Khi nhắc đến Nhật Bản người ta lập tức nghĩ đến hình ảnh hoa anh đào rực rỡ hay ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ, đến những con người luôn tươi cười, thân thiện, nồng hậu. Nhưng có mấy ai biết rằng hình ảnh một đất nước hấp dẫn đến mê hoặc ấy đều đến từ nhừng điều mâu thuẫn: một đất nước thờ cả thần may mắn lẫn thần tai họa. Một đất nước mà các tổ chức tội phạm sẵn sàng giúp đỡ những người bình thường trong những lúc khó khăn… Có lẽ đây cũng là nguyên nhân mà nhiều người muốn đến Nhật Bản để khám phá những điều bí ẩn này.

“Nhân sinh duy tân”, một quyển sách mang một làn gió mới, không ướt át như những tiểu thuyết ngôn tình, cũng không quá tàn khốc như những câu chuyện về chiến tranh, nó mang một nét êm đềm, nhẹ nhàng. Đó là những suy ngẫm của một người Nhật về các vấn đề mà nước Nhật thực tế đang gặp phải, có những chuyện chỉ người Nhật mới biết với nhau; đó cũng là những bài học về làm người, làm lãnh đạo, làm doanh nhân. Hãy cùng đọc và cảm nhận nhé!

Chương I: Chủ trương của tôi, tương lai của Nhật Bản là như vậy

Lãnh thổ của chúng ta, người dân của chúng ta phải do quân đội của chúng ta quản lý

Khi Iraq tấn công Kuwait vào tháng tám năm 1990, tất cả các cơ quan truyền thông và chính phủ Nhật Bản đều phủ nhận việc chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó các nước phương Tây và Mỹ lại hoàn toàn khác, và kết quả là chiến tranh thực sự nổ ra. Trong diễn văn chính thức bày tỏ sự cảm ơn của chính phủ Kawait không hề nhắc đến một lời nào đến sự cống hiến của Nhật mà chỉ dành sự biết ơn đối với những nước đã có đóng góp bằng đổ máu thực sự. Vì vậy, Nhật Bản cần phải có cái nhìn thẳng thắn về những quan điểm của thế giới hiện nay. Đáng lẽ, Nhật Bản không nên chỉ suy tính cho lợi ích của mình hay chí ít cũng không nên phủ nhận quyền thực thi quyền tập thể. Đã đến lúc, nước Nhật cần có sự quan tâm đến những vấn đề xung quanh việc thực thi quyền tập thể.

Về mặt quốc phòng, Nhật Bản đang phụ thuộc vào Mỹ. Nhưng nếu chẳng may Trung Quốc mở một cuộc tấn công chiếm quần đảo Senkaku thì liệu Mỹ có dứt khoát bảo vệ Nhật Bản hay không?  Theo quan điểm của tác giả, quốc phòng của một quốc gia không thể dễ dàng như vậy được. Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những suy nghĩ vô cũng dễ dãi của một số người Nhật. “Chỉ có người Nhật mới là người bảo vệ đất nước Nhật Bản và nền văn hóa, truyền thống, lịch sử của đất nước, chính bản thân người Nhật phá có ý thức dùng chính sức mình để bảo vệ đất nước và phải bắt tay vào hành động thực tế.”

Liều thuốc thử TPP

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Từ tận đáy lòng tác giả, ông mong muốn các nghị sĩ, những người chỉ luôn coi trọng vị trí của mình hơn sự tồn vong của đất nước, luôn cốt sao để bảo vệ được khu vực nông nghiệp, hay nói đúng hơn là bảo vệ cái ghế nghị sĩ của mình, nên sớm từ chức. Hiện tại, nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng GDP, nhưng những nghị sĩ thuộc gia đình nông nghiệp luôn lấy lý do bảo vệ lợi ích quốc gia, vẫn ầm ĩ lên rằng “TPP sẽ đe dọa an ninh lương thực.” Theo quan điểm của tác giả:Một khi là nghị sĩ quốc hội, hãy sớm từ bỏ những tranh luận ngớ ngẫn, phải chiến đấu từ lập trường của quốc gia, của đất nước Nhật Bản…đưa đất nước đi lên mới xứng đáng giữ vai trò chỉ đạo.

