Sắp đến
mùa thi đại học thì cùng với đó cũng là mùa của sự lo âu. Các sỹ tử lo lắng về
việc học, các bậc cha mẹ lo lắng tìm trường tốt cho con. Thầy cô lo cho học
sinh, những người làm công tác giáo dục hoặc quan tâm đến thế hệ trẻ cũng cảm
thấy lo lắng cho tương lai của các em sau này, thành ra là cả xã hội ai cũng lo
lắng. Nỗi lo lắng sẽ không tự chấm dứt nếu chúng ta không bấm nút dừng lại,
quẳng nó sang một bên và tiếp tục sống trọn vẹn ngày hôm nay.
Cùng với
Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi và vui sống của tác giả Dale Carnegie là cuốn
sách bán chạy nhất mọi thời đại, nó đã thức tỉnh rất nhiều người và đem lại
cuộc sống hạnh phúc cho họ. Bạn sẽ học được cách làm thế nào để có thể sống vui
mỗi ngày, bớt lo lắng và sống vui với những năm tháng còn lại của cuộc đời
mình.
Cuốn sách gồm 6 phần, mỗi phần sẽ có những quy tắc để bạn có thể nắm rõ và thực hành vào cuộc sống. Tác giả đi từ phân tích những điều cần biết về nỗi lo, những tác hại gây ra bởi nỗi lo âu. Từ đó Dale Carnegie bằng chính kinh nghiệm, trải nghiệm sống của mình và các bài phỏng vấn hàng nghìn người khác nhau sẽ đưa cho bạn những quy tắc để loại bỏ nỗi lo âu ra khỏi cuộc sống.
1. Hãy
sống trọn vẹn mỗi ngày
Nhiệm vụ của chúng ta không phải là dõi theo những thứ còn xa mù mịt, mà làm ngay những việc trong tầm tay
Chúng ta lo lắng
cho việc ngày mai sẽ kiểm tra môn học, nhưng thay vì học bài lúc này thì bạn lại
đi tán gẫu với người bạn khác về nỗi lo của mình. Để rồi ngày hôm nay trôi qua
mà bạn vẫn chưa học được bài, đó chính là minh chứng cho việc nỗi lo âu chẳng
giúp ích gì cho bạn cả. Vậy nếu không lo âu, cũng không học bài thì lại càng
không giúp ích gì cho bài kiểm tra ngày mai của bạn. Bạn cần biết rằng nhiệm vụ
ngày hôm nay của mình là học bài và chỉ khi hoàn thành được hết nhiệm vụ ngày
hôm nay thì ngày mai đến sẽ không còn là nỗi lo quá lớn đối với bạn nữa.
Việc lo âu và
suy nghĩ tiêu cực sẽ càng khiến bạn cảm thấy uể oải hơn. Bởi suy nghĩ tiêu cực
chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và suy sụp tinh thần. Trong khi đó việc suy nghĩ
tích cực giúp tìm hiểu nguyên nhân, kết quả của vấn đề từ đó giúp bạn có những
quyết định hợp lý và thiết thực. Nếu có quá nhiều việc phải làm trong một ngày,
bạn chỉ nghĩ tiêu cực rằng làm sao mình có thể làm hết chỉ trong vòng hôm
nay. Nhưng bạn đừng quên rằng một ngày ai cũng chỉ có 24 tiếng và người khác vẫn
thành công được, tại sao bạn lại không thể. “Mỗi giây một hạt cát… Mỗi lần làm một việc”, làm tuần tự và sắp xếp
mọi việc hợp lý sẽ giúp bạn hoàn thành được những mục tiêu trong dài hạn. Mỗi
ngày là một ngày mới đối với người khôn ngoan, vì vậy hãy trở nên thật khôn
ngoan khởi đầu ngày mới của mình bằng một nụ cười, lòng nhiệt huyết và niềm tin
vào cuộc sống.
Nếu như rắc rối
xảy đến, nhiều người sẽ la hét, kêu ca tại sao họ phải gánh chịu rắc rối này.
Nhưng chúng ta không thể thay đổi những chuyện đã rồi, tức chuyện không thể
thay đổi được. Mấy hôm trước máy tính của tôi bị hư, mở nguồn không lên được.
