Sắp đến
mùa thi đại học thì cùng với đó cũng là mùa của sự lo âu. Các sỹ tử lo lắng về
việc học, các bậc cha mẹ lo lắng tìm trường tốt cho con. Thầy cô lo cho học
sinh, những người làm công tác giáo dục hoặc quan tâm đến thế hệ trẻ cũng cảm
thấy lo lắng cho tương lai của các em sau này, thành ra là cả xã hội ai cũng lo
lắng. Nỗi lo lắng sẽ không tự chấm dứt nếu chúng ta không bấm nút dừng lại,
quẳng nó sang một bên và tiếp tục sống trọn vẹn ngày hôm nay.
Cùng với
Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi và vui sống của tác giả Dale Carnegie là cuốn
sách bán chạy nhất mọi thời đại, nó đã thức tỉnh rất nhiều người và đem lại
cuộc sống hạnh phúc cho họ. Bạn sẽ học được cách làm thế nào để có thể sống vui
mỗi ngày, bớt lo lắng và sống vui với những năm tháng còn lại của cuộc đời
mình.
Cuốn sách gồm 6 phần, mỗi phần sẽ có những quy tắc để bạn có thể nắm rõ và thực hành vào cuộc sống. Tác giả đi từ phân tích những điều cần biết về nỗi lo, những tác hại gây ra bởi nỗi lo âu. Từ đó Dale Carnegie bằng chính kinh nghiệm, trải nghiệm sống của mình và các bài phỏng vấn hàng nghìn người khác nhau sẽ đưa cho bạn những quy tắc để loại bỏ nỗi lo âu ra khỏi cuộc sống.
1. Hãy
sống trọn vẹn mỗi ngày
Nhiệm vụ của chúng ta không phải là dõi theo những thứ còn xa mù mịt, mà làm ngay những việc trong tầm tay
Chúng ta lo lắng
cho việc ngày mai sẽ kiểm tra môn học, nhưng thay vì học bài lúc này thì bạn lại
đi tán gẫu với người bạn khác về nỗi lo của mình. Để rồi ngày hôm nay trôi qua
mà bạn vẫn chưa học được bài, đó chính là minh chứng cho việc nỗi lo âu chẳng
giúp ích gì cho bạn cả. Vậy nếu không lo âu, cũng không học bài thì lại càng
không giúp ích gì cho bài kiểm tra ngày mai của bạn. Bạn cần biết rằng nhiệm vụ
ngày hôm nay của mình là học bài và chỉ khi hoàn thành được hết nhiệm vụ ngày
hôm nay thì ngày mai đến sẽ không còn là nỗi lo quá lớn đối với bạn nữa.
Việc lo âu và
suy nghĩ tiêu cực sẽ càng khiến bạn cảm thấy uể oải hơn. Bởi suy nghĩ tiêu cực
chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và suy sụp tinh thần. Trong khi đó việc suy nghĩ
tích cực giúp tìm hiểu nguyên nhân, kết quả của vấn đề từ đó giúp bạn có những
quyết định hợp lý và thiết thực. Nếu có quá nhiều việc phải làm trong một ngày,
bạn chỉ nghĩ tiêu cực rằng làm sao mình có thể làm hết chỉ trong vòng hôm
nay. Nhưng bạn đừng quên rằng một ngày ai cũng chỉ có 24 tiếng và người khác vẫn
thành công được, tại sao bạn lại không thể. “Mỗi giây một hạt cát… Mỗi lần làm một việc”, làm tuần tự và sắp xếp
mọi việc hợp lý sẽ giúp bạn hoàn thành được những mục tiêu trong dài hạn. Mỗi
ngày là một ngày mới đối với người khôn ngoan, vì vậy hãy trở nên thật khôn
ngoan khởi đầu ngày mới của mình bằng một nụ cười, lòng nhiệt huyết và niềm tin
vào cuộc sống.
Nếu như rắc rối
xảy đến, nhiều người sẽ la hét, kêu ca tại sao họ phải gánh chịu rắc rối này.
Nhưng chúng ta không thể thay đổi những chuyện đã rồi, tức chuyện không thể
thay đổi được. Mấy hôm trước máy tính của tôi bị hư, mở nguồn không lên được.