Thảm họa động đất sóng thần phía đông Nhật Bản – Hướng tới một thế giới “không điện hạt nhân”

Sau sự cố ngày 11/3, khu vực bị thiệt hại – “thị trấn ma” cho đến hiện nay vẫn chưa thấy có phương hướng giải quyết, ngăn ngừa và ổn định những di chứng ấy. Đã đến lúc Nhật Bản phải quyết định rõ ràng lập trường chính trị liên quan đến nguồn năng lương hạt nhân, phương hướng tiến tới “không điện hạt nhân” một cách lâu dài. Nếu chỉ nhìn ở góc độ tức thời thì phương hướng này có thể sẽ khiến cán cân thương mai của Nhật Bản không tốt lên. Nhưng nếu nhìn ở góc độ lâu dài thì ta nên chuyển sang phương hướng này càng sớm càng tốt.

Lựa chọn của tôi về tương lai – Phải áp dụng tích cực chính sách di dân có lựa chọn

Nếu Nhật Bản chưa giải quyết được các vấn đề: môi trường sống hiện nay, những bất an đối với tương lai nền kinh tế Nhật Bản hay sự hoài nghi ngày càng lớn đối với các chính sách an ninh xã hội trong bối cảnh già hóa dân số và vấn đề xếp hàng gửi trẻ do thiếu trường mẫu giáo thì dù có kêu gọi “Cùng nhau tăng tỉ lệ sinh lên 2.07%” thì liệu có thể thực hiện được chăng? Vì thế, trong tương lai, Nhật vừa phải phát huy tính dân tộc, vừa phải tìm cách tồn tại khi tham gia cống hiến quốc tế.

Chương II: Điều gì có thể lây chuyển thời đại

Học theo quan điểm lịch sử phương Đông

Trong cuốn sách “Bây giờ chính là lúc học theo trí tuệ phương Đông” của Tokita Masaharu. Được phát hành ngày 10/8/2011 là lúc mà người ta đang phỏng đoán xem người kế nhiệm chức Thủ tướng thứ 61 là ai. Và ông Tokita đã từng nêu ra những điều như thể tiên đoán tương lai khiến tác giả phải quyết tâm nghiên cứu triệt để quan điểm lịch sử phương Đông, bao gồm: sự hình thành khuôn khổ mới trong giới chính trị đảm trách chính quyền lâu dài, đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh lương thực và tài nguyên, tăng thuế ở mức cao nhằm tái thiết nền tài chính đất nước, chuyển đổi nền kinh tế từ giảm phát sang lạm phát, sửa đổi hiến pháp và Luật giáo dục cơ bản. Chúng đều tiên lượng trước những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.

Lợi nhuận phải dung hòa với “nghĩa”

Trong tình hình nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển mạnh thì thương nhân sẽ trở nên đông đảo. Trong cuốn luận văn “Lý luận về tài chính” của Hokoku, ông nhấn mạnh tư tưởng Nho giáo “Nguồn gốc của lợi nhuận là nghĩa”, “Nhìn vào lợi mà suy nghĩ đến nghĩa”, “Làm rõ chữ nghĩa sẽ có được lợi nhuận”. Trong đó quan trọng nhất là tư tưởng: người điều hành giỏi mọi việc trên thế giới đang đứng ngoài sự việc và không bao giờ để dính líu vào việc đó. Thế nhưng hiện nay có nhiều nhà quản lý bị rơi vào tình huống bị tính thuế tăng lên, nhằm giảm chi tiêu, nhiều người bị lệ thuộc quá nhiều vào đồng tiền, bị trói buộc vào tài chính, vào những biến động của tình hình kinh tế.

Trung Quốc dưới sự lãnh đạo theo quan điểm thống nhất một cực của Tập Cận Bình, cải cách diễn ra trong vòng 10 năm

Trung Quốc hiện nay đang theo đường lối “Kiến thiết một dân tộc Trung Hoa vĩ đại” của Tập Cận Bình. Ấy vậy, trước các vấn đề môi trường, tài nguyên, lãnh thổ, có phải họ đã quá đề cao quan điểm “dù có xô xát với các nước liên quan cũng không sao”, “không cần cân nhắc đến tình hình nước khác”, hay họ sẽ một lần nữa ý thức lại trách nhiệm của một nước lớn, đưa ra những cách thức để hòa đồng với thế giới, sẽ có những đóng góp gì cho sự phát triển chung của thế giới… Tóm lại, điều chúng ta hy vọng đó là Trung Quốc sẽ là một quốc gia dân chủ bảo vệ những giá trị nhân sinh quan hiện đại, nếu không có thể sẽ dẫn đến những bất ổn quốc gia.