Tôi đã vô cùng lo lắng, tại sao lại hư đúng dịp này lúc tôi cần máy tính để học
nhất. Làm thế nào mở máy lên đây. Nhưng rồi tôi chợt nhận ra việc mình ngồi ở
nhà và lo lắng cũng vô ích, thay vào đó là đem máy tính đến tiệm sửa, vậy là mọi
chuyện đã được giải quyết. Thực ra đây chỉ là một chuyện nhỏ nhặt nhưng nếu
không biết kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu cả
ngày hôm đó. Vậy nên mỗi lần gặp rắc rối, hãy dùng phương thuốc kỳ diệu của
Willis H. Crrier được tác giả viết trong quyển sách như sau:
Bước
1: Hãy tự hỏi: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu mình không thể giải quyết được
vấn đề là gì?
Bước
2: Chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều đó nếu cần thiết.
Bước
3: Bình tĩnh vươn lên từ điều tồi tệ nhất sau khi đã chấp nhận nó về mặt tinh
thần.
Trong môn Quản trị học, tôi đã được thầy dạy điều mà thầy nói rằng dù các em sau này có quên sạch kiến thức của quản trị học thì cũng nên nhớ điều này, đó là “Đạt được mục tiêu bằng chi phí nhỏ nhất”, ai làm được điều này thì họ đã quản trị cuộc đời mình tốt hơn người khác rất nhiều. Vậy có liên quan gì đến nỗi lo, bạn hãy tự hỏi mình là bạn đã dành bao nhiêu công sức, suy nghĩ và tinh thần cho việc lo âu thay vì bắt tay vào hành động. Có phải bạn đang trả cái giá quá đắt cho một việc gì đó mà bạn cảm thấy không hài lòng. Mỗi lần lo lắng, bạn sẽ cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, đau dạ dày,… đó chính là cái giá mà sức khỏe bạn phải trả mỗi lần lo âu. Vậy nên hãy tự nhắc nhở bản thân câu này: Những ai không chiến thắng được nỗi lo âu sẽ chết yểu.
2. Giải mã nỗi lo âu
Nếu bạn chịu bỏ thời gian để đảm bảo thông tin một cách khách quan, không thiên kiến, những mối lo âu của bạn sẽ bay hơi dưới ánh sáng của tri thức
Chúng ta sẽ chẳng
lo âu nếu như có đủ thông tin, giống như nếu bạn đã học bài rất kỹ thì bạn sẽ
chẳng phải lo lắng nhiều cho bài kiểm tra ngày mai. Nếu như tôi đưa laptop mình
đi sửa sớm hơn, tôi cũng chẳng phải lo lắng tại sao laptop lại hư, hư chỗ nào
và sửa hết bao nhiêu tiền. Chỉ cần có đủ thông tin, thì việc đưa ra quyết định
cũng sẽ chính xác hơn.
Tác giả đã đưa
ra 4 nguyên tắc để có thể giúp bạn giải mã nỗi lo âu, tại sao mình lại lo âu và
đâu là quyết định đúng đắn, đó là:
Quy tắc 1: Thu thập thông tin, một
nửa nỗi lo lắng của thế gian chẳng qua là hậu quả của việc cố gắng đưa ra quyết
định trong khi chưa có đủ thông tin.
Quy tắc 2: Sau khi cân nhắc mọi
thông tin, hãy đưa ra quyết định.
Quy tắc 3: Khi đã đưa ra quyết định
thì hãy hành động ngay! Hãy tập trung làm theo quyết định, đừng mất thời gian
lo lắng về kết quả.
Quy tắc 4: Khi bạn lo lắng về một vấn đề, hãy viết ra và trả lời các câu hỏi sau: Vấn đề là gì?; Nguyên nhân gây ra vấn đề đó?; Các giải pháp có thể có là gì?; Bạn chọn giải pháp nào?
