Lolita…Lolita…Ánh sáng của đời tôi

Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất…

Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola.

Ở trường học, em là Dolly.

Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores.

Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita…

Lolita…


 


Lolita – Một bản ngã dị biệt của tình yêu

Lolita là một trong những cuốn sách nằm trong top list sách kinh điển của thế giới được chắp bút bởi nhà văn Vladimir Vladimirovich Nabokov, viết về chuyện tình ngang trái giữa giáo sư ngành văn chương Humbert với nỗi ám ảnh về bóng hình cô bé 12 tuổi Dolores Haze.

Đối với Humbert, Lolita là một tín ngưỡng tình yêu mà ông sẵn sàng dành trọn cuộc đời để đeo đuổi. Ông đã yêu cô bé ngay khoảnh khắc bắt gặp em nằm đọc sách, người ướt sũng dưới những tia nước từ vòi tưới cây trong sân vườn nhà cô, nơi ông thuê trọ. Hình ảnh đó như phát ra ánh sáng màu bàng bạc bao phủ cô bé với nụ cười ngây thơ, bím tóc dày và bộ niềng răng lấp lánh, in đi in lại trong trí nhớ của vị giáo sư, bắt ông suy nghĩ và tình yêu dành cho cô ngày một sâu đậm.

Mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn khi mẹ của Dolores qua đời, do phát hiện những lá thư trao tay của Humbert và cô bé trong thời gian bà bắt Dolores đi học vì ganh ghét tình cảm mà Humbert dành cho Lo, bà lao ra đường rồi gặp tai nạn thảm khốc. Và tiếp đó là chuỗi ngày hai người chìm đắm trong men say đắm của tình yêu và dục vọng, rong ruổi khắp các nhà nghỉ trên những cung đường mà họ đi qua. Humbert trao trọn bản ngã con người ông cho Lolita với những xúc cảm mãnh liệt nhất, những rung động chân thành nhất của người đàn ông nhưng với một cô bé 12 tuổi, mới lạ là những gì cô mong muốn, mọi đứa trẻ đều bị mê hoặc bởi những giấc mơ huyền ảo. Vào một ngày mưa, Lo ra đi với toàn bộ số tiền ăn trộm từ Humbert rồi bỏ đi theo một người đàn ông khác với những hứa hẹn ảo vọng về tương lai. Trái tim vị giáo sư già tan vỡ và đau đớn đến tuyệt vọng, ông điên cuồng lao vào tìm kiếm lại thiên thần bé nhỏ của mình. Ông đã yêu Lo bằng toàn bộ linh hồn và lương tri của mình để đổi lại sự nhẫn tâm, lạnh nhạt…

Khi tâm hồn ông đang dần héo úa, cơ thể gần như kiệt quệ thì một bức thư từ Lo gửi đến, cô nói cô nhớ ông, cô cần ông…

Lo của ông giờ đây không còn là cô bé mặc váy ngắn, tóc vàng thắt bím dày, nụ cười thơ ngây pha chút tinh quái, nụ cười đã từng quyến rũ ông đến điên cuồng…

Cô đã lập gia đình với một thanh niên nghèo, đang mang thai và cơ thể tàn tạ vì suy dinh dưỡng…Cô đi theo gã đàn ông năm xưa, bị gã lừa gạt, cô bỏ trốn, lang bạt rồi gặp anh chàng này. Ông cầu xin cô hãy đi theo ông, để ông được chăm sóc và yêu thương, Lo chỉ lặng lẽ lắc đầu…cô chỉ cần tiền của ông để sống sót qua những ngày nghèo đói trước mắt.

Bằng toàn bộ sức lực còn sót lại, ông tìm đến kẻ đã biến cuộc đời Lo thành rẻ rúng, kết liễu gã bằng những phát súng đanh thép nhất…

Nhà văn V. V. Nabokov kết lại tác phẩm bằng sự ra đi của hai nhân vật chính. Giáo sư Humbert chết trong tù, cùng ngày với Lo khi cô hạ sinh đứa con, do cơ thể quá ốm yếu, cô ra đi trên bàn mổ…kết thúc mối tình nghiệt ngã giữa hai con người từng đồng điệu trong linh hồn, buông bỏ nhau vì ôm những ước vọng mà bản thân không bao giờ với tới…