Tại sao Trung Quốc liên tục xảy ra những vấn đề về an toàn thực phẩm

Năm 2002 vụ rau bina đông lạnh sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm thuốc trừ sâu. Năm 2007, công nhân làm việc ở nhà máy sản xuất há cảo của Trung Quốc bất mãn với công ty nên đã pha hóa chất vào há cảo đông lạnh khiến người tiêu dùng ăn phải bị ngộ độc. Năm 2008, sữa bột trẻ em nhiễm Melanin,… Những việc trên xảy ra nguyên nhân là do đâu ? Hay chỉ vì những đồng lợi nhuận trước mắt mà bỏ quên đạo đức, bỏ quên tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Vì thế, Trung Quốc cần có sự tuyên truyền giáo dục ý thức đạo đức trên cả nước, đến những nhà kinh doanh, nếu không Trong Quốc sẽ mãi tồn tại với vấn đề an toàn thực phẩm.

Mỹ có phải là một quốc gia đạo đức

Theo quan điểm của tác giả: một đất nước đã có những phản ứng mạnh mẽ trước nghi vấn sử dụng vũ khí hóa học của Syria lại chính là nước đã thả hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản, giết hại hàng loạt những người dân vô tội, gây ra hai vụ thảm sát đầu tiên và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Mỹ cần phải tự kiểm điểm một cách nghiêm túc về những hành động mà mình đã gây ra để trở thành một “quốc gia có đạo đức”.

Chương III: Nghĩ về bản chất của quản lý

Lãnh đạo là gì ?

  1. Có chí ( có tâm hướng tới lý tưởng và mong muốn đạt được lý tưởng đó ), có những người bạn cùng chia sẻ cái chí đó.
  2. Được những người bạn đó bầu làm người chỉ đạo do có năng lực, sức khỏe và phẩm chất, cùng tập trung lại để thực hiện mục đích chung.
  3. Có ý chí mãnh liệt và niềm say mê hơn bất kì ai trong việc thực hiện tới cùng, làm nên nền tảng thành công và quyết tâm đạt được mục tiêu.
  4. Tự giác nhận biết vai trò của một người lãnh đạo để bản thân và người khác cùng đạt được mục đích.

Nhân vô thập toàn, có thể bạn là lãnh đạo ở lĩnh vực này nhưng sẽ có người lãnh đạo ở lĩnh vực khác. Vì thế sẽ có nhiều lãnh đạo ở từng lĩnh vực và từng thời điểm. Họ là người được lựa chọn trong bản thân từng tổ chức. Phải liên tục tu dưỡng nhân cách, đồng thời gạt bỏ những ích kỷ bản thân, luôn xuyên suốt ý niệm vì xã hội, vì con người. Một nhà lãnh đạo, quản lý giỏi là người biết tập hợp tất cả những ý kiến và sẽ là người đưa ra kết quả cuối cùng, kiên quyết tự mình quyết định. Đó không phải là người độc tài mà là người sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng. Vì vậy, đòi hỏi người đứng đầu phải có khả năng nhìn thấu đáo vấn đề và thực sự có năng lực.

Tiền đề của khởi nghiệp không phải là tham vọng mà là ý chí

Muốc biến ước mơ thành hiện thực không thể ngày một ngày hai, mà đó là cả một quá trình, từng bước một hướng đến mục tiêu và cần có sự nổ lực thực sự. Đó phải là sự nỗ lực mong muốn đạt được thành quả, luôn kiểm chứng xem từng bước có đúng hay không, liên tục tìm ra những phương án tạo nên sự bứt phá nếu có thể. Có nhiều người khởi nghiệp bắt đầu từ sự mơ tưởng, cũng có người thành công, nhưng cũng có rất nhiều người thất bại.

