiệm chung, cho dù cộng đồng ấy chỉ có 2 người.

Phần hai : Các thói quen của tổ chức thành công.

Thói quen quyết định hay bản tình ca của Paul O’neil.

Câu chuyện của chương này nói về sự thay đổi thói quen của công ty Aluminum ở Mỹ - hay Alcoa – được biết đến là tập đoàn sản xuất mọi thứ : từ lon CocaCola đến bulong dùng trong các vệ tinh. Trong quá khứ, Alcoa là một trong những công ty thành công nhất thế giới. Nhưng gần đây, ban Quản Trị công ty đã phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác, đối thủ cướp đi khách hàng, các nhà đầu tư bắt đầu càu nhàu. Paul O’Neil được bầu nhiệm lên làm lãnh đạo mới. Ông bắt đầu chiến dịch thay đổi cơ cấu làm việc lại của công ty bằng một phương pháp mà mọi người cho rằng nó rất điên rồ và không phù hợp cho công ty vào thời điểm bấy giờ :

"Tôi muốn nói với mọi người về an toàn lao động" . Ông không nói về lợi nhuận hay đề cập đến thuế, tỷ lệ vốn của công ty. “An toàn sẽ là một điều cho thấy chúng ta đang tiến bộ trong viêc thay đổi thói quen ở toàn bộ tổ chức. Đó là điều đáng được đánh giá cao.

Một năm sau bài diễn thuyết của ông, bộ mặt của công ty thay đổi hoàn toàn : lợi nhuận công ty tăng đến đỉnh điểm, vốn thị trường, giá cổ phiếu tăng lên. Ông đã làm thế nào để thay đổi công ty lớn nhất, nghiêm trọng nhất và nhiều tiềm năng nguy hiểm nhất thành cỗ máy lợi nhuận và thành lũy của sự an toàn ?. O’ Neil tin rằng vài thói quen có sức mạnh ban đầu trong một chuỗi sự kiện để thay đổi những thói quen khác khi nó lan rộng trong toàn tổ chức. Nói một cách khác, vài thói quen có ảnh hưởng nhiều hơn những cái khác trong việc làm lại cuộc sống và công việc. Có những thói quen chủ chốt và chúng có thể tác động đến cách chúng ta nghĩ và làm việc. Những thói quen chủ chốt bắt đầu một quá trình và qua thời gian chuyển đổi mọi thứ . Khi chúng ta giải quyết hai phần ấy, tất cả các nguyên nhân còn lại sẽ tự động được giải quyết theo. Những thói quen chủ chốt thể hiện rằng sự thành công không phụ thuộc vào làm từng điều đúng mà dựa vào việc xác định vài ưu tiên quan trọng và đưa chúng đến mức độ ảnh hưởng cao hơn. Những thói quen tác động nhiều nhất khi và chỉ khi chúng bắt đầu xóa bỏ mô hình cũ và tạo lập mô hình mới. Sự chuyển đổi ban đầu bắt đầu chuỗi phản ứng giúp cho những thói quen tốt chiếm ưu thế.

Nếu bạn tập trung vào tu dưỡng hay thay đổi những thói quen chủ chốt, bạn có thể tạo ra sự chuyển đổi rỗng rãi. Tuy nhiên, việc xác định những thói quen chủ chốt là rất khó khăn. Để tìm ra nó, bạn phải biết cách quan sát. Tìm ra những thói quen chủ chốt là tìm ra những đặc điểm nhất định. Những thói quen chủ chốt mang đến một thứ gọi là “Những chiến thắng nhỏ“. Chúng giúp cho những thói quen khác phát triển nhờ tạo ra những cấu trúc mới và lập nên những sự mở mang mà ở đó sự thay đổi lan truyền dễ dàng hơn.

StarBucks và thói quen của sự thành công : “Chuyển tính kỷ luật thành thói quen của tổ chức – một điều không thể học được ở trường lớp”. Chúng tôi không thuộc ngành kinh doanh cà phê để phục vụ mọi người, chúng tôi thuộc ngành kinh doanh con người để phục vụ cà phê.

