Người Thông Minh Học Tập Như Thế Nào?

Ứng dụng những phát triển mới nhất từ trong kinh nghiệm học tập và tâm lý học phát triển, phương pháp học tập rối ưu giúp bạn khai phá những tiềm năng còn ẩn giấu bên trong trí não của mình. Trong cuốn sách này, tác giả Ronal Gross chỉ ra cách thức:

  • Đạt tới trạng thái học tập sảng khoái – trạng thái tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, dễ dàng và hứng thú.
  • Vượt qua những rào cản cá nhân và tạo ra sự tự tin vào khả năng học tập của bản thân.
  • Vân dụng phương pháp học tập của riêng bạn để giúp não bộ tiếp thu, phản ứng sáng tạo với các thông tin và ý tưởng mới.
  • Tận dụng những nguồn lực tốt nhất cho học tập từ các “trường đại học vô hình”.
  • Phát huy khả năng phê bình và sáng tạo hỗ trợ cho việc phát triển tư duy.
  • Nâng cao chất lượng học tập thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng, đạt được các chứng nhận, bằng cấp trực tuyến và sử dụng máy tính để trao đổi với bạn bè cùng chí hướng trên toàn thế giới.
  • Thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp nhờ việc “học cách kiếm tiền để sống” – cách thức định hướng công việc hiện tại, phát triển những kỹ năng nghề nghiệp quý giá của riêng bạn.

7 Loại Hình Thông Minh

Nếu câu hỏi “Bạn thông minh như thế nào?” được đặt ra thì nhiều khả năng, câu trả lời của bạn trong tình huống này chỉ tập trung dựa vào kết quả các bài kiểm tra và các kỹ năng trong lớp học, từ khi bạn còn cắp sách tới trường. Có thể bạn vừa giải được một câu đố vui trên một tờ báo phổ thông nào đó, liên quan đến việc giải quyết vấn đề theo kiểu như “x có thể là y vì b có thể là…”, hoặc đó là một câu đố yêu cầu bạn đưa ra định nghĩa về những từ chẳng hạn như “người bủn xỉn” và kẻ lá mặt lá trái. Trước đây, có thể bạn đã từng làm một bài kiểm tra trí thông minh khi còn đi học hoặc khi bạn đi xin việc.

Những khái niệm về chỉ số IQ và trí thông minh có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến sức sáng tạo của hàng triệu người dân nước Mỹ. Việc có một chỉ số IQ thấp hay thiếu sự khôn ngoan trong xã hội chúng ta có nguy cơ bị gán cho nhãn hiệu là “trí tuệ chậm phát triển” hoặc còn tồi tệ hơn nữa. Trên thực tế, nhiều từ ngữ có tính chất bôi nhọ nhất trong văn hoá của chúng ta, gồm có các từ như: người đần độn, kẻ ngu si và thằng ngốc, trước kia đã từng được coi là những cách gọi chính xác, thậm chí là khoa học để mô tả cá nhân nào chỉ đạt điểm thấp, nằm ở phần dưới cùng đường cong đồ thị kết quả kiểm tra trí tuệ.

Mặt khác, khi được coi là một tài năng hay thiên tài thì sẽ nhận được những ưu đãi và sự tưởng thưởng của xã hội. Chính xã hội là nơi cung cấp lương bổng hậu hĩnh và nhiều ưu đãi khác cho những cá nhân nào được coi là thể hiện được sự chói sáng và ưu tú nhất. Nội dung cuốn sách “7 loại hình thông minh” gồm có:

– Những hiểu biết căn bản làm nền tảng về quá trình diễn ra hoạt động nhận thức của bạn.

– Danh sách kiểm tra để xách định khả năng nhận thức nào của bạn là mạnh nhất và khả năng nào là yếu nhất.

– Các bài tập thực hành nhằm khảo sát và làm quen với những phương pháp giúp trở nên thông minh, khôn ngoan hơn.

– Các mẹo thực hành và những ý kiến đề nghị nhằm mục đích phát triển từng loại tài năng, trí thông minh khác nhau.