Nguyên nhân: 1. Không tri thức; 2. Không có dung khí và khả năng thực hiện mà chỉ nói suông; 3. Không có chiến lược. Trong quyển Lao động để làm gì?: điều quan trong là luôn cố gắng ấp ủ nuôi lớn giấc mơ của mình, không để chính mình giới hạn năng lực bản thân, không tự mình quyết định năng lực tới hạn của bản thân.

Bế tắc tất sẽ sinh thay đổi, thay đổi sẽ mở ra hướng đi

Chương IV: Gốc rễ của nền quốc gia là giáo dục

Nhắc đến nền giáo dục của Nhật Bản, ai cũng đều ghen tị vì cơ bản Nhật bản coi trọng nhân cách hơn kết quả:

  • Từ bé đến 10 tuổi, trẻ không phải trải qua bất kì một kì thi nào cả. Học sinh được dạy cách tôn trọng người khác, đối xử nhẹ nhàng với động vật và thiên nhiên. Rộng lượng, từ bi và đồng cảm là những phẩm chất được định hướng cho trẻ em Nhật Bản từ nhỏ.
  • Học sinh tự dọn lớp học, nhà ăn, thậm chí nhà vệ sinh. Các em chia thành từng tốp nhỏ và phân công lịch trực nhật trong cả năm.

….

Chú tâm phát triển nền giáo dục, rèn giũa nhân cách từ bé, cung cấp kiến thức để các em có thể mạnh dạn bước ra xã hội đầy khó khăn ngoài kia. Điều mà chúng ta và những nhà giáo dục cần chú tâm và suy nghĩ thật nhiều.

Chương V: Cuộc đời con người, sự sống và cái chết

“Nhiệm vụ của con người là tìm ra sứ mệnh cố hữu mà mình sinh ra để thực hiện, và phát huy nó.” (GS. Yasuoka Masanori)

Vì tạo hóa đã tạo ra vạn vật, trong đó có loài người. Và chúng ta có được một đặc ân là mang nhân văn tính mà các loài động vật khác không có. Với tư cách là một con người, ai trong chúng ta đều mang trên mình một sứ mệnh. Nếu bạn không biết và không hiểu vì sao trời đất và tạo hóa đã sinh ra ta, thì sẽ không thể hiểu được chính bản thân. Hiểu được bản chất rồi dần dần tu dưỡng bản thân, khai thác được tài năng thiên chức của bản thân, sau đó dùng sứ mệnh của mình để sống vì xã hội, vì mọi người xung quanh…

Thế bạn đã được nghe đến Shukatsu – Ngũ kế trong đời người chưa? Shukatsu có nghĩa là “sự chuẩn bị để kết thúc tốt hơn nữa khi cuối đời.” Trong một cuộc khảo sát của công ty SBI có 1 câu hỏi : “Ông/ Bà thấy có cần thiết phải chuẩn bị cho cuối đời không?”. Và kết quả là 52,5% trả lời Có, 23,1% trả lời Không, còn lại thì không biết đến Shukatsu. Vậy Ngũ kế đó là:

  1. “Sinh kế”: tức là làm gì để sống mạnh khỏe trong cuộc đời.
  2. “Thân kế”: là nghệ thuật để tồn tại trong đời.
  3. “Gia kế”: từ khi kết hôn, lập gia đình, sinh con.
  4. “Lão kế”: tính toán xem sẽ trở thành người già như thế nào.
  5. “Tử kế”: dự tính sẽ chết đi như thế nào.

Không nhai không thấy vị, mọi vật không nên quá có tính kích thích, khi có tuổi sẽ có thể hiểu được những điều thời trẻ không thể, bước vào thời kỳ mà thời trẻ không thể cảm nhận được, đây chính là lão kế - Yasuoka Masanori.

Con người, dẫu là ai, làm gì, thì khi chết cũng cũng sẽ trở về với cát bụi vì thế việc suy nghĩ đến cái chết tôn nghiêm là điều vô cùng cần thiết. Khi chỉ số sinh tồn của người thân bạn đang là 0, hay đang sống đời sống thực vật, thì tôi chắc chắn rằng bạn rất muốn họ ra đi được bình yên và thanh thản. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng nếu hôm nay không có cách giải quyết nhưng đến một ngày nào đó khi nghành y học tìm ra được phương thuốc điều trị thì sao? Điều này quả thực không phải không có khả năng xảy ra, nhưng việc để người thân của bạn kéo dài đời sống thực vật hay không là điều thật khó trả lời.