Tôi đã vô cùng lo lắng, tại sao lại hư đúng dịp này lúc tôi cần máy tính để học
nhất. Làm thế nào mở máy lên đây. Nhưng rồi tôi chợt nhận ra việc mình ngồi ở
nhà và lo lắng cũng vô ích, thay vào đó là đem máy tính đến tiệm sửa, vậy là mọi
chuyện đã được giải quyết. Thực ra đây chỉ là một chuyện nhỏ nhặt nhưng nếu
không biết kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu cả
ngày hôm đó. Vậy nên mỗi lần gặp rắc rối, hãy dùng phương thuốc kỳ diệu của
Willis H. Crrier được tác giả viết trong quyển sách như sau:
Bước
1: Hãy tự hỏi: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu mình không thể giải quyết được
vấn đề là gì?
Bước
2: Chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều đó nếu cần thiết.
Bước
3: Bình tĩnh vươn lên từ điều tồi tệ nhất sau khi đã chấp nhận nó về mặt tinh
thần.
Trong môn Quản trị học, tôi đã được thầy dạy điều mà thầy nói rằng dù các em sau này có quên sạch kiến thức của quản trị học thì cũng nên nhớ điều này, đó là “Đạt được mục tiêu bằng chi phí nhỏ nhất”, ai làm được điều này thì họ đã quản trị cuộc đời mình tốt hơn người khác rất nhiều. Vậy có liên quan gì đến nỗi lo, bạn hãy tự hỏi mình là bạn đã dành bao nhiêu công sức, suy nghĩ và tinh thần cho việc lo âu thay vì bắt tay vào hành động. Có phải bạn đang trả cái giá quá đắt cho một việc gì đó mà bạn cảm thấy không hài lòng. Mỗi lần lo lắng, bạn sẽ cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, đau dạ dày,… đó chính là cái giá mà sức khỏe bạn phải trả mỗi lần lo âu. Vậy nên hãy tự nhắc nhở bản thân câu này: Những ai không chiến thắng được nỗi lo âu sẽ chết yểu.
2. Giải mã nỗi lo âu
Nếu bạn chịu bỏ thời gian để đảm bảo thông tin một cách khách quan, không thiên kiến, những mối lo âu của bạn sẽ bay hơi dưới ánh sáng của tri thức
Chúng ta sẽ chẳng
lo âu nếu như có đủ thông tin, giống như nếu bạn đã học bài rất kỹ thì bạn sẽ
chẳng phải lo lắng nhiều cho bài kiểm tra ngày mai. Nếu như tôi đưa laptop mình
đi sửa sớm hơn, tôi cũng chẳng phải lo lắng tại sao laptop lại hư, hư chỗ nào
và sửa hết bao nhiêu tiền. Chỉ cần có đủ thông tin, thì việc đưa ra quyết định
cũng sẽ chính xác hơn.
Tác giả đã đưa
ra 4 nguyên tắc để có thể giúp bạn giải mã nỗi lo âu, tại sao mình lại lo âu và
đâu là quyết định đúng đắn, đó là:
Quy tắc 1: Thu thập thông tin, một
nửa nỗi lo lắng của thế gian chẳng qua là hậu quả của việc cố gắng đưa ra quyết
định trong khi chưa có đủ thông tin.
Quy tắc 2: Sau khi cân nhắc mọi
thông tin, hãy đưa ra quyết định.
Quy tắc 3: Khi đã đưa ra quyết định
thì hãy hành động ngay! Hãy tập trung làm theo quyết định, đừng mất thời gian
lo lắng về kết quả.
Quy tắc 4: Khi bạn lo lắng về một vấn đề, hãy viết ra và trả lời các câu hỏi sau: Vấn đề là gì?; Nguyên nhân gây ra vấn đề đó?; Các giải pháp có thể có là gì?; Bạn chọn giải pháp nào?
Kiến thức sẽ
không trở thành sức mạnh đến khi nó được đưa vào thực tiễn. Nếu bạn đang có nhiều
nỗi lo lắng và đọc được những quy tắc này, bạn chỉ đọc và biết về nó, không làm
gì cả thì cuốn sách này chẳng giúp ích gì cho bạn. Thậm chí bạn có thể quẳng cuốn
sách này đi nếu đang đọc nó hoặc quẳng bài viết này luôn đi vì nó thật vô nghĩa
đối với bạn. Mục đích của cuốn sách không phải nói với bạn một điều gì đó quá mới
mẻ, có thể những điều trên bạn đã từng nghe, thậm chí biết nhiều hơn thế. Nhưng
cuốn sách muốn nhắc nhở lại cho bạn nhớ bạn đã biết những gì, thúc vào chân bạn
và khích lệ bạn hành động để vận dụng nó.
