Hiện nay vấn đề bảo mật và lạm dụng dữ liệu người dùng trên Internet đang diễn ra ở mức báo động. Nếu không tự trang bị kiến thức và đề phòng thông tin cá nhân trong không gian mạng, chúng ta dễ dàng bị kẻ xấu khai thác và trục lợi. Tham khảo 5 sách hay về an ninh mạng sẽ giúp bạn có nền tảng kiến thức về không gian ảo từ cách thức hoạt động, những lợi ích, rủi ro tiềm ẩn, từ đó biết phòng trành và nâng cao bảo mật cho thông tin cá nhân trên môi trường mạng.

Luật An Ninh Mạng


Luật an ninh mạng 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Luật an ninh mạng gồm có 07 Chương và 43 Điều, trong đó, nêu ra các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng như sau:

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  • Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

  • Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.

  • Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

  • Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia. Áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Giáo Trình Mạng Và Truyền Dữ Liệu

Công nghệ thông tin trên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây đã phát triển như vũ bão với hệ thống mạng máy tính được hình thành và phát triển ở khắp nơi từ trung ương đến địa phương, các trường học, viện nghiên cứu, các công ty kinh doanh, các xí nghiệp,… Sự phát triển mạnh mẽ này cũng chính là do những dịch vụ mà mạng máy tính mang lại, mạng máy tính không còn là một thuật ngữ khoa học thuần túy mà trở thành một đối tượng nghiên cứu và ứng dụng không chỉ ở mức người sử dụng mà ở mức sâu hơn làm chủ hệ thống và công nghệ, nhất là những công nghệ mới phát triển trong một vài năm gần đây.

Mạng và truyền dữ liệu là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cho học viên cao học, sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông. Vì vậy, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo thật sự hữu ích cho các học viên, kỹ sư, kỹ thuật viên nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hiểm Họa Hacker – Hiểu Biết Và Phòng Chống

Gần đây người ta thường nói đến hacker (hiểu theo nghĩa tiêu cực là tin tặc), đến sự nguy hiểm của những cuộc tấn công mạng. Nhưng nhiều người trong số chúng ta vẫn cho rằng, mối đe dọa này chẳng mấy liên quan đến thường dân. Thực tế lại không như vậy. Hầu như tất cả các công trình công nghiệp hiện nay đều đã được tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trong đó có những công trình đặc biệt quan trọng đối với một quốc gia như chế biến dầu khí, nhà máy điện, cảng hàng không… Cuốn sách này đề cập đến một vấn đề quan trọng: an ninh của các công trình công nghiệp tối quan trọng, và cũng là an ninh của quốc gia nói chung.

Việc tự động hóa, ứng dụng CNTT trong sản xuất giúp nâng cao độ tin cậy, tăng năng suất vì loại bỏ được lỗi do con người gây ra. Thế nhưng, đây lại chính là mục tiêu tấn công của hacker. Trên thế giới hiện nay đã có nhiều trường hợp xảy ra, chỉ một nhóm hacker cũng có thể làm đình trệ cả một hệ thống lớn.

Ví dụ điển hình là cuộc tấn công bằng mã độc vào Cụm cảng Hàng không Việt Nam tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào cuối tháng 7/2016 đã gây ngưng trệ hoạt động tại các sân bay, đồng thời một lượng dữ liệu lớn của khách hàng Vietnam Airlines bị đánh cắp. Chưa dừng ở đó, vụ mất tiền từ tài khoản của khách hàng tại Vietcombank cũng cho thấy có bàn tay của hacker chuyên nghiệp.

Sẽ ra sao nếu như đứng sau những cuộc tấn công như vậy lại là bọn khủng bố, hay tệ hơn là kẻ thù tiềm năng, và thậm chí cả một quốc gia thù địch với tiềm lực công nghệ lẫn tài chính mạnh hơn rất nhiều, nghĩa là khả năng đạt mục tiêu cũng lớn hơn và hậu quả sẽ thảm khốc hơn.

Chính vì vậy, sự ra mắt của cuốn sách Hiểm Họa Hacker – Hiểu Biết Và Phòng Chống là rất đúng lúc và cần thiết. Tác giả của cuốn sách này là một nhà khoa học Nga – chuyên gia về an ninh thông tin. Và chúng ta đều biết rằng an ninh thông tin của Nga là một trong những trường phái mạnh hàng đầu thế giới.