– Các ý tưởng và nguồn động lực để áp dụng trực tiếp được học thuyết về nhiều loại trí thông minh này vào cuộc sống của bạn.

Bí Quyết Học Đâu Nhớ Đó

Quyển sách này sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Nó sẽ giúp bạn học hành tấn tới, học đâu nhớ đó hay xuất sắc vượt qua các kỳ thi, nhưng lợi ích thật sự từ quyển sách vượt xa hơn thế nhiều – một khi vận dụng tốt các phương pháp trong sách này, bạn sẽ khai thác triệt để tiềm năng của bộ não mình.

Rèn luyện trí nhớ đồng nghĩa với việc tổ chức lại cách thức tư duy, phát triển sự sáng tạo, mài dũa các kỹ năng học tập – đồng thời nâng cao dần những chuẩn mực cuộc sống và những đỉnh cao bạn có thể chinh phục. Bởi thế, luyện trí não không chỉ đơn thuần là cách để học tốt hơn mà còn là bước khởi đầu cho một cuộc đời mới.

Bạn sẽ bắt đầu thay đổi ngoạn mục suy nghĩ và cảm nhận về tất cả mọi thứ xung quanh.Tôi muốn bạn quên ngay đi quan niệm rằng bạn có một trí nhớ “tốt” hay “tệ”. Bất kỳ ai cũng có thể rèn luyện để bộ não ghi nhớ mọi điều họ cần nhớ. Những phương pháp này không hề mới, chúng vô cùng đơn giản, đã được vận dụng hàng thế kỷ qua và vẫn còn hữu dụng cho thời đại ngày nay. Vấn đề chỉ còn là bạn cần nắm rõ vai trò của trí nhớ và vận dụng các nguyên tắc sử dụng trí não vào quá trình học tập của bạn như thế nào mà thôi.

Rèn luyện trí nhớ không chỉ gói gọn trong việc học thuộc lòng bài vở để chuẩn bị cho kỳ thi (mặc dù trong quyển sách này bạn sẽ tìm thấy chính xác các giải pháp cho điều này, thậm chí các bí kíp bạn cần ngay lúc này cho bài kiểm tra gần kề). Để thực sự thành công, trong học hành lẫn cuộc sống, bạn cần biết cách tận dụng hết công suất “bộ nhớ” của mình.

Tôi Tự Học

Sách “Tôi Tự Học” của tác giả Nguyễn Duy Cần đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp.

Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”. Cuốn sách này tuy đã được xuất bản từ rất lâu nhưng giá trị của sách vẫn còn nguyên vẹn.

Những tư tưởng, chủ đề của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay. Thiết nghĩ, cuốn sách này rất cần cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc học là sự nghiệp lâu dài của mỗi con người. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu quý để các bạn học sinh – sinh viên tham khảo, tổ chức lại việc học của mình một cách hợp lý và khoa học. Các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo sách này để định hướng và tư vấn cho con em mình trong quá trình học tập.

Đúng việc

“… Nhiều năm trước, tôi có dịp lang thang trên quảng trường Trafalgar ở thủ đô London của nước Anh. Đây là quảng trường được xây dựng để kỷ niệm chiến thắng của hải quân Anh trong trận chiến Trafalgar lừng danh do Đô đốc Nelson chỉ huy. Nằm ngay vị trí trung tâm của quảng trường là một chiếc cột cao 52 mét mà ở trên đỉnh cột là bức tượng vị đô đốc tài ba đứng sừng sững giữa trời. Nhưng điều khiến tôi chú ý nhất không phải là bức tượng sừng sững đó, mà là một dòng chữ ở tấm điêu khắc gần chân cột: “England expects that every man will do his duty”. (Tạm dịch: Nước Anh mong muốn mỗi người sẽ làm tròn công việc/bổn phận của mình).

Đó chính là lời hiệu triệu nổi tiếng mà đô đốc Nelson đã gửi cho hạm đội của mình trước trận Trafalgar. Nhưng tôi nghĩ, chọn khắc dòng chữ này ở một trong những vị trí được xem như “trái tim” của nước Anh; người Anh không chỉ đơn thuần muốn kỷ niệm một trận chiến mà có lẽ muốn gửi gắm vào đó nhiều thông điệp hơn thế.