Kiến thức sẽ
không trở thành sức mạnh đến khi nó được đưa vào thực tiễn. Nếu bạn đang có nhiều
nỗi lo lắng và đọc được những quy tắc này, bạn chỉ đọc và biết về nó, không làm
gì cả thì cuốn sách này chẳng giúp ích gì cho bạn. Thậm chí bạn có thể quẳng cuốn
sách này đi nếu đang đọc nó hoặc quẳng bài viết này luôn đi vì nó thật vô nghĩa
đối với bạn. Mục đích của cuốn sách không phải nói với bạn một điều gì đó quá mới
mẻ, có thể những điều trên bạn đã từng nghe, thậm chí biết nhiều hơn thế. Nhưng
cuốn sách muốn nhắc nhở lại cho bạn nhớ bạn đã biết những gì, thúc vào chân bạn
và khích lệ bạn hành động để vận dụng nó.
Vậy làm sao để
từ bỏ thói quen lo âu? Có rất nhiều cách, trong đó tác giả đã đưa ra 7 quy tắc
để khiến bạn từ bỏ thói quen xấu này.
-
Hãy
làm cho mình bận rộn: nếu một ngày bạn bận rộn
từ sáng tới tối, bạn học liên tục 16 tiếng một ngày hoặc bạn làm việc không kể
ngày đêm thì chắc chắn bạn chẳng còn thời gian để lo lắng những chuyện không
đâu.
-
Đừng
quá bận tâm vào những chuyện nhỏ nhặt: đừng để bản thân
cuống quýt, rối rít vì những điều vụn vặt, nhỏ nhoi khiến cuộc sống của bạn bị
hủy hoại.
-
Dùng
quy luật trung bình để loại bỏ nỗi lo âu: Hãy tự hỏi
mình: “Nếu điều này xảy ra thì nó kỳ quặc tới mức nào?” Nếu trời có sấm sét, bạn
có lo lắng mình sẽ bị sét đánh trúng không? Hãy lên mạng tra xem tỷ lệ bị sét
đánh trúng là bao nhiêu, tôi cá là bạn không nằm trong con số nhỏ nhoi đó đâu.
-
Chấp
nhận điều bất khả kháng: Hãy tự nhủ: “Nó là thế
này, nó không thể là thế khác”, đơn giản nó là như vậy. Nếu bạn gặp tình huống
ngoài khả năng thay đổi hoặc sửa chữa của mình, đừng lo lắng mà hãy tự nhủ câu
nói trên, điều đó sẽ giúp xua đi nỗi lo không cần thiết trong bạn.
-
Ra
lệnh “ngừng hoặc mất” cho những nỗi lo âu: sẽ có lúc bạn
cảm thấy như vật là quá đủ. Những tháng ngày chán chường, vật vờ không định hướng,
lo âu cho tương lai vô định cần được chấm dứt. Bạn cần nhất nút dừng cho những
nỗi lo âu, sau đó hãy Turn on nút Power của bạn để hoạch định tương lai cho
mình.
- Hãy chôn chặt quá khứ: những gì đã xảy ra chắc chắn là không thể thay đổi được. Cũng giống cốc nước đã rơi xuống thì có cố gắng cũng không lấy lại được nước như ban đầu. Vậy thì việc gì phải bận tâm những chuyện đã qua, hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay.
3. Cách thức mang lại hạnh phúc và bình yên
Quy tắc 1: Cuộc
sống do suy nghĩ hình thành nên, con người bạn cũng chính do bạn suy nghĩ hình
thành nên. Bạn là kết quả của việc bạn suy nghĩ về mình như thế nào, chính bạn
mới là người hiểu mình nhất. Nếu suy nghĩ tới những điều tốt đẹp, sức khỏe, hy
vọng thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp lên thôi.
Quy tắc 2:
Đừng bao giờ tìm cách trả thù một ai đó. Nếu làm vậy thì bạn đang tự làm tổn
thương chính mình nhiều hơn là làm tổn thương kẻ thù. Nếu bạn không thích ai, đừng
nghĩ về họ nữa, nếu họ làm tổn thương bạn, hãy mở lòng tha thứ cho họ. Bởi khi
làm vậy tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều.
Quy tắc 3:
Cho đi nhiều hơn nhận và chúng ta không trông chờ lòng biết ơn của một ai đo,
mà là cho đi niềm vui sống. Thay vì lo lắng về chuyện vô ơn, hãy chấp nhận chuyện
đó. Chuyện vô ơn là hết sức bình thường, bạn cho đi không phải để nhận sự cảm
ơn từ người khác, bạn làm điều đó vì lương tâm bạn mách bảo rằng người đó cần sự
giúp đỡ.