Cuốn sách rất thiết thực cho cán bộ và đại diện các cơ quan an ninh, nó cũng cần thiết cho lãnh đạo các công trình tối quan trọng để nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề an ninh thông tin. Hơn nữa, cuốn sách còn rất bổ ích cho các doanh nhân, chuyên viên CNTT, và cho cả những người quan tâm đến CNTT và an ninh mạng.

The Art of Deception

Kevin Mitnick , từng khiến FBI phải săn lùng suốt 3 năm sau khi tấn công hệ thống của những tập đoàn lớn nhất thế giới, giờ lại “du ngoạn” khắp thế giới để hướng dẫn các công ty đối phó với những kẻ như ông trước đây.

Mitnick (hơn 40 tuổi, người Mỹ) là một trong những hacker nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Ông từng thâm nhập thành công vào mạng nội bộ và ăn cắp phần mềm của nhiều công ty danh tiếng, trong đó có Sun Microsystems, Motorola Novell, Nokia và Đại học Southern California

Từ hồi còn là một thiếu niên, Mitnick đã đột nhập vào mạng điện thoại trước khi chuyển sang máy tính. Dù vậy, ông không bao giờ ăn cắp tiền hay gây ra những thiệt hại nghiêm trọng mà chỉ muốn “trải nghiệm cảm giác ly kỳ”.

Sở thích khác người này đã rước về cho Mitnick một vị trí trong danh sách truy nã của Cục điều tra liên bang Mỹ FBI và gần nửa thập kỷ trong nhà lao vào những năm 90. Sau khi ra tù và bị cấm sử dụng Internet, ông xuất bản 2 cuốn sách về những kinh nghiệm của bản thân và bắt đầu thành lập một công ty tư vấn bảo mật công nghệ thông tin.

Hiện nay, những doanh nghiệp từng bị Mitnick tấn công lại thuê ông phá vỡ hệ thống của họ để tìm ra khiếm khuyết bảo mật. Ông khẳng định nhiều công ty vẫn chưa nhận thức được rằng tin tặc có thể thu thập thông tin như bằng lái xe, số an sinh xã hội, tên tuổi… dễ dàng thế nào.

The Art of Deception (Nghệ thuật lừa đảo) hay “Mánh khóe xã hội” – những thủ đoạn mà hacker dùng để lừa người sử dụng cung cấp dữ liệu mật – chính là quân bài quan trọng giúp Mitnick thọc sâu vào nhiều hệ thống tinh vi nhất thế giới. Dù công nghệ tiên tiến phần nào giúp các tổ chức tiêu diệt virus, chúng sẽ vẫn trở nên vô dụng nếu hacker lừa được nhân viên trong công ty tiết lộ mật khẩu và thông tin nhạy cảm. Để chứng minh điều này, ông đã truy tìm số an sinh xã hội của Tổng thống Mỹ George Bush hay tên thời con gái của mẹ diễn viên Leonardo DiCaprio trong chưa đầy 15 giây.

The Art of Deception (Nghệ thuật lừa đảo), miêu tả hơn 20 kịch bản mà những kẻ lừa đảo dùng để bịp các nhà quản trị mạng, buộc họ để lộ mật khẩu, mã khoá và các thông tin bảo mật quan trọng khác.

Tuy nhiên, các câu chuyện ở đây đều là hư cấu. Mọi thông tin cá nhân đều được cắt bỏ, tên hacker, nạn nhân, công ty cũng đều được thay đổi.

Cybersecurity and CyberWar: What Everyone Needs to Know

Được viết theo phong cách sống động, dễ tiếp cận, chứa đựng những câu chuyện hấp dẫn và những giai thoại minh họa, cuốn sách được cấu trúc xung quanh các vùng câu hỏi chính của không gian ảo và bảo mật của nó: tất cả hoạt động như thế nào, tại sao tất cả lại quan trọng và chúng ta có thể làm gì?


Nguồn: Vnwriter.net

-------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3  




Xem thêm

Tôi đã xem qua cuốn sách này trên một tạp chí của một tổ chức chuyên nghiệp mà tôi là thành viên. Lúc đầu, tôi nghĩ nó sẽ là "sách giáo khoa có giá" (nghĩa là 120 đô la trở lên), nhưng phiên bản Kindle khoảng 9 đô la, vì vậy tôi đã mua nó.

Các tác giả là thành viên của Viện Brookings và có một số loại "quyền truy cập" vào Cybercom, NSA, DHS, DoD, cũng như các cơ quan chính phủ và nhà thầu khác. Họ đã gặp nhiều "chuyên gia an ninh mạng" không biết ISP là gì, vì vậy họ đã viết cuốn sách này.