Travis là một chàng trai sinh ra trong một gia đình với người bố luôn trong tình trạng dùng thuốc quá liều. Anh có một tuổi thơ không mấy vẹn tròn khi phải chuyển nhà nhiều lần trong năm, các lần chủ nợ đến đòi nợ. Năm 16 tuổi, anh bỏ học. Mọi thứ với anh lúc này tưởng chừng như là quá sức chịu đựng. Không lâu sau đó, anh nhận làm việc tại một cửa hàng rửa xe và bị sa thải vì không chịu nghe lời. Anh nhận việc sau đó tại một cửa hàng McDonald và Hollywood Video, nhưng anh đã không làm chủ được lời nói và hành vi của mình khi những khách hàng thô lỗ có những thái độ không đúng. Đã đôi lần anh đã khóc giữa những ca làm, nhiều lúc tự hét vào mình trước gương , yêu cầu bản thân phải kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Một ngày nọ, một khách hàng thường xuyên của Hollywood Video có đề nghị anh suy nghĩ về việc làm ở Starbucks. Một tháng sau, Travis là một nhân viên ca sáng.

Đó là câu chuyện của 6 năm trước. Hiện nay ở tuổi 25, Travis là quản lý của hai nhà hàng Starbucks, giám sát 40 nhân viên và chịu trách nhiệm doanh thu hơn 2 tỷ đô la mỗi năm. Mức lương của anh là 44.000 USD , anh có quĩ lương hưu và giờ đây không còn có khoản nợ nào. Anh không bao giờ đi làm trễ hay buồn phiền vì công việc. Sự thay đổi của Travis đến từ lớp huấn luyện của công ty, một chương trình kéo dài từ ngày đầu tiên cho đến suốt sự nghiệp sau này của các nhân viên. Anh nói :

Starbucks đã dạy tôi cách sống, cách tập trung, cách làm việc đúng giờ và để làm chủ cảm xúc. Điều quan trọng nhât, nó dạy tôi nghị lực. Starbucks là điều quan trọng nhất từng xảy ta với tôi, tôi mắc nợ công ty này mọi thứ.

Vậy, điều gì khiến mô hình của công ty Starbucks lại thành công đến như vậy ? Starbucks thành công trong việc giáo dục khi mang đến những kỹ năng sống nơi mà trường học gia đình, và đôi khi là cộng đồng không thể mang đến. Starbucks giờ là một trong những nơi giáo dục lớn nhất nước Mỹ. Hiện tại với hơn 137.000 nhân viên, vào năm làm việc đầu tiên, tất cả các nhân viên dành ít nhất 50 giờ ở các phòng học ở Starbucks và hơn hàng chục người ở nhà đọc sách, trò chuyện với các cố vấn được chỉ định của họ. Điểm cốt lõi của quá trình đó là sự tập trung cao độ và thói quen quan trọng nhất : nghị lực. Hàng chục nghiên cứu chỉ ra rằng nghị lực là thói quen duy nhất và quan trọng nhất giúp cá nhân thành công.

Các nghiên cứu của Đại học Pennsylvania với 164 học sinh lớp 8 chỉ ra rằng : Tính tự giác dự đoán đến việc học tập tốt hơn chỉ số IQ, nó cũng dự đoán học sinh nào cải thiện điểm số qua các khóa học trong năm trong khi chỉ số IQ thì không. Tính tự giác có tác động lớn trong học tập hơn tài năng và trí tuệ. Cách tốt nhất để củng cố nghị lực trở thành lợi thế là biến chúng thành thói quen . Đôi lúc nó giống như những người tự kiểm  soát tốt không làm việc chăm chỉ - nhưng đó là vì họ đã biến chúng thành bản năng, nghị lực của họ xuất hiện mà họ không cần nghĩ về nó.