Quy tắc 4:
Hãy đếm những lời chúc phúc, đừng đếm những rắc rối. Hãy đếm nụ cười chứ đừng đếm
nỗi đau. Mỗi ngày bạn khiến bao nhiêu cười vì bạn, hay đơn giản rằng hôm nay bạn
bắt gặp bao nhiêu nụ cười, cuộc sống vẫn luôn tươi đẹp hơn bạn tưởng rất nhiều.
Quy tắc 5:
Đừng bắt chước người khác, hãy là chính mình. Be yourself là câu thần chú mỗi lần
tôi cảm thấy mất tự tin vào bản thân. Hãy tìm ra con người thật của mình, là
chính mình chứ không phải ai khác. Bởi vì đố kỵ đồng nghĩa với thờ ơ và bắt chước
đồng nghĩa với tự tử. Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao.
Quy tắc 6:
Khi định mệnh cho chúng ta một quả chanh, hãy đem vắt nước, bạn sẽ có một cốc
nước chanh ngọt ngào. Khi cuộc đời ném cho bạn hàng đống rắc rối, nghịch cảnh,
hãy biến nó thành lợi thế. Khi sự việc xảy ra, không phải rắc rối mà chính là
cách chúng ta phản ứng lại rắc rối quyết định mọi việc.
Quy tắc 7:
Khi bạn đối xử tốt với người khác, bạn sẽ đối xử tốt với bản thân mình. Hãy
quên đi hạnh phúc của bản thân bằng cách mang lại hạnh phúc cho người khác. 4. How to stop worrying and Start Living
Mỗi ngày mỗi người đều có ít nhất 5 phút bị điên. Không điên quá 5 phút có nghĩa là bạn đã khôn ngoan rồi.
Con người ai cũng sẽ có lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Nhiều lúc tự hỏi tại sao có những người luôn trong tình trạng uể oải, thiếu sức sống, họ giống một bông hoa héo úa trong khi chưa tươi tắn được ngày nào. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, hãy dành thời gian cho bản thân. Nghỉ ngơi đúng lúc sẽ giúp bạn cảm thấy bớt lo lắng hơn và làm việc hiệu quả hơn. Đời ngắn lắm, đừng ngủ dài, hãy chia giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi thật hợp lý, như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khắn hơn.
Hãy
học cách thư giãn ở mọi nơi. Có thể ở nơi làm việc, có thể ở nhà bạn. Tất cả mọi
nơi đều là nơi bạn có thể thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Sống gọn gàng, ngăn
nắp và có kế hoạch rõ ràng giúp mọi việc đi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Đừng
để những lời chỉ trích làm bạn tổn thương. Người khác có quyền chỉ trích bạn,
nhưng bạn cũng có quyền không bận tâm đến những lời nói đó. Việc của bạn là mỉm
cười cho qua. Không ai chết vì những lời chỉ trích của người khác cả, chính họ
tự mình làm bản thân đau khổ và tự dẫn đến cái chết mà thôi.
Với
những ai đang là học sinh lớp 12, chắc hẳn các bạn đang rất lo lắng cho kỳ thi
sắp tới của mình. Từ áp lực việc học, áp lực chuyện thi cử, chọn trường, chọn
nghề, rồi bị đem ra so sánh. Không ai muốn bị so sánh với người khác cả, ngay cả
chính người giỏi hơn bạn họ cũng không muốn so sánh mình với bất cứ ai, bởi lẽ
mỗi người có cuộc sống riêng của họ. Nếu bạn không muốn so sánh với người khác
thì đừng trở thành bản sao của họ, hãy là chính mình.
Ngày
trước, khi đứng trước cánh cửa chọn lựa trường đại học, tôi cũng đã từng lo lắng
mình sẽ đi về đâu. Tôi thực sự không biết mình thích gì, giỏi gì, muốn làm gì
hay muốn học gì cả, mọi thứ trở nên mông lung không có phương hướng rõ ràng. Bố
mẹ thì khuyên học dược sỹ đi, sau này ra mở tiệm thuốc. Nghe có vẻ hợp lý nhỉ,
thật ra mục đích của việc học là sau này có việc làm ổn định. Nhưng tôi lại
không muốn như vậy, nếu tôi làm theo lời bố mẹ thì tôi sẽ chỉ đậu được vào trường
đại học gần nhà, không xuống Sài Gòn được vì điểm môn Sinh không cao. Nhưng nếu
chọn ngành khác thì tôi lại có thể xuống Sài Gòn, vậy thành ra mục tiêu của tôi
lúc chọn trưởng chỉ là muốn học xa nhà.