Mỗi công dân Anh (và cả những người không phải là người Anh) khi đứng trước những dòng chữ này hẳn sẽ ít nhiều suy tư về những “công việc” hay “bổn phận” của mình: chúng là gì, và mình đã làm chưa; nếu đã làm thì đã làm đúng và làm tốt/làm tròn những công việc ấy hay chưa?

“Công việc của mình” – Mấy chữ trên tấm phù điêu về trận chiến Trafalgar năm ấy cũng đã ít nhiều bắt đầu gợi lên và gieo vào trong tôi những suy tư về mình, về thời cuộc, và đặc biệt là về những “trận chiến” diễn ra ở ngay xứ sở của mình. Những suy tư đó đã thực sự thôi thúc tôi muốn viết một điều gì đó về “công việc”, về làm đúng và làm tốt “công việc”, về những “trận chiến” liên quan đến bản chất và chân giá trị của mọi vấn đề.

Đó không phải là những trận chiến hữu hình giữa người với người, giữa gươm với súng như trong quá khứ; mà là những trận chiến giữa cái đúng và cái sai, giữa khai minh và vô minh, giữa cõi phàm và cõi thiêng, giữa cái cao đẹp và cái thấp hèn của con người. Những cuộc chiến vô hình ấy cũng khốc liệt và có sức tàn phá khủng khiếp không kém bất kỳ cuộc chiến hữu hình nào: Các thang giá trị trong xã hội bị đảo lộn; con người bị cuốn vào những vòng xoáy hỗn mang, nghi ngờ chính những điều đã từng được coi là chân-thiện-mỹ; công việc nào, lĩnh vực nào, ngành nghề nào, vấn đề nào cũng có những điều được xem là “vấn nạn chưa có lời giải”..

Bất kỳ ai chứng kiến và cảm nhận những điều đó hẳn cũng sẽ đau đáu một câu hỏi nhân sinh như tôi: Căn nguyên của những gì đang diễn ra trong xã hội này, căn nguyên của những vấn đề mà con người ngày nay đang gặp phải là gì và do đâu?…”

Nguồn: https://goo.gl/f4G2SU

-----

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

Xem thêm

“Công việc” của bất kỳ ai trong đời cũng bao gồm làm người, làm dân và làm việc. Lựa chọn của mỗi người trong từng “công việc” đó sẽ làm nên cuộc đời họ. Bởi lẽ, con người thì khác với muông thú và cỏ cây; con người tự do thì khác với con người nô lệ; công dân thì khác với thần dân; trí thức thì khác với trí nô; nghệ sỹ thì khác với chiến sỹ; người thầy thì khác với thợ dạy; nhà báo thì khác với bồi bút; nhà quản trị thì khác với kẻ cai trị; doanh nhân thì khác với trọc phú hay con buôn… Nhưng làm sao lựa chọn nếu không hề biết đến sự tồn tại của những lựa chọn, không rõ đâu là sự khác biệt giữa chúng và đâu là “mình” giữa các lựa chọn đó? Làm sao có thể làm “đúng việc” khi chưa biết đâu là cái “đúng”? Làm sao “làm ra chính mình”, làm sao “hãy là chính mình” khi chưa biết đâu là “mình”?... Hành trình “tôi đi tìm tôi” đó cũng chính là câu chuyện khai minh của mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở. Đó chính là những dòng chia sẻ đầy trăn trở của tác giả GIẢN TƯ TRUNG trong cuốn sách “ĐÚNG VIỆC: Một góc nhìn về câu chuyện khai minh” vừa được ông chính thức giới thiệu đến độc giả. Mỗi người đều có sứ mệnh riêng của mình. Bằng văn phong dí dỏm, súc tích và có tính hệ thống cao, Đúng việc đề cập đến những vấn đề căn cơ và nền tảng nhất của con người, đó là: làm người (đạo nhân), làm mình (đạo sống), làm dân (đạo dân) và làm nghề (đạo nghề). Những việc mình làm phụ thuộc vào mức độ thấu hiểu những giá trị mà công việc đó mang lại nhiều đến mức nào. Muốn hiểu vạn vật thỉ trước tiên phải hiểu mình.Hiểu thế nào là giá trị mới có thể tạo ra giá trị. Sách trình bày dể hiểu rõ ràng nội dung rất tốt cho việc khai dân trí làm cho moi người chúng ta ý thức đươc trách nhiệm của mình mà hành xử cho đúng việc đúng bổn phận của một công dân đối với đất nước chúng ta trong giai đoan cấp thiết này. Chỉ có điều tác giả lại dùng vốn từ vựng phong phú của mình, đôi khi chỉ để cho các chữ vần với nhau mà khiến vấn đề khó hiểu, phức tạp hơn rất nhiều.

