Đôi khi chúng ta mỗi người con thường quá quen với việc những người mẹ lúc nào nhắc nhở hoặc là dặn dò về việc ăn uống hay là quên đồ gì đấy nhưng đáp lại thì đều là những khó chịu từ phía chúng ta, vậy nên hãy cứ nghĩ một ngày nào đó những việc thân thuộc như một thói quen mất đi thì sẽ như thế nào , có phải là hụt hẫng , là tiếc nuối hay là sẽ thốt lên hai từ “ giá như “, cuốn sách “hãy chăm sóc mẹ” của shin kyung sook sẽ cho chúng ta biết , cho bạn biết , cho tôi biết được thế nào là sự vĩ đại của những người mẹ và phải chăn sóc mẹ khi mẹ còn có thể nhìn thấy, bên mẹ khi mẹ còn có thể nhớ ra chúng ta là ai và làm mẹ vui lúc mẹ còn khả năng nhìn thấy con mình thành công và hạnh phúc với ước mơ của mình.

Cuốn sách kể về người mẹ bị lạc ở ga tàu của thủ đô Seoul khi cùng chồng mình lên thăm các con: cậu con trai cả Hyung-chol, hai cô gái Chi-hon và Yun,…Và thế là cuộc hành trình mẹ bắt đầu. Một cuộc hành trình đan xe những dòng hồi tưởng về một người mẹ giàu đức hi sinh, một người vợ tảo tần. Các bạn biết không? Tôi đã đọc “Hãy chăm sóc mẹ” nguyên cả một tháng sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tôi đã đọc cùng với những giọt nước mắt: “ mẹ đi lạc, chân đi dép lê màu xanh, ngón chân bị toạc ra đến nỗi “ruồi bu quanh” . Tôi đã đọc để cảm nhận, để hòa mình vào những dòng hồi tưởng đó, người con trai cả chưa bao giờ nghĩ rằng ước mơ trở thành công tố viên riêng của anh cũng là ước mơ của mẹ, cô con gái chưa từng nghĩ rằng mẹ cũng thích sự lãng mạn thích cái riêng , còn người chồng đã ngạc nhiên khi bao năm nay vợ mình đã quyên góp đến ngôi nhà hi vọng. Đối với họ luôn nghĩ rằng mẹ thích bếp núc thích những món ăn giản kim chi hay chỉ thích loanh quanh với mấy con gia súc rồi lại vào bếp, họ chưa từng đặt câu hỏi dù chỉ một lần mẹ có thích bếp núc không? Mẹ có ước mơ riêng của mẹ không?.. Phải chăng những câu hỏi đó có phải là riêng mà là câu hỏi chung cho toàn xã hội. Tôi đã phải giật mình, bởi từ trước tới nay, tôi luôn đòi hỏi ở mẹ quá nhiều. Tôi luôn kêu mẹ, đòi hỏi mẹ cái này cái khác, buồn bực trong lòng mỗi lần đi học về chưa có cơm ăn rồi đặt ra những câu hỏi chấp vấn mẹ, mẹ đã làm gì mà mãi vẫn chưa nấu cơm? Mẹ đi đâu thế? Con đi học mệt lắm!…



Mẹ cái tên gọi thân thương ấy, thân thương đến mức mà những đứa con phải phụ thuộc, phải dựa dẫm vào mẹ, cứ nghĩ rằng mẹ không bao giờ mất đi. Suy nghĩ ấy cứ lớn dần lên theo năm tháng, lớn theo vòng quay của cuộc sống để rồi họ quên đi người mẹ ở quê đang mong ngóng con trở về. Còn người chồng lại không biết người vợ ngủ bên cạnh mình mắc chứng bệnh nhớ nhớ, quên quên.