Đại bộ phận giới trẻ hiện nay đang sống một cách khá buông thả, mãi sống cho hôm nay còn chuyện ngày mai để ngày mai tính. Nhưng liệu bạn có biết chắc rằng ngày mai bạn sẽ xảy ra chuyện gì chăng? Việc hoạch định cho mình kế hoạch cuộc đời cũng như suy nghĩ một cách nghiêm túc về cái chết là điều thực sực cần thiết và tôi hi vọng các bạn thật sự quan tâm, có một cái nhìn khách quan, tích cực và nghiêm túc về vấn đề này.

Chương VI: Giải mã cải thiện các mối quan hệ con người

Ai là người quyết định một mối quan hệ tốt lên hay xấu đi?

Thương Đế - Ngài tạo ra con người, rồi loài người sinh sống, tồn tại đã qua biết bao thế hệ. Để gắn kết mọi người lại với nhau là nhờ những mối quan hệ. Ấy vậy thật không mấy dễ dàng vì con người sinh ra qua thời gian sự trong sáng, bản tính thiện lúc ban đầu dần dần bị biến chất, con người thường hay so sánh với nhau, phán đoán sự vật, sực việc một cách tương đối chỉ trong một thế giới quan nhỏ hẹp của mình. Hãy học cách tôn trọng người khác vì nó đơn giản là việc bạn đang tự tôn trọng chính bản thân mình. Nếu vì mình và muốn mình cảm thấy thoải mái thì đừng nói những lời đáng ghét, đừng giữ trong lòng những điều không đáng nhớ.  

Quân tử cầu mọi thứ ở mình – Tiểu nhân cầu mọi thứ ở người

Một chính nhân quân tử coi mọi việc thuộc trách nhiệm của mình, không đổ lỗi oán trách người khác, còn tiểu nhân thường đổ lỗi cho người khác. Những người làm việc không đến đầu đến đuôi, thường không thể làm được việc lớn, thất bại thường đỗ lỗi cho người khác hoặc trốn tránh không chấp nhận sự thật. Thêm vào đó, họ lại thường nhìn vào khuyết điểm của người khác rồi bắt đầu chỉ trích rồi cuối cùng là sinh ra nói xấu người khác.

Hãy là một người thông minh, một người khôn ngoan khi chơi đùa với ngôn từ. Bạn cần nghiêm khắc với mình, có trách nhiệm với những gì mình thốt ra, với hành động mình làm, khi đó bạn sẽ được những người xung quanh đánh giá cao và nể trọng.

Aristotle, triết gia cổ đại Hy Lạp đã từng nói: “Con người không phải là một thể cá biệt, mà là một cá thể trong một tập thể. Như vậy, con người nếu không tương tác với người khác và xã hội thì không thể tồn tại. Con người là loài động vật không thể sống một mình.” . Ở những phần tiếp theo, ông đã đưa ra rất nhiều vấn đề từ việc rèn luyện bản thân đến việc nhìn người, nhìn đời, đến những mối quan hệ và những người bạn thực sự là như thế nào?.

Chương VII: Suy nghĩ trong mọi ngày

Trên 40% sinh viên không đọc sách

Không mấy ngạc nhiên với con số 40%, một phần là Internet ngày càng phổ biến nên phương pháp học tập của người trẻ cũng thay đổi. Nhưng dần dần ý thức tìm hiểu học hỏi của thanh niên giảm sút đi khá nhiều. Thực trạng hiện nay, nhiều bạn trẻ giành hàng giờ để lướt web, lên các trang mạng xã hội nhưng rất ít người dùng cho mục đích học tập, tra cứu. Đó là một điều đáng buồn, một sự thật bại của internet, của chính bản thân giới trẻ ngày nay. “Khi đọc từ đầu đến cuối nhiều sách, tiểu thuyết từ những nhà nghiên cứu, tiểu thuyết gia thì ta có thẻ hiểu được con người của nhà nghiên cứu, tiểu thuyết gia đó trong một thời điểm. Nếu chỉ lướt web một chút lấy thông tin thì không thể hiểu hết được toàn cảnh cũng như con người tác giả.

Kết thúc quyển sách, tác giả đề cập đến thời gian, ông hi vọng chúng ta đừng lãng phí thời gian dù chỉ một chút.