Lolita – Vươn lên khỏi mọi dung tục của cuộc đời

Đối với một số độc giả khó tính, Lolita có thể là một tác phẩm mang hơi hướng quá nặng nề về xu hướng tình dục lệch lạc giữa một người đàn ông trung niên với một cô bé có tuổi đời còn quá trẻ. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ nhân văn, đây là một câu chuyện rất “đời”…

Vì sao lại “đời” ? Bởi cuộc sống đâu phải lúc nào cũng tuân theo một định luật rõ ràng và tác phẩm này là một ví dụ kinh điển. Hai con người ấy, một già một trẻ, họ đến với nhau bằng những xúc cảm nồng cháy nhất, cho đi những điều có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà họ từng trao đi, và đó cũng là tháng ngày họ là những con người tuyệt vời nhất.

Ngày giáo sư Humbert gặp Lo, cô là cô bé xinh đẹp nhất ông từng thấy trong đời. Nụ cười tinh ranh, cử chỉ phóng khoáng đã quyến rũ trái tim ông bằng những cảm xúc thật tự nhiên. Cô bé đáng yêu với chân váy ngắn, mái tóc vàng và hàm răng được niềng bằng kim loại lấp lánh đã thu hút ánh nhìn và mọi giác quan của vị giáo sư.

Với Lo, Humbert là chỗ dựa tinh thần trong quãng đời nổi loạn, bất cần nhất. Một người đàn ông chấp nhận những trò nghịch ngợm, những cử chỉ xấu xa mà cô bày ra. Ông luôn dùng nụ cười dịu dàng và ánh mắt trìu mến để đáp lại những đòi hỏi ngang ngược của cô…Nhưng tệ thay, trái tim cô không chấp nhận bị ràng buộc, tình yêu mà Humbert trao cô giống như một gánh nặng mà một cô bé 12 tuổi không thể nào hiểu hết được. Cô muốn được phóng khoáng, muốn sở hữu nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Và cô rời bỏ vị giáo sư già để tìm kiếm những điều huyễn hoặc mà những gã đàn ông khác đã hứa hẹn…

Cả Lo và Humbert đều là những linh hồn tội nghiệp. Họ sở hữu hoài bão về một tình yêu nồng cháy nhưng ý chí lại rẽ hai lối khác nhau. Một kẻ muốn ràng buộc người còn lại vào tình yêu ích kỷ, một người lại muốn kiếm tìm những phóng khoáng và tự do. Cái giá phải trả là những lầm lạc, khổ đau dằn vặt họ trong suốt quãng đời còn lại…

Ôi Lolita…dù ra sao…em vẫn mãi là ánh dương đẹp đẽ nhất của cuộc đời tôi…

 

Nguồn: sachdenroi.com

--------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: 

https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị,

đăng ký CTV tại link:  https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

 

Xem thêm

Lolita, một quyển sách từng gây tranh cãi đến mức khiến giới văn học dấy lên những luồng ý kiến tranh cãi gay gắt là một quyển sách phức tạp và đầy sức hút – tất nhiên, chỉ với những con người có thể bỏ qua những lề thói đạo đức hằng ngày để thưởng thức nó. Lolita là lời tự thuật của Hum-đáng-thương và tình yêu của gã dành cho Lolita. Xin nhắc lại, tình yêu dành cho LOLITA, not Dolores. Một dạng tình yêu đầy ám ảnh, gây nghiện và tràn đầy sự đáng thương. Humbert Humbert theo tôi có một bản chất khác hẳn những gã ấu dâm khác. Humbert Humbert là một gã ấu dâm khoác lên mình vỏ ngoài của một gã tri thức đạo mạo và chất đầy ánh nhìn của người khác bằng sự hoàn hảo của hắn. Tuy nhiên, có lẽ người đáng thương nhất lại chính là ngài Humbert đây, vì tình yêu của hắn đã định trước một cái kết của sự tuyệt vọng mà chính mãi thân hắn cũng nhận thấy được: “Tôi yêu Lolita mãi mãi, còn em lại chẳng mãi mãi là Lolita” Đặc biệt, văn phong của “Lolita” cực kỳ kén người đọc; có những người nhận xét rằng chúng khá gãy, khá rối và phải đọc một câu lặp lại nhiều lần thì mới hiểu. Tuy nhiên, theo tôi, “Lolita” cực kỳ cuốn hút và tuyệt nhiên chẳng thể nào rời mắt được.