Người mẹ vô tình bị lạc tại ga tàu điện ngầm lúc bà cùng người chồng già lên thăm cậu con cả ở Seoul. Lúc này, cả gia đình hỗn loạn đi tìm một tấm ảnh để dán lên tờ rơi thông báo tìm người lạc, nhưng đó cũng là khi họ phát hiện ra rằng, trong ngôi nhà chẳng hề có bất cứ tấm ảnh tử tế nào có thể dùng cho việc đó. Trong những tấm ảnh gia đình, một điều lạ mà bấy lâu nay họ không để ý, đó là bóng dáng người mẹ của họ, lúc nào cũng chỉ nhạt nhòa đứng phía sau.Trong cuộc sống đầy vội vã và bon chen này dường như đã có lúc ta quên đi người đứng đằng sau che chở cho ta. Không phải ai cũng được mẹ chăm sóc, lo lắng cho ta. Không phải ai sinh ra cũng đã có một gia đình đầy đủ. Không phải ai cũng được chăm sóc mẹ khi mẹ già. Bây giờ khi còn mẹ bên cạnh đừng làm mẹ buồn vì cuộc đời mẹ đã có quá nhiều chuyện buồn rồi. Đừng khiến mẹ phải bận tâm vì những việc cỏn con vì mẹ không phải là siêu anh hùng. Mẹ là người có thể lật đổ cả thế giới vì con của mình. Đừng để đến lúc không còn mẹ rồi mới thấy ân hận vì không giành nhiều thời gian hơn bên cạnh mẹ.

Shin kyung sook đã tạo nên những dòng văn lay động tình mẫu tử:

Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Hàn Quốc Kyung-sook Shin mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Mẹ bị lạc khi chuẩn bị bước lên tàu điện ngầm cùng bố ở ga Seoul. Hai ông bà dự định lên đây thăm cậu con cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm người lạc thay cho cả gia đình. “Ngoại hình: Tóc ngắn đã muối tiêu, xương gò má cao, khi đi lạc đang mặc áo sơ mi xanh da trời, áo khoác trắng, váy xếp nếp màu be”. Trong tiềm thức của mình, Chi-hon vẫn nghĩ mẹ là người thường“bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang nhìn thẳng xuống từ trên cao”. Trong khi đó, những người qua đường đáp lại thông báo tìm người lạc của cô bằng miêu tả về một “một bà già cứ lững thững bước đi, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn”. Liệu đó có phải là người mẹ mà cả gia đình cô đang cất công tìm kiếm?

Một ngày, một tuần rồi gần một tháng chầm chậm trôi qua. Người chồng và những đứa con hiện đều đã phương trưởng cả không chỉ lo sốt vó mà còn day dứt tâm can vì cảm giác tội lỗi, và rối bời “trong nỗi hoảng loạn như thể tất cả mọi người đều bị tổn thương ở vùng não”. Họ cũng lấy làm băn khoăn tại sao mẹ không biết hỏi đường về nhà cậu con cả cho đến khi phát hiện ra hai sự thật rằng mẹ không biết chữ và mẹ bệnh ung thư vú khiến đầu óc không được minh mẫn như thường.

“ Bố cô nói ông đã nghĩ tại sao phải đi taxi khi ga tàu hỏa cũng nối liền với ga tàu điện ngầm? Có những khoảnh khắc mà người ta thường suy ngẫm lại sau khi có việc gì đó xảy ra, nhất là sau khi chuyện không may xảy ra. Khoảnh khắc mà người đó nghĩ, Lẽ ra mình không nên làm vậy. Khi bố cô nói với cả nhà rằng bố mẹ có thể tự tìm đến nhà anh Hyong-chol, tại sao khác với những lần trước anh chị em cô lại để bố mẹ làm thế? Bình thường mỗi lần bố mẹ lên thành phố thăm các con, trong số anh em cô vẫn có người ra ga xe lửa hay ga tàu điện ngầm Seoul đón họ. Điều gì khiến bố cô, vốn luôn dùng xe của nhà hoặc đi taxi mỗi lần lên thành phố, quyết định đi tàu điện ngầm vào cái ngày định mệnh ấy?”