Không
biết lý do gì mà lúc đó tôi rất muốn được đi xa, muốn sống tự lập còn bây giờ
thì hoàn toàn ngược lại. Ước gì tôi được về nhà nhiều hơn, ở bên gia đình nhiều
hơn. Nhưng chưa bao giờ tôi hối hận vì lựa chọn xuống Sài Gòn học của mình, đó
là một quyết định đúng đắn nhất của tôi từ trước tới nay. Đó cũng là điều tôi cảm
thấy may mắn vì mình đã được mở rộng tầm mắt, sống ở môi trường phát triển
nhanh nhất Việt Nam.
Cuộc sống của bạn sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều nếu bạn sống giống như câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười.
Chỉ
cần nhìn con đường cách đây 3 năm ngày tôi mới lên thành phố đã có một sự thay
đổi rất lớn. Điều đó nhen lên ngọn lửa trong tôi muốn đi khắp nơi trên thế giới,
muốn nhìn ngắm sự phát triển của thế giới này. Mặc dù trong tôi vẫn luôn rất nhớ
nhà, lo lắng bố mẹ không ai chăm sóc. Nhưng tôi biết một điều rằng, bố mẹ cũng
sẽ hy vọng tôi vươn ra khỏi cái ao làng và cuộc sống nông dân vất vả mà bố mẹ
đang phải sống, tìm kiếm một cơ hội để phát triển bản thân và có cuộc sống
không phải lo từng bát cơm manh áo.
Dù
bạn có chọn con đường nào đi chăng nữa, cũng đừng vì lo lắng, sợ hãi mà từ bỏ ước
mơ của mình. Dù phía trước là chông gai, hãy tìm cách vượt qua nó. Hãy tìm môi
trường để mình có thể phát triển, đừng tự giới hạn khả năng của bản thân. Nếu
có quá nhiều nỗi lo âu, hãy học cách quẳng gánh lo đi và vui sống. Chúc bạn sẽ
tìm được niềm vui sống mỗi ngày.
Trong cuộc sống muôn màu muôn sắc này, dù là ai cũng đều phải trải qua những khó khăn, thử thách, đối mặt với những giai đoạn chuyển giao đầy những gian nan và sự khắc nghiệt, có kẻ chọn buông xuôi, người miệt mài nỗ lực, đứng lên đấu tranh để thay đổi vận mệnh. Vậy bạn sẽ chọn hướng đi nào cho bản thân mình? Thái độ sống chính là chìa khóa quyết định cho kết quả, thành công của bạn. Một thái độ sống tích cực có thể chưa đủ để đưa ta đến thành công nhưng đó là chính là chìa khóa dẫn ta tới thành công bởi thành công không bao giờ là kết quả của sự bi quan, chán nản tuyệt vọng, sống không có mục tiêu. Vì vậy để đạt được những mục tiêu to lớn trong cuộc đời của mình, trước tiên bạn cần biết cách xây dựng cho mình một lối sống tích cực, và có đó cũng là điều mà tác giả người Mỹ Dale Carnegie muốn gửi gắm trong cuốn sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống". Cuốn sách đã giúp tôi nói riêng và hàng triệu bạn đọc nói chung xây dựng được một thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và loại bỏ tâm lý lo lắng mỗi khi đối mặt với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Trong những cuốn sách của Dale Carnegie, sau "Đắc Nhân Tâm, thì Quẳng gánh lo đi và vui sống" là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại. Cuốn sách được tác giả viết từ những kinh nghiệm sau năm năm nghiên cứu về các cổ, kim, đông, tây; tiểu sử của hàng trăm doanh nhân đương thời và rất nhiều những câu chuyện của những người dân bắc trung lưu, về những những thành công và cả những nỗi âu lo ở họ. Quẳng gánh lo đi và vui sống xoay quanh những vấn đề liên quan đến tâm lý, hành vi, nhân thời và con về sự lo âu. Tác phẩm đưa ra rất nhiều dẫn chứng cụ thể trong một vấn đề nhằm đem lại tính thuyết phục cho chủ đề đó. Cuốn sách tôi đang tìm đọc được dịch ra do nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. Sách gồm 311 trang được in khổ nhỏ với nội dung được gói gọn trong 6 phần, mỗi phần sẽ có những quy tắc để bạn có thể nắm rõ và thực hành trong cuộc sống.