Vậy làm sao để
từ bỏ thói quen lo âu? Có rất nhiều cách, trong đó tác giả đã đưa ra 7 quy tắc
để khiến bạn từ bỏ thói quen xấu này.
-
Hãy
làm cho mình bận rộn: nếu một ngày bạn bận rộn
từ sáng tới tối, bạn học liên tục 16 tiếng một ngày hoặc bạn làm việc không kể
ngày đêm thì chắc chắn bạn chẳng còn thời gian để lo lắng những chuyện không
đâu.
-
Đừng
quá bận tâm vào những chuyện nhỏ nhặt: đừng để bản thân
cuống quýt, rối rít vì những điều vụn vặt, nhỏ nhoi khiến cuộc sống của bạn bị
hủy hoại.
-
Dùng
quy luật trung bình để loại bỏ nỗi lo âu: Hãy tự hỏi
mình: “Nếu điều này xảy ra thì nó kỳ quặc tới mức nào?” Nếu trời có sấm sét, bạn
có lo lắng mình sẽ bị sét đánh trúng không? Hãy lên mạng tra xem tỷ lệ bị sét
đánh trúng là bao nhiêu, tôi cá là bạn không nằm trong con số nhỏ nhoi đó đâu.
-
Chấp
nhận điều bất khả kháng: Hãy tự nhủ: “Nó là thế
này, nó không thể là thế khác”, đơn giản nó là như vậy. Nếu bạn gặp tình huống
ngoài khả năng thay đổi hoặc sửa chữa của mình, đừng lo lắng mà hãy tự nhủ câu
nói trên, điều đó sẽ giúp xua đi nỗi lo không cần thiết trong bạn.
-
Ra
lệnh “ngừng hoặc mất” cho những nỗi lo âu: sẽ có lúc bạn
cảm thấy như vật là quá đủ. Những tháng ngày chán chường, vật vờ không định hướng,
lo âu cho tương lai vô định cần được chấm dứt. Bạn cần nhất nút dừng cho những
nỗi lo âu, sau đó hãy Turn on nút Power của bạn để hoạch định tương lai cho
mình.
- Hãy chôn chặt quá khứ: những gì đã xảy ra chắc chắn là không thể thay đổi được. Cũng giống cốc nước đã rơi xuống thì có cố gắng cũng không lấy lại được nước như ban đầu. Vậy thì việc gì phải bận tâm những chuyện đã qua, hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay.
3. Cách thức mang lại hạnh phúc và bình yên
Quy tắc 1: Cuộc
sống do suy nghĩ hình thành nên, con người bạn cũng chính do bạn suy nghĩ hình
thành nên. Bạn là kết quả của việc bạn suy nghĩ về mình như thế nào, chính bạn
mới là người hiểu mình nhất. Nếu suy nghĩ tới những điều tốt đẹp, sức khỏe, hy
vọng thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp lên thôi.
Quy tắc 2:
Đừng bao giờ tìm cách trả thù một ai đó. Nếu làm vậy thì bạn đang tự làm tổn
thương chính mình nhiều hơn là làm tổn thương kẻ thù. Nếu bạn không thích ai, đừng
nghĩ về họ nữa, nếu họ làm tổn thương bạn, hãy mở lòng tha thứ cho họ. Bởi khi
làm vậy tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều.
Quy tắc 3:
Cho đi nhiều hơn nhận và chúng ta không trông chờ lòng biết ơn của một ai đo,
mà là cho đi niềm vui sống. Thay vì lo lắng về chuyện vô ơn, hãy chấp nhận chuyện
đó. Chuyện vô ơn là hết sức bình thường, bạn cho đi không phải để nhận sự cảm
ơn từ người khác, bạn làm điều đó vì lương tâm bạn mách bảo rằng người đó cần sự
giúp đỡ.