 Mẹ của những đứa con trong truyện dần hiện lên qua những hồi ức lên những bước đường tìm mẹ.Một người phụ nữ hơn cả tảo tần,hơn cả đức hạnh,mẹ yêu các con hơn chính sinh mệnh mình,cuộc sống của mẹ là dành cho các con.Mẹ cũng có những ước mơ,mẹ cũng có những mong muốn,nhưng dù là việc giản đơn nhất,mẹ cũng không làm được,vì mẹ còn có gia đình,vì mẹ còn lo cho các con,hay đơn giản vì mẹ không muốn làm phiền các con.Các con của mẹ bận lắm mà!

Người mẹ nào cũng vậy cả thôi,và những đứa con cũng như vậy,mẹ trao yêu thương, các con nhận lấy.Các con không phải không hiếu thảo mà tại vì trong lòng đã mặc định mẹ là mẹ của chúng con,mẹ sinh ra đã là mẹ,chúng quên mất rằng mẹ cũng có tuổi thơ,cũng có thời thiếu nữ,hoặc chúng quên mất rằng mẹ sẽ còn ở bên chúng bao lâu nữa.Có lẽ nào là mãi mãi đâu?

Trong cuộc sống đầy vội vã và bon chen này dường như đã có lúc ta quên đi người đứng đằng sau che chở cho ta. Không phải ai cũng được mẹ chăm sóc, lo lắng cho ta. Không phải ai sinh ra cũng đã có một gia đình đầy đủ. Không phải ai cũng được chăm sóc mẹ khi mẹ già. Bây giờ khi còn mẹ bên cạnh đừng làm mẹ buồn vì cuộc đời mẹ đã có quá nhiều chuyện buồn rồi. Đừng khiến mẹ phải bận tâm vì những việc cỏn con vì mẹ không phải là siêu anh hùng. Mẹ là người có thể lật đổ cả thế giới vì con của mình. Đừng để đến lúc không còn mẹ rồi mới thấy ân hận vì không giành nhiều thời gian hơn bên cạnh mẹ.Gấp lại cuốn sách là một nỗi ám ảnh với cái kết, nhiều năm sau nữa, khi đọc lại cuốn sách, mình nghĩ mình sẽ vẫn có những cảm xúc như lần đầu tiên. Với người mẹ dù cho có rời xa thế gian này thì điều cuối cùng mẹ nghĩ tới cũng là những người con của mình, vẫn luôn lo lắng cho những đứa con ấy. Dù cho đứa con có bao nhiêu tuổi thì vẫn luôn cảm thấy mình nhỏ bé khi trong lòng mẹ, luôn có một nỗi sợ hãi vô hình khi nghĩ đến một ngày không còn mẹ bên mình, luôn cảm thấy sự che chở khi ở bên mẹ. Phải chăng người mẹ nào cũng có một tấm lòng, một khả năng che chở như thế và cũng như câu kết trong cuốn sách, cũng là câu mà mỗi người con nên tự nhắc nhở bản thân mình, “ Hãy chăm sóc mẹ”.


Cuốn sách mê hoặc lạ thường này đã khẳng định vị trí của Shin Kyung-sook như một hiện tượng văn học châu Á, tạo ra trào lưu đọc mới ở Hàn Quốc tự sự cộng cảm trước một tác phẩm đầy sức mạnh. Bằng câu chuyện cảm động thấm thía về người mẹ đi lạc đường, tác giả dựng nên bức tranh rộng lớn về xứ sở quê hương, nơi cảnh trí và phong tục Hàn Quốc được khắc họa với vẻ đẹp tươi thắm nhưng thao thiết, đầy trắc ẩn. Những người con đi tìm mẹ, và họ mang theo dòng hồi ức riêng tư, lay động, vừa khao khát, vừa chống chếnh mất mát, thay phiên nhau dẫn người đọc trên một hành trình kép, tới những nẻo xa của một nền văn hóa độc đáo và tới những góc khuất sâu thẳm của trái tim. Cuộc đời yêu cầu chúng ta mỗi phút giây đều phải đưa ra những quyết định và hy sinh khó khăn… Chỉ cần cuộc sống không ngừng biến đổi thì niềm hy vọng của chúng ta cũng sẽ không bao giờ biến mất.