“Siêu phẩm” Lolita chưa bao giờ lỗi thời kể từ khi được xuất bản, về nội dung câu chuyện, về nét quyến rũ đội lốt vẻ ngây thơ, về sự xảo quyệt của ngôn từ, về cái nhìn mới mẻ của mỹ học và về khối lượng kiến thức thực tế uyên thâm của tác giả. Nội dung cốt truyện chắc mọi người đã nghe nhiều. Tác phẩm được xây dựng khéo léo bởi lời tự thú của nhân vật Humbert Humbert, một kẻ “ấu dâm” theo cách gọi ngày nay, kể lại toàn bộ chuyến hành trình báng bổ, tội lỗi nhưng mang vẻ đẹp ngây thơ đến ngất ngây với cô bé Lo. Tác giả sử dụng ngôn từ của mình một cách tài tình (tiếng Anh trong bản gốc chứ không phải tiếng Nga), vẽ ra một khung cảnh ngây thơ xuyên suốt câu chuyện, lột tả trần trụi nỗi mê đắm của chàng Don Juan (gọi thế có quá không?) dành cho cô bé 12 tuổi ranh ma xảo quyệt. Suốt tiểu thuyết, tác giả cũng khéo léo đan xen rất nhiều cái mà dạo này được gọi là “easter eggs”, thứ vốn dĩ tác giả rất rành rồi. Nói chung để tạo ra cả một trường phái thời trang thì tác giả cũng đâu phải người đơn giản ha. Về những định kiến và ồn ào xung quanh tác phẩm mình sẽ không bàn đến, nhưng theo mình việc đọc và thưởng thức nét đẹp của một tác phẩm, cũng như một bức hoạ vậy, nên đặt các giá trị luân lý qua một bên trước đã, có vậy mới có thể thưởng thức trọn vẹn cái đẹp đến từng giọt cốt tuỷ. 

Trước kia, khi cầm Lolita đọc tôi đã bị chỉ trích rất nhiều và bị họ coi là một thằng bệnh hoạn. Xin đính chính với các bạn Lolita cũng giống như lời của tiến sĩ John Ray là một hồ sơ bênh án của một kẻ tâm thần, kẻ này tên HH một kẻ có bản chất thối nát, có cái nhìn bi quan về xã hội, tính khí thất thường và tẻ ngắt. Dù trong khi đọc ta đã hiểu được phần nào tâm trí của HH thì cũng không thể nào đồng tình với hắn nỗi. Vậy chúng ta đọc bó để làm gì? Có đọc thì mới biết được HH có tình cảm đặc biệt với những bé gái mà hắn phân loại ra thành tiểu nữ thần đâu phải vì hắn muốn thế, tuổi thơ của HH đầy bất hạnh và nỗi mất mát. Hắn đã mất đi người yêu của mình khi còn nhỏ, khi nàng mới 14. Thế nên đối với hắn cái đẹp chỉ dừng lại ở tuổi 14 thôi, hắn đã phải kiềm chế rất dữ để rồi sự kiềm chế đó đã phá hoại hạnh phúc hắn vì vậy hắn mới giảm bớt đi sự kiềm chế của mình và chấp nhận dâm loạn với Lolita-con gái nuôi của mình. Dù hắn ta có ăn năn, có hối lỗi thì ta vẫn không thể đồng cảm với hắn được. Nhưng ta cũng không thể gắn hắn cái mác 'ấu dâm' rồi đối xử với hắn như một kẻ không đáng sống. Đối với những độc giả nghiêm túc khác với những kẻ phàm nhân chỉ có đầu óc vẫn đục sẽ nhận được ý nghĩa vượt xa khía cạnh chuộc tội của Lolita, vượt trên ý nghĩa khoa học và văn học. Đem đến cho ta đạo lý rằng những câu chuyện trong Lolita không phải của riêng nhân vật trong nó, mà còn là câu chuyện của rất nhiều người tồn tại trong xã hội này. Điều đó sẽ giúp ta có thêm nhận thức về công tác quản lý xã hội, việc giáo dục cho thế hệ trẻ mai sau.