Phần một của cuốn sách đề cập đến "Các nguyên tắc cơ bản để loại bỏ sự lo lắng". Trong phần này, tác giả đã đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc 1 khuyên chúng ta hãy sống trong những ngăn kín của thời gian, đóng chặt cánh cửa nặng nề dẫn đến quá khứ và tương lai. Liệu rằng chúng ta có đang lảng tránh cuộc sống hiện tại vì những hối tiếc về điều đã qua hay mãi lo nghĩ cho tương lai - một vườn hồng huyền ảo ở tít tận chân trời. Chúng ta hãy sống thật trọn vẹn và ý nghĩa với ngày hôm nay, hãy cảm ơn đời đã cho ta thêm một ngày nữa để yêu thương, đó là tài sản quý giá nhất của chúng ta. Nguyên tắc 2 đưa ra một phương pháp để đối mặt với sự lo lắng đó là hãy chấp nhận điều tồi tệ nhất có thể xảy ra và nỗ lực cải thiện tình trạng xấu nhất. Nguyên tắc 3 là nhắc nhở chúng ta về cái giá phải trả bằng sức khỏe khi chúng ta quá lo lắng. Ở nguyên tắc này, tác giả có trích dẫn một câu nói của thạc sĩ Alexis Carrel "Những ai không biết chống lại lo âu sẽ là người chết sớm”
Phần hai với "Phương pháp phân tích về giải quyết lo lắng". Phương pháp này được thể hiện qua 4 nguyên tắc. Ba nguyên tắc đầu gợi ý về việc tìm hiểu, thu nhập các dữ liệu liên quan đến vấn đề gây lo lắng, cân nhắc tất cả rồi mới đưa ra quyết định và một khi đã quyết định với đi phải kiên định làm theo nó. Nguyên tắc cuối cùng đưa ra cho chúng ta cách giải quyết 50% nỗi lo lắng trong công việc bằng cách trả lời 4 câu hỏi và Dale Carnegie cũng khẳng định rằng rất nhiều người đã làm theo và giải quyết được hơn 50% sự lo lắng.
Ở phần ba, tác giải giúp mỗi người trong chúng ta “Phá bỏ thói quen lo lắng trước khi sự lo lắng tàn phá chúng ta. Dale Carnegie đã chỉ ra rằng những phương pháp đúng đắn để phá bỏ thói quen lo lắng là giữ cho bản thân bận rộn, không quan tâm quá nhiều đến những điều vặt vãnh bởi “cuộc đời quá ngắn ngủi để có thời gian xét nét những điều vụn vặt”. Đọc đến nguyên tắc này, tôi nhớ đến một câu chuyện trong một lớp học nọ, giáo sư có một chiếc cốc và ông bỏ những viên sỏi vào, trước tiên ông cha những viên rất to vào đến khi không thể cho những viên có kích thước như vậy vào được nữa, và ông hơi sinh viên rằng và đã đầy chưa, tất cả đều trả lời là đầy rồi, tiếp tục ông lại đó những viên sỏi nhỏ hơn len lỏi vào những khoảng trống và ông lại bởi sinh viên đầy chưa, sinh viên cũng nói đầy rồi, tiếp đó ông lại đổ cát vào cốc, và những viên cát đã len lỏi qua những kẻ trống và đi vào cốc. Bài học rút ra ở đây là gì, đúng như Dale Carnegie nói “Cuộc đời quá ngắn để có thời gian xét một những điều vụn vặt, chúng ta không thể để tâm tới vào những chuyện nhỏ nhặt, để rồi không còn chỗ nào cho những mục tiêu lớn hơn. Tiếp theo, tác giả đưa ra phương pháp phá bỏ sự lo lắng bằng cách sử dụng luật bình quân, chấp nhận những điều không thể tránh khỏi, đặt lệnh “dừng” đối với nỗi lo lắng và hãy sống với hiện tại.