Mỗi người đều có 24 giờ để làm việc, song, không phải ai cũng dùng nó một cách hợp lý. Để có một ngày thực sự ý nghĩa, hãy cắt giảm thời gian ngủ đi. Khi còn trẻ, nên dành thời gian để học, để mài giũa tinh thần mình. Mori Sinzou có nói: “Cuộc đời không có lần hai.” Vì vậy hãy tận dụng từng giây từng phút để sống thật ý nghĩa nhé.

“Tĩnh” và “Nhàn”

Làm việc, học tập là chuyện cả đời. Hằng ngày thể xác của bạn làm việc không ngừng nghỉ vì thế hãy dành ra ít nhất một ngày để “học” cho tâm hồn. Tránh xa mọi sự, để cho tâm tịnh, cho thân thể ấy được “nhàn”. Đây cũng là một cách bạn tái lập lại hệ thống, làm mới cơ thể để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Như vậy, việc chúng ta cần làm là gì?

Nỗ lực rèn luyện hướng đến sự hoàn thiện để trưởng thành, thường xuyên rèn luyện mình trong công tác, trong cuộc sống sinh hoạt xã hội, nâng cao giá trị bản thân. Trong quá trình đó, bạn hãy hoàn thiện cả về tinh thần và ý chí của mình.

 

Tác giả: Anh Thi - Bookademy

-------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Xem thêm

Trong ’Nhân sinh duy tân”, doanh nhân Yoshitaka Kitao bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề đó là tại sao ở Trung Quốc liên tục xảy ra những vấn đề về an toàn thực phẩm? Tổ chức Phát triển giáo dục thanh thiếu niên quốc gia đã làm một điều tra về ý thức mà đối tượng là học sinh cấp ba của Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Số người trả lời "Rất quan tâm đến an toàn thực phẩm" là 23,5% đối với học sinh Mỹ, 19,5% học sinh Nhật, 19,1% học sinh Hàn Quốc, trong khi đó Trung Quốc là 52,27%. Số người trả lời "Tương đối quan tâm" của Trung Quốc cũng chiếm đến 87,2%. Để giải thích cho điều này, Tổ chức Phát triển giáo dục thanh thiếu niên đã trả lời rằng, bởi vì chỉ vừa trước đó một tháng đã xảy ra một sự việc gây xôn xao dư luận. Công ty đặt tại Trung Quốc của tập đoàn bán buôn thực phẩm Mỹ OSI là Thực phẩm Thượng Hải Phúc Kiến đã bán thịt gà quá hạn sử dụng. Điều này ảnh hưởng lớn đến tư duy giới trẻ. Ở Nhật Bản, sau khi phát giác sự việc trên khoảng một tháng đã có bản tin thông báo rằng Công ty Maruha Nichiro bị phát hiện có thuốc trừ sâu trong thực phẩm và đại diện công ty phải chịu hình phạt giam giữ ba năm sáu tháng. Có thể nói rằng con người ăn để sống, chứ không phải ăn để thưởng thức hương vị của thực phẩm... Socrates cũng có câu ngạn ngữ nổi tiếng: "Ăn để sống chứ không phải sống để ăn". Nhưng trên thực tế lại có những thuyết cho rằng "Chẳng phải con người sống để ăn hay sao...?".

Dễ thấy rằng cuốn sách này không được mọi người, đặc biệt là giới trẻ đánh giá quá cao... Có lẽ là bởi giọng văn chưa có sức hút chăng? Hay bởi sự lan man, dông dài trong nội dung và câu chữ mà không mang đến một kết cục nhất định? Tại sao nhỉ? Bởi đối với tôi thì, cuốn sách này vẫn luôn có một sức hút nhất định. Cuốn sách là những trăn trở và suy ngẫm đơn thuần của Yoshitaka Kitao, của một người Nhật, về nhân sinh, về kinh tế, ngoại giao, giáo dục, tương lai, và về những vấn đề mà nước Nhật còn đang gặp phải. Tuy rằng không nêu rõ những giải pháp hay một hướng đi, một con đường cụ thể nhưng cuốn sách vẫn có một sự lôi cuốn kì lạ. Nó cung cấp cho chúng ta, những con người ngoại quốc, những con người vẫn ngày đêm mường tượng về một nước Nhật hào hoa phong nhã một cái nhìn rõ nét hơn về đất nước này, một nước Nhật vẫn còn nhiều những trăn trở và mâu thuẫn. Cùng với một lượng kiến thức cũng không hề nhỏ mà cuốn sách đã đem lại, khi mà có những chuyện mà chỉ những người Nhật mới biết với nhau. Hahaaa. Vậy nên... có lẽ sau tất cả, đây chắc hẳn vẫn là một cuốn sách đáng đọc. P.S: Yoshitaka Kitao hiện đang là chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn tài chính khổng lồ Nhật Bản SBI Holdings