Cho đến tận bây giờ, có lẽ tác phẩm vẫn tiếp tục nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều vì động chạm đến nội dung nhạy cảm. Mặc dù nội dung cuốn sách đề cập đến vấn đề ấu dâm nhưng khi thật sự cầm cuốn sách trên tay để đọc chúng ta sẽ không hề bắt gặp những cảnh phản cảm, dung tục, thậm chí cả những phân đoạn miêu tả sự gần gũi, thân mật cũng chưa được đẩy lên hẳn đến mức để có thể gọi là cảnh nóng; vì thế đôi khi chính tôi cứ nghĩ đó như là một câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp mà quên đi đề tài thật sự của cuốn tiểu thuyết. Tôi nghĩ đó là thành công lớn của tác phẩm, khi mà nội dung của nó lên án một tội ác nhưng không khiến tác phẩm trở nên nặng nề hay lên gân một cách căng thẳng. Bản thân một tác phẩm kinh điển và nặng ký như Lolita thì với vài dòng review non nớt, sơ sài của tôi có lẽ là không đủ để chạm đến phần tinh túy nhất của cuốn tiểu thuyết. Nhưng may mắn là tôi đã không tiếp cận tác phẩm sớm hơn và vì thế tôi có thể kiên trì đọc đến tận cùng, có thể cảm nhận được một phần cái hồn của tác phẩm. Đâu đó trên mạng đã nhận xét: "Thực ra, có lẽ bản thân “Lolita” đã là một cuốn sách đầy thách thức với người đọc, đọc cuốn sách này, cần đến một sự tích lũy và trải đời nhất định, một cái đầu đủ kiên trì để nghiền ngẫm, một trái tim đủ tình để cảm nhận".

“Lolita nổi tiếng, không phải tôi” Nabokov nói với một trong nhiều người phỏng vấn đến thẩm vấn ông sau vụ bê bối thành công của "Lolita"Và giống như rất nhiều phát ngôn của Nabokovian, nó vừa đúng vừa là hình ảnh phản chiếu của sự thật. Sự nổi tiếng của lolita khiến người sáng tạo ra nó vừa là một tác giả 'có thương hiệu' - sử dụng cách diễn đạt đương đại đáng lo ngại đó - vừa là một tính từ… Là một người có tác phẩm văn học đầu tay cũng ngập trong tai tiếng, tôi biết rất rõ những cảm xúc mâu thuẫn của một tác giả đạt được danh tiếng rộng rãi và chấp nhận thương mại thông qua sự hiểu lầm về động cơ. Dù người ta mong muốn được chấp nhận bởi cuốn sách bán chạy nhất, nhưng thật buồn vui lẫn lộn khi giành được điều này khi bị cho là một kẻ hư hỏng. Chỉ điều này thôi cũng giải thích được việc Nabokov nửa đùa nửa thật khi nói đến "Lolita" sự nổi tiếng của. Nabokov biết rằng ông đã làm việc cực nhọc trong vườn nho của nàng thơ từ khi còn niên thiếu. Công chúng thì không. Nabokov biết rằng ông đã dịch Alice in Wonderland sang tiếng Nga nhưng công chúng thì không. Với 11 cuốn tiểu thuyết đặc biệt, một nghiên cứu về Gogol, một cuốn tự truyện, vô số truyện ngắn, bài thơ và bản dịch đằng sau ông, tác giả của "Lolita" hầu như không phải là một người mới học văn. Danh tính một tiểu thuyết gia, nhà thơ và học giả văn học của ông đã được mài giũa và trau chuốt bằng ba thứ tiếng kể từ khi ông in riêng các bài thơ của mình ở St. Petersburg vào năm 15 tuổi, và ông đã phải chịu đựng nhiều tổn thương hơn là sự nổi tiếng bất ngờ. Cách anh ấy phản ứng một cách hào phóng, thích thú và tự chế giễu với "Lolita". Sự nổi tiếng của anh chứa đựng trong đó tất cả những nghịch lý của một sự nghiệp đầy nghịch lý, một sự nghiệp dường như có sự đối xứng, cân bằng và trớ trêu nhất trong chính tiểu thuyết của ông.