Quy tắc 4:
Hãy đếm những lời chúc phúc, đừng đếm những rắc rối. Hãy đếm nụ cười chứ đừng đếm
nỗi đau. Mỗi ngày bạn khiến bao nhiêu cười vì bạn, hay đơn giản rằng hôm nay bạn
bắt gặp bao nhiêu nụ cười, cuộc sống vẫn luôn tươi đẹp hơn bạn tưởng rất nhiều.
Quy tắc 5:
Đừng bắt chước người khác, hãy là chính mình. Be yourself là câu thần chú mỗi lần
tôi cảm thấy mất tự tin vào bản thân. Hãy tìm ra con người thật của mình, là
chính mình chứ không phải ai khác. Bởi vì đố kỵ đồng nghĩa với thờ ơ và bắt chước
đồng nghĩa với tự tử. Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao.
Quy tắc 6:
Khi định mệnh cho chúng ta một quả chanh, hãy đem vắt nước, bạn sẽ có một cốc
nước chanh ngọt ngào. Khi cuộc đời ném cho bạn hàng đống rắc rối, nghịch cảnh,
hãy biến nó thành lợi thế. Khi sự việc xảy ra, không phải rắc rối mà chính là
cách chúng ta phản ứng lại rắc rối quyết định mọi việc.
Quy tắc 7:
Khi bạn đối xử tốt với người khác, bạn sẽ đối xử tốt với bản thân mình. Hãy
quên đi hạnh phúc của bản thân bằng cách mang lại hạnh phúc cho người khác. 4. How to stop worrying and Start Living
Mỗi ngày mỗi người đều có ít nhất 5 phút bị điên. Không điên quá 5 phút có nghĩa là bạn đã khôn ngoan rồi.
Con người ai cũng sẽ có lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Nhiều lúc tự hỏi tại sao có những người luôn trong tình trạng uể oải, thiếu sức sống, họ giống một bông hoa héo úa trong khi chưa tươi tắn được ngày nào. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, hãy dành thời gian cho bản thân. Nghỉ ngơi đúng lúc sẽ giúp bạn cảm thấy bớt lo lắng hơn và làm việc hiệu quả hơn. Đời ngắn lắm, đừng ngủ dài, hãy chia giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi thật hợp lý, như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khắn hơn.
Hãy
học cách thư giãn ở mọi nơi. Có thể ở nơi làm việc, có thể ở nhà bạn. Tất cả mọi
nơi đều là nơi bạn có thể thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Sống gọn gàng, ngăn
nắp và có kế hoạch rõ ràng giúp mọi việc đi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Đừng
để những lời chỉ trích làm bạn tổn thương. Người khác có quyền chỉ trích bạn,
nhưng bạn cũng có quyền không bận tâm đến những lời nói đó. Việc của bạn là mỉm
cười cho qua. Không ai chết vì những lời chỉ trích của người khác cả, chính họ
tự mình làm bản thân đau khổ và tự dẫn đến cái chết mà thôi.
Với
những ai đang là học sinh lớp 12, chắc hẳn các bạn đang rất lo lắng cho kỳ thi
sắp tới của mình. Từ áp lực việc học, áp lực chuyện thi cử, chọn trường, chọn
nghề, rồi bị đem ra so sánh. Không ai muốn bị so sánh với người khác cả, ngay cả
chính người giỏi hơn bạn họ cũng không muốn so sánh mình với bất cứ ai, bởi lẽ
mỗi người có cuộc sống riêng của họ. Nếu bạn không muốn so sánh với người khác
thì đừng trở thành bản sao của họ, hãy là chính mình.
Ngày
trước, khi đứng trước cánh cửa chọn lựa trường đại học, tôi cũng đã từng lo lắng
mình sẽ đi về đâu. Tôi thực sự không biết mình thích gì, giỏi gì, muốn làm gì
hay muốn học gì cả, mọi thứ trở nên mông lung không có phương hướng rõ ràng. Bố
mẹ thì khuyên học dược sỹ đi, sau này ra mở tiệm thuốc. Nghe có vẻ hợp lý nhỉ,
thật ra mục đích của việc học là sau này có việc làm ổn định. Nhưng tôi lại
không muốn như vậy, nếu tôi làm theo lời bố mẹ thì tôi sẽ chỉ đậu được vào trường
đại học gần nhà, không xuống Sài Gòn được vì điểm môn Sinh không cao. Nhưng nếu
chọn ngành khác thì tôi lại có thể xuống Sài Gòn, vậy thành ra mục tiêu của tôi
lúc chọn trưởng chỉ là muốn học xa nhà.