Tác phẩm chân phương nhưng khiến người ta phải suy nghĩ nhiều....

Hãy chăm sóc mẹ như một cuốn sách của tâm hồn, cuốn sách ấm áp và lấp lánh những giá trị thuần Á Châu của tình mẫu tử, tình thương và sự cao cả của hình ảnh người mẹ - hình ảnh chân phương và đáng ngưỡng mộ nhất. Kể cả khi cuốn sách đã gấp lại, bạn cũng sẽ nhận được một âm hưởng của thứ cảm xúc để lại dư vị xúc động mãi không nguôi... Bạn sẽ thấy, “Hãy chăm sóc mẹ,” không chỉ là, một cách bi lụy, bài tụng ca sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ, của phụ nữ. Cuốn sách còn là hồi chuông cảnh tỉnh về gia đình, khi nó phanh phui sự thật phũ phàng và tàn nhẫn trong mối quan hệ mẹ cha và con cái, con cái và cha mẹ. Cuốn sách còn đi xa hơn, khi kích bạn chất vấn cả sự hy sinh: Nó không chỉ thúc giục bạn hãy chăm sóc lấy mẹ, nó cung cấp một lời đáp bi đát khi lời cuối cùng đứa con gái dành cho mẹ bị mất trí bị lạc trong thành phố gần một năm trời không tìm thấy, là phó thác bà vào bàn tay Chúa. Bạn sẽ hiểu ra: chính mình cũng sẽ không thoát ra khỏi lòng luẩn quẩn của mối quan hệ ấy: nếu bạn là mẹ, bạn sẽ hy sinh, nếu bạn là con, bạn sẽ dần bỏ rơi mẹ. Và bạn cầu nguyện, bất lực, yếu ớt, không lối thoát: Xin Người, hãy chăm sóc mẹ.


Người đọc sẽ tìm thấy sự đồng cảm trong câu chuyện về gia đình bán chạy nhất Hàn Quốc từ trước tới nay này. câu chuyện về sự chuyển dịch của xã hội Hàn Quốc từ nông thôn ra thành thị, là khúc ca về sức mạnh của mối ràng buộc gia đình được hình thành từ sự quên mình của người phụ nữ; đây là một tác phẩm vô cùng cảm động. “ Trong tiềm thức của mình, Chi-hon vẫn nghĩ mẹ là người thường “bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang nhìn thẳng xuống từ trên cao”. Trong khi đó, những người qua đường đáp lại thông báo tìm người lạc của cô bằng miêu tả về một “một bà già cứ lững thững bước đi, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn”. Liệu đó có phải là người mẹ mà cả gia đình cô đang cất công tìm kiếm?”.

Người mẹ là một điều tuyệt vời nhất mà thượng đế mang đến cho mỗi người con, cho con nhân dáng , cho mỗi người người con cuộc sống và sẽ cùng khóc với con khi con họ vấp ngã, mỉm cười khi con họ thành công và ôm ấp, bảo vệ khi con họ gặp nguy hiểm. Người mẹ xem con mình là lẽ sống thì mỗi người con xin hãy bên mẹ khi mẹ buồn, thành công và chia sẻ với mẹ cùng mẹ tận hưởng hạnh phúc gia đình bố, mẹ và con. Mỗi người mẹ cũng chả mơ ước gì xa xôi chỉ là nấu cho con mình , chồng mình một bữa cơm cả gia đình quay quần bên nhau vì thế xin đừng để những giọt nước mắt của người vĩ đại phải rơi mà hãy thay đó bằng những nụ cười.