Phần bốn của tác phẩm, tác giả gợi ý 7 cách luyện tinh thần để sống thanh thản và hạnh phúc trong 7 nguyên tắc. Nguyên tắc 1 chỉ ra suy nghĩ và hành động một cách vui tươi là một cách để có một cuộc đời hạnh phúc. Emerson từng nói: “Chúng ta chính là những gì chúng ta nghĩ”. Quả thật dụng là như vậy, thái độ tinh thần chính là nhân tố quyết định vận mệnh mỗi cá nhân, nếu suy nghĩ tích thì chúng ta sẽ sống hạnh phúc, nếu suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta sẽ khốn khổ. Quan điểm ấy cũng đúng với một câu nói nổi tiếng của thầy Thích Nhất Hạnh - “Đôi khi niềm và mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi chỉnh nụ cười mang tới niềm vui”. Các nguyên tắc sau đưa ra những lời khuyên: đừng cố trả đũa kẻ thù của mình bởi khi đó chúng ta sẽ làm tổn thương bản thân công nhiều hơn là tổn thương họ; luôn chuẩn bị tinh thần để đối diện với sự vô ơn; hãy nghĩ đến những điều mình may mắn có được chứ không phải điều ngược lại; đừng bắt chước người khác, chấp nhận và biến khó khăn thành cơ hội và cuối cùng là hãy quên đi bản thân và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác
Phần năm đề cập đến "Gạt bỏ nỗi lo bị chỉ trích. Tác giả đưa ra 3 nguyên tắc. Một câu nói trong đó khiến tôi rất ấn tượng như sau: “Một lời chỉ trích bất công thường là những lời ca ngợi bị biến hình và ghen tị. Hãy nhớ, không ai thèm soi mói một kẻ tầm thường". Vì vậy khi nhận được những lời chỉ trích bất công mà hình thành nỗi lo lắng trong nạn, nếu bạn đã làm tốt nhất có thể rồi thì hãy bật chiếc dù để cơn mưa nhận xét không làm ướt gáy bạn không làm ướt gây bạn. Tuy nhiên, có đôi lúc bạn có thể mắc một số sai lầm mà mình chưa nhận ra, vậy thì hãy ghi nhận những lời nhận xét và phân tích những điểm yếu của bản thân.
Phần sáu tác giả đưa ra 6 cách tránh mệt mỏi và lo lắng, đồng thời nâng cao tinh thần và sức lực. Ở đầu phần này, tác giả cũng đã giải thích rằng tại sao đành hẳn một phần về cách ngăn chặn sự mệt mỏi trong khi mục đích của cuốn sách này là giúp bạn giảm bớt nỗi lo âu. Câu trả lời là vì mệt mỏi tạo nên sự lo lắng, hoặc ít ra nó khiến bạn dễ lâm vào trạng thái lo lắng. Dale Carnegie đưa ra 6 nguyên tắc: nghỉ ngơi trước khi bị mất, học cách thư giãn khi đang làm việc, học cách thư giãn khi ở nhà, bốn thói quen tốt trong lúc đang làm việc, nhiệt tình với công việc, không nên lo lắng về sự mất ngủ, chính sự lo lắng về chứng mất ngủ mới hủy hoại chúng ta - chứ không phải chứng mất ngủ. Loại bỏ được tình trạng mệt mỏi là hết sức cần thiết để xua đi những lo lắng không cần thiết.
Bằng tâm huyết và tài năng của mình, các phương pháp của Dale Carnegie đã xây dựng được thaí độ sống tích cực và loại bỏ được thói quen sầu muộn của hàng triệu con người. Cuốn sách giúp bạn đọc nhận ra được giá trị của cuộc sống và tầm quan trọng của việc cảm nhận được hạnh phúc và bình yên. Cuộc sống đối với chúng ta quá ngắn ngủi, thay vì lãng phí vào việc lo lắng và mệt mỏi, sao không nỗ lực hơn với những việc làm có ý nghĩa. Hơn thế nữa, đây là quyển sách không chỉ đọc một lần, bạn có thể đọc khi đang trong cơn nguy khó và cần một điểm tựa tinh thần, có thể đọc khi gặt hái thành công, khi thấy mình yếu lòng, khi người thân của bạn cần một lời động viên, an ủi... Chính vì vậy, đây là một trong rất nhiều cuốn sách mang sứ mệnh cao quý là gột rửa những sầu lo, muộn phiền để mang đến thành công và hạnh phúc cho mọi người.