Đây không phải là một cuốn sách toàn diện về an ninh mạng, nhưng nó là một cái nhìn tổng quan toàn diện về chủ đề này. Nó được viết thành ba phần theo kiểu câu hỏi và trả lời. Chúng bao gồm hầu hết các chủ đề liên quan đến an ninh mạng và chiến tranh mạng một cách tổng quát, nhưng nếu bạn đọc cuốn sách này, có lẽ bạn đã đi trước hầu hết những người bạn làm việc cùng.

Đôi khi, cuốn sách được đọc như một lời xin lỗi đối với Cybercom Hoa Kỳ và NSA (Cơ quan gián điệp quốc gia). Và nó có một chút lặp lại trong phần 3 với các cuộc thảo luận về cách chính phủ nên làm điều gì đó. Nhưng tôi thực sự khuyên bạn nên đọc nó để có cái nhìn tổng quan về an ninh mạng và chiến tranh mạng là gì, những vấn đề lớn trong các lĩnh vực là gì và phải làm gì với chúng.

Việc học của bạn nên chuyển sang những cuốn sách khác sau cuốn sách này, nhưng đây là một cuốn sách tuyệt vời để bắt đầu.

Một thế hệ trước, "không gian mạng" chỉ là một thuật ngữ trong khoa học viễn tưởng, được sử dụng để mô tả mạng lưới máy tính sơ khai liên kết một số phòng thí nghiệm của trường đại học. Ngày nay, toàn bộ lối sống hiện đại của chúng ta, từ giao tiếp đến thương mại cho đến xung đột, về cơ bản đều phụ thuộc vào Internet. Và các vấn đề an ninh mạng dẫn đến thách thức tất cả mọi người: các chính trị gia vật lộn với mọi thứ, từ tội phạm mạng đến tự do trực tuyến; các tướng lĩnh bảo vệ quốc gia khỏi các hình thức tấn công mới, đồng thời lên kế hoạch cho các chiến dịch điều khiển mạng mới; các giám đốc điều hành kinh doanh bảo vệ các công ty trước những mối đe dọa không thể tưởng tượng được và tìm cách kiếm tiền từ chúng; các luật sư và nhà đạo đức học xây dựng khuôn khổ mới về đúng và sai. Trên hết, các vấn đề an ninh mạng ảnh hưởng đến chúng ta với tư cách cá nhân. Chúng ta phải đối mặt với những câu hỏi mới về mọi thứ, từ quyền và trách nhiệm của mình với tư cách là công dân của cả thế giới trực tuyến và thực tế đến cách đơn giản là làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi một loại nguy hiểm mới. Tuy nhiên, có lẽ không có vấn đề nào lại trở nên quan trọng, nhanh chóng đến vậy và liên quan đến rất nhiều vấn đề mà người ta vẫn chưa hiểu rõ.

Sự phụ thuộc vào máy tính đã có một tác động biến đổi đối với xã hội loài người. Điều khiển học hiện nay được đan cài vào các chức năng cốt lõi của hầu hết mọi tổ chức cơ bản, kể cả những tổ chức lâu đời nhất của chúng ta. Chiến tranh là một trong những thể chế như vậy và tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật số đối với nó là rất sâu sắc. Quân đội Mỹ, không có đối thủ ngang hàng, gần như hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ thống máy tính công nghệ cao. Với tiềm năng của Internet trong việc giám sát toàn phổ và gián đoạn thông tin, việc sắp xếp các mạng máy tính đại diện cho giai đoạn tiếp theo của chiến tranh mạng. Thật vậy, nó đã ở trên chúng ta rồi. Tập Stuxnet gần đây, trong đó Israel đưa một loại virus máy tính ác tính vào các cơ sở hạt nhân của Iran, là một trong những ví dụ như vậy. Thâm nhập vào hệ thống máy tính của chính phủ Hoa Kỳ bởi các tin tặc Trung Quốc - có lẽ được chính phủ Trung Quốc tài trợ - là một hành vi khác. Cùng nhau, họ hướng đến một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của cuộc xung đột giữa con người với nhau. Trong An ninh mạng: Điều mọi người cần biết, các chuyên gia Peter W. Singer và Allan Friedman đã lưu ý rằng cuộc cách mạng trong điều khiển học quân sự đã diễn ra như thế nào và giải thích nó đang diễn ra như thế nào. Họ bắt đầu với lời giải thích về không gian mạng là gì trước khi chuyển sang các cuộc thảo luận về cách nó có thể bị khai thác và tại sao nó lại khó bảo vệ đến vậy. Xuyên suốt, họ thảo luận về những phát triển mới nhất trong công nghệ quân sự và an ninh. Singer và Friedman kết thúc bằng một cuộc thảo luận về cách người dân và chính phủ có thể tự bảo vệ mình. Tóm lại, An ninh mạng là tài khoản chính xác về chủ đề này dành cho những người có học thức muốn biết thêm về bản chất của chiến tranh, xung đột và an ninh trong thế kỷ XXI.