Không
biết lý do gì mà lúc đó tôi rất muốn được đi xa, muốn sống tự lập còn bây giờ
thì hoàn toàn ngược lại. Ước gì tôi được về nhà nhiều hơn, ở bên gia đình nhiều
hơn. Nhưng chưa bao giờ tôi hối hận vì lựa chọn xuống Sài Gòn học của mình, đó
là một quyết định đúng đắn nhất của tôi từ trước tới nay. Đó cũng là điều tôi cảm
thấy may mắn vì mình đã được mở rộng tầm mắt, sống ở môi trường phát triển
nhanh nhất Việt Nam.
Cuộc sống của bạn sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều nếu bạn sống giống như câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười.
Chỉ
cần nhìn con đường cách đây 3 năm ngày tôi mới lên thành phố đã có một sự thay
đổi rất lớn. Điều đó nhen lên ngọn lửa trong tôi muốn đi khắp nơi trên thế giới,
muốn nhìn ngắm sự phát triển của thế giới này. Mặc dù trong tôi vẫn luôn rất nhớ
nhà, lo lắng bố mẹ không ai chăm sóc. Nhưng tôi biết một điều rằng, bố mẹ cũng
sẽ hy vọng tôi vươn ra khỏi cái ao làng và cuộc sống nông dân vất vả mà bố mẹ
đang phải sống, tìm kiếm một cơ hội để phát triển bản thân và có cuộc sống
không phải lo từng bát cơm manh áo.
Dù
bạn có chọn con đường nào đi chăng nữa, cũng đừng vì lo lắng, sợ hãi mà từ bỏ ước
mơ của mình. Dù phía trước là chông gai, hãy tìm cách vượt qua nó. Hãy tìm môi
trường để mình có thể phát triển, đừng tự giới hạn khả năng của bản thân. Nếu
có quá nhiều nỗi lo âu, hãy học cách quẳng gánh lo đi và vui sống. Chúc bạn sẽ
tìm được niềm vui sống mỗi ngày.
Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của con người là 78 năm, tương đương với khoảng 27.000 ngày quý giá. Tuy nhiên, thay vì tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc, chúng ta lại vô tình đánh mất thời gian cho những hoạt động không mang lại nhiều ý nghĩa. Một nghiên cứu cho thấy, trung bình mỗi người dành:
9 năm cho việc xem TV và mạng xã hội.
6 năm làm việc nhà.
4 năm để ăn uống.
3,5 năm cho việc học hành.
2,5 năm để chải chuốt.
2,5 năm để mua sắm.
1,5 năm để chăm sóc con cái.
1,5 năm để di chuyển đến nơi làm việc.
Vậy, 9 năm còn lại, chúng ta sẽ dành cho điều gì? Chơi game trên điện thoại, cà phê với bạn bè, lướt tin tức mạng xã hội hay chìm đắm trong lo âu về tương lai? Thực tế, ngoài những hoạt động giải trí tiêu khiển, phần lớn thời gian và tâm trí của chúng ta bị chi phối bởi những muộn phiền, lo lắng không có lời giải hoặc những thất bại trong quá khứ. Điều này vô hình chung khiến chúng ta chìm trong đau khổ và đánh mất niềm vui trong cuộc sống. Hãy thử tưởng tượng, khi bạn chỉ tập trung vào sự đau đớn của một vết thương, bạn sẽ không còn tâm trí cho những điều tốt đẹp xung quanh. Thay vì chìm đắm trong lo âu, hãy "quẳng gánh lo đi" và trân trọng từng khoảnh khắc quý giá mà cuộc sống ban tặng. Đó chính là thông điệp mà tác giả Dale Carnegie muốn gửi gắm đến độc giả qua cuốn sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống" - một tác phẩm đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Dale Carnegie (1888-1955) là một nhà văn, diễn giả người Mỹ nổi tiếng với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực phát triển cá nhân, nghệ thuật bán hàng và giao tiếp. Ông được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm "Đắc Nhân Tâm", cuốn sách self-help đã bán hơn 15 triệu bản trên toàn thế giới và được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Missouri, Carnegie trải qua tuổi thơ đầy khó khăn. Tuy nhiên, với nghị lực phi thường và quyết tâm theo đuổi đam mê, ông đã vươn lên trở thành một trong những nhân vật được hàng triệu người trên toàn thế giới kính trọng và ngưỡng mộ. Tác phẩm "Đắc Nhân Tâm" của Carnegie chứa đựng những