Với Starbucks, nghị lực không chỉ là sự ham học hỏi dựa trên lý thuyết. Công ty đã huấn luyện các nhân viên để tạo ra niềm vui đi kèm với cà phê và bánh sữa nướng. Vì thế từ rất sớm, Starbucks đã nghiên cứu cách họ có thể dạy cho nhân viên điều chỉnh cảm xúc và tổ chức kỷ luật để có tinh thần hăng hái trong mọi lần phục vụ, bỏ qua các vấn đề cá nhân, tránh để cảm xúc làm tác động đến cách cư xử với khách hàng. Công ty chi hàng tỷ đô la phát triển các chương trình để huấn luyện các nhân viên về tính kỷ luật. Các nhà điều hành viết sách hướng dẫn phục vụ giúp nhân viên cách đưa nghị lực của mình trở thành thói quen. Khi sức mạnh nghị lực của một người tăng lên, những thói quen tốt có vẻ sẽ tác động đến các phần khác cuộc sống của họ. Mọi người điều chỉnh sự thôi thúc tốt hơn, họ học cách làm mình xao nhãng khỏi những cám dỗ. Và khi bạn đã làm quen với thói quen nghị lực ấy, não của bạn được luyện tập để giúp đỡ bạn tập trung vào mục tiêu.

Sức mạnh của khủng hoảng - Cách thức các nhà lãnh đạo vô tình hay hữu ý tạo ra thói quen; những lề lối làm việc và sự tạm dừng quan trọng với mọi loại hình kinh doanh.

Trong chương này, chúng ta được tìm hiểu Sức mạnh của sự khủng hoảng nổi trội nhất thông qua câu chuyện của bệnh viện đảo Rhode. Liệu rằng khủng hoảng có luôn là điều xấu, điều không tốt khiến mọi thứ vận hành một cách trái chiều tiêu cực ? Hay là khủng hoảng nếu biết sử dụng đúng cách, vận dụng hợp lý sẽ như một bàn đạp thúc đẩy vòng lặp của thói quen trở nên vận hành một cách trơn tru ?. Ở bệnh viện đảo Rhode, sự căng thẳng xung đột và bất công giữa sự công bằng trong trách nhiệm công việc, tiếng nói giữa những bác sĩ và y tá đã gây ra hàng loạt những sai lầm nghiêm trọng về y học. Cuộc phẫu thuật não lấy khối xuất huyết nhầm bên do cách phối hợp làm việc của bác sĩ đã sai với những quy định hiện hành của bệnh viện. Một điểm bùng phát cho một loạt sai lầm nghiêm trọng sau này trở thành hệ thống. Bệnh viện có nguy cơ đứng trước việc bị ngừng hoạt động, bệnh nhân luôn có ý kiến nhận xét không tốt về bệnh viện. Người ngoài cuộc là vậy, người trong cuộc cũng không ngoại lệ. Các y tá cảm thấy rằng môi trường làm việc ngày càng ngột ngạt, mức đô căng thẳng ngày càng leo thang. Các bác sỹ thì được gán cho các tấm biển với các loại màu khác nhau tượng trưng cho thái độ làm việc, tay nghề, mức độ rủi ro khi phẫu thuật.

Bệnh viện đảo Rhode là một môi trường có tính ăn mòn. Không giống như Alcoa, nơi những thói quen chủ chốt được thiết kế kĩ lưỡng xung quanh vấn đề an toàn lao động đã tạo ra những thành công ngày càng lớn hơn, bên trong bệnh viên, những thói quen trên hình thành rất nhanh và không suy nghĩ khi các y tá tìm kiếm để bù đắp lại sự ngớ ngẩn của các bác sỹ. Những hoạt động của bệnh viện không được suy nghĩ kĩ càng. Thay vào đó, sự xuất hiện ngẫu nhiên và qua những lời cảnh cáo thì thầm, cho đến những mô hình không tốt hình thành. Điều đó có thể xảy ra trong bất kỳ tổ chức nào – nơi những thói quen không được sắp đặt theo chủ ý. Chỉ riêng việc lựa chọn thói quen chủ chốt cũng có thể tạo ra sự thay đổi tuyệt vời, những thói quen sai có thể gây ra thảm họa. Những sai lầm đáng sợ đã xảy ra khi những thói quen trong bệnh viện đảo Rhode bùng nổ.