Sách “Tôi tự học” của tác giả Nguyễn Duy Cần đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp. Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”. Cuốn sách này tuy đã được xuất bản từ rất lâu nhưng giá trị của sách vẫn còn nguyên vẹn. Những tư tưởng, chủ đề của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay. Thiết nghĩ, cuốn sách này rất cần cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc học là sự nghiệp lâu dài của mỗi con người. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu quý để các bạn học sinh – sinh viên tham khảo, tổ chức lại việc học của mình một cách hợp lý và khoa học. Các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo sách này để định hướng và tư vấn cho con em mình trong quá trình học tập.

Quyển sách này sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Nó sẽ giúp bạn học hành tấn tới, học đâu nhớ đó hay xuất sắc vượt qua các kỳ thi, nhưng lợi ích thật sự từ quyển sách vượt xa hơn thế nhiều - một khi vận dụng tốt các phương pháp trong sách này, bạn sẽ khai thác triệt để tiềm năng của bộ não mình. Rèn luyện trí nhớ đồng nghĩa với việc tổ chức lại cách thức tư duy, phát triển sự sáng tạo, mài dũa các kỹ năng học tập - đồng thời nâng cao dần những chuẩn mực cuộc sống và những đỉnh cao bạn có thể chinh phục. Bởi thế, luyện trí não không chỉ đơn thuần là cách để học tốt hơn mà còn là bước khởi đầu cho một cuộc đời mới. Bạn sẽ bắt đầu thay đổi ngoạn mục suy nghĩ và cảm nhận về tất cả mọi thứ xung quanh.Tôi muốn bạn quên ngay đi quan niệm rằng bạn có một trí nhớ “tốt” hay “tệ”. Bất kỳ ai cũng có thể rèn luyện để bộ não ghi nhớ mọi điều họ cần nhớ. Những phương pháp này không hề mới, chúng vô cùng đơn giản, đã được vận dụng hàng thế kỷ qua và vẫn còn hữu dụng cho thời đại ngày nay. Vấn đề chỉ còn là bạn cần nắm rõ vai trò của trí nhớ và vận dụng các nguyên tắc sử dụng trí não vào quá trình học tập của bạn như thế nào mà thôi. Rèn luyện trí nhớ không chỉ gói gọn trong việc học thuộc lòng bài vở để chuẩn bị cho kỳ thi (mặc dù trong quyển sách này bạn sẽ tìm thấy chính xác các giải pháp cho điều này, thậm chí các bí kíp bạn cần ngay lúc này cho bài kiểm tra gần kề). Để thực sự thành công, trong học hành lẫn cuộc sống, bạn cần biết cách tận dụng hết công suất “bộ nhớ” của mình.