nguyên tắc vàng về cách xây dựng mối quan hệ và ảnh hưởng đến người khác một cách tích cực. Cuốn sách đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên hành trình hoàn thiện bản thân và đạt được thành công trong cuộc sống. Ngoài "Đắc Nhân Tâm", Carnegie còn là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như "Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống", "Lincoln the Unknown", trong đó ông chia sẻ những câu chuyện và bài học quý giá về cuộc đời và thành tựu của Tổng thống Abraham Lincoln. Năm 1912, Carnegie sáng lập hệ thống huấn luyện mang tên ông, cung cấp các khóa học về kỹ năng sống, giao tiếp, nghệ thuật hùng biện và lãnh đạo. Hệ thống này đã phát triển mạnh mẽ và hiện đang hoạt động trên toàn cầu, góp phần đào tạo và hỗ trợ hàng triệu người trên con đường phát triển bản thân và đạt được mục tiêu. Di sản của Dale Carnegie là vô cùng to lớn. Những nguyên tắc và triết lý của ông về phát triển cá nhân, giao tiếp và ảnh hưởng vẫn tiếp tục truyền cảm hứng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau này. Carnegie được xem là một trong những nhân vật tiên phong và có tầm ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực phát triển bản thân trên thế giới. Ngoài "Đắc Nhân Tâm", Dale Carnegie còn được biết đến với tác phẩm "Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống". Cuốn sách ra đời vào năm 1945 và cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị với những phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần, xử lý các tình huống căng thẳng và lo âu, giúp người đọc có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc hơn.
Cuốn sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống" (tên gốc: How to Stop Worrying and Start Living) của Dale Carnegie là cẩm nang hướng dẫn cách làm việc hiệu quả và sống hạnh phúc không lo lắng. Sách được xuất bản lần đầu tiên ở Anh năm 1948 và nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm self-help nổi tiếng nhất thế giới. Sách bao gồm 6 phần chính, cung cấp nhiều lời khuyên thực tế và bài học hữu ích về cách quản lý stress, giải quyết vấn đề, và tận hưởng cuộc sống một cách tích cực.
Phần 1: Giới thiệu những phương pháp căn bản để diệt lo.
Phần 2: Trình bày các thuật căn bản để phân tích những vấn đề rắc rối.
Phần 3: Hướng dẫn cách "diệt tất ưu phiền đi đừng để nó diệt ta".
Phần 4: Chia sẻ bảy cách luyện tinh thần để được thảnh thơi và hoan hỉ.
Phần 5: Đề cập đến "hoàng kim quy tắc để thắng ưu tư".
Phần 6: Cung cấp sáu cách tránh mệt và ưu tư để bảo toàn nghị lực và can đảm.
Mở đầu cuốn sách, Dale Carnegie kể về những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn và thất vọng khi ông mới đến New York. Ông chia sẻ cảm giác chán ghét công việc, ghê tởm môi trường sống tồi tàn, và tuyệt vọng về tương lai. Tuy nhiên, bằng ý chí và nghị lực phi thường, Dale đã dần vượt qua những thử thách và gặt hái được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thông qua câu chuyện của bản thân và những phân tích khoa học, Dale Carnegie khẳng định rằng lo lắng là một trong những rào cản lớn nhất khiến con người không thể đạt được hạnh phúc và thành công. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học cách kiểm soát lo lắng và tập trung vào những khía cạnh tích cực trong cuộc sống. "Quẳng gánh lo đi và vui sống" là cuốn sách self-help kinh điển đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Sách cung cấp những lời khuyên thiết thực và dễ áp dụng, giúp người đọc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, giảm bớt lo âu, và sống một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn.