Dĩ nhiên, không phải chỉ bệnh viện mới phát sinh những mô hình nguy hiểm. Những thói quen của công ty, tổ chức có thể tìm thấy trong hàng trăm ngành công nghiệp và hàng nghìn công ty. Không có tổ chức nào mà không kèm theo thói quen. Chỉ có những nơi mà chúng được thiết kế theo chủ ý và những nơi mà chúng được tạo ra không có tính toán trước, vì thế chúng thường hình thành từ sự ganh đua hay nỗi sợ hãi.

Nhưng đôi lúc, các nhà lãnh đạo biết cách nắm giữ những cơ hội đúng cũng có thể chuyển đổi những thói quen không tốt. Đôi lúc, giữa những lúc khủng hoảng nhất, thói quen đúng có thể xuất hiện. Những thói quen tổ chức hay “lề lối” cực kì quan trọng vì nếu không có chúng, nhiều công ty sẽ không bao giờ hoàn thành được việc gì. Các lề lối mang đến hàng trăm quy tắc không chính thức mà công ty cần để hoạt động. Nhưng lợi ích quan trọng nhất của các lề lối là chúng tạo ra sự tạm dừng giữa các nhóm và cá nhân đang có mâu thuẫn tiềm tàng trong một tổ chức. Mặc dù có khả năng xảy ra nội chiến, nhiều công ty vẫn hoạt động tương đối bình yên, trong nhiều năm từ năm nay qua năm khác, vì họ có những lề lối – thói quen – tạo ra sự tạm dừng cho phép mọi người bỏ qua các đối thủ đủ lâu để hoàn thành một ngày làm việc.Những thói quen của tổ chức mang đến một lời hứa cơ bản : Nếu bạn làm theo những mô hình dựng sẵn và tuân theo thời gian tạm ngừng, các đối thủ sẽ không thể phá hủy công ty, lợi nhuận sẽ tăng lên và cuối cùng mọi người đều giàu có. Nói cách khác, nếu bạn tập trung và phát triển phòng/công việc của bản thân mình nhiều hơn, hơn là phá hoại đối thủ, bạn có thể được đối xử tốt theo thời gian.

Những lý thuyết về kinh tế mà Nelson và Winter tạo ra cũng giải thích tại sao mọi thứ lại đang đi sai hướng ở bệnh viện đảo Rhode. Bệnh viện có những lề lối làm việc tạo ra môi trường không hòa bình giữa bác sỹ và y tá. Vấn đề là các y tá là những người duy nhất từ bỏ quyền lực để hướng đến sự tạm dừng, họ chịu sự ngược đãi từ các bác sỹ chịu căng thẳng, họ thậm chí còn không nhớ tên các y tá của mình. Tạo ra một tổ chức thành công không chỉ là vấn đề cân bằng quyền lực. Để một tổ chức hoạt động, các nhà lãnh đạo phải nuôi dưỡng những thói quen không chỉ tạo ra môi trường cân bằng hòa bình thực sự mà còn phải hoàn toàn làm rõ ai đang chịu trách nhiệm chính. Nhà lãnh đạo tố nắm bắt sự khủng hoảng để tạo ra thói quen của tổ chức. Đó là cách mà Tony Duggy trải qua khi tiếp nhận đội Bucs đáng lo ngại và Paul O’Neil khám phá được khi ông trở thành giám đốc điều hành Alcoa đang trên bờ vực thất bại. Đó cũng là cơ hội tương tự mà Howard Schultz tìm thấy khi ông trở lại Starbucks đang đi xuống năm 2007. Mẫu thức chung mà các nhà lãnh đạo này nhận ra đó chính là : "Chỉ có thể cải cách khi khủng hoảng đang chiếm giữ".