Nếu bạn đã đọc cuốn sách này như tôi thì có thể thấy nhận xét đầu tiên chính là nó có quá nhiều chữ. Việc bạn phải tự hình dung lại những gì đã được đọc từ cuốn sách này cũng đã góp phần cải thiện cho não bộ của bạn rồi. Hơn nữa cuốn sách này lại được in theo phiên bản bỏ túi để thuận tiện cho việc đọc sách mọi lúc mọi nơi tuy nhiên cái hại là do phiên bản bỏ túi nên chữ khá nhỏ khiến bạn đọc lâu dễ mỏi mắt. Bạn có thể đọc cuốn sách này mỗi ngày một ít, vừa đọc vừa suy ngẫm và học tập thêm. Tác giả Roland Gross đã khẳng định, việc học là việc trọn đời vì thế việc đọc cuốn sách này là không bao giờ quá muộn cả. Những phương pháp trong cuốn sách được đề cập rất chi tiết và cụ thể đem lại cho ta cảm giác say mê và hứng thú học tập. Những phương pháp này có thể một vài người đã biết nhưng nhìn chung đều là những phương pháp góp phần cải thiện năng suất học tập và cả tinh thần học tập của mỗi con người nữa. Mỗi chương trong quyển sách là một câu chuyện về cách học, về phương pháp học và nói chung là về sự học. Học không phải hay ở học nhiều mà phải học sao cho đúng. Đó chính là tinh thần mà Roland Gross đem đến cho chúng ta khi đọc nó. Bạn còn chờ gì nữa?

Nguyên nhân dẫn đến hai ý thức trong học tập khác nhau là do nhận thức khác nhau. Những bạn học sinh có ý thức sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc học và từ đó cố gắng, phấn đấu không ngừng để đạt được kết quả tốt. Còn một bộ phận học sinh còn lại, có nhận thức sai lệch làm cho việc học chỉ ngày một thêm tệ hơn. Với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, việc kiếm tiền có thể trở nên đơn giản hơn, muốn nhanh lấy cái lợi trước mắt, theo đuổi những điều dễ làm, điều đó khiến cho nhiều học sinh cảm thấy chán nản việc học, xao nhãng, rằng kiếm được đồng tiền vừa được tiêu, được hưởng thụ mà không phải căng thẳng như việc học. Một phần cũng phải kể đến về phía giáo dục. Nhiều nhà trường còn lỏng lẻo trong việc giám sát, để những hiện tượng xấu vẫn còn xảy ra. Hoặc nhiều gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm đến con cái khiến chúng có suy nghĩ lệch lạc, hoặc quan tâm chưa đúng cách làm ảnh hưởng đến con cái. Một sự việc đã gây ra sự nhức nhối vô cùng lớn trong thời gian vừa qua đó là vấn nạn "mua điểm" ở một số tỉnh thành trong đợt thi THPT quốc gia năm 2018. Việc mua điểm đã nêu một gương xấu cho một số thế hệ học sinh và nó gây đến những hậu quả khôn lường.

Học tập là cả một quá trình dài, luôn sát cánh bên ta từ khi sinh ra đến cuối đời, ta học những bước đi đầu tiên, học nói, học kiến thức, học làm việc ... Quá trình ban đầu của việc học là vô thức sau dần trở nên có ý thức. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, ý thức học tập của con người ngày càng phải được nâng cao, bởi ý thức học tập của từng người sẽ quyết định tương lai sau này cho chính bản thân họ. Ý thức học tập là quá trình nhận thức về việc học tập, từ đó lĩnh hội các kiến thức học tập áp dụng vào cuộc sống. Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, ý thức của nhiều học sinh cũng càng được nâng cao, nhiều người có sự chủ động, luôn chịu khó, chăm chỉ, tìm tòi cái mới để bắt kịp với xu hướng của thời đại, và không để bị lạc hậu bị tụt lùi về phía sau. Ý thức của những con người này rất tốt, có phương pháp học tốt, học từ thầy cô, bè bạn, học trực tuyến từ mạng xã hội. Họ đều là người có tính tự giác cao và dễ dàng đạt được thành quả mà mình mong muốn. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến những người có ý thức học kém. Có một bộ phận học sinh hiện nay vẫn lười học, ham chơi, bỏ bê việc học thậm chí bỏ hẳn cả việc học. Có nhiều học sinh sống thụ động, không xác định được mục tiêu của cuộc đời, không biết mình thích gì làm gì rồi dẫn đến hoang mang trong học tập, lơ là mất tập trung. Bên cạnh đó, có một số ý thức học tập rất kém, học chỉ để qua kiểm tra lấy điểm, rồi thi, rồi qua môn chứ không nhằm vào mục đích chính của việc học là lĩnh hội kiến thức.

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc". Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở nghĩa bao quát của nó Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, cũng giống như kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.