Mở đầu tác phẩm "Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống", Dale Carnegie đã chia sẻ bí quyết để loại bỏ gánh nặng lo âu khỏi cuộc sống. Ông phân biệt rõ ràng giữa việc chuẩn bị cho tương lai và lo lắng về những gì sắp xảy ra. Lo lắng, theo Carnegie, là kẻ thù thầm lặng, gặm nhấm sức sống và cản trở sự phát triển của mỗi người. Để minh họa cho quan điểm này, tác giả dẫn câu chuyện về Tiến sĩ William Osler, vị giáo sư lỗi lạc với nhiều thành tựu đáng nể. Trong một bài giảng, Tiến sĩ Osler đã chia sẻ bí quyết thành công của mình: Sống trong "những ngăn kín của thời gian". Ông ví dụ như con tàu khổng lồ vượt đại dương. Khi gặp sự cố, các ngăn kín sẽ tự động đóng lại, bảo vệ những bộ phận quan trọng. Tương tự, con người cũng cần học cách "đóng cửa" những ngăn "quá khứ" và "tương lai" để tập trung vào "hiện tại". Quá khứ đã qua, không thể thay đổi. Mang theo những hối tiếc, muộn phiền chỉ khiến ta thêm nặng nề. Tương lai còn mịt mờ, lo lắng về điều chưa biết chỉ thêm hoang mang. Thay vì chìm đắm trong quá khứ hay tương lai, hãy tập trung vào hiện tại, nơi ta có thể hành động và tạo ra thay đổi. Tuy nhiên, sống trọn vẹn hiện tại không đồng nghĩa với việc bỏ mặc tương lai. Tiến sĩ Osler không khuyên ta sống buông thả, mà nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chủ động.
Tác giả khẳng định cách tốt nhất để chuẩn bị cho ngày mai là tập trung hoàn toàn vào công việc hôm nay với trí tuệ và nhiệt huyết. Đây chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng không nên lo lắng thái quá. Hãy dồn hết sức lực, tránh chần chừ vì những điều không đáng. Đó là lời nhắn nhủ quý giá mà tác giả muốn truyền tải. Hãy nhớ rằng, "Chiếc bánh mì của ngày hôm nay là chiếc bánh mì duy nhất bạn có thể ăn được", như lời cầu nguyện trong kinh thánh: Xin Cha ban cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày. Lời cầu nguyện chỉ mong ước có đủ lương thực cho ngày hôm nay, không hề phàn nàn về thức ăn hôm qua hay lo lắng cho tương lai. Nó không than vãn về mùa màng thất bát, hạn hán sắp tới, hay thiếu việc làm, mà chỉ tập trung vào nhu cầu thiết yếu nhất cho hiện tại. Sống và làm việc với tâm thế này, bạn sẽ dồn toàn bộ năng lượng để hoàn thành tốt công việc một cách vui vẻ và ung dung, không hề nao núng trước khó khăn. Tác giả Dale Carnegie nhận thức rõ tác hại của lo lắng: nó cướp đi niềm vui sống và làm giảm khả năng tập trung. Do vậy, cuốn sách của ông đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu để giải quyết lo âu, giúp ích cho bạn trong cả công việc và cuộc sống. Một trong những phương pháp hiệu quả được chia sẻ là cách thức Willis H. Carrier - một kỹ sư nổi tiếng - đã vượt qua lo lắng khi đối mặt với thử thách cam go trong công việc:
Quy trình 3 bước giải quyết lo lắng:
Đối mặt với tình huống xấu nhất: Hình dung ra viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. Ví dụ, Carrier tưởng tượng mình sẽ mất việc, công ty mất 20.000 USD đầu tư. Chấp nhận hậu quả: Thuyết phục bản thân chấp nhận kết quả đó nếu nó xảy ra. Carrier tự nhủ rằng dù thất bại, anh vẫn có thể tìm được việc khác, công ty cũng đã lường trước rủi ro và coi khoản đầu tư là chi phí nghiên cứu cần thiết. Tập trung giải quyết vấn đề: Sau khi đã hình dung và chấp nhận điều tồi tệ nhất, Carrier cảm thấy thanh thản và tập trung toàn bộ sức lực để cải thiện tình hình. Nhờ vậy, anh tìm ra giải pháp tối ưu, giúp công ty thu về 15.000 USD thay vì mất 20.000 USD ban đầu. Lo lắng triền miên sẽ kìm hãm khả năng tập trung và đưa ra quyết định sáng suốt. Khi buộc bản thân đối mặt và chấp nhận điều tồi tệ nhất, bạn sẽ loại bỏ được những suy nghĩ mơ hồ, từ đó tập trung cao độ để giải quyết vấn đề.