Allan Friedman là Học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Chính sách An ninh Mạng thuộc Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng tại Đại học George Washington, nơi ông làm việc về chính sách an ninh mạng.

Đội chiếc mũ của cả một nhà công nghệ và một học giả chính sách, công việc của ông bao gồm khoa học máy tính, chính sách công và khoa học xã hội, đồng thời giải quyết các vấn đề từ hồ sơ y tế điện tử đến chính sách viễn thông. Công việc gần đây của ông đã tập trung vào các khía cạnh kinh tế của an ninh thông tin.

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã tập trung vào việc giải thích các vấn đề kỹ thuật phức tạp cho các đối tượng chính sách và xác định các giải pháp chính sách và kỹ thuật dựa trên thực nghiệm. Friedman đã chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn của mình về an ninh mạng và chính sách công nghệ thông tin với một loạt báo in, đài phát thanh, web và truyền hình. Ông đã đóng góp với tư cách là chuyên gia công nghệ và chính sách cho nhiều tổ chức, bao gồm Bộ An ninh Nội địa, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và OECD. Về mặt nghiên cứu, ông đã phục vụ trong các ủy ban chương trình học và ủy ban biên tập của nhiều tạp chí chính sách khoa học và công nghệ máy tính và các hội nghị nghiên cứu. Năm 2013, ông chủ trì Hội thảo Kinh tế An toàn Thông tin.

Trước khi gia nhập CSPRI, Friedman là Nghiên cứu viên tại Viện Brookings và là giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Đổi mới Công nghệ. Trước khi chuyển đến Washington, ông là Nghiên cứu sinh Sau Tiến sĩ tại khoa Khoa học Máy tính của Đại học Harvard, nơi ông làm việc về chính sách an ninh mạng, các công nghệ nâng cao quyền riêng tư và tính kinh tế của bảo mật thông tin. Friedman cũng là thành viên của Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer của Trường Kenndy, nơi ông làm việc trong Dự án Minerva về Quan hệ Quốc tế trên Mạng. Ông cũng đã nhận được học bổng từ Trung tâm Berkman về Internet và Xã hội, và Chương trình Harvard về Quản trị Mạng. Ông có bằng Khoa học Máy tính tại Đại học Swarthmore và Tiến sĩ Chính sách Công của Đại học Harvard.

+ Mật khẩu của bạn có thể dễ dàng bị bẻ khóa. Để tránh điều này xảy ra “sớm hơn”, bạn hãy dùng một mật khẩu đủ mạnh, nhờ bên thứ ba như Strong Random Password Generator 

+ Còn ai khác đang đọc email của bạn? Thực tế là rất nhiều! Vậy nên hãy bảo mật email bằng cách sử dụng bảo mật 2 lớp (xác thực mật khẩu bằng mã OTP gửi về điện thoại di động), vừa đơn giản vừa miễn phí! Việc sử dụng mật khẩu vật lý được Google khuyến cáo sử dụng trong những trường hợp vô cùng đặc biệt, còn với những công dân bình thường thì mật khẩu 2 lớp là đủ 

+ Camera dễ dàng bị kích hoạt và thao túng bởi các apps ẩn mình. Bạn hãy sử dụng băng kéo dính tối màu và dán kín camera lại, chỉ khi nào cần thì hãy gỡ ra

+ Để không dễ dàng bị lừa đảo khi click những đường link lạ, hãy sử dụng https everywhere để mã hóa mọi trang web bạn truy cập; sử dụng VPN trả phí để truy cập internet ở wifi công cộng như quán cà phê, và tuyệt đối không nhập thông tin tài khoản ngân hàng ở những nơi có internet miễn phí!

+ Thay đổi địa chỉ máy MAC của máy tính của bạn (có thể nhờ những người lắp mạng wifi cho bạn làm giùm, nếu bạn không rành về kĩ thuật) 

Còn rất nhiều thủ thuật khác nữa được chia sẻ bởi Kevin trong cuốn sách Nghệ thuật ẩn mình này. Một cuốn sách rất đáng đọc nếu như bạn thực sự yêu thích việc bảo vệ an toàn của bản thân bạn trên mạng internet, và cả ngoài đời nữa!