Bạn không bao giờ muốn lãng phí một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Sự khủng hoảng đó mang đến cho chúng ta những cơ hội làm những việc mà chúng ta không thể làm trước kia.

Điều tương tự xảy ra ở bệnh viện đảo Rhode khi cái chết của bệnh nhân 86 tuổi và hàng loạt những sai sót y học khác. Kể từ lúc các thủ tục an toàn của bệnh viện được hoàn thành, không lỗi sai nào xảy ra. Bệnh viện nhận được giải thưởng Beacon – giải thưởng uy tín về học, chăm sóc bệnh nhân và bằng danh dự của Hội bác sỹ phẫu thuật Mỹ về chất lượng chăm sóc bệnh nhân ung thư. Các y tá và bác sĩ nói rằng bệnh viện như một nơi an toàn khác, một môi trường làm việc tuyệt vời với tinh thần trách nhiệm, làm việc nhóm.

Phần ba : Những thói quen của cộng đồng.

Đại giáo đoàn và phong trào tẩy chay xe buýt ở Montgomery.

Xuyên suốt chương 7 là câu chuyện về chuyến xe buýt ở Montgomery. Những người phụ xe và lái xe trên chuyến xe buýt này cũng như bao người hành khách da trắng khác luôn giữ một định kiến cổ hủ với người da đen. Nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt màu da vẫn còn đang diễn ra rất gắt gao thời bấy giờ. Tất cả các cuộc đấu tranh của người da đen để đứng lên giành chính quyền riêng cho mình còn diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ. Cho đến một ngày, một người phụ nữ da màu có tên là Parks đi trên chuyến xe bus như thường lệ. Các phụ xe, lái xe, hành khách đều tỏ thái độ kỳ thị với một người da màu là bà. Bà chống trả quyết liệt cho quyền lợi của mình khi cương quyết không chịu nhường ghế cho một người da trắng khác. Bà bị bắt giam sau đó. Kể từ ngày bà bắt giam, các cuộc chiến đòi lại công lý cho bà diễn ra khắp nơi. Làn sóng biểu tình phản đối ngày càng dữ dội. Mọi tổ chức của người da màu cầm quyền đứng lên cầm cán cân công lý đấu tranh, quyết tâm tẩy chay phương tiện di chuyển là xe bus. Rosa Parks và cuộc vận động đấu tranh tẩy chay xe bus ở Montegomery trở thành cái nôi của cuộc vận động quyền dân chủ không chỉ vì hành động phản kháng của một cá nhân mà còn vì những mô hình xã hội. Kinh nghiệm của bà Parks mang đến một thói quen xã hội – các hành vi xảy ra không suy nghĩ, lan đến hàng chục hay hàng trăm người, thường rất khó nhìn thấy khi nó xảy ra nhưng chứa đựng một sức mạnh có thể thay đổi thế giới. Những thói quen xã hội khiến những con người đầy ắp những người phản đối, có thể không ai biết ai, có thể đang bước đi vì mục đích khác, nhưng tất cả đều đang di chuyển theo cùng một hướng. Những thói quen xã hội là nguyên do tại sao một vài sáng kiến trở thành phong trào thay đổi thế giới, trong khi cái khác không thể có tác động gì. Và lý do những thói quen xã hội có ảnh hưởng đến thế là vì nguồn gốc của nhiều phong trào là một quá trình có 3 giai đoạn mà theo các nhà sử học và XH học, nó xuất hiện lặp đi lặp lại :

  • Một phong trào bắt đầu vì có những thói quen xã hội về tình bạn và mối ràng buộc chặt chẽ giữa những người quen biết thân thiết.
  • Nó phát triển vì những thói quen của cộng đồng giúp cho mối ràng buộc lỏng lẻo giữa những người hàng xóm và những lề thói trong một gia đình xích lại gần nhau.
  • Nó kéo dài vì các lãnh đạo của một phong trào mang đên cho người tham gia những thói quen mới để tạo ra nhận thức mới mẻ về bản sắc cá nhân và một cảm giác sở hữu.