Bên cạnh việc gỡ bỏ gánh nặng lo âu, cuốn sách còn hướng dẫn ta những phương pháp rèn luyện tinh thần để đạt được sự thanh thản và hạnh phúc, bao gồm cả việc học cách tha thứ và buông bỏ oán ghét. Tác giả nhấn mạnh rằng: "Nuôi dưỡng lòng căm thù kẻ thù đồng nghĩa với việc trao cho họ quyền lực chi phối bản thân ta, chi phối giấc ngủ, bữa ăn, huyết áp, sức khỏe và cả hạnh phúc của ta. Kẻ thù của chúng ta sẽ hả hê nếu biết được họ khiến ta phiền muộn, đau khổ và tức giận đến mức nào! Lòng căm thù chẳng hề làm tổn thương họ mà chỉ khiến cuộc sống của ta chìm trong u ám và khổ sở." Nhiều người thắc mắc ai là tác giả của câu nói: "Nếu có kẻ ích kỷ nào đó lợi dụng bạn, hãy xóa tên hắn khỏi danh sách bạn bè, nhưng đừng trả thù. Bởi khi muốn trả thù kẻ thù, bạn sẽ tự làm tổn thương bản thân mình nhiều hơn là làm tổn thương hắn." Theo tạp chí Life, việc ôm ấp ý định trả thù có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn, không chỉ về mặt tinh thần mà còn cả thể chất. Bài báo viết rằng: "Nét đặc trưng của những người mắc bệnh cao huyết áp là họ thường xuyên tức giận. Khi cơn giận dữ xuất hiện thường xuyên, nó sẽ dẫn đến cao huyết áp và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mãn tính." Do đó, lời dạy "Hãy yêu thương kẻ thù của mình" của Chúa Jesus không chỉ mang ý nghĩa đạo lý mà còn là lời khuyên thiết thực cho sức khỏe con người. Lời khuyên "Hãy tha thứ" của Ngài chính là chìa khóa giúp ta phòng ngừa cao huyết áp, tim mạch, loét dạ dày và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hãy tập trung vào việc gạt bỏ những lo âu không cần thiết, đồng thời rèn luyện lối sống thanh thản và hạnh phúc. Chắc hẳn rằng rất nhiều người trong chúng ta đang gặp khó khăn trong việc thực hiện những điều tưởng chừng đơn giản này. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy tìm đọc cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống" của Dale Carnegie để cùng khám phá bí quyết cho một cuộc sống an nhiên và hạnh phúc.
Là một tín đồ của Dale Carnegie, tôi tin rằng "Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống" chính là cuốn sách gối đầu giường mà biết bao độc giả đang kiếm tìm. Giữa muôn vàn lo toan của cuộc sống, con đường dẫn đến bình yên và hạnh phúc luôn là đích đến mà mỗi người hướng tới. Cuốn sách này tựa như một ngọn hải đăng soi sáng tâm hồn, giúp ta vượt qua những mảng tối của lo âu và sợ hãi. Tác giả Dale Carnegie, với những lời văn giản dị nhưng đầy sức thuyết phục, đã dẫn dắt độc giả đi qua từng cung bậc cảm xúc, từ những lo lắng thường nhật đến những nỗi ám ảnh dai dẳng. "Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống" không chỉ vạch trần những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những gánh nặng tinh thần, mà còn mang đến những giải pháp thiết thực để giải tỏa lo âu và hướng đến niềm vui sống. Qua từng trang sách, ta sẽ được học cách đối mặt với những khó khăn một cách bình thản, biến những rào cản thành cơ hội và trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại. Đặc biệt, trong những lúc bế tắc và khó khăn, "Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống" sẽ là người bạn đồng hành đắc lực, giúp ta mở ra những cánh cửa mới và dẫn lối ta vượt qua những ám ảnh, kiểm soát nỗi sợ hãi, để từ đó hướng đến một cuộc sống an yên và hạnh phúc. Với những giá trị nhân văn sâu sắc và những lời khuyên hữu ích, "Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống" không chỉ là cẩm nang dành cho những ai đang chìm đắm trong lo âu, mà còn là món quà tinh thần cho tất cả những ai mong muốn tìm kiếm sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Hãy để cuốn sách này đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục những ước mơ và tận hưởng trọn vẹn niềm vui sống!