* BẠN TRI KỈ VONG NIÊN Ngày 21 tháng 11, trên Nikkei Business Online có bài phỏng vấn của giáo sư khoa Văn học trường đại học Meiji, Motoromi Yoshihiko, bàn về việc "Những người ở độ tuổi 30-40 không có bạn bè có phải là những người không tốt không?" Tôi cũng từng viết một blog về vấn đề này có tên là, "Thế nào là bạn bè?". Về số lượng bạn bè thì tôi cho rằng, "Nhiều không phải là tốt, ít không phải là xấu." Quan trọng là có được những bạn bè như thế nào. Ví dụ, trong Luận Ngữ, chương 5, Công Dã Tràng, điều 16, có viết., "Án Bình Trọng thật khéo giao tiếp với bạn, mặc dù đã quen lâu mà vẫn kính trọng trong Luận Ngữ, chương 5, Công Dã Tràng, điều 16, có viết, "Án Bình Trọng thật khéo giao tiếp với bạn, mặc dù đã quen lâu mà vẫn kính trọng bạn." Trong giao tiếp bạn bè nên có những người bạn lâu năm, cùng tôn trọng lẫn nhau về mặt nhân cách. Với kiểu bạn bè mà chỉ vui vẻ, thoải mái, vui chơi trong một lúc nào đó thì có đến bao nhiêu cũng bằng thừa. Hơn nữa, 3 năm trước, vào khoảng cuối năm, tôi có viết một blog về "Cuối năm và đầu năm." Bạn bè thì phần nhiều là khoảng đồng trang lứa, cùng tuổi, và như thế thì việc có “bạn vong niên” trong Hậu Hán Thư viết nghĩa là, "quên đi sự khác biệt về tuổi tác, thân thiết nhau như thể có ‘khế ước vong niên." Có những người bạn vong niên là rất quan trọng. Nhiều người thường hiểu bạn vong niên tức là ngồi uống rượu với nhau để quên đi tất cả những gì đã xảy ra trong năm, "và quên đi thời gian," song điều đó không chính xác. Bạn vong niên là giao hảo mà "quên đi tuổi tác". Cần hiểu đúng nghĩa của từ, việc kết "thâm tình bạn hữu vượt qua thế hệ" mới là điều nên cố gắng thực hiện. Như vậy thì việc bạn bè nhiều hay ít không phải là vấn đề, có nhiều mà không có ý nghĩa gì cả thì cũng vô ích, ngược lại, với những người bạn tri kỷ, bạn vong niên thì dù ít cũng nên có. BẠN NẮM BẮT CƠ HỘI CÓ ĐƯỢC NHƯ THẾ NÀO? Năm ngoái vào tháng 9, tại buổi hội thảo và tiệc kỷ niệm tạp chí Yuchi tròn 35 năm thành lập, tôi đã có viết trên blog về chủ đề vận may. Đến tháng 2 năm 2014, trong buổi tọa đàm với Hội trưởng Liên minh Các Hiệp hội Cờ tướng Nhật Bản, ông Tanigawa Tetsuji và kiện tướng cờ vây cấp 6, ông Iyama Yuta, tôi cũng nói về chủ đề này. Ông Tanigawa đã nói rằng: "Mỗi người bình đẳng về lượng vận may trong tay mình. Song, người kém may mắn là người sử dụng chúng không đúng chỗ... Thế thì cuối cùng vận may có còn hay không?" Thế nào là vận may? "Mỗi người sẽ có một số lượng vận may nhất định, lượng ấy sẽ cạn dần và khi hết thì mọi thứ trở nên kém may mắn." Vận may có nghĩa là, hàng ngày không ngừng tu luyện, mài giũa tri thức và cảm tính, phát triển cái tình có trong cảm tính, và tự mình trở thành chủ thể có thể nắm bắt được sự vật. Theo tôi, lượng vận may không phải là thứ bình đẳng cho tất cả mọi người. Với một ai đó, nó được sử dụng một cách vô hạn. Người biết nắm giữ vận may là người giữ được cái Duyên và có thể làm tăng dần Duyên lên. 5 năm trước, trong blog tháng 11, "Nói về chữ Duyên," tôi đã giới thiệu một câu nói vô cùng có ý nghĩa, đó là: "Tiểu tài thì gặp Duyên mà không thấy. Trung tài thì để ý được Duyên nhưng không vận dụng được. Đại tài thì Duyên đi ngang cũng có thể vận dụng." Câu này nằm trong tập huấn luyện nhà Yakyu, thuộc dòng Yakyusinkageryu (binh pháp kiếm đạo truyền thống của Nhật Bản). Trong cuộc đời có cái Duyên, nhưng đa phần người ta không biết tận dụng chữ Duyên, không nhận ra Duyên. Ngược lại, cũng có người biết tạo thêm Duyên. Trong Phật giáo nói: "Gặp được quý nhân nên vận may liên tục đến" (Khi giao tế với người tốt, mọi kết quả tốt sẽ đến). Khi nhận được Duyên từ nhiều người, sẽ gặp được nhiều vận may hơn, và chính việc này lại tạo cơ hội giúp ta nắm bắt được nhiều vận may hơn nữa. Trên blog này tôi cũng giới thiệu câu "Duyên lành lại tiếp tục mang đến và phát triển duyên lành, giống như vận may vậy." Tức là vận may có ở lại với mình hay không, hay mình đang làm lãng phí nó, những điều mang tính kỳ bí như vậy, con người cần tự chủ động kiến tạo. Với ý nghĩa như vậy, vận may là do bản thân phải tự chủ động trong cơ hội mình được may mắn đón nhận. Phải biết cách ứng dụng, chứ không phải trông chờ vận may có đứng về phía mình hay không.