Hầu như không cần thiết để giới thiệu về "Lolita" - ngay cả vào ngày sinh nhật thứ 30 của cô ấy - bởi vì Nabokov, người cho rằng một tác giả nên kiểm soát thế giới trong cuốn sách của mình với quyền lực thần thánh, đã đoán trước được tất cả những vấn đề có thể xảy ra ở mặt trước (và mặt sau) mà bất kỳ độc giả nào cũng mong muốn.

“Nỗi ám ảnh của Humbert với "Lolita" được so sánh với nhiều thứ: nỗi ám ảnh của người nghệ sĩ với quá trình sáng tạo, người sưu tầm bướm với mẫu vật của mình, cuộc lưu đày tìm lại quê hương đã mất (một chủ đề đặc trưng của Nabokovian). Đó là tất cả những điều này và hơn thế nữa. Tuy nhiên, trên hết, cuốn sách này có tác dụng vì nó rõ ràng là câu chuyện về một người đàn ông phát điên vì một tình yêu không thể, một tình yêu không thể dành cho một vật thể không thể: một cô bé tầm thường gọi anh là 'kiddo'. Chẳng phải tất cả những tình yêu ám ảnh, không thể giải thích được đối với người khác sao? Bạn bè của chúng ta có bao giờ hiểu được những gì chúng ta nhìn thấy ở họ không? Đó chẳng phải là điều không thể giải thích được là điều kỳ diệu và nỗi kinh hoàng của những tình yêu ám ảnh sao?

“ Điều tuyệt vời về những kiệt tác là chúng dường như luôn tồn tại và không bị phản đối. Quá đáng, không thể tránh khỏi, có thể đọc lại vô tận, ''Lolita'' ở tuổi 30 vẫn trẻ trung như một tia sáng le lói trong mắt tác giả . Trên thực tế, cô ấy đã đánh bại thời gian – kẻ thù của cô ấy, nguồn cảm hứng của cô ấy.”

“ Với sự hóm hỉnh đáng sợ và sức mạnh mô tả bậc thầy, ông chỉ trích những điều quái dị duy vật trong nền văn minh của chúng ta - từ nền giáo dục tiến bộ đến kiến ​​trúc nhà trọ, và ngược lại thông qua sự ồn ào của văn hóa trung lưu đến sự thô tục đáng kinh ngạc và chủ nghĩa hư vô đạo đức mà con cái chúng ta thuộc mọi tầng lớp đang gặp phải. lớn lên, rồi chuyển sang phân tâm học và bối cảnh văn học. Anh ta in dấu không thể xóa nhòa trên mỗi trang cuốn sách của mình sự ghê tởm và ghê tởm mà anh ta được truyền cảm hứng, bằng cách ghê tởm sống trong một âm mưu ghê tởm: tiết lộ chi tiết về việc giam cầm và lạm dụng tình dục kéo dài liên tục của một cô gái 12 tuổi. Để mang về nhà những điều kỳ cục rùng rợn về những gì anh thấy về mình, anh lên cao trào cuốn tiểu thuyết với một vụ giết người vừa khủng khiếp vừa lố bịch, cân bằng giữa Grand Guignol và Punch & Judy.

“…châm biếm, tôi chắc chắn, xét đến khả năng và chất lượng của những gì ông ấy viết, là ý định của ông Nabokov. Tất nhiên là tôi có thể sai. Anh ta có thể chỉ đơn giản là một nhà văn vô cùng tài năng với một tâm hồn đồi trụy và dâm ô. Nhưng nếu điều sau là đúng thì tình hình cũng không thay đổi nhiều. "Lolita", trong bối cảnh của sự tiếp nhận nó đã được đưa ra, tuy nhiên vẫn là một bản cáo trạng man rợ về một thời đại có thể tự coi mình là hình ảnh thu nhỏ của sự kinh hoàng đến mức và chạy theo sự kinh hoàng như vẻ đẹp, sự tinh tế, sự hiểu biết. Nhưng tôi hy vọng rằng không phải như vậy, rằng ông Nabokov biết mình đang làm gì. Tinh thần sẽ phấn khởi hơn rất nhiều nếu cái ác mà con người tạo ra bị trừng phạt bởi sức mạnh ý thức của con người, chứ không phải chỉ do sự tình cờ của chiếc gương, sự phản chiếu vô mục đích nhất thời của cái ác đối với cái ác.”