Thông thường, chỉ khi toàn bộ ba giai đoạn của quá trình đó được hoàn thành, một phong trào mới có thể trở nên tự hành và vươn tới số  đông nhất định. Hiểu được thói quen xã hội hoạt động giúp giải thích tại sao Montgomery và bà R.Parks trở thành chất xúc tác cho một cuộc vận động lớn về quyền dân chủ.

Khi bà Parks bị bắt, nó đã khuấy động điều gì đó không bình thường, sự chống đối ban đầu dần nhen nhóm lên. Đó chính là mạng lưới xã hội mà bà tham gia. Hàng trăm nhóm nhỏ ấy tạo ra kết cấu xã hội lớn. Bà tham gia các chương trình tình nguyện, câu lạc bộ, nhà thờ, trung tâm xã hội, tổ chức cộng đồng, thư ký một tổ chức, cung cấp cho gia đình nghèo áo, chăn, đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Bà được biết đến và quý mến. Hầu hết mối quan hệ sâu sắc của chúng ta có khuynh hướng  với những người giống bản thân mình, có cùng mức thu nhập và tương đồng về tầng lớp xã hội. Nhưng bà Parks thì khác. Bạn bè của bà mở ra rộng mọi cấp độ xã hội và kinh tế ở thành phố.  Các nhà xã hội học gọi đó là “mối quan hệ chặt chẽ” – mối quan hệ trực tiếp, đa dạng và gắn kết.

Khái cạnh thứ hai của một thói quen xã hội cũng đóng vai trò rất quan trọng, đó là lề thói xã hội. Sự tẩy chay xe bus ở Mont trở thành một lề thói xã hội rộng rãi vì cảm giác nghĩa vụ giữ cộng đồng người da đen lại cùng nhau được khởi động ngay sau khi tin bà bị bắt được lan truyền. Những người không biết bà quyết định tham gia phong trào này. Tại sao lại như vậy ? Đó là vì họ đang chịu một áp lực tình thân cộng đồng – một sự ảnh hưởng được biết đến như là “sức mạnh của những mối quan hệ lỏng lẻo“ – khiến họ gặp khó khăn khi né tránh không muốn tham gia.

Sức mạnh của mối quan hệ lỏng lẻo giúp giải thích cách một sự chống đối mở rộng ra từ một nhóm bạn trở thành một phong trào xã hội như thế nào. Hình thức thuyết phục đi song song với sức mạnh lỏng lẻo đó chính là sức ép của tình thân – hay nói cách khác đó chính là nhận thức về nghĩa vụ mà người hàng xóm hay cộng đồng dựa vào. Sức ép của tình thân lan truyền qua những mối quan hệ lỏng lẻo. Áp lực tình thân đó, tự bản thân nó không đủ để trở thành một phong trào, khi những mối quan hệ chặt chẽ của tình bạn và mối quan hệ lỏng lẻo của áp lực tình thân hình thành, nó tạo ra một sức đẩy không thể ngờ.

Thần kinh học về sự tự nguyện.