Nhật Bản, một đất nước hấp dẫn đến mê hoặc, sức hấp dẫn đến từ những điều mâu thuẫn. Một đất nước vừa có nền công nghiệp tình dục phát triển lại vừa có tính cách nghiêm túc đến khắc nghiệt. Một đất nước thờ cả thần may mắn lẫn thần tai họa. Một đất nước mà các tổ chức tội phạm sẵn sàng giúp đỡ những người bình thường trong những lúc khó khăn. Thật khó để cưỡng lại sức hấp dẫn này và chẳng có gì là lạ khi ngày càng có nhiều người muốn đến Nhật Bản, để được tận mắt khám phá mọi ngóc ngách đầy bí ẩn của nó. Đã có rất nhiều cuốn sách viết về Nhật Bản, đa phần là của các bạn trẻ đã đến Nhật và muốn kể lại hành trình của mình cũng như những điều tốt đẹp về đất nước này. Một số cuốn sách khác thì kể về các danh nhân, các câu chuyện lịch sử, về văn hóa hay con người Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhân sinh duy tân nằm ngoài hoàn toàn các phạm vi đó. Đây không phải cuốn sách về du học, lịch sử, con người, hay văn hóa Nhật Bản, càng không phải một cuốn tự truyện. Chắc bạn cũng không biết tác giả là ai. Ông đứng đầu một tập đoàn tài chính lớn tại Nhật Bản nhưng có lẽ cũng không quan trọng cho bằng việc ông thích viết, về nhân sinh, về các sự kiện, về hoàn thiện bản thân. Thật khó để nói ra điểm đặc biệt hay thú vị của cuốn sách này. Nó chỉ là những suy ngẫm của một người Nhật về các vấn đề mà nước Nhật thực tế đang gặp phải, có những chuyện chỉ người Nhật mới biết với nhau, hay về làm người, làm lãnh đạo, làm doanh nhân. Nó thuộc dạng phải đọc mới thấy hay. Nó không khiến tim ta đập mạnh mà chỉ âm thầm len lỏi vào máu của ta. Hy vọng bạn sẽ đọc và sẽ thấy thú vị.