Review chi tiết bởi Đình Tú - Bookademy

------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

Tác giả đã tạo ra một cách tiếp cận thú vị và độc đáo để kể câu chuyện về một gia đình Hàn Quốc nhằm giáo dục người đọc về văn hóa Hàn Quốc và những xung đột đặc hữu với sự tương phản trong các giá trị lối sống giữa các thế hệ. Tác giả giới thiệu cho người đọc những ký ức về cuộc sống của từng thành viên trong gia đình do chịu ảnh hưởng của “mẹ” khi bà tìm cách lưu giữ những giá trị văn hóa của một thời kỳ khác trong lịch sử so với những giá trị và nhu cầu của thế hệ trẻ phải sống và làm việc trong một thế giới hiện đại hơn. Cách tiếp cận độc đáo ở chỗ người đọc được mỗi cá nhân đưa ra mạch truyện theo quan điểm của người đó từ đầu đến cuối cùng một lúc theo nghĩa bốn câu chuyện về sự tồn tại của một gia đình. Trong khi bài viết dựa trên văn hóa và xã hội Hàn Quốc, người ta bị thu hút bởi nhiều điểm tương đồng của trải nghiệm cá nhân song song với điều kiện của Hàn Quốc. Về mặt này, "Hãy chăm sóc mẹ" là một câu chuyện phổ quát được lặp đi lặp lại ở nhiều nền văn hóa dưới hình thức này hay hình thức khác.

Kyung-Sook Shin thêm một bước ngoặt thú vị khi cô ấy trình bày những kỷ niệm của mẹ sẽ thách thức người đọc!

Cuốn sách này đã lấy đi hơi thở của tôi và khiến tôi bật khóc. Mọi đứa trẻ trưởng thành đều cần đọc cuốn sách này. Nó có khả năng thay đổi cách bạn nhìn cha mẹ mình. Thực sự không có đủ những điều tốt đẹp tôi có thể nói. Nhân vật chính - đã mất tích, theo đúng nghĩa đen, biến mất khỏi tàu điện ngầm và phần còn lại của cuốn sách được xây dựng dựa trên việc các thành viên trong gia đình nhớ lại những ký ức và xử lý việc mẹ họ đã mất tích. Nó đi qua một loạt các cảm xúc và khiến người đọc xem xét các mối quan hệ của chính họ.

Tôi thích nó vì tôi có thể dễ dàng liên hệ với một trong các nhân vật (tôi sẽ không spoil và nói nhân vật nào), đã có lúc tôi muốn thò tay vào cuốn sách để đánh trái tay các nhân vật khác. Nó thách thức tôi xem xét một cách trung thực mối quan hệ của tôi với những người họ hàng lớn tuổi của mình. Cuốn sách đã ám ảnh tôi và khắc sâu trong trí nhớ của tôi. Tôi muốn một cuốn sách được viết bởi một người không phải là người Mỹ để nhìn cuộc sống qua một bối cảnh văn hóa khác. Cuốn sách này đơn giản là tuyệt vời và thách thức tôi tìm kiếm những tác phẩm khác được viết bởi những người không phải người Mỹ.


"Hãy chăm sóc mẹ" là một bài đọc cực kỳ cá nhân đối với tôi. Nhân vật chính sinh ra, sống và lớn lên ở cùng khu vực với mẹ tôi ở Hàn Quốc. Mẹ tôi cũng được sinh ra cùng thời kỳ với "Mẹ", trên Bán đảo Triều Tiên bị chiến tranh tàn phá. Trong khi giấc mơ rời khỏi ngôi làng quê hương Hàn Quốc đó của mẹ tôi cuối cùng đã thành hiện thực, bà vẫn bám vào các giá trị, thói quen, truyền thống, câu chuyện về các bà vợ và thức ăn của "đất nước" đã bao quanh bà khi còn nhỏ và thanh niên. Giống như những đứa trẻ trong cuốn sách, đôi khi những cách cổ hủ của cô ấy đã thúc đẩy nhiều hơn một chút nổi loạn trong tôi mà đôi khi tôi đã đối xử với cô ấy một cách tinh vi và với sự tức giận công khai với người khác. Cuộc chiến giằng co giữa tình cảm nồng nàn nhất và sự thất vọng tột độ được phản ánh trong mối quan hệ mẹ con đặc trưng trong cuốn sách này. Theo cách đó, tôi thường rất đau lòng khi đọc vì nó buộc tôi phải nhận ra rằng tôi đã coi việc cô ấy chiều chuộng, cằn nhằn, quan tâm và yêu thương là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, sự công nhận đó, ít nhất đối với tôi, đã được tẩy rửa.