Câu hỏi của chương này đưa ra rằng : “Có phải chúng ta chịu trách nhiệm về thói quen của mình ?“. Angie Bachmann là một người phụ nữ đã có chồng và hai cô con gái. Chồng cô đi làm ngoài xã hội còn cô phụ trách việc gia đình. Công việc gia đình hằng ngày của cô cứ trôi qua dần  : nội trợ, đưa đón các con đi học, dọn dẹp nhà cửa. Khi xong xuôi tất cả những việc ấy, cô không biết mình phải làm gì tiếp theo. Sau đó, bỗng một ngày cô tự đưa ra thỏa thuận với chính bản thân mình rằng : Mỗi khi cô làm việc đến trưa mà không phát điên vì nhìn đồng hồ 30 phút mỗi lần hay ăn bánh trong tủ lạnh, cô sẽ làm điều gì đó vui vẻ.  Cô đến sòng bạc để chơi một vài ván, sau lần đó, cô đến sòng bạc đều đặn mỗi tuần vào chiều thứ 6. Ban đầu, cô biết rằng bài bạc có thể làm mình trở nên nghiện ngập nên tự đặt ra mình những quy tắc hết sức nghiêm khắc với bản thân. Những quy tắc được đặt ra là vậy nhưng cô không hề biết rằng mình đã vô tình rơi vào một vòng lặp của thói quen xấu và gây hại đến bản thân cũng như gia đình. Gợi ý của cô là những lần bay đi thăm cha mẹ già nay đã bắt đầu có tuổi, bệnh tật, khi trở về nhà, cô cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Từ nỗi cô đơn, cô nảy ra gợi ý là đến sòng bạc để làm tan biễn những cơn căng thẳng. Và hành động của cô đó chính là tự buông mình vào những trò đỏ đen bên những con số, tính toán, xúc xắc. Phần thưởng của vòng lặp thói quen ấy đó chính là những giây phút thực sự thoải mái, mọi stress và căng thẳng đều tan biến khi cô đánh bạc, những món tiền kếch xù khi cô từ casino trở về. Nói một cách khác “cô tự nguyện đến với những quân bài, ván cờ bạc” trong trò đỏ đen đầ may rủi này. Bechmann không bao giờ gặp vấn đề với rượu chè, thuốc phiện hay ăn quá mức. Cô là một người mẹ bình thường, cũng thất thường như bao người khác. Cô đến sòng bạc mỗi khi tranh cãi với chồng  hay cảm thấy không được đánh giá cao từ phía các con mình. Đó là một sự thúc ép tâm lý. Mùa hè năm 2001, món bài bạc đã phá hủy đi toàn bộ cuộc sống của cô và chồng, số nợ lên đến 20,000 USD…. Và luật sư của cô đã tranh cãi trước tòa rằng cô chỉ chơi bạc như một thói quen “ Tôi tin rằng bất kỳ ai ở vị trí của tôi đều làm điều tương tự như thế”.  Liệu thói quen có ăn sâu vào thần kinh bộ não của chúng ta kể cả khi chúng ta không còn đang thức giấc ? Câu trả lời sẽ được làm sáng tỏ qua câu chuyện và nghiên cứu về  Những người mộng du.

Chứng mộng du là một kết quả tự nhiên kỳ lạ từ một khía cạnh bình thường của cách não bộ hoạt động trong lúc chúng ta ngủ. Phần lớn thời gian khi cơ thể chúng ta đi vào và ra các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, cấu trúc thần kinh cổ xưa nhất của chúng ta – cuống não – làm tê liệt các chi và hệ thần kinh, cho phép não bộ trải qua những giấc mơ mà không cần sự di chuyển của cơ thể. Thông thường, mọi người có thể có sự chuyển đổi vào và ra khỏi chứng tê liệt nhiều lần mỗi đêm mà không gặp vấn đề gì. Trong thần kinh học, nó được gọi là Sự thay đổi đột ngột. Tuy vậy, não bộ của vài người trải qua vài lỗi sai khi thay đổi. Họ bước vào trạng thái tê liệt không hoàn toàn khi ngủ, và cơ thể của họ hoạt động khi mơ hay khi họ chuyển đổi giữa các giai đoạn của giấc ngủ. Đó là nguồn gốc của chứng mộng du – phiền toái nhưng đa phần gây vô hại.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra sự khác biệt giữa mộng du và ác mộng. Khi ác mộng, não bộ của họ dừng làm việc nhưng vùng thần kinh cổ xưa nhất là cuống não thì không, hay tên gọi khác là những mô hình khởi xướng trung tâm. Các nhà khoa học đã tìm ra cơ cấu thần kinh của vòng lặp thói quen. Trên thực tế, với các nhà thần kinh học, một bộ não trải qua cơn ác mộng rất giống một bộ não làm theo thói quen. Hành vi của con người trong cơn ác mộng là thói quen, dù theo kiểu nguyên thủy nhất là những mô hình khởi xướng trung tâm. Hành vi tự động ăn sâu bám rễ vào hệ thần kinh, đến nỗi chúng xảy ra mà không cần dữ liệu nào từ phần cao hơn của não bộ. Khi ai đó vào giữa cơn ác mộng cảm thấy bị đe dọa hay kích thích tình dục – họ phản ứng bằng cách làm theo thói quen kết hợp với những kích thích đó. Họ làm theo vòng lặp thói quen bất kể nó dẫn đến đâu : Giết chết con mình, cưỡng đoạt bạn đời, nhảy từ trên mái nhà xuống….