“Quẳng gánh lo đi và vui sống”, trong cách nhìn nhận của tôi là một quyển sách làm nên sự độc đáo, Dale Camegie đã trải qua rất nhiều điều trong cuộc sống. Vì vậy những điều ông viết rất chân thành. Cuốn sách được viết một cách ngắn gọn nhưng lại vô cùng sâu sắc. Tác giả đúng cách nói chuyện tự nhiên và cuốn hút để người đọc cảm thấy như thể quyển sách được viết cho chính bản thân họ. Bên cạnh đó quyển sách gắn liền với thực tế, và bất cứ ai cũng có thể ứng dụng nó dễ dàng. Trong từng chương, Carnegie đưa ra những chân lý sâu sắc và để người đọc tin vào những chân lý ấy, ông kể nhiều câu chuyện có thực, bằng một giọng rất có duyên, hóm hỉnh,nên không gây nhàm chán mà lại dễ nhớ. Bên cạnh đó, Dale Camegie đã đưa ra cho bạn một cách vận dụng cuốn sách này rất dí dỏm, và theo tôi nghĩ nó cũng sẽ rất hiệu quả: bạn hứa sẽ trả cho một người hạn nào đó một số tiền nho nhỏ mỗi khi họ bắt quả tang bạn đang vi phạm một trong những nguyên tắc của cuốn sách này.
Bên cạnh những bài học mang tính triết lý thì tác giả cũng đưa ra những lời khuyên rất chân thành và pha một chút hài hước. Đọc những trang sách ấy, chắc chắn ai ai cũng sẽ cảm thấy nhẹ lòng. Đặc biệt, bạn sẽ tìm được “1 câu đã làm thay đổi cuộc đời”. Vấn đề không phải là chúng ta không biết hay không hiểu, mà là chúng ta không hành động. “Quyển sách này không đưa ra lời khuyên nào mà chỉ muốn nhắc nhở bạn về những điều bạn đã biết, và khích lệ, thúc giục bạn áp dụng chính trong cuộc sống hằng ngày”.
Sau hơn nửa thế kỷ, những lời khuyên thiết thực và sâu sắc của Dale Carnegie vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay đối với hàng triệu bạn đọc nói chung và đối với tôi nói riêng. Những trang sách mở ra trong tôi cái nhìn lạc quan hơn, tích cực hơn trước cuộc sống muôn màu muôn sắc nhưng cũng đầy áp lực, chông gai này. Tôi hiểu chắc chắn là đang có những con người phải đối diện với những khó khăn tưởng chừng như sẽ đầu hàng số phận nhưng họ vẫn vượt lên không mệt mỏi. Tôi hiểu rằng khó khăn, thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống, và hiển nhiên rằng cuộc đời sẽ không phụ người có lòng, kết quả sẽ không phụ nỗ lực của ta, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, khi bạn đang cảm thấy mình đang đối diện với giai đoạn khó khăn nhất và tưởng chúng sẽ không thể vượt qua thì hãy nhớ cuộc đời giống như hình chữ U vậy, nếu bạn cảm thấy mình đang ở tận đáy của khó khăn thì có lẽ bạn sẽ chuẩn bị được đón nhận niềm vui. Tôi cho rằng cuốn sách này đáng đọc bởi nó không chỉ trình bày vấn đề một cách đúng đắn, thực tế mà còn đưa ra các giải pháp rất dễ hiểu và dễ áp dạng. Hiển nhiên, nó không thể thay đổi hoàn toàn thái độ và cuộc sống của bạn ngay lập tức, mà từng chút từng chút một, khi hạn đọc và thấu hiểu được từng phần trong cuốn sách, bạn sẽ vứt bỏ được gánh nặng của sự lo âu và tìm thấy được hạnh phúc của riêng mình.
Chúc bạn sớm quẳng gánh lo đi và vui sống !