“Một số cuốn sách đạt được danh tiếng ngầm trước khi chúng được xuất bản. Những lời đồn thổi làm dấy lên kỳ vọng rằng chúng thậm chí còn tệ hại hơn cả vụ bê bối thành công vừa qua. Các sinh viên đại học trở về sau chuyến thăm Paris thể hiện sự tinh tế mới có được của họ bằng cách khua khoắng các bản sao đóng bìa giấy. Các giáo sư đại học viết những bài phân tích nghiêm túc trong các ấn phẩm học thuật. Và nếu tác giả của họ thực sự may mắn thì một cơ quan kiểm duyệt chính thức nào đó sẽ công bố tác phẩm của họ tới đại chúng. "Lolita" của Vladimir Nabokov là một cuốn sách như vậy. Ông Nabokov đặc biệt may mắn vì cuốn sách của ông không bị kiểm duyệt ở Mỹ mà ở khắp mọi nơi ở Pháp. Anh còn có thể hy vọng gì hơn nữa? Lệnh cấm của Pháp cuối cùng đã được dỡ bỏ và giờ đây cuốn sách này được viết bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ bởi một người Nga da trắng di cư có thể được mua hợp pháp tại Paris, nơi nó được xuất bản lần đầu tiên. Ấn phẩm của nó ở Mỹ ngày nay đã được quảng bá rộng rãi trước đó. Giáo sư Harry Levin của Harvard nói rằng đây là một cuốn sách hay và mang tính biểu tượng đen tối (Ông Nabokov dứt khoát phủ nhận mọi chủ nghĩa biểu tượng). Graham Greene nói rằng "Lolita" là một cuốn tiểu thuyết nổi bật. William Styron nói rằng nó 'độc đáo buồn cười' và 'thực sự hài hước'.

Vì vậy, không thể phủ nhận rằng "Lolita" là một tin tức mới trong thế giới sách. Thật không may, đó là tin xấu. Có hai lý do nghiêm trọng như nhau khiến nó không đáng để độc giả người lớn chú ý. Đầu tiên là nó buồn tẻ, buồn tẻ, buồn tẻ một cách khoa trương, hoa mỹ và ngớ ngẩn một cách ngớ ngẩn. Thứ hai là nó phản cảm.

Gothic không nhồi nhét một cách thô thiển những danh từ và động từ Anglo-Saxon cũng như những cảnh miêu tả rõ ràng về bạo lực tình dục. Sự sa đọa của nó tinh vi hơn. Ông Nabokov, người có vốn từ vựng tiếng Anh khiến các biên tập viên của Từ điển Oxford phải kinh ngạc, không viết nội dung khiêu dâm rẻ tiền. Anh ta viết nội dung khiêu dâm trí tuệ. Có lẽ đó không phải là ý định của anh ấy. Có lẽ anh ấy coi cuốn sách của mình như một vở hài kịch châm biếm và như một cuộc khám phá tâm lý bất thường. Tuy nhiên, "Lolita" thật kinh tởm .

“Một nhà văn vĩ đại, một thiên tài như Shakespeare, có thể viết về King Lear một cách xuất sắc; nhưng Shakespeare đã bao quanh Lear bởi những nhân vật thú vị khác và không viết riêng từ tâm trí đã bị hủy hoại của Lear. Chủ đề của nhà văn là hành vi của con người và động cơ truyền cảm hứng cho nó. Người điên không có động cơ, chỉ có những áp lực mà anh ta phải đáp lại. Bộ não bị tàn phá của anh ta thuộc về các bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học, không phải của các tiểu thuyết gia.

Vượt qua ranh giới điên rồ nguy hiểm của nghệ thuật là một điều khác thậm chí còn nguy hiểm hơn. Đó là nơi cơn hưng cảm cụ thể trở thành sự đồi trụy giống như của Humbert. Để mô tả sự đồi trụy như vậy bằng sự nhiệt tình của kẻ biến thái mà không ghê tởm là điều không thể. Nếu ông Nabokov cố làm vậy thì ông ấy đã thất bại.”