Khi mẹ tôi già đi, những câu hỏi về người phụ nữ mà tôi đã quá quen thuộc nhưng vẫn là một người xa lạ này cứ lởn vởn trong đầu tôi không sao dứt ra được. Cuốn sách này đã giúp tôi giải quyết nhiều vấn đề trong số đó. Ước mơ và khát vọng của cô ấy khi còn trẻ là gì? Cô ấy là đứa trẻ như thế nào đối với cha mẹ mình? Cô ấy như thế nào xung quanh anh chị em của mình? Sự thất vọng của cô ấy là gì? Những kỷ niệm yêu thích của cô ấy là gì? Điều tồi tệ nhất của cô ấy? Bí mật của cô ấy? Cô ấy thất vọng hay hài lòng với những lựa chọn mà tôi đã đưa ra? Cô ấy có hạnh phúc không? Tôi vẫn chưa có câu trả lời và có thể là không bao giờ, nhưng ít nhất tôi cũng biết mình sẽ hỏi những câu hỏi gì.

Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời trưởng thành của tôi đã thực sự giúp tôi hiểu mẹ mình hơn. Chúng bao gồm một chuyến đi mà tôi đã thực hiện đến ngôi làng ở Hàn Quốc nơi cô ấy lớn lên cùng với chuyến thăm với những người anh chị em trông rất quen thuộc và mẹ của cô ấy. Cuốn sách này đối với tôi không chỉ là một tác phẩm văn học. Giống như chuyến đi đó, đó là một sự kiện hình thành. "Hãy chăm sóc mẹ" là cuốn sách tôi sẽ không bao giờ quên và rất vui khi sở hữu để đọc lại trong tương lai. Nó đã thực sự thay đổi quan điểm của tôi khi nhìn vào mối quan hệ của tôi với mẹ. Đó là bản dịch tuyệt đẹp của một cuốn sách mà tôi vừa đặt mua cho mẹ tôi bằng tiếng Hangul nguyên bản. Tôi hy vọng cô ấy nhận ra rằng nó đã được đọc như một nỗ lực để hiểu cô ấy hơn và cô ấy đánh giá cao nó nhiều như tôi đã làm.

"Hãy chăm sóc mẹ" là câu chuyện về sự mất tích của một người mẹ sau khi bị chồng xa cách tại một ga tàu điện ngầm đông đúc ở Seoul. Một lúc, chồng cô ấy đi trước cô ấy, lên tàu và bằng cách nào đó cô ấy không ở cùng anh ta. Cô ấy mất tích. Gia đình cô ấy dốc hết sức để tìm kiếm cô ấy, dán áp phích khắp nơi, đến gặp cảnh sát và đi từng nhà để xem có ai nhìn thấy cô ấy không. Họ không thể tìm thấy một bức ảnh gần đây của cô ấy và vì vậy khó có thể sử dụng một bức chân dung đẹp trên áp phích. Điều này trở thành một phép ẩn dụ xuyên suốt cuốn sách. Ai là mẹ? Cô ấy như thế nào? Bạn nhớ gì về cô ấy?

Mỗi phần của cuốn sách được thuật lại bởi một nhân vật khác nhau. Phần đầu tiên của cuốn sách được thuật lại bởi cô con gái út, một nhà văn thành công. Nó được viết ở ngôi thứ hai, đây không phải là cách viết thông thường. Việc con gái Chi-Hon là một nhà văn thành công đặc biệt quan trọng vì mẹ chưa bao giờ học đọc. Người mẹ tình nguyện ở nhà dành cho những người nhận con nuôi và để cảm ơn vì công việc của mình, bà đã nhờ họ đọc cho bà nghe tác phẩm của con gái bà. Bà thích nghe những gì con gái mình viết nhưng đối với bà, việc không đọc được là một nỗi buồn cả đời.