Năm 2010, Reza Habib – một nhà thần kinh học làm thí nghiệm với 22 người chơi máy đánh bạc. Chiếc máy được lập trình để đưa ra các kết quả : thắng, thua, “gần trúng”. Họ không thể dừng lại cuộc chơi. Điều thú vị ở đây là “những lần gần trúng” cũng giống như những lần thắng. Não bộ của họ phản ứng giống thế, vì những lần gần trúng kích thích thói quen về thần kinh não bộ của họ, làm họ muốn đặt cược một lần nữa. Đó là cách hoạt động của những máy đánh bạc tinh vi khi thiết kế lập trình những lần “gần trúng”. Các khu vực não bộ mà Habib nghiên cứu là hạch nền và cuống não, nơi những thói quen cư ngụ - hay nơi những hành vi liên quan đến cơn ác mộng bắt đầu. Các loại thuốc chữa bệnh Parkinson cũng nhắm đến những khu vực ấy.

Những thói quen không đơn giản như chúng thể hiện, cho dù chúng từng ăn sâu vào tâm trí chúng ta, nó không phải là số phận. Chúng ta có thể lựa chọn thói quen của mình khi chúng ta biết cách. Mọi thứ chúng ta biết về thói quen, chúng ta đều có thể thay đổi được nếu biết cách thức chúng hoạt động, mọi thói quen đều dễ uốn nắn. Tuy nhiên, để thay đổi thói quen, bạn phải quyết định thay đổi nó. Bạn phải chấp nhận có ý thức công việc khó khăn khi xác định những gợi ý và phần thưởng dẫn dắt các hành động theo thói quen và tìm khả năng thay thế. Một khi biết được thói quen tồn tại, bạn phải có trách nhiệm thay đổi nó, làm lại nó, xây dựng lại, sức mạnh của thói quen trở nên dễ nắm giữ hơn và lựa chọn duy nhất còn lại là để chúng thành công. Ý chí tin tưởng là thành phần quan trọng nhất trong việc tạo ra niềm tin thay đổi. Và một trong những phương pháp quan trọng nhất để tạo ra niềm tin là thay đổi những thói quen. Những thói quen cho chúng ta biết rằng :

Lần đều tiên làm việc gì đó sẽ rất khó khăn, nhưng chẳng mấy chốc mà nó làm càng dễ dàng hơn. Và cuối cùng, khi đã luyện tập đủ, chúng ta gần như tự động làm nó hay không còn ý thức gì nữa.

Kết 

Khi đã hiểu được Vòng lặp của thói quen vận hành như thế nào, và chúng ta đã nắm được sức mạnh vô cùng to lớn nằm trong những thói quen nhỏ thì việc thay đổi cuộc sống, vận mệnh của mỗi người sẽ không còn là điều khó khăn và gian nan. Chúc bạn đủ bản lĩnh để thay đổi được thói quen, biến nó thành công cụ đắc lực để áp dụng vào cuộc sống !

Tác giả: Bùi Hoài Nam – Bookademy

----------------------------------

Bài viết cộng tác cùng Bookademy xin gửi về: [email protected] 

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

Xem thêm